12/27/14

MỘT MÌNH PHIẾM DU

Chập chùng ngày chuyển vào đêm

Nhớ trăng nghiêng bóng trên thềm nhà xưa

Vơi, đầy những chuyện nắng, mưa

Theo vòng nhật, nguyệt đong đưa nhánh đời

Ngàn sao lấp lánh bên trời

Mưa tinh cầu nhỏ giọt rơi ngập lòng

Đêm nay sương tỏa bên song

Bồi hồi nhạc lắng vào trong cõi hồn

12/25/14

Cánh Cửa Đêm Đông

Kính gửi đến quý anh chị con cóc cuối tuần.
Kính chúc quý anh chị một ngày lễ Giáng Sinh an vui và một Năm Mới như ý.

Dạo:

Một mình lặng lẽ đêm đông,
Mắt nhìn cánh cửa mà lòng xót xa.
Cóc cuối tuần:

Cánh Cửa Đêm Đông

(Nhân chuyến đi thăm người thân tại một nhà
dưỡng lão ở Garden Grove trong mùa Giáng Sinh)

Phòng khách lạnh, ánh đèn màu láo nháo,
Giáng Sinh về, nhà dưỡng lão gượng vui.
Người ngồi xe lăn, bất giác ngậm ngùi,
Mắt nhìn cửa, thầm lui về quá khứ.

12/23/14

Từ nhà công thành nhà ông

Từ nhà công thành nhà ông, đến công an bắt ngang ngược công dân: Phản ảnh trung thực tư duy và hành động của những người nắm quyền lực dưới chế độ độc đảng toàn trị !

Âu Dương Thệ

Thái độ và hành động của những quan tham chiếm nhà công, chiếm đất công cũng giống hệt như thái độ và hành động của những người cầm đầu bất tài vô đức nhưng vẫn tham ghế, ngồi lì để tham nhũng.

Công an biến thành côn đồ hành hạ nhân dân, đàn áp những người dân chủ, vì những người lãnh đạo họ là những tên đồ tể, không chỉ tàn sát dân lành mà còn dùng mọi thủ đoạn đê hèn ám hại lẫn nhau.

Cha nào con nấy. Cán bộ chỉ là phiên bản của lãnh đạo, rập khuôn theo cách suy nghĩ và hành động của lãnh đạo họ. Vì thế lạm quyền, tham nhũng, bất công và tàn ác đã kết thành hệ thống chân rết từ những quan ngồi trong Bộ chính trị tới các chi bộ đảng trong phường-xã. Nguy hiểm nữa là hai phe Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Tấn dũng đang phá nhau rất tàn bạo trước Hội nghị Trung ương 10 và Đại hội 12 để giữ ghế, giành phần!

Giáng sinh đặc biệt của Lão Panov

Tác Giả: Trần Mạnh Trác dịch

papa Panov 2 Leo Tolstoy, tức là bá tước Lev Nikolayevich Tolstoy (09 tháng 9 - 1828 - 20 tháng 11 - 1910), là một văn hào vĩ đại nhất của Nga. Ngoài hai bộ trường thiên tiểu thuyết nổi tiếng là 'Chiến Tranh và Hoà Bình' và 'Anna Karenina', ông còn viết nhiều chuyện ngắn, tiểu luận, kịch bản, và phê bình phương pháp giáo khoa. Ông là người có uy tín nhất của giòng tộc Tolstoy.
"Giáng sinh đặc biệt của Lão Panov" (Papa Panov's Special Christmas) là một chuyện ngắn do ông phóng tác lại vở thoại kịch có tựa đề là 'Le père Martin' ra văn xuôi. 'Le père Martin' do văn sĩ người Pháp tên là Ruben Saillens sáng tác, ông cũng là một mục sư Tin Lành nổi tiếng và có tước hiệu là bá tước de Noël de Ruben Saillens(24 Tháng 6 - 1855 – 5 Tháng 1 - 1942). Chủ đề là lời Chuá trong đoạn Kinh Thánh (Matthew 25:35-40) "Ta đói, các ngươi đã cho ta ăn; Ta khát, các ngươi đã cho ta uống".

12/22/14

Singapore xây sân bay đẹp như mơ

Sân bay Jewel Changi dự kiến sẽ xây dựng xong vào năm 2018, hứa hẹn trở thành điểm đến hấp dẫn của Singapore ngay từ khi du khách bước ra khỏi phi cơ.

Không như một sân bay đón trả khách và bán vé bình thường, Jewel Changi là công trình đồ sộ được thiết kế với đầy đủ tiện nghi, từ các cửa hàng ăn uống, đồ thời trang đến công viên, sân vườn, thác nước.

S1-6373-1418206573.jpg

Jewel Changi sẽ có 5 cửa hàng bán lẻ, nhiều sân vườn và nhà hàng. Ngoài ra, phi trường này còn trang bị thêm cả một khách sạn được xây trên tầng hầm chứa đến 5 bãi để xe.

12/20/14

Người Cuba rơi nước mắt xuống đường mừng "bước đột phá" với Mỹ

Nụ cười, những giọt nước mắt, tiếng hò reo, băng rôn, khẩu hiệu... là cách mà người dân Cuba chào đón bước ngoặt lịch sử trong quan hệ Mỹ - Cuba sau hơn 1 nửa thế kỷ.

Ngày 17/12, Chủ tịch Cuba Raul Castro đã chính thức tuyên bố bình thường hóa quan hệ với Mỹ sau 53 năm. Bài phát biểu của ông đã được phát sóng trực tiếp trên truyền hình Cuba, gần như cùng lúc với phát biểu của Tổng thống Obama tại Washington, Mỹ. Động thái được đánh giá là bước đột phá trong quan hệ Mỹ - Cuba đã đạt được sau hàng loạt các cuộc đàm phán bí mật cấp cao giữa 2 nước, với sự thúc đẩy của Canada, Tòa thánh Vatican và đặc biệt là Giáo hoàng Francis. Sự kiện này đã được LHQ và nhiều quốc gia trên thế giới ca ngợi.

TRẮNG ĐÊM

Mỗi ngày ta vẫn qua vách đá

Đường quanh co, đời mãi gập ghềnh

Buổi sáng trời trong, sao nhớ quá:

mù sương phố núi lạnh chênh vênh!?

12/18/14

Vì ai mà nước Nga khốn đốn?

Đoàn Xuân Lộc Gửi cho BBC từ Anh quốc

Unbenannt

Nhận về Crimea nay không còn là niềm vui cho dân Nga

Sau khi cho sáp nhập Crimea, ông Vladimir Putin nhận được nhiều sự ủng hộ của người dân Nga. Mới cách đây chỉ khoảng hai tháng, theo một cuộc thăm dò của Trung tâm Levada ở Moscow, có đến 88% người Nga được hỏi tín nhiệm ông.

Nhưng nay mọi chuyện đã khác. Crimea không còn là điều để người dân Nga vui mừng. Mối bận tâm của họ lúc này là làm sao đối phó với những khốn đốn vì giá cả tăng vọt, đồng rúp mất giá.

Lời Cám Ơn

clip_image002

Sau tang lễ nhà tôi vào chiều 3 tháng 12 trong ngôi thánh đường Notre Dame de Paris cổ kính, tôi gặp Lưu Văn Dân, trên mặt còn vương nắng phố phường Saigon. Sau khi dự Hội Ngộ 50 Năm về, Dân trao cho tôi món quà của Ban Tổ Chức có đề câu thơ :

‘‘Mừng vui mình gặp lại mình
50 năm Hội Ngộ nặng tình Thụ Nhân’’

Trong chiếc túi xanh màu Thụ Nhân có huy hiệu, tấm bảng Hội Ngộ và tshirt.
Tshirt là áo thung hình chữ T, phải chăng còn là T : Thụ Nhân ?

Như vậy là cùng một ngày, tôi mất người bạn đời và gặp lại tình bạn Bách Niên Thụ Nhân.
Tôi viết mấy hàng chữ này để cám ơn Ban Tổ Chức đã gửi quà cho tôi.

Năm chục năm Hội Ngộ
Tình bạn chẳng nhạt phai
Thụ Nhân reo trong gió :
Kế trăm năm người tài

Ngày 18 tháng 12 năm 2014
Lê Đình Thông

12/13/14

Rượu ngon, đắt tiền, rẻ tiền và khom lưng

 

Kết quả công bố của cuộc thi rượu chát quốc tế " Sydney International Wine Competition" tuần qua (26/11/2014) đã khiến cho cả giám khảo cũng phải ngạc nhiên :"Ngon dzậy mà sao rẻ dzậy !!!"

Trong danh sách top-100 của 2000 chai rượu dự thi, có đến 6 chai rượu rẻ tiền của Aldi lọt vào mắt xanh của 14 giám khảo uy tín của Úc và quốc tế. Đó là các chai rượu Cabernet Sauvignon (của vùng South East Australia- $6.99), Semillon($9.99), El Toro Macho Tempranillo($4.99), Byrne & Co Semillon.

12/12/14

Thượng Viện Canada Mở Hội Nghị Về Dùng Hòa Ước Paris 1973 Giải Quyết Tranh Chấp Biển Đông

CANADA (Vi Anh) -- Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam Cộng Hoà, sắp qua năm thứ 40 ngày Việt Nam Cộng Hoà bị CS Bắc Viết đánh chiếm, Canada, một trong mười mấy nước kỳ Hoà Ước Paris 1973, Thượng Viện Canada mở hội nghị về một giải pháp dùng Hoà Ước Paris 1973 giải quyết tranh chấp Biển Đông, trả lại công bằng cho VNCH, cho dân VN được quyền tự quyết trong cuộc bầu cử tự do có Liên Hiệp Quốc giám sát, đúng tinh thần pháp chế quốc tế và tinh thần cam kết trong hoà ước.
Sư kiện lịch sử này là do cuộc vận động kiên nhẫn và và điều hợp khéo léo của Thượng Nghị sĩ Ngô thanh Hải, một người Việt tỵ nạn CS ở Canada được công cử làm Thượng Nghị sĩ của Canada. Hội nghị này được Thượng Viện Canada bảo trợ, họp ngay trong toà nhà Thượng Viện của Quốc Hội Lưỡng Viện Canada, khu Parliament Hill, Center Block, Room 160-S, suốt ngày Thứ Năm 5 tháng 12, năm 2014.

Năm Căn, Cà Mau

Chung Thế Hùng

unnamed

12/11/14

Nắng Lẻ Chiều Thu

Dạo:

Lạnh lẽo bóng chiều thu,
Quê xưa vẫn mịt mù.
Phù du tia nắng lẻ,
Nhớ tiếng mẹ hiền ru.

Cóc cuối tuần:

Nắng Lẻ Chiều Thu

Dải nắng muộn uốn qua lòng suối,
Nhánh rong già tiếc nuối bâng quơ.
Cây khô rải lá hững hờ,
Mây say say gió, núi mờ mờ sương.

12/10/14

Thằng Ngụy Con

Khi bị chuyển về khám đường Bà Rịa, tôi bị nhốt vào một căn phòng rất nhỏ. Trong phòng ấy đã có sẵn một người: ông Đoàn. Cửa phòng là một bửng sắt khá dày, bị sét rỉ toàn bộ, chứng tỏ nó đã khá lâu đời. Sét rỉ đã xoi tấm cửa này thủng nhiều lỗ cỡ đầu ngón tay. Đặc biệt có một lỗ dưới cùng rộng có thể thò lọt cả bàn tay. Những lỗ đó đã cho chúng tôi chút ánh sáng trong căn phòng ít khi được mở này.

Một hôm tôi đang rầu rĩ bỗng nghe nhiều giọng nữ xôn xao bên ngoài. Tôi chạy lại cửa dán mắt vào mấy lỗ thủng. Thì ra phòng tù nữ ở gần phòng tôi được cho ra tắm giặt. Thật là một cảnh sinh hoạt rộn ràng. Tiếng gàu thau chạm nhau rổn rảng, tiếng người thúc giục nhau, chen lấn cãi cọ nhau ỏm tỏi. Họ giặt đồ, tắm rửa, chải tóc, phơi quần áo….trông ai cũng làm việc với vẻ gấp rút. Người quá đông mà chỉ có hai cái giếng, thì giờ cho phép lại giới hạn, nên họ sợ hết phần…

MARTIN AVE MARIA .wmv

Bộ Ngoại giao Mỹ : Đường chín đoạn ở Biển Đông phi lý và phi pháp

 Trọng Nghĩa (RFI)

mediaBiển Đông vẫn căng thẳng do mưu đồ độc chiến Biển Đông của Trung Quốc.Reuters

    Vào lúc tranh cãi Manila-Bắc Kinh về vụ Philippines kiện đường lưỡi bò Trung Quốc ở Biển Đông bùng lên gay gắt trở lại, Washington lần đầu tiên chính thức nhập cuộc. Một văn kiện chính thức của Bộ Ngoại giao Mỹ, công bố ngày 05/12/2014 phân tích cặn kẽ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông trong bản đồ 9 đoạn và nêu bật các tính chất mơ hồ, phi lý và phi pháp của các đòi hỏi.

    Vàng vẫn là dự trữ an toàn nhất

    Nguồn: RFI

    Phát ngày Thứ ba, ngày 09 tháng mười hai năm 2014
    Vàng vẫn là dự trữ an toàn nhất
    Vàng trên thị trường Hồng KôngReuters
      Các Ngân hàng Trung ương trên thế giới đua nhau tích trữ vàng. Nhiều quốc gia tại châu Âu đòi hồi hương vàng được ủy thác ở nước ngoài. Đây là dấu hiệu cho thấy tiền mặt đang đánh mất niềm tin và điều này báo trước một cuộc khủng hoảng sắp tới hay chỉ là phản xạ của những người lo xa vẫn tin tưởng vào vàng là một ngoại tệ an toàn nhất ?

      Cuối tháng 11/2014, không kèn không trống, Hà Lan đã chuyển 120 tấn vàng từ Mỹ về Amsterdam. Từ nay gần một phần ba dự trữ vàng của Ngân hàng Trung ương Hà Lan DNB ngủ yên ngay trên lãnh thổ quốc gia. Để giải thích cho quyết định hồi hương một phần dự trữ vàng quốc gia về nước, ngân hàng DNB cho rằng việc làm đó « đem lại niềm tin cho công luận ».
      Trước Hà Lan, năm ngoái, Đức cũng đã thông báo kế hoạch « hồi hương » một phần lớn kho vàng quốc gia đang được cất giữ trong nhà kho của Ngân hàng dự trữ Liên bang Hoa Kỳ tại New York. Nhưng khác với Amsterdam, Berlin đã không được toại nguyện và đã phải từ bỏ ý định đưa 300 tấn vàng về nguyên quán.

      12/8/14

      Thư mời Dạ Tiệc Countdown December 31, 2014

      Reply-To: Hoanh Nguyen <hvannguyen@sbcglobal.net>
      Thân mời Quý Vị đến chung vui với gia đình DUACT (Hội Thiện Nguyện Cựu Sinh Viên Viện Đaị Học Dalat) vào ngày 31 tháng 12, 2014.  Xin xem thêm chị tiết trong thư mời và poster đính kèm.
      DUACT là một tổ chức thiện nguyện do các cựu sinh viên viện Đaị Học Dalat điều hành, với mục đích giúp những người kém may mắn ở Việt Nam. Trước mua vui, sau làm nghĩa, các Bạn.  Xin mời các Bạn vao link này để biết thêm về hoạt động của DUACT.
      http://duact.org/index.php?m=chuong-trinh-thien-nguyen&id=61
      Tẩt cả anh em  làm việc hoàn toàn thiện nguyện, tất cả tiền quyên góp giúp cho những chương trình học bổng, tương trợ những người đang gặp khó khan khăn vì thiên tai, nghèo khó, bệnh tật....
      Mong được gặp các Bạn ủng hộ.  Và cũng xin các Bạn giúp phổ biến thư mời này rộng rãi hơn.  Xin chân thành cám ơn các Bạn.
      Thân mời.
      Nguyễn văn Hoành
      Unbenannt

      Đóa Sen Xanh Mùa Vọng

       

      clip_image002

      Theo niên lịch phụng vụ công giáo, vào những ngày đầu mùa vọng, nhiều thầy cô và các bạn trong đại gia đình Thụ Nhân đã gửi điện thư chia buồn:

      Quý Thầy Cô:

      - Thầy Cô Khoa trưởng Trần Long đã gửi điện thư

      - Thầy Niên trưởng Vũ Quốc Thúc, Thầy Cô Lâm Thanh Liêm, Thầy Trần Văn Ngô

      - LS Lê Trọng Quát, nguyên Quốc vụ khanh VNCH, đã đọc điếu văn, ông Phạm Đăng Sum, nguyên Sứ thần, ông bà Từ Trì, nhà ngoại giao VNCH

      đã đến dự Thánh lễ tại Vương cung Thánh đường Notre Dame de Paris.

      Quý Hội Đoàn Thụ Nhân:

      - Gia đình Thụ Nhân Việt Nam: Hoàng Văn Lộc, Trần Văn Hảo, Trịnh Hiếu Tường.

      - Gia đình Thụ Nhân Sydney: Ngụy Ngâu

      - Gia đình Thụ Nhân Houston: Nguyễn Gia Thanh

      - Thụ Nhân San Jose: Vũ Ngọc Ái, Trần Ngọc Chúc, Trần Trọng Chung, Bùi Hồng Hải, Phạm Quang Hiền, Nguyễn Văn Hiệp, Vĩnh Hộ, Nguyễn Thị Huệ, Phạm Huy Luận, Bùi Thị Ngọc Nga, Trần Khải Nguyên, Trần Ngọc Huy, Nguyễn Văn Quảng, Phạm Thị Sáng, Phùng Thị Bích Sơn, Trần Quốc Tôn, Nguyễn Thị Dục Tú, Trần Khánh Tuyết, Nguyễn Đình Cận và Nhan Ánh Xuân, Nguyễn Tái Xuân, Trần Thị Hạnh, Lê Xuân Nho, Trần Thị Ngọc Huy.

      - Gia đình Thụ Nhân Nam Cali: Nguyễn Viết Dũng, Võ Thành Xuân, Nhan Kim Hòa, Phạm Ngọc Bích, Phạm Kim Song, Nguyễn Thị Tâm, Phạm Bá Đức, Phạm Chí Thành, Trần Phú Hữu, Lê Tấn, Mai Trung Cường, Trần Văn Chang, Minh Hà và các bạn

      - Hội Ái hữu Đại Học Đà Lạt tại Âu Châu: Nguyễn Minh Khôi

      - Hội Ái hữu Cựu Sinh Viên Viện Đại Học Đà Lạt Vùng Hoa Thịnh Đốn: Huỳnh Trung Trực

      Các Mạng Lưới Thụ Nhân:

      - Thụ Nhân 1 - 2 : Châu Tuấn Xuyên

      - Ban Điều Hành TNIC: Đoàn Mộng Hương, Bùi Anh Thơ, Phạm Trọng Hân, Phạm Văn Bân

      - Thụ Nhân Âu Châu: Thạch Lai Kim

      - Diễn Đàn Thụ Nhân: Võ Thành Xuân

      Quý Bạn Thụ Nhân:

      Khóa 1 - 2 : Phạm Ngọc Bích, Trần Quang Cảnh & Võ Kim Thoàn, Tràn Văn Cảnh, Trần Văn Chang & Minh Hà, Đỗ Nguyên Chương, Mai Trung Cường, Lưu Văn Dân, Trần Hy Dân, Nguyễn Viết Dũng, Mai Kim Đỉnh & Mộng Hương, Trần Huy Đôn, Dương Ngô Đồng, Nguyễn Phú Đức, Phạm Bá Đức, Nhan Kim Hòa, Từ Thị Hoàng, Trần Phú Hữu, Huỳnh Nhân Khiêm & Sophie Hiếu, Thạch Lai Kim, Nguyễn Minh Kính, Nguyễn Tấn Lạc, Hoàng Long, Hoàng Kim Long, Phạm Văn Lưu, Trần Văn Lưu, Hồ Thị Bích Lý, Nguyễn Xuân Lý, Hoàng Chí Minh & Annie, Đặng Kim Ngọc, Đoàn Trần Nghị, Nguyễn Thiên Nhiên & Thân Hoàng Long, Hoàng Ngọc Nguyên, Hoàng Ngọc Phan (Hà Túc Đạo), Cao Đình Phúc, Nguyễn Ngọc Quang, Nguyễn Văn Quang, Quế & Thi, Võ Văn Rân, Nguyễn Văn Sơn (Sơn Râu), Phạm Kim Song, Trần Văn Tài, Lê Thanh Tâm, Trần Thị Diệu Tâm, Tôn Nữ Mai Tâm & Hồ Khắc Đàm, Nguyễn Huỳnh Tân & Nguyễn Thị Việt, Đỗ Minh Tâm, Nguyễn Thị Tân, Lê Tấn, Nguyễn Gia Thanh, Phạm Chí Thành, Trần Trọng Thức, Huỳnh Trung Trực, Trần Tiễn Tuấn, Nguyễn Khánh Tuyết, Nguyễn Văn Viên & Thu Hương, Nguyễn Thế Viên, Nguyễn Văn Vĩnh, Trần Quang Vinh & Nguyễn Tuyết Nhung, Châu Tuấn Xuyên

      Khóa 4 : Lê Vũ Giao, Nguyễn Bạch Ngọc

      Khóa 6: Trần Văn Nho & Hồng

      Khóa 7: Xuân Phương

      Khóa 8: Đỗ Minh Tâm, Nguyễn Đức Trọng, Trần Thị Út

      Khóa 9: Bảo Bườn, Ngọc Mai, Ngô Bích Ngọc

      Khóa 10: Chung Thế Hùng

      Đại Học Sư Phạm: Quản Mỹ Lan

      Khoa Học: Lê Thị Nhật

      k

      Bạn Mai Kim Đỉnh, thủ khoa khóa 1, đã kết hợp tên nhà tôi:

      - Bích (碧) : màu xanh

      - Liên (蓮) : hoa sen

      và mùa vọng (tempus adventus), mùa Chúa Hài Đồng đến giữa nhân gian.

      Tôi mượn ý tưởng của bạn Mai Kim Đỉnh để đặt tên cho mấy lời cảm ta mộc mạc này là Đóa Sen Xanh Mùa Vọng.

      Điện thư của Thầy Trần Long và các bạn Thụ Nhân xa gần gợi ý về ngôi làng Thụ Nhân, diễn ý từ The Global Village/Le Village Global của Marshall McLuhan. Ngôi làng này có được là nhờ cây Thụ Nhân bách niên thương yêu đùm bọc lẫn nhau và các mạng lưới Thụ Nhân. Ngày nay, mỗi khóa học đều có diễn đàn riêng. Ngoài ra là Diễn Đàn Thụ Nhân chung cho các khóa và Thụ Nhân Âu Châu riêng một châu lục.

      Ngoài tựa đề, bạn Mai Kim Đỉnh và chị Mộng Vân còn viết mấy lời long lanh chuỗi ngọc: ‘‘Hôm nay tĩnh lặng chạm đến chuổi ngọc Mân Côi, đồng chuyển cầu lên Thánh Hoa Hồng và Maria - the Most Blessed, thân trình ĐÓA SEN XANH vinh danh CHÚA NHẬP THẾ 2014.’’

      Tiếp nối tâm tình mùa vọng, thầy Trần Long có đôi lời nhắn nhủ: ‘‘Sang’ ho^mnay, khi dzu+. Le^~ Chu?nha^t. Thu+’nha^t’ Mua`vong., chung’to^i ca^u`nguye^n. cho Linhho^n` Chi. Teresa Bich’-Lie^n du+o+c. Me. Maria va` Thanh’ Teresa ruo+c’ ve^` Thie^ndang` huo+ng? nhanthanh’ Chua’.  Chung’to^i se~ tie^p’tuc. ca^u`nguye^n. nhu+va^y.  trong Mua`vong. va` Giang’sinh nay`.’’

      Hai bạn Nguyễn Minh Khôi và Phạm Trọng Khoát, đương kim và cựu chủ tịch Hội Ái Hữu Đại Học Đà Lat tại Âu Châu đã soạn mấy lời tiễn biệt cảm động.

      Trong mấy ngày tang trắng, lời chia buồn của thầy cô và bạn bè Thụ Nhân khắp nơi khiến con rơi lệ. Con xin bày tỏ lòng biết ơn đến quý thầy cô và chân thành cám ơn các bạn.

      Nguyện xin ơn lành ấm áp của mùa Giáng sinh sưởi ấm và chúc phúc quý thầy cô và các bạn Thụ Nhân trong tháng chạp lạnh giá này.

      Lê Đình Thông

      12/6/14

      Thư của mẹ Hoàng Chí Phong (Joshua Wong)

      Bao Thien lược dịch

      Theo FB Nguyễn Ngọc Như Quỳnh

      Chia sẻ bài viết này

      Tin liên quan:

      Chín tháng mang thai, sinh con, nuôi dạy con khôn lớn từ tấm bé, là một phụ huynh có ai không mong muốn con mình có được cuộc sống không bị đe dọa, và bình yên?

      Chữa bỏng( PHỎNG ) cấp thời

      burn
      Khi huấn luyện nhân viên cứu hỏa, người ta dạy cho họ phương pháp này khi xảy ra   trường hợp bị phỏng, dù mức độ có nặng đến đâu. Để sơ cứu, người ta để chỗ bị  phỏng dưới vòi nước lạnh ít nhất 20  phứt cho đến khi sức nóng giảm và những lớp da không 
      burn 2burn 3
      còn bị cháy, rồi bôi lòng trắng trứng lên .
      Có một người bị phỏng  nước sôi gần hết bàn tay. Mặc dầu rất đau rát, họ để tay dưới vòi nước lạnh ít nhất 20 phút,   sau đó đập hai quả trứng lấy lòng trắng ra đánh lên một chút rồi ngâm tay vào đó.
      burn eggTay họ bị phỏng nặng đến nỗi khi để lòng trắng trứng lên thì da khô lại và lòng trắng làm thành một  lớp màng. Khi biết rằng lòng trắng trứng là chất cô-la-gen (collagen) tự nhiên, họ tiếp tục bôi hết lớp  này đến lớp khác trên tay, ít nhất là trong khoảng một tiếng đồng hồ. Đến chiều   thì họ không còn cảm thất đau rát nữa và ngày hôm sau thì chỗ phỏng chỉ còn bị  đỏ chút ít. Họ vẫn nghĩ chỗ phỏng này thể nào cũng để lại thẹo khủng khiếp lắm, nhưng 10 ngày sau, họ vô cùng ngạc nhiên khi  thấy tay mình không còn vết phỏng nào, màu da cũng đã trở lại  bình thường! 
      Chỗ phỏng đã hoàn  toàn được tái tạo nhờ vào chất cô-la-gen có trong lòng trắng trứng, thật ra đó chính là nhau (placenta) chứa rất nhiều vi-ta-min.
      Điều này có thể bổ ích cho mọi người, xin chuyển tiếp.

      12/5/14

      Phỏng vấn Ô. Nguyễn Xuân Nghĩa về Thảm Họa Bắc Thuộc

      Bán hàng trăm cuốn sách cũ ủng hộ thương phế binh VNCH

      Tác Giả: Kalynh Ngô/Người Việt

      Chị Nguyễn Thị Ngọc Lan, cư dân Little Saigon   
      WESTMINSTER, CA (NV) - Người phụ nữ với dáng người nhỏ nhắn dừng chiếc trailer trước cửa cửa tòa soạn nhật báo Người Việt. Chị cẩn trọng khiêng từng thùng giấy ra khỏi xe rồi mang vào tòa soạn. Trong đó, gần 500 cuốn sách, có những cuốn được xuất bản từ thập niên 1980, và mỗi cuốn chỉ một ấn bản duy nhất.
      Số sách này được mang đến để tặng cho ngày Hội Chợ Sách 2014 và mong rằng số tiền bán được sẽ dành gửi hết cho Hội H.O Cứu Trợ Thương Phế Binh và Quả Phụ VNCH.
      bansach giup tpb 1

      Chị Ngọc Lan, người phụ nữ giữ gần 500 quyển sách cũ. (Hình: Kalynh/Người Việt)
      Chị là Nguyễn Thị Ngọc Lan, người phụ nữ đam mê đọc sách, là nữ sinh của trường Dòng Saint Paul Đà Nẵng trước năm 1974.

      12/3/14

      HEADIS TOP10 PLAYS COLOGNE 2014 HD

      Unbenannt

      Ông hải quân

       

      Tác Giả

      Nguyễn Thị Thanh Dương

       

       

      Chiếc ghe nhỏ cũ và xấu có mái che lụp xụp đang lướt đi tới một khúc sông vắng, trên đường cũng vắng hoe chẳng thấy bóng người qua lại, xung quanh chiếc ghe toàn là cây bần, cây dừa nước và vô số các loài cây hoang dại um tùm làm hẹp cả khúc sông, những loài cây dại mà Thư không biết tên dù Thư đã có thời học đại học khoa học, môn thực vật Thư đã đi tới vùng Biên Hoà để tìm hiểu về nhiều loại cây.

      12/2/14

      MẸ CHỒNG TÔI

      Tác giả: Phương Lan

      Tôi sanh con đầu lòng được hai tháng thì chồng tôi báo tin mẹ chàng ở Việt Nam sắp qua đoàn tụ với chàng. Bình vui mừng nói:

      - "Thật là đúng lúc, mẹ sẽ trông con cho em đi làm."

      Tôi giật mình lo sợ, biến cố này tôi chưa bao giờ nghĩ tới, mặc dù trước khi cưới, Bình có cho biết chàng đang làm thủ tục đón mẹ chàng qua. Bình và tôi lấy nhau đã bốn năm rồi, tôi chỉ biết về mẹ chồng qua những tấm hình và qua lời kể của Bình. Bà Thân, mẹ chàng là một thiếu phụ quê mùa, hiền lành, không may goá chồng từ năm chưa tới ba mươi tuổi, bà ở vậy, cực nhọc nuôi hai con ăn học nên người. Bình được đi du học bên Mỹ từ năm mười tám tuổi và ở lại luôn, sau biến cố 1975. Cô Thu, em Bình, năm nay hai mươi ba tuổi, trước đây vẫn ở với mẹ, nhưng cô mới lấy chồng là một Việt kiều, và theo chồng về Mỹ từ năm ngoái, ở khác tiểu bang với chúng tôi.

      12/1/14

      CÁO PHÓ

      CÁO PHÓ

      Chúng tôi đau đớn kính báo quý Thầy Cô và quý bạn Thân hữu, nhà tôi là

      Têrêsa Trần Thị Bích Liên

      vừa từ trần ngày 27 tháng 11 năm 2014

      nhằm ngày 8 tháng 10 năm Giáp Ngọ

      Thánh lễ an táng sẽ được cử hành lúc 14 giờ thứ tư 3 tháng 12 năm 2014

      tại Vương Cung Thánh Đường Notre Dame de Paris do

      Đức Cha Patrick Jacquin và Đức Ông Mai Đức Vinh chủ lễ

      với sự đồng tế của nhiều vị linh mục

      Sau đó, nghi lễ hỏa táng được cử hành tai

      Crématorium du Père Lachaise (M° Gambetta)

      Xin miễn vòng hoa và phúng điếu.

      Lê Đình Thông

      11/27/14

      Cảm Thán

      Nhân Lễ Tạ Ơn 2014

      images

      Một Lễ Tạ Ơn nữa đến rồi,
      Đau buồn còn vướng mãi, than ôi!
      Quan tài ướm thử chui chưa lọt,
      Chén rượu mời lơi nuốt chẳng trôi.
      Đất nước dập vùi cơn lửa bỏng,
      Non sông tuyệt vọng cảnh dầu sôi.
      Thương dân tôi sống trong tù ngục,
      Khổ nhục bao giờ mới chịu nguôi?

      Trần Văn Lương
      Cali 11/2014

      11/25/14

      THÀ TA PHỤ NGƯỜI HƠN ĐỂ NGƯỜI PHỤ TA?

      Chu Tất Tiến.

      Có hai câu chuyện để suy nghĩ:

      Chuyện thứ nhất: Ngày xưa, có một làng kia đang sống yên lành thì một bầy hổ dữ từ đâu kéo đến ăn thịt người hằng đêm. Dân làng bầy mưu chống lại nhưng vì bầy hổ đông quá, càng ngày càng nhiều người chết nên mới chạy sang làng bên, cầu cứu. Dân làng bên mới đầu cũng giúp hăng lắm, sau thì thấy dân mình cũng chết, nên chán nản, bỏ đi. Bầy hổ kia thấy thế càng hung tợn, làm cho một nửa số dân phải bỏ làng chạy sang làng bên, trú ngụ. Trong đám hổ dữ, có một con hổ con, hiểu được tiếng người, thấy gia đình hổ tham lam quá, bèn đứng giữa đường, can gián. Bầy hổ dữ kia thấy bị chặn đường, bèn xúm vào cắn hổ con gần đứt lìa chân. Hổ con buồn bã, lết sang làng bên, tưởng được trị thương. Đâu ngờ, dân làng cũ thấy hổ con bò vào làng, thì giật mình. Tuy biết là hổ con không cắn được mình, nhưng vì mối thù với cha mẹ hổ, nên kiếm đủ lý lẽ để hè nhau đập hổ con một trận thừa sống thiếu chết. Bầy hổ dữ ở nhà nghe tin hổ con bị đập, bèn cười lớn: “Đáng đời mi! Ai bảo dám chống lại ta, thì đi đâu cũng chết.”

      11/22/14

      Ông Nội và Cháu.

      “Chồng tôi là lính VNCH. Thằng con tôi là lính của quân đội Hoa kỳ. Tôi hết làm vợ lính lại làm mẹ lính,” tác giả kể. Bà sinh năm 1948. Quê quán: Biên Hòa Việt Nam, cựu học sinh Ngô Quyền. Trước 1975: Dạy học. Qua Mỹ năm 1991 theo diện HO. Bắt đầu viết từ năm 2010, có bài trên một số báo điện tử và các trang web: ngo-quyen.org; aihuubienhoa.com Hiện định cư tại Riverside, California. Bài mới kể thêm chuyện ông nội và cháu nội, trong một gia đình sĩ quan VNCH, cựu tù cải tạo.
      * * *
      imagesÔng nội là cựu đại úy Việt Nam Cộng Hòa, con trai là đại úy không quân Hoa kỳ, mấy người quen thân gọi đùa cháu là Captain junior. Có hôm buổi sáng ông nội ngủ dậy khệnh khạng bước ra phòng khách, thằng con đang ăn điểm tâm đứng phắt lại giơ tay lên chào "Good morning, Sir!". Ông nội giật mình đứng lại, không suy nghĩ ông nghiêm túc giơ tay lên chào. Miệng lẩm bẩm "Morning Sir!". Cả nhà cùng cười, thằng cháu nội cũng cười.
      Bước ra xe, con dâu mang cái túi baby có tã, sữa, quần áo. Bà nội dìu ông nội ra, tay mang một cái giỏ. Con dâu hỏi "Mẹ mang theo gì đó?". Bà nội trả lời "Mang tã, nước và quần cho ba". Thằng con cười:
      - Hai ông cháu thiệt giống nhau.

      11/19/14

      CUỘC BIỂU TÌNH CHỐNG TẬP CẬN BÌNH TẠI ÚC CHÂU.

      Nguyễn Quang Duy

      Ngày 17-11-2014, chừng 400 người Việt và chừng 300 người Tây Tạng, người Đông Turkistan, thành viên nhóm Pháp Luân Công và nhóm Trung Hoa Tự do đã biểu tình trước tiền đình Quốc Hội Liên Bang Úc Châu trình bày quan điểm nhân chuyến viếng thăm của Tập Cận Bình.

      Trước Tòa Đại Sứ Trung Cộng và khách sạn Hyatt nơi phái đòan Tập Cận Bình tạm trú cũng có hằng trăm thành viên nhóm Pháp Luân Công biểu tình phản đối.

      11/17/14

      ‘‘CÂY THỤ NHÂN CÒN GỐC, LẼ NÀO CHẲNG GẶP NHAU’’

      clip_image002
      Nhân năm câu thơ ‘‘Giã từ’’ của chị Kim Thoàn, bạn Phạm Chí Thành đề nghị lập ‘‘Hội Thơ Thụ Nhân’’. Thư của bạn Phạm Chí Thành làm tôi sực nhớ mới tuần trước, mấy anh em chúng tôi có dịp gặp lại nhau nhờ vần thơ năm chữ của nhà thơ Hoàng Kim Long :
      Cây Thụ Nhân còn gốc
      Lẽ nào chẳng gặp nhau ?
      Trong hình chụp, nhà thơ họ Hoàng gieo vần thơ 5 chữ cho 5 chúng tôi: từ trái qua phải là LĐT, Phạm Chí Thành, Võ Thành Xuân, Nguyễn Minh Kính và phu nhân họ Hoàng. Chị là làn sương sớm khiến cho buổi gặp gỡ thêm tươi mát.

      11/16/14

      Bức tường Berlin : Những gì đã diễn ra trong ngày lịch sử 25 năm trước

      Thụy My (RFI)

      mediaNhững đóa hoa để tưởng niệm những người đã thiệt mạng khi vượt qua Bức tường Berlin tại Bernauer Strasse, 09/11/ 2014.REUTERS/Fabrizio Bensch

      Buổi tối 09/11/1989, một lãnh đạo cao cấp của chế độ cộng sản Cộng hòa Dân chủ Đức (RDA) loan báo với thế giới là người Đông Đức có thể xuất ngoại tùy ý. Trong tâm thế sững sờ và tình trạng mơ hồ, rối rắm, Bức tường Berlin đã sụp đổ.

      Sau đây là diễn biến liên tục từng giờ trong ngày lịch sử ấy.

      11/15/14

      NGÀY QUỐC HẬN 9-11

      Hoàng Ngọc Nguyên

      clip_image002

      Bức tường dị hợm cắt ngang thủ đô Berlin nay chỉ còn 3 cây số kỷ niệm

      clip_image004

      Cái ngày lịch sử đó 9-11-1989: làm sao quên được

      Ngày chủ nhật 9-11 vừa qua, tuy tình hình nơi nơi trên thế giới bộn bề, nhiều người vẫn còn nhớ đó là ngày kỷ niệm 25 năm biến cố lịch sử trọng đại của thế giới: Bức tường Bá Linh sụp đổ, người dân Đông Đức tràn qua Tây Đức tìm tự do không còn gì có thể ngăn chận được, nước Đức nhờ thế được thống nhất trong thế tuyệt hảo, chính là sự lựa chọn một cách hòa bình của người dân, không phải do sự áp đặt của bạo quyền, và cuộc chiến tranh lạnh cả 40 năm đã chấm dứt không một tiếng súng! Sau đó, các chế độ Cộng Sản trên hàng loạt nước Đông Âu đã sụp đổ không kèn không trống, và hai năm sau, Liên Xô cùng cuộc Cách mạng tháng mười của Lenin cũng đi vào lịch sử.

      11/14/14

      Bức tường Berlin sụp đổ vì chế độ toàn trị lung lay

      Phát ngày Thứ năm, ngày 13 tháng mười một năm 2014 (RFI)

      Bức tường Berlin sụp đổ vì chế độ toàn trị lung lay

      Cổng Brandebourg là một trong những biểu tượng của thành phố Berlin. Các quả bóng tượng trưng cho Bức tường được thả lên trời tối 09/11/2014, biểu thị cho một hành động mở cửa biên giới mới. REUTERS/Fabrizio Bensch

        Trong tuần lễ qua, ở châu Âu – đặc biệt là ở nước Đức – mọi người hân hoan kỷ niệm 25 năm Bức tường Berlin sụp đổ (ngày 9.11.1989). Sự kiện lịch sử này, mà Thủ tướng Angela Merkel gọi là “niềm hy vọng của các dân tộc bị áp bức” mở đường cho nước Đức thống nhất trong hòa bình, Đông Âu tìm lại được tự do. Một năm sau, Liên Xô tan rã, hàng loạt các quốc gia vệ tinh lấy lại chủ quyền. Chế độ Cộng sản cáo chung, chiến tranh lạnh kết thúc nhưng hòa bình tại châu Âu đang bị đe dọa vì tham vọng địa chính trị của Matxcơva tại Ukraina.

        CHÚNG TA Ở ĐÂU?

        Thi Phương HNN

        clip_image001

        Tom Hayden và Jane Fonda

        clip_image002

        Đến tháng tư sang năm, người Việt chúng ta có dịp kỷ niệm 40 năm tròn biến cố lịch sử 30-4-1975, đánh dấu sự sụp đổ của chế độ Miền Nam và mở ra cuộc đổi đời bi thương cho hàng triệu người. Cũng sang năm, nước Mỹ sẽ có dịp kỷ niệm 50 năm - nửa thế kỷ - Mỹ quyết định can thiệp quân sự vào chiến tranh Việt Nam bằng cách đưa bộ binh chiến đấu đến chiến trường Miền Nam. Chắc chắn Hà Nội cũng sẽ rầm rộ trong ngày kỷ niệm 40 năm Miền Bắc hoàn thành cuộc chiến xâm chiếm Miền Nam để “thống nhất đất nước” dưới cùng một lá cờ chủ nghĩa xã hội. Chỉ một câu chuyện đó, mà lịch sử viết của mỗi một phía sẽ mỗi một khác. Bao giờ đây, mới thực sự có cách nhìn thống nhất phản ảnh tương đối đầy đủ sự thật của lịch sử?

        THE STUPID AMERICAN

        Hoàng Ngọc Nguyên

        clip_image002

        Có lẽ nhiều người trong chúng ta còn nhớ, chúng ta từng có Người Mỹ Thầm Lặng (The Quiet American) của Graham Greene, Người Mỹ Xấu Xí (The Ugly American) của Eugene Burdich và William Lederer. Hai tiểu thuyết này đều liên quan đến cuộc chiến tranh Việt Nam. Tác phẩm đầu tiên cho thấy người Mỹ lúng túng, chẳng hiểu gì cả về đất nước nằm ở bán đảo Đông Dương này, cho nên đã để mất miền nam trong trận chiến Đông Dương lần thứ nhất (the first Indochinese war). Tác phẩm thứ hai đã vạch rõ người Mỹ đến một vùng đất lạ mà họ không có hiểu biết bao nhiêu về văn hóa, lịch sử và chính trị của nước đó, đã thất bại trong việc chiếm lấy “the hearts and minds” của người dân bản xứ do thái độ tư tin “đồng tiền ta làm nên tất cả” cho nên kiêu ngạo và phải tháo chạy. Rất tiếc cho đến nay, Việt Nam có nhiều nhà văn lớn, nhiều giáo sư, tiến sĩ trong ngành chính trị học, sử học. Nhưng lạ thay, chưa ai viết một tác phẩm Người Mỹ Ngu Xuẩn (The Stupid American) để cho người ta hiểu được người Việt chúng ta nhận định như thế nào về người Mỹ trong cuộc chiến tranh VN clip_image004

        Robot Philae đáp xuống sao chổi đi tìm nguồn gốc sự sống

        Anh Vũ (RFI)

        media Từ Darmstadt, Cơ quan vũ trụ châu Âu ESA thông báo phi thuyền Rosetta thả robot xuống sao chổi - Airbus

          Cơ quan vũ trụ châu Âu ESA, hôm nay 12/11/2014, đã chính thức thông báo, vào lúc 9 giờ (giờ GMT) phi thuyền thăm dò không gian Rosetta đã thả robot mang tên Philae xuống bề mặt sao chổi, cách trái đất 500 triệu km. Sự kiện lịch sử trong công cuộc chinh phục vũ trụ của loài này hứa hẹn sẽ đem lại những giải đáp về nguồn gốc sự sống.

          11/13/14

          Người Việt ở Đức và sự sụp đổ của Bức tường Berlin

          Phát ngày Thứ tư, ngày 12 tháng mười một năm 2014 (RFI)

          Người Việt ở Đức và sự sụp đổ của Bức tường Berlin

          Những quả bóng được thả lên trời tại cổng Brandenburg lịch sử ở Berlin ngày 09/11/2014 trong lễ kỷ niệm 25 Bức tường Berlin sụp đổ.REUTERS/Fabrizio Bensch

            Bên cạnh những mảnh vỡ của Bức tường Berlin ngày hôm đó, 09/11/1989, đám đông hân hoan cùng nhảy với nhau trên nền nhạc Lambada, bản nhạc trong đĩa đơn đầu tiên của nhóm Kaoma, Pháp theo giai điệu Brazil. Bức tường chia cắt nước Đức suốt 28 năm đã sụp đổ. Dòng người đông đảo từ Đông Đức đổ sang, đã được người dân Tây Đức mở rộng vòng tay đón chào.

            Là một trong những người Việt hiếm hoi tại Đức hiện diện từ khi Bức tường Berlin được dựng lên và cả khi Bức tường bị sụp đổ, ông Lê Đức Dương ở cho biết hôm đó do một sự tình cờ, ông có mặt tại thành phố này.

            11/9/14

            Merkel : Bức tường Berlin sụp đổ, hy vọng của các dân tộc bị áp bức

            Thanh Hà (RFI)

            mediaKỷ niệm 25 ngày sụp đổ bức tường Berlin, 8000 quả bóng trắng được đặt dọc theo vết ngăn cũ Đông-Tây.REUTERS/Fabrizio Bensch
              Ngày 09/11/2014 nước Đức tưng bừng kỷ niệm 25 năm bức tường Berlin sụp đổ, biểu tượng của thời kỳ Chiến tranh lạnh, dẫn tới sự sụp đổ của chủ nghĩa Cộng sản và mở đường cho nước Đức thống nhất.

              11/5/14

              Mùa Thu Không Trở Lại

              UnbenanntNếu mai mốt mùa thu không trở lại,
              Ai sẽ dìu em qua cánh đồng vàng?
              Ai khắc khoải trong sương mù hoang dại?
              Để khói chiều vương vấn chuyển mùa sang?

              Nếu mai mốt mùa thu không trở lại,
              Ai khóc thầm trong vũ trụ âm u?
              Cho đêm tàn muôn vì sao khờ dại?
              Rủ nhau về một thế giới sa mù?

              11/3/14

              Giới chức giáo dục Hoa Kỳ tố cáo 21 trường đại học Hoa Kỳ mạo danh ở Việt Nam

              Mới đây, dựa trên kết quả của Hội đồng kiểm định các trường Đại học và trường học độc lập từ Mỹ, tiến sĩ Mark A.Ashwill, người Mỹ đang làm việc tại Việt Nam, đã nêu đích danh 21 trường đại học hiện có mặt tại VN không được công nhận bởi các cơ quan kiểm định giáo dục có thẩm quyền từ Hoa Kỳ. Hay nói một cách khác, Việt Nam đang bị tố cáo dựng nên 21 trường đại học, mạo danh đại học Hoa Kỳ để thu tiền bất hợp pháp.

              Nhà thơ Kiên Giang: Con tàu thơ đã đến trạm cuối cùng

              01/11/2014 05:00

              Nhắc đến nhà thơ Kiên Giang, nhiều người thuộc lứa trung niên ở miền Nam vẫn còn nhớ đến bài thơ Hoa trắng thôi cài trên áo tím do ông sáng tác năm 1958, sau đó nhạc sĩ Huỳnh Anh đã phổ nhạc bài thơ này.

              Nhà thơ Kiên Giang - Ảnh: Đào Trung Phụng

              Nhà thơ Kiên Giang - Ảnh: Đào Trung Phụng

              Giới mê cải lương thì nhớ mãi những vở tuồng: Người vợ không bao giờ cưới (tức Sơn nữ Phà Ca) hay Áo cưới trước cổng chùa và hàng trăm bài vọng cổ khác do ông là soạn giả (dưới bút danh Hà Huy Hà). Chính nhờ đóng vai Sơn nữ Phà Ca mà cô đào trẻ Thanh Nga được trao giải Thanh Tâm năm 1958 và bước lên ngôi vị “Nữ hoàng sân khấu”.

              Halloween

              Chung Thế Hùng

              unnamed

              Võ Hồng, và nỗi “cô đơn uy nghi”

              Đỗ Hồng Ngọc

              Vo-Hong1997Anh-DHNVõ Hồng là một nhà thơ. Dù ông viết truyện ngắn, truyện dài gì thì với tôi cũng đều là  thơ. Thơ xuôi. Đọc ông thấy lòng lành ra. Tuy nhiên ông cũng đã in hẳn một tập Thơ cho riêng mình.  Chân tình và mộc mạc. Đằm thắm những yêu thương.

              Trong thư gửi tôi, kèm tập thơ năm đó, ông thổ lộ: “Đọc lại văn mình moa thấy: nếu là văn xuôi thì Ngộ, còn thơ thì Ngượng. Cái gì mà yêu thương, nhớ nhung, đợi chờ… mắc cỡ thấy mồ!”. Tôi hiểu ông. Bởi vì văn thì còn đổ thừa tại bị “hư cấu” nọ kia, tại bị tâm lý nhân vật này khác, chứ thơ thì hết phương… chối cãi!

              10/28/14

              COI CHỪNG TU HÚ

              Viet Luan


              Chim tu hú là loài chim không ấp trứng và cũng không nuôi con. Loài chim này chỉ đẻ trứng vào tổ chim khác. Ở Việt Nam tu hú thường đẻ vào tổ sáo sậu rồi mặc kệ cho sáo sậu ấp trứng nở và nuôi hộ con mình. Lý do đơn giản khiến tu hú không gửi trứng vào tổ loài chim khác mà chỉ làm khổ sáo sậu là vì tu hú rất giống sáo sậu, chỉ khác nhau ở tiếng hót (mà quả trứng thì không biết hót). Khi trứng nở thành chim con rồi lớn lên và biết hót thì lúc đó sáo sậu mới biết không phải là con mình. Thế nhưng khi đó thì mọi sự đã muộn.

              10/27/14

              LỄ KHÁNH THÀNH TƯỢNG ĐÀI THÁNH GIOAN-PHAOLÔ II TẠI CÔNG VIÊN THÁNH GIOAN XXIII (TRUNG TÂM PARIS)

              ĐHY André Vingt-Trois, Tổng Giám mục Paris khánh thành tượng thánh Gioan-Phaolô II tại công viên thánh Gioan XXIII
              11 giờ 30 ngày 25/10/2014, ĐHY André Vingt-Trois, Tổng Giám mục Paris đã khánh thành bức tượng thánh Gioan-Phaolô II tại công viên thánh Gioan XXIII, trước sự hiện diện của bà thị trưởng Paris Anna Hidalgo. Công viên thánh Gioan XXIII nằm giữa Vương cung Thánh đường Notre-Dame de Paris và sông Seine. Trước đó, vào lúc 10 giờ 30, ĐHY Vingt-Trois đã cử hành Thánh lễ Tạ Ơn tại Vương cung Thánh đường.

              Nghĩ về bằng cấp tiến sĩ của ông Hà Văn Thắm và chuyện xa hơn

               

              unnamedBáo Giáo Dục Việt Nam cho biết ông Hà Văn Thắm, chủ tịch HĐQT ngân hàng Đại Dương, "tốt nghiệp thạc sỹ chuyên ngành Quản trị Kinh doanh tại Trường Đại học Comlombia Common Wealth – Mỹ

              Báo Giáo Dục Việt Nam cho biết ông Hà Văn Thắm, chủ tịch HĐQT ngân hàng Đại Dương, "tốt nghiệp thạc sỹ chuyên ngành Quản trị Kinh doanh tại Trường Đại học Comlombia Common Wealth – Mỹ và bảo vệ Tiến sĩ Quản trị Kinh doanh tại Trường Đại Học Công nghệ Paramount – Mỹ". Nhưng cả hai trường này đều đáng nghi ngờ vì chẳng có tiếng tăm hay tên tuổi gì trong học thuật.