Showing posts with label Phỏng vấn. Show all posts
Showing posts with label Phỏng vấn. Show all posts

11/23/21

GS Vũ Quốc Thúc: " Phải chọn con đường vì dân tộc"

Bài đăng lại (Bài đã đăng ngày 16.12.2014) RFI  Phát ngày Thứ hai, ngày 15 tháng mười hai năm 2014
Nghe lại Giáo sư Vũ Quôc Thúc trả lời phỏng vấn RFI tại nhà riêng ở Nanterre, ngoại ô Paris, ngày 08/12/2014. RFI

Nghe phần âm thanh:

    Tập hồi ký của Giáo sư Vũ Quốc Thúc có tựa đề “Thời đại của tôi” ( gồm 2 cuốn “ Nhìn lại 100 năm lịch sử “ ( xuất bản năm 2009 ) và “Đời tôi trải qua các thời biến” ( xuất bản năm 2010) đã được sang tiếng Anh và vừa được xuất bản tại Hoa Kỳ.
    Đây là một sự kiện đáng chú ý bởi vì Giáo sư Vũ Quốc Thúc không những có nhiều đóng góp trong lĩnh vực giáo dục ở Việt Nam trước năm 1975, mà còn từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong chính quyền Việt Nam Cộng Hòa từ thời tổng thống Ngô Đình Diệm : Bộ trưởng Quốc gia Giáo dục, Thống đốc Ngân hàng Quốc gia, Quốc vụ khanh đặc trách Tái thiết và Phát triển...

    11/2/19

    Phỏng vấn: Tiến sĩ Dự Bị Alex-Thái Võ Về Dự án Di Sản VNCH Và Lịch Sử Người Mỹ Gốc Việt

    Phỏng vấn: Thế hệ Sử gia trẻ
    Tiến sĩ Dự Bị Alex-Thái Võ Về Dự án Di Sản VNCH Và Lịch Sử Người Mỹ Gốc Việt

    * Triều Giang thực hiện
    (Hình do Alex-Thai Võ cung cấp)

    LTG: Dự án Di Sản VNCH và Lịch Sử Người Mỹ Gốc Việt do Trung Tâm Á Châu Học của Đại học Oregon (UO) và Hội Bảo Tồn Lịch Sử Văn Hóa Người Mỹ Gốc Việt (VAHF) hợp tác thực hiện với sự khuyến khích và hỗ trợ của một số cựu viên chức VNCH nhằm mục đích đào tạo và khuyến khích thế hệ sử gia trẻ viết về VNCH và Lịch Sử Người Mỹ Gốc Việt. Dự án sẽ được Giáo sư Tường Vũ người điều hành Dự án và cũng là Giám đốc của Trung tâm Á Châu học tại Đại học Oregon chính thức giới thiệu tại Hội thảo: “Nghiên Cứu Về Việt Nam Cộng Hòa: Vấn Đề, Thử Thách Và Triển Vọng” vào hai ngày 14&15 tháng 10 sắp tới. Người được chọn đầu tiên để hoàn thành luận án hậu tiến sĩ trong dự án này là anh Alex-Thái Võ, người sẽ nhận bằng Tiến sĩ về Sử học từ Đại học Cornell vào cuối năm nay. Alex- Thái đến Mỹ cùng với gia đình theo diện HO lúc 8 tuổi. Biết rằng theo đuổi ngành nhân văn, nhất là Sử học thì khó kiếm việc nhưng qua kinh nghiệm bản thân, anh nhìn ra được sự khiếm khuyết và bất công trong sách sử hiện đại đối với người dân từng sống dưới thời VNCH tại VN cũng như tại hải ngoại nên anh quyết tâm kiên trì theo học. Anh đã từ chối một vài vị trí nghiên cứu sinh để hợp tác với Dự án vì anh tin rằng Dự án sẽ giúp anh thực hiện được niềm ước mơ và đam mê của mình.

    11/21/15

    Thảm sát Paris : Anh trước áp lực thay đổi chính sách chống khủng bố

    Lê Hải, Trọng Thành (RFI)

    Đăng ngày 20-11-2015 Sửa đổi ngày 20-11-2015 18:24

    media

    Sân vận động Wembley, trước trận đấu bóng giao hữu Pháp-Anh, 17/11/2015.Reuters

    Một trong các quốc gia đặc biệt bị chấn động bởi loạt khủng bố tại Paris và vùng phụ cận hôm 13/11/2015 là Anh Quốc. Trả lời đài BBC Radio 4, hôm 16/11, Thủ tướng Anh David Cameron tuyên bố các khủng bố tương tự "hoàn toàn có thể xảy ra" tại Anh, trong vòng "sáu tháng gần đây", nước Anh đã phá vỡ được "7 âm mưu khủng bố có quy mô gần tương tự". Thông tín viên Lê Hải tường trình từ Luân Đôn.

    9/9/15

    Chứng khoán : Kênh lây nhiễm từ Trung Quốc

    Thanh Hà (RFI)

    Phát Thứ ba, ngày 08 tháng chín năm 2015

    Chứng khoán : Kênh lây nhiễm từ Trung Quốc

    Các biến động chứng khoán tại Trung Quốc khiến nhiều quốc gia lo ngại.REUTERS/Issei Kato

      Những biến động trên sàn chứng khoán Thượng Hải không gây nên một trận sóng thần làm chao đảo tài chính thế giới. Nhưng lo ngại dồn dập từ bản thân mô hình kinh tế của Trung Quốc mới là nguyên nhân khiến nhiều quốc gia lo âu. Các nước xuất khẩu dầu hỏa và nguyên liệu chờ đợi đơn đặt hàng của Trung Quốc sẽ thưa thớt dần. Các nền kinh tế lấy xuất khẩu làm kim chỉ nam lấn cấn trước quyết định phá giá đồng nhân dân tệ hồi trung tuần tháng 8/2015.

      7/28/15

      Trung Quốc muốn "Thoát-Mỹ" – Mà không dễ

      Vũ Hoàng & Nguyễn-Xuân Nghĩa, RFA
      2014-07-24

      000_Hkg3450821.jpg-305.jpg

      Nhân viên một ngân hàng tỉnh Tứ Xuyên - Trung Quốc đang xếp đôla Mỹ bên cạnh đồng nhân dân tệ

      AFP PHOTO

      Tình trạng "Mỹ thuộc" của nền kinh tế Trung Quốc là một nghịch lý mà chúng ta nên nhìn ra. Diễn đàn Kinh tế giải thích điều ấy hầu quý độc giả qua phần trao đổi sau đây của Vũ Hoàng cùng chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa...

      Vấn đề sinh tử của Bắc Kinh

      4/16/15

      Độc chất amiăng trắng tại Việt Nam và Công ước Rotterdam

      Trọng Thành (RFI)

      Phát Thứ tư, ngày 15 tháng tư năm 2015

      Độc chất amiăng trắng tại Việt Nam và Công ước Rotterdam

      Hiến binh Pháp biểu tình trước tòa án, trong một vụ kiện amiăng năm 2013. Reuters

        Đầu tháng 5/2015, tại Genève sẽ diễn ra hội nghị lần thứ bảy Công ước Rotterdam về các hóa chất độc hại được sử dụng phổ biến trong công nghiệp hay nông nghiệp. Một trong những nội dung chính được quan tâm của hội nghị là vấn đề đưa một số hóa chất công nghiệp và thuốc trừ sâu nguy hiểm vào danh sách các chất độc cần được quản lý chặt chẽ. Amiăng trắng (Chrysotile) là một trong số năm hóa chất được xem xét lần này.

        1/22/15

        Dư luận Mỹ tán đồng bài Diễn văn về Tình hình Liên bang của ông Obama

        Trọng Nghĩa, Phạm Trần (RFI)

        mediaTổng thống Mỹ Barack Obama, lngày 20/01/2015 tại Quốc hội Hoa Kỳ.REUTERS/Mandel Ngan/Pool

          « Tối nay, chúng ta lật sang trang mới ». Với câu trên đây ngay trong đoạn mở đầu bài Diễn văn về Tình hình Liên bang trình bày vào hôm qua trước toàn thể hai viện Quốc hội Mỹ, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã trình bày đại cương chương trình hành động của ông trong thời gian tới đây. Đánh giá rằng nước Mỹ đang bước vào một giai đoạn mới, với những chỉ số kinh tế đầy phấn khởi, Tổng thống Mỹ đã kêu gọi Quốc hội Mỹ là nên mạnh dạn tấn công vào tình trạng bất công vẫn tồn tại trên đất Mỹ. Nội dung các đề nghị của ông Obama có dấu hiệu được dư luận Mỹ hoan nghênh.

          1/21/15

          Mỹ giảm cấm vận Cuba : lợi ích kinh tế chỉ là thứ yếu

          Thanh Hà, Nguyễn Xuân Nghĩa (RFI)

          Mỹ giảm cấm vận Cuba : lợi ích kinh tế chỉ là thứ yếu

          Mỹ và Cuba sang trang lịch sử. Ảnh TT. Obama và Chủ tịch R. Castro nhân tang lễ cố tổng thống Nam Phi Mandela. Ảnh ngày 10/12/ 2013.REUTERS/Kai Pfaffenbach

          Link: Nghe MP3

          Washington là La Habana đang sang trang lịch sử. Sau hơn một nửa thế kỷ đoạn tuyệt, Mỹ và Cuba trên đà bình thường hóa quan hệ. Giảm nhẹ các biện pháp cấp vận với Cuba đang mở ra nhiều triển vọng làm ăn cho các doanh nhân Hoa Kỳ. Nhưng chấm dứt chính sách cô lập Cuba trước hết là một bài toán chiến lược của chính quyền Obama.

          11/17/14

          ‘‘CÂY THỤ NHÂN CÒN GỐC, LẼ NÀO CHẲNG GẶP NHAU’’

          clip_image002
          Nhân năm câu thơ ‘‘Giã từ’’ của chị Kim Thoàn, bạn Phạm Chí Thành đề nghị lập ‘‘Hội Thơ Thụ Nhân’’. Thư của bạn Phạm Chí Thành làm tôi sực nhớ mới tuần trước, mấy anh em chúng tôi có dịp gặp lại nhau nhờ vần thơ năm chữ của nhà thơ Hoàng Kim Long :
          Cây Thụ Nhân còn gốc
          Lẽ nào chẳng gặp nhau ?
          Trong hình chụp, nhà thơ họ Hoàng gieo vần thơ 5 chữ cho 5 chúng tôi: từ trái qua phải là LĐT, Phạm Chí Thành, Võ Thành Xuân, Nguyễn Minh Kính và phu nhân họ Hoàng. Chị là làn sương sớm khiến cho buổi gặp gỡ thêm tươi mát.

          7/25/14

          Trung Quốc muốn "Thoát-Mỹ" – Mà không dễ

          Vũ Hoàng & Nguyễn-Xuân Nghĩa, RFA
          2014-07-24

           000_Hkg3450821.jpg-305.jpg

          Nhân viên một ngân hàng tỉnh Tứ Xuyên - Trung Quốc đang xếp đôla Mỹ bên cạnh đồng nhân dân tệ

          AFP PHOTO

          Tình trạng "Mỹ thuộc" của nền kinh tế Trung Quốc là một nghịch lý mà chúng ta nên nhìn ra. Diễn đàn Kinh tế giải thích điều ấy hầu quý độc giả qua phần trao đổi sau đây của Vũ Hoàng cùng chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa...

          5/30/14

          Một trăm ngày thay đổi định mệnh Ukraina

           

          Tạp chí Tiêu điểm
          (14:25)
          Tân tổng thống Ukraina Petro Poroshenko, trước cuộc họp báo, Kiev, 26/05/2014.

          REUTERS/David Mdzinarishvili

          Tú Anh

          Hàng loạt gánh nặng nề chờ tân Tổng thống Ukraina Petro Porochenko : tái lập quyền lực nhà nước tại miền đông, quản lý và cải cách nền kinh tế suy sụp. Tổng thống thứ năm của Ukraina từ khi độc lập còn phải thương lượng với Matxcơva món nợ khí đốt. Với tư cách nguyên thủ do dân bầu (54%), ông cam kết sẽ đem lại hòa bình, toàn vẹn lãnh thổ và ký thỏa thuận liên kết chính trị với Liên Hiệp Châu Âu.

          5/8/14

          Berlin tận dụng quan hệ với Nga trong khủng hoảng Ukraina

          Nghe (16:26)
          Tạp chí Tiêu điểm
          (16:26)

            Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Nga Vladimir Putin trong lần gặp tại Kremlin 11/2012 - REUTERS /Alexei Nikolsky

          Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Nga Vladimir Putin trong lần gặp tại Kremlin 11/2012 - REUTERS /Alexei Nikolsky

          Tú Anh

          Quan hệ giữa các nước Tây phương và Nga không còn giới hạn giữa Washington và Matxcơva. Tham vọng của điện Kremli chia cắt Ukraina đã đẩy Berlin lên tuyến đầu. Trong cuộc hội kiến tại Nhà Trắng ngày 02/05, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã thảo luận với Thủ tướng Đức Angela Merkel 4 tiếng đồng hồ mà trọng tâm là hồ sơ Ukraina.

          4/29/14

          Tự do học thuật qua vụ Đỗ Thị Thoan

           

          Một bìa sách do Nhà xuất bản Giấy Vụn của nhóm Mở Miệng ấn hành.

          Một bìa sách do Nhà xuất bản Giấy Vụn của nhóm Mở Miệng ấn hành.

          DR

          mag vietnam 28.4.2014
          (15:55)

          Thanh Phương

          Có lẽ trong lịch sử đào tạo Đại học ở Việt Nam, chưa có một luận văn thạc sĩ nào làm hao tổn giấy mực bằng luận văn thạc sĩ của giảng viên Đại học Sư phạm Hà Nội Đỗ Thị Thoan, nhất là kể từ cô bị thu hồi bằng Thạc sĩ. Vụ này đặt ra vấn đề về tự do học thuật ở Việt Nam, khiến nhiều trí thức trong và ngoài nước đã phải lên tiếng phản đối.

          4/3/14

          Những nhịp cầu để Hoàng Sa không đi vào quên lãng

          MAG HOÀNG SA 02/04/2014
          (20:12)

          Tưởng niệm 40 năm trận hải chiến Hoàng Sa (DR)

          Tưởng niệm 40 năm trận hải chiến Hoàng Sa (DR)

          Thụy My

          Khúc nhạc mở đầu chương trình là bài hát « Tiếng sóng Vân Đồn », trước đây được hạm trưởng Vũ Hữu San của khu trục hạm Trần Khánh Dư (HQ-4) chọn làm nhạc hiệu cho tàu. Sau trận hải chiến Hoàng Sa, sáng 20/01/1974 tàu HQ-4 về đến cảng Tiên Sa, Đà Nẵng, bài hát ca ngợi danh tướng Trần Khánh Dư trong trận hải chiến với quân Nguyên, đã đập tan đội thủy quân của Ô Mã Nhi, cũng được phát trên loa khi cập cảng.

          3/4/14

          Trung Quốc có thể học tiền lệ của Nga?

          Tiền lệ của Nga đưa quân vào Ukraine có thể gợi ý cho Trung Quốc có hành động quân sự tương tự ở nước ngoài hay không?



          PGS. TS Hoàng Ngọc Giao
          PGS Hoàng Ngọc Giao quan ngại tiền lệ của Nga bị Trung Quốc sao chép sử dụng ở nước ngoài và Đông Nam Á.
          Nếu lập luận đưa quân đội của Nga vào bán đảo Crimea của Nga để bảo vệ kiều dân Nga được chấp nhận, thì sẽ rất khó bác lý khi một cường quốc khác, chẳng hạn như Trung Quốc, sử dụng chiêu thức tương tự để can thiệp ra nước ngoài nhằm 'bảo vệ lợi ích' của Trung Quốc và 'bảo vệ an ninh' cho cư dân, kiều dân Trung Quốc ở nước ngoài, theo PGS. TS. Hoàng Ngọc Giao, nguyên Vụ trưởng Ban Biên giới Chính phủ.