Showing posts with label Bình luận. Show all posts
Showing posts with label Bình luận. Show all posts

6/25/22

Đỗ Trường – Người Chuyên Chở Văn Học Miền Nam Qua Vũng Lầy Lịch Sử.

Phạm Tín An Ninh

Đầu năm 2022, tôi bất ngờ đọc được bài viết “Níu Một Đời, Giữ Một Thời” của tác giả Ban Mai, một nhà văn trẻ trong nước. Cô đang là giáo sư giảng dạy về Khoa Học Công Nghệ và Hợp Tác Quốc Tế tại Trường Đại Học Qui Nhơn

Mở đầu bài viết, tác giả đã vẽ lại bức tranh đen tối, kinh hoàng sau ngày 30.4.75:

“…phần lớn người Miền Nam làm việc cho chính phủ Cộng Hòa đều bị tập trung cải tạo. Cuộc sống của nhiều gia đình đảo lộn. Vì sau khi đổi đời, họ bị thất nghiệp, nhiều người lâm vào cùng quẫn. Cảnh quan thành phố tiêu điều xơ xác, thiếu lúa gạo khiến dân phải ăn độn bo bo và mì sợi. Trầm trọng hơn nữa: Sự xơ xác tinh thần của trí thức Miền Nam không còn được tự do trình bày suy nghĩ, không còn được tự do hấp thu tri thức nhân loại. Thay vào đó là những đợt học tập chính trị triền miên, theo một định hướng duy nhất: Chủ nghĩa Marx. Tất cả sách báo, văn học nghệ thuật bị tịch thu tiêu hủy, nền văn chương Miền Nam hoàn toàn bị bôi xóa. Giống như thời man rợ của Tần Thủy Hoàng năm 210 trước công nguyên…

6/19/22

Những chuyển động nguy hiểm ở eo biển Đài Loan

Hiếu Chân/Người Việt June 17, 2022

Cùng với cuộc chiến tranh ở Ukraine, tình hình eo biển Đài Loan đang nóng lên từng giờ khi Bắc Kinh gia tăng sức mạnh Hải Quân và Washington gia tăng cam kết bảo vệ đảo quốc dân chủ này trước âm mưu xâm lược của Trung Quốc.

Du khách chụp hình bên các cột chống đổ bộ được đặt dọc theo bờ biển tại đảo Kim Môn của Đài Loan, chỉ cách bờ biển Trung Quốc Đại Lục 3.2 km ở eo biển Đài Loan. Đài Loan đang sống trong mối đe dọa thường xuyên của Trung Quốc. (Hình minh họa: Sam Yeh/AFP via Getty Images)

Sáng Thứ Sáu, 17 Tháng Sáu, Trung Quốc hạ thủy hàng không mẫu hạm thứ ba, đặt tên là Phúc Kiến (Fujian), mang số hiệu 18.

5/3/22

Nếu không có ngày 30/4/1975


Đôi khi ta tự hỏi: Nếu không có ngày 30/4/1975 thì đất nước và con người Việt Nam bây giờ ra sao? Không ai có thể trả lời được, nhưng có một điều rõ ràng: Ngày ấy, tuy đất nước thống nhất nhưng lòng người Nam-Bắc vẫn xa nhau vời vợi.

Người Việt có cùng màu da, cùng tiếng nói và con một mẹ, nhưng nhiều khi chúng ta “bằng mặt nhưng không bằng lòng”. Tại sao? Có nhiều nguyên nhân, nhưng cốt lõi vẫn là chúng ta chưa thật lòng với nhau. “Kẻ thắng” vẫn “kiêu ngạo Cộng sản” không muốn “hòa giải” mà chỉ muốn “người thua trận” phải “hòa hợp” vào với thể chế chính trị Cộng sản của mình, là nguyên nhân đã đưa đến cuộc nội chiến huynh đệ tương tàn trong 30 năm. Trong khi “người thua” thì muốn “xóa bài làm lại” từ đầu về một chế độ được cả hai phía đồng ý qua “trưng cầu dân ý ” hay qua “bầu cử tự do-dân chủ” có quốc tế kiểm soát.
Sự khác biệt ý thức hệ này là nguyên nhân của chia rẽ, sau 47 năm (1975-2022) chiến tranh kết thúc.

4/7/22

Cuộc chiến xâm lược Ukraine của Nga đặt ra vấn đề về thay đổi trong ý thức hệ

RFA
Bài phân tích của TS. Phạm Quý Thọ 2022.04.04

Hình minh hoạ: Lính Ukraine mang quan tài một người lính Ukraine hy sinh trong cuộc chiến chống Nga xâm lược hôm 3/4/2022
 Reuters

3/23/22

Công nghệ mới phục vụ chiến tranh Ukraina

Internet và đội quân cyber (IT Army) làm tiêu tan hy vọng của Nga bắt Ukraina nhanh chóng đầu hàng. Kiev trực tiếp cầu cứu các tập đoàn « digital » của Mỹ hỗ trợ. Lần đầu tiên ngành công nghệ cao trực tiếp « lên tuyến đầu » trong chiến tranh. Công nghệ mới thời đại kỹ thuật số là một bước ngoặt trong chiến thuật quân sự của các bên. Chuyên gia trường quân sự Saint Cyr của Pháp, Julien Nocetti phân tích về vai trò của các công nghệ kết nối trong chiến tranh Ukraina. 

Nghe phần âm thanh:

Ngoài Kiev, phương Tây đã tăng cường khả năng phòng thủ đề phòng đối phó với các đợt tấn công cyber kể từ khi Matxcơva đưa quân xâm chiếm Ukraina. Xung đột thời đại kỹ thuật số đang diễn ra dưới những hình thức nào ? Công nghệ kết nối giúp ích được gì và đặt ra những thách thức nào cho các bên tham chiến ? Trong cuộc đọ sức quân sự bất tương xứng với Nga, Ukraina dường như đang chiếm thế thượng phong nhờ các phương tiện « kết nối ».

3/19/22

CHUẨN BỊ CHO THẤT BẠI

 Đăng ngày 16.03.2022


Khó khăn về hậu cần cùng sức kháng cự ngoài dự kiến của quân đội Ukraine khiến lực lượng Nga chưa đạt được mục tiêu sau 4 ngày tấn công.

(Preparing for Defeat)
Francis Fukuyama, 10 Mar 2022
Lien Nguyen tạm dịch


Tôi đang viết bài này từ Skopje, [thủ đô và ở phía Bắc của quốc gia] Macedonia, nơi tôi đã ở từ tuần trước để giảng dạy một trong những khóa học trong Học Viện Lãnh Đạo cho Sự Phát Triển của chúng tôi. Theo dõi cuộc chiến ở Ukraine thì không có gì khác biệt ở đây so với những nơi khác, theo phương tiện thông tin sẵn có, ngoại trừ việc tôi đang ở khu vực có múi giờ cận kề với Ukraine, và một sự kiện khác biệt nữa là có sự ủng hộ dành cho Putin ở khu vực Balkans [gồm những quốc gia — kể cả Macedonia — ở xung quanh giải núi Balkan, là một khu vực địa lý ở Đông Nam châu Âu] nhiều hơn những khu vực khác của châu Âu. Phần lớn của khu vực Balkans này là Serbia, mà Serbia là bộ chỉ huy của cơ quan truyền thông tuyên truyền Sputnik đang tọa lạc, và chủ của Sputnik là chính phủ Nga.

Tôi sẽ liều mình và đưa ra một số tiên đoán:

1. Nga đang hướng tới một sự thất bại hoàn toàn ở Ukraine. Kế hoạch tấn công của Nga là kém cỏi, dựa trên một giả định sai lầm rằng người Ukraine sẽ ngả về nước Nga và rằng quân đội Ukraine sẽ sụp đổ ngay lập tức theo sau cuộc xâm lăng. Những binh lính Nga khi đi chiến đấu rõ ràng đã mặc quân phục để sẵn sàng cho buổi lễ duyệt binh chiến thắng của họ ở Kiev thay vì họ nên đem thêm súng đạn và những khẩu phần lương thực. Putin tại thời điểm này đã dồn hết phần lớn toàn bộ quân đội của mình vào chiến dịch tấn công này — đến nỗi không còn những lực lượng phòng bị lớn để hắn ta có thể gọi tới để viện binh vào trận chiến. Quân đội Nga hiện đang bị kẹt ở bên ngoài những thành phố khác nhau của Ukraine, nơi họ đang đối mặt với những bất lợi khổng lồ về nguồn cung cấp và những cuộc tấn công không dứt của Ukraine.

2. Sự sụp đổ của vị thế xâm lăng của Nga có thể thình lình và thảm khốc, hơn là sẽ xảy ra từ từ thông qua một cuộc chiến tranh tiêu hao và kiệt quệ. Quân đội Nga trên chiến trường sẽ tiến tới một điểm mà họ không thể được cung cấp những nguồn cần thiết, cũng không thể rút lui, và nhuệ khí sẽ tiêu tan. Điều này hiện giờ ít nhất đúng ở phía Bắc; quân đội Nga đang làm tốt hơn ở phía Nam, nhưng những vị thế đó sẽ rất khó mà duy trì nếu họ sụp đổ ở phía Bắc.

3. Hiện không có giải pháp ngoại giao nào cho cuộc chiến có thể được đưa ra trước khi điều này xảy ra. Hiện không có thỏa hiệp nào có thể chấp nhận được đối với cả Nga và Ukraine trước những tổn thất mà hai bên đã phải chịu vào thời điểm này.

4. Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc một lần nữa đã chứng minh là mình vô dụng. Điều hữu ích duy nhất là cuộc bỏ phiếu của Đại Hội Đồng, đã giúp nhận dạng được những quốc gia xấu hoặc những quốc gia thoái thác bằng cách nói quanh co trên thế giới.

5. Những quyết định không tuyên bố một vùng cấm bay (a no-fly zone) hoặc không giúp [Ba Lan*] chuyển giao những phản lực cơ chiến đấu Ba Lan (Polish MiGs) của chính quyền Biden đều đã là những quyết định đúng đắn; họ đã giữ vững những vị trí lãnh đạo của họ trong suốt một khoảng thời gian đầy cảm xúc. Thật là tốt hơn rất nhiều cho người Ukraine tự mình đánh bại người Nga, bác bỏ được miệng lưỡi của Moscow [Putin] dối trá rằng NATO đã tấn công họ, cũng như tránh được một cách rõ ràng tất cả những tiềm năng leo thang chiến tranh. Những phản lực cơ chiến đấu MiG của Ba Lan nói riêng sẽ không bổ sung nhiều vào khả năng chiến đấu của Ukraine. Quan trọng hơn nhiều, là nguồn cung cấp liên tục những loại vũ khí tối tân như Javelins, Stingers, TB2s, trang thiết bị vật dụng y tế, thiết bị thông tin liên lạc, và sự chia sẻ thông tin tình báo [của Hoa Kỳ và những quốc gia đồng minh]. Tôi giả định rằng sự di chuyển, đi lại của những lực lượng Ukraine đều đang được theo dõi và bảo vệ bởi tình báo của NATO đang hoạt động từ bên ngoài Ukraine.
[* Ba Lan, tiếp theo là Đức, và lần lượt những quốc gia châu Âu khác, rất tích cực trong tất cả mọi chuyện để giúp Ukraine. Ba Lan ở sát với biên giới phía Tây Bắc của Ukraine, bị bao bọc bởi Belarus (một quốc gia thân Nga và đang yểm trợ Nga trong cuộc xâm lăng), và Đức thì ở sát Ba Lan. Hai quốc gia này đang hết sức tích cực giúp đỡ Ukraine, có lẽ bởi vì hai quốc gia này đã giả định rằng, nếu Nga chiến thắng và chiếm được lãnh thổ Ukraine, thì những quốc gia tiếp theo mà Nga muốn xâm lăng sẽ là Ba Lan, rồi Đức, rồi tiếp theo sẽ là những quốc gia láng giềng kế bên.]

6. Dĩ nhiên, cái giá mà Ukraine đang trả thì khổng lồ. Nhưng sự thiệt hại lớn nhất, gây ra bởi hỏa tiễn và pháo kích của quân Nga, là những thứ mà cả MiGs (những phản lực cơ chiến đấu của Ba Lan) lẫn a no-fly zone (một vùng cấm bay) đều không có liên quan gì nhiều đến sự thiệt hại lớn nhất này. Điều duy nhất sẽ làm dừng lại cuộc thảm sát là sự đánh bại quân đội Nga trên mặt đất.

7. Putin sẽ (will) không sống sót (survive) sau sự thất bại của quân đội của mình. Hắn ta nhận được sự ủng hộ bởi vì hắn ta được nhìn như là một người cai trị đất nước bằng đe dọa, đàn áp, bạo lực; hắn ta phải đề nghị những gì một khi hắn ta đã thể hiện sự kém cỏi và bị tước đoạt quyền lực cưỡng chế của mình?

8. Cuộc xâm lăng đã gây ra sự thiệt hại khổng lồ cho những người theo chủ nghĩa dân túy (populists) trên toàn thế giới, là những người trước khi cuộc xâm lăng xảy ra đã đồng loạt bày tỏ sự đồng tình với Putin. Những người đó bao gồm Matteo Salvini, Jair Bolsonaro, Éric Zemmour, Marine Le Pen, Viktor Orbán, và dĩ nhiên là Donald Trump. Chính trị của cuộc chiến tranh xâm lăng này đã phơi bày những khuynh hướng độc tài được bộc lộ công khai của họ.

9. Cuộc chiến xâm lăng cho đến thời điểm này đã là một bài học tốt cho Trung Cộng. Giống như Nga, Trung Cộng có vẻ như đã xây dựng những lực lượng quân sự công nghệ cao trong thập niên vừa qua, nhưng họ không có kinh nghiệm chiến đấu. Sự thực hiện tồi tệ của lực lượng không quân Nga trên đất Ukraine rất có khả năng sẽ được rập khuôn bởi Lực Lượng Không Quân Giải Phóng Nhân Dân của Trung Cộng, vốn dĩ cũng tương tự như không quân Nga là họ không có kinh nghiệm điều khiển những hoạt động không quân phức tạp. Chúng ta có lẽ hy vọng rằng giới lãnh đạo Trung Cộng sẽ không tự đánh lừa họ về khả năng của chính họ như cách mà người Nga đã làm khi họ đang toan tính một mưu đồ chống lại Đài Loan trong tương lai.

10. Hy vọng rằng bản thân Đài Loan sẽ thức tỉnh về sự cần thiết phải làm để chuẩn bị chiến đấu như những gì người Ukraine đã làm, và khôi phục lại chuyện tuyển lính. Chúng ta đừng trở thành kẻ bại trận vội vàng.

11. Những chiếc phi cơ không người lái của Thổ Nhĩ Kỳ (Turkish drones TB2s) sẽ trở thành những mặt hàng bán chạy nhất.

12. Sự thất bại của Nga sẽ (will) khiến cho một “sự khai sinh mới của sự tự do” có thể xảy ra, và sẽ giúp chúng ta thoát khỏi nỗi khiếp sợ về tình trạng của nền dân chủ toàn cầu đang suy giảm. Tinh thần của năm 1989* sẽ sống mãi, nhờ vào hàng loạt những người Ukraine dũng cảm.
[* Là sự sụp đổ của Bức Tường Berlin.]

Nguồn: triều thành online 

HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA VIỆC NƯỚC NGA XÂM LƯỢC UKRAINE

 


Ngày 16/03, Ông Joan Donoghue, chánh thẩm Tòa Án Công lý Quốc tế (The International Court of Justice – ICJ. La Cour internationale de justice - CIJ) đã ra lệnh cho nước Nga phải đình chỉ ngay các chiến dịch quân sự, bắt đầu từ 24/02/2022, trên lãnh thổ Ukraine. Cơ quan tài phán cao nhất của Liên Hiệp Quốc có trụ sở tại La Haye (Hòa Lan) đã bày tỏ sự quan ngại sâu sắc về sự tàn phá của cuộc xâm lược, đồng thời tán thành quan điểm của Ukraine theo đó sau cùng công lý sẽ thắng lợi. Theo phán quyết của CIJ, nước Nga phải chấm dứt ngay xâm lược và rút quân đội về nước. Tuy nhiên, cơ quan tài phán của LHQ không có phương tiện buộc nước Nga phải tôn trọng phán quyết

Pháp đình quốc tế thiết lập từ năm 1946 đồng thời công bố những biện pháp bảo lưu khẩn cấp (provisional measures - mesures conservatoires) nhằm lưu giữ hiệu lực của phán quyết trong tương lai.

Sự khác biệt giữa Tòa án Công lý Quốc tế và Tòa án Hình sự Quốc tế :

Tòa án Công lý Quốc tế có thẩm quyền tuyên xử các quốc gia thành viên LHQ. Còn Tòa án Hình sự Quốc tế xử phạt các cá nhân phạm tội diệt chủng (génocide), tội chống nhân loại (crimes contre l’humanité) và tội ác chiến tranh (crimes de guerre).

a) Tòa án Công lý Quốc tế gồm 15 thẩm phán, nhiệm kỳ 9 năm do Đại hội đồng LHQ và Hội đồng Bảo an LHQ biểu quyết. Tòa án Công lý Quốc tế bảo đảm các nguyên tắc độc lập (principe d’indépendance), nguyên tắc vô tư (principe d’impartialité) và nguyên tắc thẩm quyền (principe de compétence). Theo các nguyên tắc này, các phán quyết công bố có quyền lực cưỡng hành (pouvoir coercitif) đối với các quốc gia liên hệ trong hiện tại và tương lai. Tòa án Công lý Quốc tế có thẩm quyền đối vật (compétence ratione materiae) đối với các tội danh : diệt chúng, tội chống lại nhân loại và tối ác chiến tranh. Tháng 12 năm 2017 các quốc gia thành viên đồng thuận thêm tội ác xâm lược (crime d’agression).vào thẩm quyền cứu xét với hiệu lực kể từ tháng 7 năm 2018.

b) Tòa án Hình sự Quốc tế (International Criminal Court – ICC. Tribunal Pénal International - TPI) được thiết lập căn cứ vào Qui Chế Roma. Qui chế này ra đời giữa các nước thành viên LHQ, họp từ ngày 15/06 đến 17/07/1998. Sau khi 60 nước phê chuẩn, Tòa án Hình sự Quốc tế đã có hiêu lực từ 01/07/2002. Từ ngày 04/03/2016, có 123 nước thành viên LHQ phê chuẩn Qui chế Roma, chấp thuận thẩm quyền của Tòa án Hình sự Quốc tế. Tòa án Hình sự Quốc tế không chấp nhận nguyên tắc đặc miễn của nguyên thủ quốc gia. Ngày 02/03, chưởng lý Karim Khan tuyên bố mở hồ sơ liên hệ đền Poutine với tội danh chiến tranh (crimes de guerre), theo điều 8 Qui chế Roma có hiệu lực từ năm 2002. Cuộc điều tra về các hành động của người Nga (agissements russes) được tiến hành trên cơ sở vững vàng. Poutine và các công sự viên của Poutine gây chiến có thể lãnh án tối đa khổ sai chung thân (perpétuité).

Ngày 16/03, tổng thống Joe Biden tuyên bố Poutine là tội phạm chiến tranh (criminel de guerre). Nga vẫn tiếp tục chiến tranh để buộc Ukraine chấp nhận qui chế trung lập. Nhưng Ukraine đã bác bỏ ý kiến này.

Các thiêt hại do cuộc chiến tại Ukraine gây ra :

Cao ủy LHQ về Nhân quyền tại Ukraine công bố số liệu rất thấp so với thực tế : 691 thường dân thiệt mạng (trong số có 50 trẻ em), 1140 người bị thường (trong số có 62 trẻ em).

Về phía Nga, khoảng 12 ngàn lính thiệt mạng. Ngũ giác đài ước lượng có từ 2 ngàn đến 4 ngàn lính Nga thiệt mạng trong 14 ngày giao tranh.

Theo Tổ chức Di trú Quốc tế (Organisation internationale pour les migrations), trong ba tuần lễ đầu giao tranh, có khoảng 3 triệu người Ukraine chạy thoát khỏi Ukraine, trong số có 1,4 triệu trẻ em.

Theo tạp chí Forbes, Nga mất khoảng 5 tỷ đô la (4,5 tỷ euros). Trong số 1380 chiến xa tham chiến, 598 đã bị thiêu hủy, 211 lính Nga đào ngũ, 551 bị bắt làm tù binh.

Việc Nga tiếp tục chiến tranh có thể sẽ gặp nhiều khó khăn. Phần lớn lãnh thổ Ukraine là đất bùn đen (tchernoziom) sình lầy khiến xe tăng bị sa lầy. Ngoài ra, việc tiếp vận vũ khí và lương thực cho quân lính cũng vô cùng khó khăn. Các yếu tố này sẽ là trở ngại tam tài : ‘‘thiên bất thời, địa bất lợi, nhân bất hòa’’ cho Poutine và đội quân xâm lược nước Nga tại Ukraine vậy.





Paris, ngày 18/03/2022

3/15/22

Tứ Đại Kỳ Thư

"Phước bất trùng lai, họa vô đơn chí," cơn đại dịch Cocid-19 còn đang hoành hành, cuộc chiến tranh giữa Nga và Ukraine lại bùng nổ. Thiên tai chưa dứt, nhân họa đã đến, đó phải chăng là hiện tượng của đại công nghiệp và là dấu hiệu của ngày tận thế đang cận kề.

Chúng ta không thể chọn lựa cuộc sống như ý muốn, nhưng có thể chọn lựa một tư duy một cách sống thanh an tự tại.

Hồng Lâu, Tam Quốc, Thủy Hử và Tây Du là tứ đại danh tác cũng là bốn loại tư tưởng tu hành để giúp cho ta tìm một lối thoát trong loạn thế. Mong trí tuệ của các bậc tiền nhân xoa dịu phần nào nỗi phiền muộn của người đói.


Tứ Đại Kỳ Thư

Nhớ thời học bậc trung học, thầy giáo nói: "thiếu niên đọc Hồng Lâu, thanh niên đọc Tam Quốc, trung niên đọc Thủy Hử, sau cùng đọc Tây Du. Đọc hiểu là tu hành, đọc không hiểu là may mắn." Lúc đó nghe rồi chẳng hiểu, cho nên bỏ qua lời nói của thầy.

Thời gian trôi qua, vật đổi sao dời, trải nghiệm trong cuộc sống luôn biến thiên giao động khiến tôi cảm nhận được nhiều ý nghĩa của cuộc đời, đồng thời dần dần lãnh hội được lý lẽ trong lời nói của thầy.

3/2/22

TẬN THẾ

 https://i.ytimg.com/vi/BDjl4-k8YCU/hqdefault.jpg


TẬN THẾ

Ngày xưa, lúc tôi mới 12 tuổi, tôi mơ ước được sống đến năm 2000. Lý do, theo Thánh Kinh, năm 2000 là năm tận thế. Bạn học cùng lớp nói : “ Mi là thằng ích kỷ. Mi muốn là người chết cuối cùng của nhân loại.” Đến năm 2000, tôi mới chỉ 56 tuổi. Nhưng lúc đó mọi người đều tin rằng : năm 2000 là năm tận thế và mọi người đều phải chết, không ai có thể tránh khỏi. Tôi cũng tin như vậy, mặc dầu tôi không phải là người theo Thiên Chúa Giáo. Nhân loại tận thế như thế nào thì chẳng ai biết vì Thánh Kinh không nói rõ. Tôi cũng nghe nói nhà Tiên Tri Nostradamus (1503 – 1566) đã đoán trước về Họa Da Vàng. Ông đoán một trận chiến tranh giữa Phương Tây Da Trắng và Trung Hoa Da Vàng sẽ xảy ra và Phương Tây Da Trắng là nước thắng trận. Hơn bốn trăm năm sau ngày Nostradamus qua đời, trận chiến thực sự giữa Phương Tây Da Trắng và Trung Hoa Da Vàng vẫn chưa xảy ra.  Tôi nghĩ đó chỉ là tiên đoán viển vông cho ngày tận thế xảy ra trong tương lai. Tôi được xem một phim Ngày Tận Thế. Tôi không nhớ rõ câu chuyện xảy ra. Tôi chỉ nhớ cảnh nước cuốn người, nhà cửa và lửa cháy … Tôi nhớ, cuối cuốn phim chiếu một vị thiền sư thản nhiên ngồi uống trà trên núi Everett của rặng Hy Mã Lạp Sơn. Vị thiền sư này thản nhiên như vô sự trước tai họa tận thế của nhân loại. Sau này có nhiều phim về ngày tận thế nên tôi không còn bị ám ảnh về ngày tận thế.

Gần đến năm 2000, thế giới lại xôn xao về tận thế. Sự cố Y2K (hay còn gọi là sự cố năm 2000). Các chuyên gia máy tính cho biết đến năm 2000 bộ đếm thời gian trên máy tính sẽ ghi nhận đó là năm 1900.  Lý do là vì trước đó người ta chỉ lập trình hai chữ số đại diện cho ngày/tháng/năm. Vì vậy, ngày mùng 1 tháng Giêng năm 2000 (1/1/00) cũng sẽ được biểu thị giống với mùng 1 tháng Giêng năm 1900. Từ đó, rất nhiều lời dự đoán về những thảm họa do sự cố Y2K gây ra, như tàu hỏa đi chệch đường ray, máy bay bị rơi do hệ thống máy tính bị nhiễu loạn … và nhân loại sẽ bị tận thế. Nhưng may mắn thay, các chuyên gia trên toàn thế giới đã kịp sửa chữa các hệ thống máy tính nên đã không có thảm họa đáng kể nào xảy ra khi thế giới bước vào năm 2000.

Kể từ đó về sau không ai còn sợ nhân loại sẽ bị tận thế, mặc dầu có những tin, những đồn đoán về ngày tận thế sẽ xảy ra. Chẳng hạn Năm 2011, ở nước Mỹ đặc biệt là thành phố New York bỗng rộ lên tin đồn về ngày tận thế sẽ xảy ra vào ngày 21 tháng 5 năm 2011. Ông Harold Camping, 89 tuổi, Giám đốc Đài phát thanh Thiên chúa giáo và phụ trách trang web Family Radio khi đó dự đoán rằng, ngày 21 tháng 5 năm 2011 sẽ là ngày tận thế theo một công thức toán học phức tạp từ những con số được lặp lại nhiều trong kinh thánh. Nhiều người tin vào điều này và đã tình nguyện mặc áo phông, cầm tờ rơi, áp phích đi khắp các đường phố để khuyên mọi người hãy tận dụng vài ngày còn lại. Tuy nhiên, dự đoán của ông đã hoàn toàn sai,  ngày 21 tháng 5, trái đất vẫn chưa tận thế. Để chữa thẹn cho những đồn đoán sai của mình, ông cho biết, ông thực sự kinh ngạc khi ngày này qua đi mà thế giới vẫn nguyên vẹn và nói rằng : ông đã kiểm tra lại các lý thuyết mới và nói rằng Chúa đã ban phát cho con người thêm 5 tháng nữa, vì thế ngày tận thế sẽ là ngày 21 tháng 10 năm 2011.

Một tin đồn khác thì ngày 21 tháng 12 năm 2012 sẽ là ngày diệt vong của toàn nhân loại dựa theo sự kết thúc cuốn lịch của người Maya. Đó là thời khắc mà thời đại của chúng ta sẽ kết thúc để chuyển sang một thời đại mới. Ngoài ra, dự đoán về ngày tận thế ngày 21 tháng 12 năm  2012 này cũng gắn với một sự kiện thiên văn học có thật khi trái đất và mặt trời sẽ sắp thẳng hàng với tâm của giải thiên hà. Đến ngày 21 tháng 12 năm 2012 thế giới vẫn bình an.

Gần đây nhất, một đoạn video khẳng định ngày 29 tháng 7 năm  2016 sẽ là ngày tận thế của Trái Đất. Theo đó, Chúa Giê-su tái thế, hai cực Trái Đất sẽ đảo ngược dẫn đến một trận động đất dữ dội toàn cầu, mặt trời hóa đen và mặt trăng thì xoay tròn liên tục … Tuy nhiên, lời tiên đoán đã bị NASA bác bỏ, cho rằng nó không đúng sự thực và hiện tượng đảo cực hoàn toàn không mang lại hậu quả đáng sợ đến mức như vậy.

Isaac Newton dự đoán thế giới sẽ kết thúc vào năm 2060. Sinh năm 1643, Isaac Newton được coi là một chuyên gia về thần học. Ông đã dành cả đời để nghiên cứu về Chúa và tôn giáo. Ông cũng là một nhà khoa học với nhiều phát kiến vĩ đại, trong đó có thuyết vạn vật hấp dẫn. Dự đoán của nhà khoa học vĩ đại Isaac Newton vừa được phát hiện trong một tài liệu viết tay của ông. Các nhà khoa học mới đây đã phát hiện một tài liệu viết tay của nhà khoa học Isaac Newton có tiêu đề "Jehovah Sanctus Unus". Trong tài liệu này, ông đã dự đoán thế giới hiện tại sẽ kết thúc vào năm 2060 và trái đất một lần nữa trở thành “Vương quốc của Chúa”. Dự đoán của Newton được tiết lộ trong cuốn sách mới xuất bản của nhà thiên văn học người Áo Florian Freistetter. Nhà thiên văn học Freistetter viết : “Đối với Newton, năm 2060 sẽ là một sự khởi đầu mới, có thể kèm theo chiến tranh và thảm họa”. Florian Freistetter cho biết nhà khoa học Isaac Newton tin vào các sự kiện tương lai đã được “Chúa an bài”.

Dự báo về ngày tận thế xa nhất là dự báo của đại danh họa Leonardo da Vinci  được giải mã sau những phân tích mới nhất về kiệt tác Last Supper (Bữa Tối Cuối Cùng) của ông. Da Vinci bắt đầu vẽ bức The Last Supper vào năm 1495 và kết thúc vào năm 1498.  Leonardo da Vinci được coi là một trong số những thiên tài vĩ đại nhất thế giới. Ngoài bức họa nổi tiếng về nàng Mona Lisa, kiệt tác Bữa Tối Cuối Cùng của Da Vinci cũng được quan tâm đặc biệt vì thông điệp ngày tận thế được mã hóa ẩn trong đó.

https://i.khoahoc.tv/photos/image/2019/05/17/The-Last-Supper.jpg

Tác phẩm Last Supper (Bữa tối cuối cùng).

Kiệt tác "The Last Supper" mô tả bữa tối cuối cùng của Chúa Jesus với các tông đồ, được cho là bức tranh bị sao chép nhiều nhất. Phân tích mới nhất về bức họa này cho thấy có một thông điệp tai họa ẩn trong nó. Đó là thời điểm chính xác mà thế giới bị hủy diệt. Sau khi phân tích kỹ bức tranh trên, một nhà nghiên cứu Vatican cho biết, Leonardo da Vinci đã dự báo rằng ngày tận thế sẽ diễn ra vào ngày 1 tháng 11 năm 4006. Nhà nghiên cứu Sabrina Sforza Galitzia cho biết, cửa sổ hình bán nguyệt phía trên Chúa Jesus chứa đựng câu đố về chiêm tinh và toán học mà bà đã giải mã được. Chuyên gia hội họa người Italia trên cho hay, Leonardo da Vinci đoán rằng ngày tận thế sẽ xảy ra trong một trận đại hồng thủy toàn cầu, bắt đầu vào ngày 21 tháng  3 năm 4006 và kết thúc vào ngày 1 tháng  11 cùng năm. Các tài liệu cho thấy, Da Vinci tin rằng điều đó sẽ đánh dấu sự khởi đầu mới đối với loài người, Sforza Galitzia cho hay. Sforza Galitzia làm việc tại cơ quan lưu trữ văn thư của Vatican. Người phụ nữ này từng nghiên cứu các bản thảo gốc của Da Vinci khi làm nghiên cứu tại Đại học California.

Đa số con người không còn sợ hay nghĩ nhiều về ngày tận thế. Chỉ có một ít nhỏ nhoi người có tiền của còn bị ám ảnh bởi ngày tận thế. Cho nên một số căn hộ ngày tận thế nằm trong hệ thống hầm trú ẩn có khả năng chống lại thiên tai, cách ly với dịch bệnh và thách thức với sự tấn công của vũ khí hạt nhân có giá khoảng 3 triệu USD một căn, chưa xây xong đã bán hết. 

Gần đây nhiều sự kiện xảy ra như thảm họa môi trường, bão tsunami, hạn hán, dịch bệnh do virus cúm gà, virus covid - 19,….. đã cho con người thấy rằng : chính con người gây ra tai họa nên con người phải lãnh hậu quả do mình làm ra, không phải do sự trừng phạt của thượng đế. Những đồn đoán về ngày tận thế khẩn thiết được đưa ra. Đồn đoán về tận thế này không dựa trên kinh thánh hay của các chiêm tinh gia mà của các nhà khoa học. Các nhà khoa học đã khẩn thiết kêu gọi mọi người hãy thức tỉnh nếu không ngày tận thế chắc chắn sẽ xảy ra một ngày không xa. Chẳng hạn nhà khoa học James Lovelock dự đoán  80% khả năng con người sẽ diệt vong vào năm 2100. Ông hình dung về sự kết thúc của nhân loại, sẽ chỉ còn vài cặp đôi sống sót ở Bắc cực vào cuối thế kỷ 21. Hơn 10 năm trước, khi nhiệt độ tháng 7 tăng cao kỷ lục, James Lovelock đã phát biểu trên tờ The Guardian rằng, 80% sự sống con người trên Trái đất sẽ bị diệt vong vào năm 2100. Nguyên nhân là bởi sự biến đổi khí hậu.

Cơ quan NASA lại có ưu tư khác về lý do ngày tận thế. Bà Michelle Thaller - trợ lý giám đốc truyền thông khoa học tại NASA, đã chia sẻ một trong những dấu hiệu đáng tin cậy nhất cho thấy ngày tận thế đang đến trên trang web Big Think.  Bà Thaller nói rằng NASA không phải là cơ quan duy nhất quan sát bầu trời và tìm kiếm các mối đe dọa tiềm tàng, còn có các nhà thiên văn học trên khắp thế giới đang làm điều tương tự, nên sẽ không thể che giấu sự thật về một thảm họa sắp xảy ra. "Trong trường hợp thậm chí có khả năng xảy ra "va chạm xấu" giữa Trái đất và tiểu hành tinh, NASA sẽ thông báo cho không chỉ chính quyền, mà cả giới truyền thông", bà Thaller cho biết. Nhà khoa học lưu ý rằng NASA hiện đang nghiên cứu các phương pháp để không chỉ thông báo về các mối đe dọa tiềm ẩn, mà còn để ngăn chặn chúng. Bà Thaller giải thích rằng có thể thay đổi quỹ đạo của các vật thể không gian và khiến chúng không đâm thẳng xuống Trái đất. Năm ngoái, NASA đã trình bày "Kế hoạch hành động và chiến lược chuẩn bị vật thể gần Trái đất" của mình, nhằm mục đích tìm kiếm, theo dõi và ngăn chặn các vật thể nguy hiểm tiềm tàng có thể tấn công Trái đất và dẫn đến sự hủy diệt hàng loạt. Hiện tại có khoảng 25.000 tiểu hành tinh trong Hệ Mặt Trời đủ lớn để gây thiệt hại lớn cho hành tinh của chúng ta.

Tóm lại tận thế là có thật. Tận thế đến sớm hay muộn là do con người.

Hai nguyên nhân chính khiến nhân loại tận thế : 

Thảm Họa Môi trường

Hơn bao giờ hết thế giới đang đứng trước nguy cơ 10 thảm họa đe dọa con người và trái đất và nếu không có sự phối hợp của toàn cầu để giải quyết thì nguy cơ tuyệt chủng không phải là một tương lai quá xa xôi. Những thảm họa môi trường do con người gây ra có thể đẩy chính họ đến nguy cơ tuyệt chủng. Theo các nhà khoa học 10 thảm họa đó là :

1. Đất đai bị suy thoái

2. Sự biến đổi khí hậu, cạn kiệt nguồn năng lượng và hiệu ứng nhà kính đang đe dọa toàn nhân loại

3. Giảm tính đa dạng động thực vật

4. Diện tích rừng giảm sút

6. Ô nhiễm hoá chất

7. Đô thị hoá vô tổ chức

8. Diện tích mặt biển và đại dương sẽ tăng quá mức

9. Không khí bị ô nhiễm nặng nề

10. Lỗ thủng tầng ozon ngày càng rộng ra ở vùng cực.

Chiến Tranh Thế Giới

Những sự kiện xảy ra giữa Mỹ và Trung Hoa khiến người ta lo ngại trận chiến giữa hai cường quốc sẽ xảy ra. Trung Hoa muốn làm chủ biển Đông, soán ngôi chúa tể và trả thù cho thế kỷ trước, Trung Hoa đã bị phương Tây xâu xé, khinh bỉ. Hoa Kỳ quyết giữ vị thế cường quốc số 1 trên thế giới. Nhà tiên tri Nostradamus đã đoán đúng về Họa Da Vàng và chiến tranh giữa Trung Hoa và Phương Tây sẽ xảy ra. Nhưng người ta nghi ngờ về kết luận của ông rằng người Phương Tây thắng trận.

Nga xâm lăng Ukraine. Ông Putin nói ai đe dọa Nga sẽ lãnh hậu quả chưa từng có, khiến các báo châu Âu bình luận rằng đây là cách ông Putin cảnh cáo các nước ủng hộ Ukraine rằng : Nga sẵn sàng dùng vũ khí hạt nhân. Tổng thống Vladimir Putin nói ông đã ra lệnh cho quân đội Nga đặt các lực lượng hạt nhân của họ trong tình trạng "báo động đặc biệt" để đáp lại cái mà ông mô tả là “sự hung hãn” của NATO. Đáp trả lời đe dọa của ông Putin, bộ trưởng Le Drian đã nói trên kênh TF1 của Pháp rằng Nga "cần biết Nato là một liên minh có vũ khí nguyên tử". Chiến trường Ukraine mỗi lúc mỗi căng thẳng bởi vì có vẻ như Nga, khối NATO đều không nhượng bộ lẫn nhau tại Ukraine. Cả hai phe đều đẩy lẫn nhau vào chân tường, chiến tranh nguyên tử có nguy cơ xảy ra.

Như vậy chiến tranh thế giới thứ 3 có thể xảy ra vì Mỹ - Trung, cũng có thể vì Nga – Nato. Nhiều người cho rằng nếu thế chiến thứ 3 xảy ra thì thế chiến thứ 4 con người sẽ lấy đá ném nhau. Họ muốn nói chẳng có bên nào thắng hay bên nào thua cả, kết quả thế chiến thứ 3 là con người sẽ trở về thời đồ đá … nghĩa là tận thế.

Những nguyên nhân khác 

Những nguyên nhân khác sau đây cũng có thể là ngòi lửa gây ra tận thế cho loài người :

Nạn Nhân Mãn

Nếu tỷ suất sinh hiện nay tiếp diễn, năm 2050 tổng dân số thế giới sẽ là 11 tỷ người, với 169 triệu người tăng thêm mỗi năm. Tuy nhiên, tỷ suất sinh đã giảm trong nhiều thập kỷ, và các con số cập nhật của Liên hiệp quốc dự đoán dân số thế giới sẽ đạt 9.2 tỷ người khoảng năm 2050. Dân số thế giới hiện nay là 6 tỷ mà đã cảm thấy trái đất chật hẹp.  

Theo các nhà khoa học một số vấn đề gắn liền hay trở nên trầm trọng hơn bởi sự quá tải dân số loài người:

  1. Thiếu nước sạch

  2. Suy giảm các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là nhiên liệu hóa thạch

  3. Tăng mức độ ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước, ô nhiễm đất và ô nhiễm tiếng ồn

  4. Phá rừng và mất hệ sinh thái

  5. Thay đổi thành phần khí quyển và hậu quả nóng lên toàn cầu

  6. Mất đất canh tác không thể phục hồi và sa mạc hoá

  7. Nhiều giống loài bị tuyệt chủng

  8. Tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh và trẻ em cao.

  9. Tăng cơ hội phát sinh của bệnh dịch và dịch lớn

  10.  Đói, suy dinh dưỡng

  11.  Các điều kiện sống mất vệ sinh vì suy giảm nguồn nước, tình trạng xả nước thải và chất thải rắn không qua xử lý

  12.  Tỷ lệ tội phạm cao

  13.  Xung đột về các nguồn tài nguyên đang cạn kiệt, dẫn tới gia tăng các nguy cơ chiến tranh.

Vật Thể và Hành Tinh Đâm Thẳng Vào Trái Đất  

NASA được quốc hội Hoa Kỳ ủy thác cho nhiệm vụ phát hiện, theo dõi và phân loại mọi NEO có đường kính ít nhất 1 km, do sự va chạm của chúng với Trái Đất có thể gây ra một thảm họa lớn cho hành tinh. Tính đến tháng 8 năm 2012, đã phát hiện được 848 tiểu hành tinh gần Trái Đất có đường kính lớn hơn 1 km, 154 trong số chúng có khả năng gây nguy hiểm tiềm ẩn (PHAs). Năm 2006 các nhà thiên văn ước lượng rằng còn khoảng 20% tiểu hành tinh gần Trái Đất chưa được phát hiện. Chương trình NEOWISE công bố kết quả vào năm 2011, rằng khoảng 93% vật thể NEA có đường kính lớn hơn 1 km đã được tìm thấy và chỉ còn 70 tiểu hành tinh nguy hiểm chưa bị phát hiện.

Sát thủ không gian đang hướng về phía trái đất. Các chuyên gia đang theo dõi thiên thạch khổng lồ lao về phía trái đất với tốc độ lên đến 57.240 km/giờ. Dự báo một thiên thạch khổng lồ sắp bay sượt qua trái đất. Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đang theo dõi thiên thạch 2002 PZ39 có đường kính gần 1km đang lao về phía trái đất với tốc độ 57.240 km/giờ. Theo dự báo, thiên thạch này sẽ “tiếp cận gần” với trái đất vào khoảng 11 giờ 5 ngày 15.2 (giờ GMT) năm 2002. Tờ Daily Express dẫn thông tin từ NASA cho biết bất cứ thiên thạch nào với kích cỡ tương tự đều có khả năng “xóa sổ” hàng triệu người nếu lao xuống trái đất. Theo NASA: “Thiên thạch có kích cỡ từ 25 - 1.000 m lao vào trái đất sẽ gây thiệt hại tại khu vực tác động. Chúng tôi tin rằng những thiên thạch từ 1 - 2 km sẽ có tác động toàn cầu”. Khả năng hủy diệt này từng được đề cập trong báo cáo năm 2018 của Nhà Trắng về các vật thể gần trái đất (NEO), bao gồm các tiểu hành tinh, sao chổi và thiên thạch lớn. Kế hoạch quốc gia về chiến lược và hành động sẵn sàng đối phó các vật thể gần trái đất của Mỹ cảnh báo rằng các thiên thạch có đường kính lên đến 1km có thể kích hoạt một chuỗi hủy diệt trong thiên nhiên. Theo đó, nó có thể gây động đất, sóng thần và tác động thứ cấp vượt xa khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp. 

Tôn Giáo

Jerusalem – Mảnh Đất Tranh Chấp Của Ba Tôn Giáo : Cơ Đốc Giáo, Do Thái Giáo, Hồi Giáo. Cả ba tôn giáo đều tuyên bố Jerusalem là thánh địa và là nguyên nhân suốt ba ngàn năm lịch sử với hàng loạt cuộc chiến tranh đẫm máu và tàn khốc kéo dài cho đến tận ngày nay. Do đó bất kỳ một sự thay đổi nào cũng sẽ thổi bùng ngọn lửa dẫn đến chiến tranh. Trong một thông điệp được gởi đi vào rạng sáng ngày 17 tháng 12 năm 2017, tổng thống Donald Trump sẽ công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel và chuyển Đại Sứ Quán tới địa điểm này. Quyết định của tổng thống Trump đã nổi lên một làn sóng phản kháng dữ dội trong thế giới Ả Rập đặc biệt là Palestine. Theo những người Palestine thì Jerusalem thuộc về họ và nghị quyết 58 năm 1992 của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc cũng khẳng định rằng người Palestine có chủ quyền với Đông Jerusalem. Do đó tổng thống Trump sẽ gặp phải rất nhiều trở ngại và có thể gây ra chiến tranh lớn khi thực hiện tuyên bố của mình.

Dân Tộc Chủ Nghĩa

Đại dịch Covid-19 cho thấy: không có sự cộng tác giữa các quốc gia với nhau. Ngày nay tinh thần dân tộc chủ nghĩa lớn mạnh. Tranh chấp lãnh thổ diễn ra ở nhiều nơi như ở biển đông, tranh chấp Ấn Hồi về lãnh thổ Caschemir, tranh chấp Trung Ấn …. Tinh thần cực hữu bài ngoại lớn mạnh ở Tây Âu. Tinh thần dân tộc chủ cũng là ngòi lửa cho cuộc chiến lớn.

Kết Luận

Để giải quyết vấn đề tận thế, kéo dài tuổi thọ của trái đất. Những giải pháp sau đây có thể giúp cho con người sống bình an và thoát khỏi tận thế :

Cầu Nguyện

Cầu nguyện không phải để van xin Thượng Đế ban cho hay cứu giúp chấm dứt tai họa cho địa cầu. Cầu nguyện cũng phải là thái độ ươn hèn chấp nhận thất bại. Cầu nguyện với trái tim khát khao hoàn thiện các đức tính của thánh hiền, để trừ khử những xấu ác và làm phát khởi những đức tính hiền thiện trong chính tự thân mình. Cầu nguyện để được thánh hiền truyền sức mạnh niềm tin và cảm xúc hứng khởi cho người cầu nguyện hành động thánh thiện trong cuộc đời. Bất cứ khi nào ta nhận được niềm tin và cảm xúc hứng khởi từ hành động và nhân cách cao thượng của ai đó, rồi hành động thiện lợi trong cuộc đời thì khi đó ta có thể nói rằng người đó đã ban cho ta. Mọi người cầu nguyện để tiến đến tinh thần : Từ Bi Hỉ Xả, Bác Ái Công Bằng của các tôn giáo. Mọi người sống trong tình thương yêu, đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau. Thế giới làm gì còn cảnh kỳ thị. Thế giới làm gì còn chiến tranh. 

Giảm Ô Nhiễm Môi Trường

Giảm ô nhiễm môi trường là một vấn đề vô cùng quan trọng đối với sự sống của trái đất, sức khỏe và sự hưng thịnh của loài người. Không khí chúng ta hít thở chứa đầy các chất gây ô nhiễm độc hại. Đại dương và các nguồn nước bị đầu độc bởi hóa chất. Nếu không được ngăn chặn, ô nhiễm môi trường sẽ khiến hành tinh của chúng ta mất dần đi vẻ đẹp, sức sống và sự đa dạng của nó.

Con người, con vật và thiên nhiên cây cối nương tựa vào nhau để sống hạnh phúc và trường tồn. Con người không phá hoại thiên nhiên cây cối, không giết, không ăn loài vật hoang dã để có cuộc sống an bình không có nhiều thiên tai, bệnh tật và kéo dài tuổi thọ của trái đất.

Định cư ngoài Trái Đất

Các nhà khoa học đã nghĩ đến việc đưa con người sinh sống ngoài trái đất. Trong thập niên 1970, Gerard O'Neill đã đề xuất xây những nơi sinh sống ngoài vũ trụ có thể đáp ứng gấp 30,000 lần khả năng của Trái Đất chỉ bằng cách sử dụng vành đai tiểu hành tinh và rằng cả hệ mặt trời có khả năng đáp ứng cho sự gia tăng dân số như hiện tại trong hàng nghìn năm nữa. Marshall Savage (1992, 1994) đã dự đoán tới năm 3000 một dân số loài người tới 5 lũy thừa 30 trong cả hệ mặt trời, đa số sống trong vành đai tiểu hành tinh. Arthur C. Clarke, một người ủng hộ Savage nhiệt thành, đã cho rằng tới năm 2057 sẽ có người ở trên Mặt Trăng, Sao Hoả, Europa, Ganymede, Titan và trong quỹ đạo quanh Sao Kim, Sao Hải Vương và Diêm Vương. Freeman Dyson (1999) coi vành đai Kuiper là một ngôi nhà trong tương lai của nhân loại, cho rằng điều này sẽ xảy ra trong vài thế kỷ nữa. Trong cuốn Mining the Sky, John S. Lewis cho rằng các nguồn tài nguyên trong hệ mặt trời đủ cung cấp cho 10 mũ 16 (10^16) người.

Sống Thanh Thản

Chưa ai biết Ngày Tận Thế xảy ra lúc nào. Nếu xảy ra thì xảy ra bất ngờ và rất nhanh. Mọi người đều chết, không ai sống. Không ai phải nằm bất động, hôn mê, đau đớn trong bệnh viện hàng tháng, hàng năm vì bệnh tật. Vậy thì có chi phải lo lắng sợ hãi. Cứ thanh thản hưởng nhàn như cụ Nguyễn Công Trứ. Cụ vạch rõ chữ nhàn rất dễ kiếm, ai cũng có thể có, dễ như thế mà mấy ai từ xưa đến nay tìm ra được. Cụ Nguyễn Công Trứ thể hiện triết lý nhàn của cụ trong bài ca trù Chữ Nhàn :

   
Chữ Nhàn

Thị tại môn tiền náo,
Nguyệt lai môn hạ nhàn.
So lao tâm lao lực cũng một đàn,
Người trần thế muốn nhàn sao được?
Nên phải giữ lấy nhàn làm trước,
Dẫu trời cho có tiếc cũng xin nài.
Cuộc nhân sinh chừng bảy tám chín mười mươi,
Mười lăm trẻ, năm mươi già, không kể.
Thoắt sinh ra thì đà khóc chóe,
Trần có vui sao chẳng cười khì?
Khi hỷ lạc, khi ái dục, lúc sầu bi,
Chứa chi lắm một bầu nhân dục.
Tri túc, tiện túc, đãi túc, hà thời túc,
Tri nhàn, tiện nhàn, đãi nhàn, hà thời nhàn?
Cầm kỳ thi tửu với giang san,
Dễ mấy kẻ xuất trần xuất thế.
Ngã kim nhật tại tọa chi địa,
Cổ chi nhân tằng tiên ngã toạ chi.
Ngàn muôn năm âu cũng thế ni,
Ai hay hát mà ai hay nghe hát?
Sông Xích Bích buông thuyền năm Nhâm Tuất,
Để ông Tô riêng một thú thanh tao.
Chữ nhàn là chữ làm sao?

                                                                       

Quang Già Cơ

3/1/22

Tại sao Vladimir Putin đã thua trong cuộc chiến này?

*by Yuval Noah Harari (The Guardian)


 Chưa đầy một tuần diễn ra cuộc chiến, dường như ngày càng có nhiều dấu hiệu cho thấy Vladimir Putin đang hướng tới một thất bại lịch sử. Ông ta có thể thắng tất cả các trận chiến nhưng lại thua cuộc chiến. Giấc mơ xây dựng lại đế chế Nga của Putin luôn nằm trên lời nói dối rằng Ukraine không phải là một quốc gia thực sự, rằng người Ukraine không phải là một dân tộc thực sự và cư dân của Kyiv, Kharkiv và Lviv khao khát sự cai trị của Moscow. Đó hoàn toàn là một lời nói dối - Ukraine là một quốc gia có hơn một nghìn năm lịch sử và Kyiv đã là một đô thị lớn khi Moscow ngay cả còn chưa phải là một ngôi làng. Nhưng kẻ chuyên quyền Nga đã nói dối rất nhiều lần đến nỗi chính ông ta cũng tin vào điều đó.

Khi lên kế hoạch cho cuộc xâm lược Ukraine, Putin có thể tin tưởng vào nhiều sự kiện đã biết. Ông ta biết rằng về mặt quân sự, nước Nga đang lấn át Ukraine. Ông biết rằng Nato sẽ không gửi quân đến giúp Ukraine. Ông biết rằng sự phụ thuộc của châu Âu vào dầu khí của Nga sẽ khiến các quốc gia như Đức do dự về việc áp đặt các biện pháp trừng phạt cứng rắn. Dựa trên những sự kiện đã biết này, kế hoạch của ông là tấn công Ukraine một cách mạnh mẽ và nhanh chóng, chặt đầu chính phủ của nước này, thành lập chế độ bù nhìn ở Kyiv, và loại bỏ cơn thịnh nộ bất lực của các lệnh trừng phạt của phương Tây.

Lính Ukraine hôn từ giả vợ và đứa con còn trong bào thai
để lên đường ra mặt trận
.
Nhưng có một ẩn số lớn về kế hoạch này. Như người Mỹ đã học ở Iraq và người Liên Xô đã học ở Afghanistan, việc chinh phục một quốc gia dễ dàng hơn nhiều so với việc nắm giữ nó. Putin biết mình có đủ sức mạnh để chinh phục Ukraine. Nhưng liệu người dân Ukraine có chấp nhận chế độ bù nhìn của Moscow không? Putin đã đánh cược rằng họ sẽ làm được. Rốt cuộc, như ông ta đã nhiều lần giải thích cho bất kỳ ai sẵn sàng lắng nghe, Ukraine không phải là một quốc gia thực sự và người Ukraine không phải là một dân tộc thực sự. Năm 2014, người dân ở Crimea hầu như không chống lại quân xâm lược Nga. Tại sao năm 2022  phải khác
 đi?

Mỗi ngày trôi qua, người ta càng thấy rõ rằng canh bạc của Putin đang thất bại. Người dân Ukraine đang chiến đấu với tất cả trái tim của họ, giành được sự ngưỡng mộ của toàn thế giới - và chiến thắng trong cuộc chiến. Nhiều ngày đen tối ở phía trước. Người Nga vẫn có thể chinh phục toàn bộ Ukraine. Nhưng để giành chiến thắng trong cuộc chiến, người Nga sẽ phải cầm chân Ukraine, và họ có thể làm được điều đó chỉ khi người Ukraine để họ làm. Điều này dường như ngày càng khó xảy ra.

Mỗi xe tăng Nga bị phá hủy và mỗi người lính Nga thiệt mạng đều làm tăng lòng dũng cảm kháng cự của người Ukraine. Và mỗi người Ukraine bị giết càng làm sâu thêm lòng căm thù của người Ukraine. Hận thù là cảm xúc xấu xa nhất. Nhưng đối với các quốc gia bị áp bức, lòng căm thù là một kho tàng ẩn giấu. Chôn sâu trong tim, có thể trường tồn kháng chiến qua nhiều thế hệ. Để thiết lập lại đế chế Nga, Putin cần một chiến thắng tương đối không đổ máu dẫn đến một nền hòa bình tương đối không có đất. Với việc đổ ngày càng nhiều máu của người Ukraine, Putin chắc chắn rằng giấc mơ của mình sẽ không bao giờ thành hiện thực. Đó sẽ không phải là tên của Mikhail Gorbachev được viết trên giấy chứng tử của đế chế Nga: đó sẽ là tên của Putin. Gorbachev để lại cho người Nga và người Ukraine cảm giác như anh em ruột thịt; Putin đã biến họ thành kẻ thù và bảo đảm rằng quốc gia Ukraine sau này sẽ khẳng định mình đối lập với Nga.

Các quốc gia cuối cùng được xây dựng dựa trên những câu chuyện. Mỗi ngày trôi qua lại thêm nhiều câu chuyện mà người Ukraine sẽ kể không chỉ trong những ngày đen tối phía trước mà còn trong nhiều thập kỷ và thế hệ sau. Tổng thống từ chối chạy khỏi thủ đô, nói với Mỹ rằng ông ta cần đạn dược, không phải bỏ chạy, những người lính từ Đảo Rắn, những người đã nói với một tàu chiến Nga "hãy cút đi"; Những người dân thường cố gắng ngăn chặn xe tăng Nga bằng cách ngồi trên đường đi của họ. Đây là thứ mà các quốc gia được xây dựng từ đó. Về lâu dài, những câu chuyện này còn hơn cả xe tăng.

Kẻ chuyên quyền Nga cũng như bất cứ ai cũng biết điều này. Khi còn nhỏ, ông ta lớn lên trong chế độ ăn kiêng với những câu chuyện về sự dũng cảm của người Nga trong cuộc vây hãm Leningrad. Giờ đây, ông ta đang tạo ra nhiều câu chuyện như vậy hơn, nhưng nhập vai mình vào vai Hitler.

Những câu chuyện về lòng quả cảm của người Ukraine mang lại quyết tâm không chỉ cho người dân Ukraine, mà cho cả thế giới. Họ mang lại sự can đảm cho chính phủ của các quốc gia châu Âu, cho chính quyền Hoa Kỳ, và ngay cả cho các công dân bị áp bức của Nga. Nếu người Ukraine dám dùng tay không để chặn xe tăng, thì chính phủ Đức có thể cung cấp cho họ một số hỏa tiễn chống tăng, chính phủ Mỹ có thể dám cắt đứt Swift của Nga, và công dân Nga có thể dám thể hiện sự phản đối của họ đối với điều vô nghĩa này. chiến tranh.
Thật không may, cuộc chiến này có thể sẽ còn kéo dài. Nhưng vấn đề quan trọng nhất đã được quyết định. Những ngày qua đã chứng minh cho toàn thế giới thấy rằng Ukraine là một quốc gia thực sự, rằng người Ukraine là một dân tộc thực sự và họ chắc chắn không muốn sống dưới một đế chế mới của Nga. Câu hỏi chính còn bỏ ngỏ là mất bao lâu để thông điệp này xuyên qua các bức tường dày của Điện Cẩm Linh!?

*Yuval Noah Harari là nhà sử học và tác giả của Sapiens: Lược sử loài.
 
NSNam (phỏng dịch)

1/14/22

Lý Quang Diệu viết về chiến lược “Thao quang dưỡng hối” của TQ

Posted on 10/12/2014 by The Observer

Bài đăng lại
Nguồn: Lee Kuan Yew (2013). “Tao guang yang hui”(韜 光 養 晦), in L.K. Yew, One Man’s View of the World (Singapore: Straits Times Press), pp. 28-50.


Tôi gặp Tập Cận Bình lần đầu tiên ở Đại lễ đường Nhân dân trong một chuyến thăm Bắc Kinh vào tháng 11 năm 2007. Ban đầu tôi không yêu cầu gặp ông ta. Tôi đã đề nghị gặp một người khác, nhưng rồi người ta sắp xếp cho tôi gặp ông, như vừa nói. Họ coi ông ở vị trí cao trong danh sách ưu tiên. Đó là lần đầu tiên ông ấy gặp một vị lãnh đạo nước ngoài sau khi được bổ nhiệm vào Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc, một động thái rõ ràng để ám chỉ với thế giới rằng người ta đã dự kiến để ông tiếp quản vị trí của Hồ Cẩm Đào.

8/10/21

DÂN CHỦ THOÁI TRÀO

Hoàng Ngọc Nguyên


Giới chính luận trong thời gian gần đây đã bàn nhiều về “hiện tượng” dân chủ suy thoái đến mức nguy hiểm ở Mỹ. Và ý kiến của nhiều người khi tìm hiểu hay nhận định về nguyên nhân chú mục về sự suy yếu của truyền thông trong sự tìm kiếm và bảo vệ chân lý. Trong cuộc chiến phá hoại dân chủ này nổi lên “người hùng” NPD Donald Trump!

Dân chủ hàm xúc một ý nghĩa rộng lớn khi ta nói về những giá trị dân chủ, chính trị dân chủ, cơ chế, định chế dân chủ, pháp luật dân chủ, quyền dân chủ... Nhưng thông thường, khi nói đến những giá trị hay nguyên tắc dân chủ, ta nói về một chính phủ dân cử (một chính phủ của dân, do dân, vì dân – do đó ngưòi dân vừa có quyền vừa có nghĩa vụ đi bầu); một cơ chế tam quyền phân lập (lập pháp, hành pháp, tư pháp) có khả năng kiểm soát qua lại (checks and balance) để tránh sự lạm dụng; một hệ thống nhà nước pháp trị (rule of law) để tránh sự độc tài hay lạm quyền; sự bình đẳng của con người trong xã hội (equality) và trước pháp luật; quyền tự do cá nhân về phát biểu, hội họp...

Và cũng đương nhiên, khi nói về dân chủ đặc biệt ở Mỹ, chúng ta cũng phải nói đến vai trò và trách nhiệm của truyền thông chính lưu (truyền hình, báo chí...) trong việc cung cấp những thông tin, phản ảnh những đường lối chính sách của chính phủ (bao gồm cả ba ngành) cùng nhận định, tranh luận, phê phán... những đường lối chính sách đó. Không có vai trò tích cực đó, người dân sẽ bị “mù” (chẳng hiểu nhà nước đang làm gì, nhằm mục đích gì), bị “điếc” (không nghe được gì), và bị “câm” (không nói lên được ý kiến của mình). Chỉ có báo chí tự do mới có đối lập thực sự - vốn là nền tảng của một nền dân chủ pháp trị.

Nước Mỹ vẫn tự hào có một nền dân chủ hàng đầu trên thế giới. Ngọn đuốc sáng về dân chủ cho toàn cầu. Và đó cũng là một trong những lý do Mỹ vẫn được xem là nước lãnh đạo Thế giới Tự do trong chiến tranh lạnh chống cộng sản quốc tế kéo dài hơn 40 năm - nếu không nói chống độc tài, phát xít trong hai thế chiến đệ nhất và đệ nhị. Nước Mỹ trẻ trung này vẫn có một hiến pháp dân chủ lâu đời nhất thế giới (có lẽ vì vậy mà người ta không muốn tu sửa, như gìn giữ một món đồ cổ?) nhấn mạnh ở tính dân cử của chính quyền và dân quyền của công dân. Dân chủ của Mỹ cũng có ý thức cảnh giác cao độ về sự lạm dụng của quyền lực, của thế đa số. Bởi thế cơ chế chính trị liên bang và tiểu bang khá phức tạp (chẳng thế thì đã chẳng có Nội Chiến 1861), và chính trị của Mỹ cũng phức tạp theo đó. Ví dụ như Đảng Dân Chủ nhân danh “của dân, do dân, vi dân” nên chủ trương tăng cường khả năng (ngân sách) chính phủ lo cho dân bằng cách đòi hỏi giới lợi tức cao phải đóng góp thêm, trong khi đảng Cộng Hòa vốn chủ trương “kềm chế chính quyền” để chống sự lạm dụng dân quyền cho nên chống việc tăng thuế nhắm vào lớp trên, đồng thời tìm cách bó tay chính phủ chi cho lớp dưới bằng quyền chuẩn chi ngân sách...

Nói về sự suy đồi dân chủ, điều này thực ra đang diễn ra nơi nơi từ lâu nay. Những mong đợi lạc quan một thời thế kỷ 21 sẽ mở ra một chương mới cho dân chủ toàn cầu nay đã trở thành thất vọng chán ngán. Sự cáo chung của chiến tranh lạnh đã mở ra một chương mới, như mở nắp hộp Pandora, bao nhiêu thế lực ma quỉ nổi lên. Nga, Tàu và cả Hồi giáo đều muốn giành quyền viết lại trật tự thế giới mới, trong khi Mỹ cứ loay hoay không xác định được lối đi: duy trì trật tự cũ hay xây dựng trật tự mới? Cựu Tổng thống Donald Trump là một sản phẩm rất thích hợp của thời thế nhiễu nhương. Nhiều nhà phân tích chính trị đã chỉ ra rằng Trump muốn đi vào lịch sử như một người lãnh đạo độc tài đầu tiên của nước Mỹ - tương ứng và tương xứng với Vladimir Putin của Nga, Tập Cận Bình của Tàu, cho dù ông ta đương nhiên chẳng hề đọc “Tam Quốc Chí” để hiểu rằng Ngụy, Ngô, Thục cuối cùng cũng rã đám. Cứ xem cách ông hành động và lôi kéo khối quần chúng cử tri da trắng thượng đẳng đi theo ông trong bốn năm 2017-2020 thì chúng ta có thể thấy rõ điều này.

Sự vô hiệu của nền dân chủ Mỹ trong việc xây dựng một chế độ chính trị lành mạnh, tạo được sự đoàn kết, hợp tác của toàn dân để giải quyết những vấn đề của đất nước - ngắn hạn cũng như lâu dài – đã nổi bật khi tình hình tệ hại đến mức không thể xấu hơn được dưới thời Trump: biên giới Mỹ Mễ dài cả 3.200 cây số, Trump wall chỉ xây được vài chục kilômét làm kiểng trong khi hàng ngàn trẻ em bị mất cha mất mẹ; chủng tộc ngày càng phân hóa bởi vì chủ nghĩa Ku-Klux-Klan đang sống dậy trong hàng ngũ những người da trắng “rác rưởi” (white trash), đến mức nay người da vàng có lý do để sợ bị nhầm là người Hoa khi ra đường; bạo lực súng đạn và nạn xả súng vào đám đông (mass shootings) là “chuyện thường ngày ở huyện”, cùng với sự bạo hành của cảnh sát da trắng thường nhắm vào người da đen; và Trump là tổng thống Cộng Hòa đầu tiên chưa hề nói chuyện với lãnh đạo đảng Dân Chủ và tạo ra tình trạng cắt chiếu giữa hai chính đảng... Sự lạm quyền, lạm dụng dân chủ của Trump thể hiện rõ qua cách ông để cho Putin lấn át Mỹ trên trường quốc tế và xóa bỏ trật tự quốc tế mà Mỹ đã bao đời xây dựng. Ông cũng là tổng thống đầu tiên chỉ trong một nhiệm kỳ chịu ba lần luận tội truất bãi của Quốc Hội. Sự bao che, dung túng tội phạm của đảng Công Hòa tại lưỡng viện đã nói rõ dân chủ của Mỹ què quặt thế nào!

Thực ra, khi một người như Trump nhất quyết ém nhẹm hồ sơ thuế của mình được bầu làm tổng thống mặc dù ông ta thua bà Clinton rõ ràng ở số phiếu phổ thông, giới thức giả hẳn phải ưu tư, lo lắng cho dân chủ Mỹ! Cử tri Mỹ đang có vấn đề gì? Cơ chế chính trị của Mỹ hỏng đến mức nào? Ông cũng là tổng thống độc nhất vô nhị của nước Mỹ khi gọi thẳng mặt báo giới là “kẻ thù của nhân dân” (enemy of the people), biện minh cho việc ông từ nhỏ đến lớn không hề đọc báo. Ông vẫn xem báo giới chính lưu là kẻ thù của ông, bởi vì chuyện đương nhiên không tờ báo nào để yên cho ông nói dối, nói phét, lừa phỉnh, khích động người dân liên tục, với lý luận đơn giản, quái đản một cách nguy hiểm: nói dối mãi, người ta rồi cũng tin, hay cũng chấp nhận. Để truyền đạt với quần chúng da trắng thượng đẳng theo ông, ông tweet mỗi sáng sớm thay cho đánh răng, súc miệng. Sau này ông bị Facebook, Twitter, cấm cửa với hai lý do: bịa đặt và nguy hiểm. Đó chính là mối hận ngàn thu của ông.

Trước bầu cử năm 2020, John Bolton, cựu cố vấn an ninh quốc gia của Trump, đã cảnh báo: Nếu dân Mỹ tiếp tục bỏ phiếu cho Trump, đất nước này chỉ có chết. Hoàng thiên hữu nhãn, đại dịch COVID-19 đã lật đổ một người bao giờ cũng tự nhận là “Thiên tử” (God’s son). Và bởi vì là con trời, cho nên ông tin rằng chẳng ai làm gì ông được, và ngược lại, ông muốn làm gì, nói gì cũng được, vì đó là ý trời. Và vì những gì ông làm là ý trời, cho nên người dân cũng phải thuận theo, trở thành ý dân. Cách lý luận đó đương nhiên là quái đản và ngày càng nguy hiểm, bởi vì nó có tính “thuyết phục” ở quần chúng da trắng thượng đẳng ngày nay. Đó chính là chuyện thời thế cho nên câu chuyện chưa ngừng ở đó. Chưa ngừng ở ngày 3-11-2020. Dân chủ Mỹ không tái hoạt dễ dàng như Bolton tưởng. Hay như nhiều người tưởng.

Ngay từ đầu Trump cứ cho rằng mình đã tái đắc cử, kết quả có khác đi chỉ là vì “bầu cử gian lận”, cho nên gần cả 10 tháng sau ông ta vẫn không chịu nhận mình đã thất cử. Ngay cả trong bầu cử năm 2016 mà ông thắng cử, ông cũng cho rằng có bầu cử gian lận, nếu không thì ông đã không thua 3 triệu phiếu phố thông. Từ lâu, người ta đã nói ông ta có “bệnh” – bệnh nặng không chữa được. Bệnh NPD (Narcissistic Personality Disorder) tức cứ cho mình hơn người và mọi người phải phủ phục trước mình như thần dân trước “thiên tử”. Tính ông ta là thế: Trên đầu chẳng có ai (bởi thế đã tìm cách hất Obama xuống bằng mọi giá), dưới thì ông ta xem như cỏ rác, ai làm ông không vừa lòng một tí là “You’re fired!” Người ta nói để chữa bệnh “Rối loạn Nhân cách Tự tôn Tự kỷ”, bệnh nhân phải biết im lặng tập nghe (speech therapy), nhưng hơn 70 năm qua, Trump chỉ quen nói chứ không biết nghe! Vì cái bệnh này, nói tóm tắt, là bệnh khùng. Giới chuyên môn đã nhiều lần đề nghị phải tìm cách trị liệu kịp thời cho ông, không chỉ vì ông mà chủ yếu vì sự an toàn của đất nước. Nhưng thời nay, nói ai nghe?

Trong cả hai tháng 11 và 12 năm ngoái, Tổng thống Trump chỉ có mỗi một việc: tìm cách tạo áp lực để thay đổi kết quả bầu cử. Cụ thể ông nhắm vào Georgia là một tiểu bang Cộng Hòa mà ông nghĩ rằng ông không thể thua được. Trump muốn từ “kinh nghiệm thành công” của Georgia, việc tái kiểm phiếu sẽ được thực hiện ở vài tiểu bang khác nữa, như Arizona, Michigan, Wisconsin, New Hampshire... để ông ta thu ngắn cách biệt 7 triệu phiếu với Biden và tìm cách thắng cử tri đoàn như năm 2016. Nhưng dù cho Trump tạo sức ép đến thế mấy, chỉ xin kiếm giùm ông 13.000 phiếu, thống đốc và bộ trưởng bang vụ của Georgia khẳng định “chẳng kiếm đâu ra”, “không có sai lầm trong kiểm phiếu”. Bộ trưởng Tư pháp của Trump, William Barr, cũng xác nhận không có vấn đề gì trong kiểm phiếu, và từ chức một ngày trưóc Lễ Giáng Sinh để phủi tay với Trump. Tức thì, Trump lại tạo sức ép lên lãnh đạo mới của Bộ Tư pháp, yêu cầu ông quyền bộ trưởng hay thứ trưởng tuyên bố “có bầu cử gian lận”, sau đó mọi việc cứ để Trump và một số dân biểu gia nô lo hết. Sau khi tìm mọi cách phá kết quả bầu cử mà không làm được gì, Trump chỉ còn kỳ hạn chót, là ngày 6-1, lưỡng viện Quốc Hội sẽ họp để nghe chính Phó Tổng thống (Mike Pence) xác nhận kết quả bầu cử. Bởi vậy mới có chuyện Trump ra đứng trước hàng rào Tòa Bạch Ốc “có hẹn nên gặp” hàng ngàn người cuồng Trump đến từ khắp nơi trên nước Mỹ để nghe Trump xúi giục họ tiến đến tòa nhà Quốc Hội (Capitol Hill) gây ra biến cố bạo loạn ngày 6-1 để hủy bỏ cuộc kiểm phiếu này.

Biến cố này là không tiền khoáng hậu trong lịch sử Mỹ. Cuộc họp ngày hôm đó tại Quốc Hội để tổng kết số phiếu và xác nhận kết quả bầu cử (phiếu phổ thông và phiếu cử tri đoàn) là một sự kiện dân chủ tiêu biểu của chính trị Mỹ. Trong khi đó, cuộc bạo loạn mà Trump ngầm tổ chức, đạo diễn, thúc giục... chính là hành động khủng bố, phá hoại dân chủ lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ. Trump muốn với sự tràn ngập của bạo loạn trong Capitol Hill, người ta phải “ngưng đếm phiếu” và “xóa bài làm lại”. Ông ta còn muốn đám bạo loạn này trị tội một số phần tử thuộc cả hai đảng đã không đi theo ông ta. Ông ta bất kể sẽ có những người đương nhiên có thể bị đánh đập, có thể phải chết khi đám bạo loạn này tìm ra những nhà dân cử đang họp trong đó. May mà chúng chẳng tìm ra ai!

Bởi vậy, giới quan sát, bình luận chính lưu hầu như nhất trí trong nhận định về Donald Trump. Jamelle Bouie, một ký mục gia quen thuộc trên tờ The New York Times, trong bài xã luận đầu tháng tám, đã “cảnh báo”: “Trump quái đản và nguy hiểm” (Yes, Trump is ridiculous. He’s also dangerous). Chữ “ridiculous” cũng có thể hiểu là dị hợm, điên rồ, kỳ cục... Nói chung, ông ta ngu xuẩn một cách đáng sợ. Chuyện quái đản gì cũng có thể nghĩ ra và nghĩ là làm, không cần đắn đo, suy tính hơn thiệt, làm có thể thành công hay không, làm có hợp pháp hay không, hậu quả có thể có là sao...

Như chúng ta càng ngày càng rõ, Trump thực sự âm mưu cuộc bạo loạn 6-1 sẽ ngưng tiến trình dân chủ bao đời này, là công bố kết quả bầu cử tổng thống. Sau đó, Trump còn tưởng có thể vận động, thúc ép các tướng lãnh đạo quân đội ban hành thiết quân luật (bắn bỏ người xuống đường), rồi tổ chức bầu cử lại. Mỹ là một nước có truyền thống dân chủ lâu đời, nhưng Trump cứ mơ tưởng những chuyện lạc hậu, bạo chúa, độc tài... Bởi vậy mới có tiến trình luận tội, truất bãi Trump hồi tháng giêng tại Hạ Viện, và nay Hạ Viện cũng đang tiến hành điều tra về cuộc bạo loạn này sau khi hơn 500 người đã bị bắt. Thế nhưng Trump vẫn nói cuộc điều tra này nhằm triệt hạ uy tín của ông ta, vì những người tham gia rất ôn hòa và hòa nhã! (peaceful and loving).

Điều lạ lùng khiến chúng ta có lý do chính đáng lo ngại cho nền dân chủ Mỹ không phải chỉ là Trump – ông ta dù sao cũng chỉ là một cá nhân. Trừ phi ông ta là Hitler, là người từng được ông ca tụng. Mối đe dọa lớn nhất cho nền dân chủ Mỹ chính là đảng Cộng Hòa, cho dù không phải 100% người Cộng Hòa đều bịt mắt bưng tai trước sự thật là Donald Trump âm mưu đảo chánh. Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ chỉ có hai đảng, và chỉ một trong hai đảng đi vào con đường bất chính, bất lương, không thấy được lẽ phải, không ý thức được những giá trị, nguyên tắc đạo đức chính trị căn bản phải bảo vệ, thì dân chủ nước Mỹ cũng bị dồn đến bờ vực. Dân chủ Mỹ mong manh chính là ở chỗ đó! Trước bao nhiêu chuyện hiển nhiên của Trump chà đạp dân chủ như những quan hệ với Nga, với Ukraine, với Trung Quốc... có tính phản dân hại nước (treasonous), đảng Cộng Hòa đã nhắm mắt làm ngơ. Trong vụ bạo loạn ngày 6-1, nạn nhân không chỉ là nền dân chủ Mỹ. Những nhà dân cử cả hai đảng đã may mắn thoát khỏi nhờ khéo trốn, nhưng nay phần lớn người Cộng Hòa vẫn không đủ can đảm để nhìn nhận và lên án. Tất cả chẳng qua chỉ là vì lá phiếu của cử tri theo Trump trong bầu cử 2022 và 2024. Bởi thế mà những nhà dân cử Cộng Hòa vẫn phải tung hô “hoàng thượng vạn vạn tuế” không ngượng miệng. Và bởi thế, suy cho cùng, chúng ta cũng phải đủ can đảm nói rằng mối đe dọa then chốt, chủ lực cho dân chủ Mỹ chính là khối cử tri cả 70 triệu người bỏ phiếu cho Trump ngày 3-11 năm ngoái!!!

Đó chính là những lý do thực sự khiến Trump “đếch sợ” (ngôn ngữ của Trump) bao cuộc điều tra về vụ bạo loạn. Thậm chí đối với lệnh của Bộ Tư Pháp của Joe Biden buộc cơ quan thuế IRS chuyển hồ sơ thuế của ông ta cho Hạ Viện đang điều tra ông ta, Trump đã kiện Bộ Tư Pháp để chống lại lệnh này mà Trump cho rằng do thù ghét chính trị. Thậm chí cuộc điều tra nhắm vào việc làm ăn gian dối “trốn sưu lậu thuế” của Trump Organization. Như chúng ta có thể đoán, tất cả mọi vụ đều có thể đưa lên Tối cao Pháp viện, nơi có 6/9 thẩm phán gốc Cộng Hòa, và 3/6 người này do chính Trump cài vào. Vả lại, ông thiếu gì tiền để mướn luật sư kiện tụng. Bao nhiêu tiền của cử tri cuồng Trump ủng hộ, ông đều có cách bỏ vào túi riêng dành cho “quỹ pháp lý của Trump” (khoang 100 triệu đô-la).

Sự thực chính là ở chỗ Trump vẫn tập họp một đám quần chúng điên rồ không đeo mạng để nói chuyện “bầu cử gian lận” và nói xấu ông Biden (“người dân không tin Biden cho nên không chích ngừa, không đeo mạng, không đi làm...”). Thậm chí một vài người như ông chủ “My Pillow” hay các luật sư của Trump như Rudy Giuliani hay Sidney Powell nói rằng Biden sẽ bàn giao quyền lực cho Trump vào ngày 13-8 tới đây. Một người từng là bác sĩ của Bush, Obama, Trump tại Nhà Trắng, nay được bầu vào Hạ Viện, cũng đòi “chẩn đoán tinh thần và năng lực của Biden”. Thậm chí Trump vẫn tìm cách phá chính quyền Biden đương nhiệm trong chuyện di dân, chống COVID bằng cách ngầm xúi giục dân chúng không chích ngừa, không mang khẩu trang, không đi làm để cho Biden phải cấp dưỡng đến ngoài mức chịu đựng của ngân sách... Trong khi đó, các tiểu bang đỏ bất kể nạn dịch COVID đang tràn lan, đang dồn sức vào tu chính luật bầu cử để loại trừ thành phần cử tri “bất hảo” - người “da màu” mà người da trắng chưa hề thực sự nhìn nhận về quyền sống và quyền bình đẳng của họ - trong việc bỏ phiếu.

Điều rõ rệt nhất là đảng Cộng Hòa nay đã chính thức nhìn nhận Trump là lãnh đạo đảng, là điều lâu nay chưa có nhân vật Cộng Hòa nao được vinh dự đó. Những người đang ra tranh cử Hạ Viện hay Thượng viên năm 2022 và 2024 đều đang chạy chọt xin Trump ban phước.Và Trump còn đó thì chẳng ai trong đảng dám nói chuyện ra tranh cử tổng thống ba năm tới.

Câu chuyện chưa ngừng ở ngày 3-11. Câu chuyện cũng chưa ngừng ở ngày 6-1. Bao giờ câu chuyện chấm dứt thật khó nói vì Trump còn đó, đảng Cộng Hòa còn đó, bầu cử năm 2022 trước mắt, bầu cử năm 2024 chẳng phải là xa xôi... Trong khi cuộc sống của một đất nước vẫn có tính hữu hạn mà một ngày nào đó chúng ta sẽ phải cảm nhận. Và nếu cứ mãi nội chiến, dân chủ chẳng những sẽ suy sụp mà đất nước cũng không có cách nào vươn lên...