…tuy bị bức tử, song cũng như âm nhạc, sức sống của nền văn học ấy vẫn mãnh liệt lắm. Nó không chỉ âm thầm đi sâu vào lòng người ở ngay đó, mà còn sinh sôi nảy nở ngoài cương thổ, nơi có mấy triệu người Việt nữa kìa!
…có được sức sống lâu dài ấy, cũng bởi Văn học miền Nam chứa đựng những giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo. Hai giá trị cơ bản của văn học này, dường như ta rất ít gặp ở những tác phẩm ngoài Bắc trong cùng giai đoạn chiến tranh 1954-1975, bởi tính tuyên truyền đã bóp nghẹt những giá trị ấy. Dù miền Bắc có rất nhiều nhà văn tài năng.
…dù bị đánh tráo khái niệm, hay khoác cho một chiếc áo, một tên gọi mới, thì thực chất Văn học miền Nam không hề bị méo mó, đổi thay. Tuy nhiên, trong khuôn khổ bài viết này, tôi chỉ đi sâu vào cái giá trị hiện thực, và nhân đạo của Văn học miền Nam (trong chiến tranh) dưới ngòi bút của những nhà văn người lính mà thôi.
…Có thể nói, chiến tranh tuy tàn khốc, nhưng đã sản sinh ra một loạt các nhà văn, nhà thơ tài năng xuất thân từ những người lính: Dương Nghiễm Mậu, Thế Uyên, Thảo Trường, Tô Thùy Yên, Lữ Quỳnh, Trần Hoài Thư, Luân Hoán, Phan Nhật Nam, Nguyên Vũ, Nguyễn Bắc Sơn, Linh Phương, Trần Dzạ Lữ… Những tác phẩm còn nguyên mùi khói thuốc, vang tiếng đạn bom của họ như một luồn gió mới làm thức tỉnh, và giải tỏa sự bế tắc của Văn thơ miền Nam đang gà gật lúc đó. Và những tác phẩm ấy gắn liền với hiện thực của xã hội, sự tàn khốc chiến tranh, cũng như thân phận người lính.
…Có thể nói, những nhà văn miền Nam (1954-1975) không chịu ảnh hưởng, chi phối bởi bất kể thế lực, đảng phái nào. Cái tôi, và tự do tư tưởng, sáng tạo của họ đã được coi trọng, phát triển. Với tư tưởng như vậy, nên nền Văn học miền Nam được hình thành bởi những giá trị hiện thực, và nhân đạo là điều hiển nhiên. Với tôi đó chính là một nền văn học đích thực.
…Nếu không có thơ văn đích thực, thì chúng ta và các thế hệ sau này chắc chắn sẽ không hiểu sự thật về bản chất của cuộc chiến này, cũng như tâm trạng người lính với những năm tháng tang thương đó. Văn học như một chiếc cầu nối lịch sử đến với con người vậy. Và chính những nhà văn người lính đã nối những nhịp cầu ấy. Thật vậy, giữa sự sống và chết rất mỏng manh nơi chiến trường, vậy mà ta vẫn thấy tính nhân bản của con người chợt hiện lên…Và cái tình người ấy, dường như xuyên suốt trang thơ của người lính.
Trong bài “Phạm Ngọc Lư -, Người Vẫn Giữ Lửa Cho Nền Văn Học Miền Nam”, (khi đang ngồi đọc Văn thơ miền Nam 1954-1975, tác giả chợt nhớ đến nhà thơ Phạm Ngọc Lư, sống trong nước, gốc giáo chức (theo lệnh động viên nhập ngũ vào khóa 5/68 Sĩ quan trừ bị Thủ Đức, nhưng chỉ một thời gian ngắn, được biệt phái trở lại ngành giáo dục), sau 1975 dù phải sống đời lang bạt khốn cùng, nhưng vẫn tiếp tục sáng tác những bài thơ (hành) đầy khí khái miền Nam, nhà văn Đỗ Trường đã viết:
“…Từ độ“đất trời dị biệt, gió mây bất đồng” thì nền Văn học miền Nam bị khai tử. Và tròn bốn mươi năm, tưởng chừng nó cũng đã chìm vào lãng quên. Nhưng nhìn lại, dường như dòng văn học ấy vẫn nảy nở, âm thầm chảy trong lòng đất Việt. Có thể nói, ngay sau biến cố 1975 dòng chảy đó tự chẻ ra như những nhánh sông luân lạc… rồi tìm về, tụ lại đó đây. Tuy chưa thể cháy lên, nhưng nó đã cùng với những nhà thơ, nhà văn hải ngoại làm ấm lại phần nào cho nền Văn học miền Nam.
Nếu được phép đi tìm những khuôn mặt cho Văn học miền Nam còn ở lại trong nước, chắc chắn thi sĩ tôi nghĩ đến trước nhất phải là Phạm Ngọc Lư. Tuy viết không nhiều, nhưng cốt cách Con Người cũng như hồn vía văn thơ của ông trong một cái xã hội dối trá lọc lừa, không phải ai cũng giữ được.”
Không chỉ viết về những tác giả, tác phẩm của Văn Học Miền Nam, nhà văn Đỗ Trường cũng đã viết về một số nhà văn nhà thơ tiêu biểu miền Bắc. Ông ca ngợi tài năng, sự thành công và cả thái độ “phản tỉnh”của họ, nhưng cũng đã thẳng thắn phê phán những trường hợp sai lầm, tiêu cực:
-Trong bài “Vài Suy Nghĩ Về Hậu Báo Văn Nghệ Và Nỗi Buồn Chiến Tranh Của Nguyên Ngọc” có một đoạn nhà văn Đỗ Trường viết:
“Đọc “Hậu Báo Văn Nghệ Và Nỗi Buồn Chiến Tranh” của nhà văn Nguyên Ngọc, tuy rất khoái, nhưng tôi cảm thấy còn chút lăn tăn. Bởi, không chỉ Nguyên Ngọc, mà một số nhà văn trong nước vẫn còn luyến tiếc cái Trường viết văn Nguyễn Du. Một cái trường, dường như có tác dụng hợp thức hóa bằng cấp cho các bác vừa từ chiến trường trở về thì đúng hơn. Chứ các bác đã thừa biết, có cái trường quái nào đào tạo được nhà văn, nhà thơ đâu. Do vậy, không những giải tán cái trường này, mà các bác nên giải tán luôn cái Hội nhà văn, cái Văn Nghệ Quân Đội, cũng như các trường báo chí tuyên truyền, trường luật pháp cùng các đoàn, trường nghệ thuật quân đội đỡ gánh nặng thuế má của người dân
...Tôi đồng ý với Nguyên Ngọc về sự đánh giá cao Nỗi Buồn Chiến Tranh của Bảo Ninh. Tuy nhiên, cuốn sách này còn không ít những đoạn Bảo Ninh lên gân, và bốc phét hơi bị nghĩa lộ, chứ không toàn bích như Nguyên Ngọc đã viết
Cách nay vừa tròn hai mươi năm(1993), tôi có về Hà Nội, gặp được ông em họ vừa ở tù ra vì can tội là lính thám kích, quân đội VNCH. Tôi có đưa cho hắn cuốn Nỗi Buồn Chiến Tranh. Đọc xong, hắn bảo, ông Bảo Ninh viết hoàn toàn sai về người lính VNCH. Như câu chuyện bốn người lính thám kích bị bắt, tác giả viết một cách không đúng sự thật. Từ cách mô tả hành động đến thuật lại những mẩu đối thoại của những người lính thám kích này.
Lính thám kích được chọn, hầu hết còn trẻ, gan dạ và có bản lãnh. Họ không thể nào quá hèn hạ, van xin như Bảo Ninh kể. Nếu có xin tha đi nữa, thì cách nói và những lời nói ấy, nhất định không phải của họ. Điều này hắn khẳng định không thể có. Người lính thám kích đã được giáo dục về nhân cách, ngay sau khi đã được tuyển chọn. Trong nhiệm vụ đặc biệt, những toán thám kích cần phải tránh nổ súng, tránh bị phát hiện, trừ trường hợp, tự vệ, bất khả kháng. Cho nên, không thể có trường hợp phát hiện, bắt ba cô gái, rồi dẫn đi nhởn nhơ như vậy, để nhóm của Kiên tóm được. Hơn nữa, trong trường hợp đã bị bắt, trước sự sống chết, không thằng nào ngu xuẩn, nói giọng trêu cợt: Ba nhỏ đó trình quý anh, tụi này làm thịt cúng hà bá rồi… Mấy nhỏ la khóc quá trời..
Hắn cũng cho rằng, cuốn truyện còn nhiều cảnh tưởng tượng quá mức, như trường hợp, một đám lính, làm thịt con xà niêng, nhưng sau khi cạo lông mới phát hiện ra đó là một người đàn bà.
Tôi viết lại lời hắn theo trí nhớ của mình. Và còn nhiều lời nặng nề khác của hắn về Nỗi Buồn Chiến Tranh, nhưng tôi xin phép không chép ra đây. Hắn ra người thiên cổ đã lâu. Vài dòng như một chút tưởng niệm đến hắn và những người lính cả hai miền Nam-Bắc đã hy sinh trong cuộc chiến vừa qua.”
Trong bài “Hữu Loan - Tài Năng Và Sự Mâu Thuẫn Trong Tư Tưởng Cũng Như Thi Ca”, (viết nhân 10 năm ngày mất của thi sĩ Hữu Loan), nhà văn Đỗ Trường đã đưa ra một vài chi tiết mà gần như hầu hết trong chúng ta chưa được biết về tác giả bài thơ nổi tiếng“Màu Tím Hoa Sim” này:
“Khó hiểu, và bất ngờ hơn nữa, trong cùng một thời điểm Hữu Loan viết bài ngợi ca: Chế Độ Ta, khác hẳn với sự châm biếm, đả kích ở bài: Cũng Những Thằng Nịnh Hót. Sự mâu thuẫn, nhức nhối này, làm cho người đọc một cảm giác “Cây gỗ vuông chành chạnh” Hữu Loan, dường như còn một khuôn mặt khác nữa:
- Trần Hoài Thư – Người Ngồi Vá Lại Những Linh Hồn…
- Trần Hoài Thư Với Những Vần Thơ Lúc Nửa Đêm
- Nguyễn Bắc Sơn – Một Đặc Phẩm Của Thi Ca Miền Nam
- Phạm Ngọc Lư – Người Vẫn Giữ Lửa Cho Văn Học Miền Nam
- Tùy Anh – Từ Tháng Tư Buồn Đến Nỗi Đau Biệt Xứ
- Phan Nhật Nam – Hè Vẫn Còn Đỏ Lửa
- Nguyễn Tất Nhiên – Một Trường Thiên Kịch Bản Bi Ai
- Cao Đăng Khánh – “Lửa Ngoài Giới Hạn” Chúng Không Tạ Từ
- Nguyễn Nho Sa Mạc – Một Ngôi Sao Xẹt Qua Bầu Trời Thi Ca
- Lữ Quỳnh – Chiếc Cán Cân Của Văn Học Miền Nam
- Song Vũ – Người Vẫn Chưa Thể Bước Ra Khỏi Cuộc Chiến
- Trạch Gầm – Một Giọng Thơ Độc Đáo
- Cung Trầm Tưởng – Từ Chuyện Tình Lãng Mạn Đến Hồn Thơ (Thế Sự) Lưu Đày
Đặc biệt, trong bài “Văn Học Miền Nam - Một Góc Nhìn” được viết ngày 16.11.2021, nhà văn Đỗ Trường đã có cái nhìn rất sâu sắc về Văn Học Miền Nam, đặc biệt hai khía cạnh Hiện Thực và Nhân Bản. Xin trích đoạn một số tiêu biểu:
…tuy bị bức tử, song cũng như âm nhạc, sức sống của nền văn học ấy vẫn mãnh liệt lắm. Nó không chỉ âm thầm đi sâu vào lòng người ở ngay đó, mà còn sinh sôi nảy nở ngoài cương thổ, nơi có mấy triệu người Việt nữa kìa!
…có được sức sống lâu dài ấy, cũng bởi Văn học miền Nam chứa đựng những giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo. Hai giá trị cơ bản của văn học này, dường như ta rất ít gặp ở những tác phẩm ngoài Bắc trong cùng giai đoạn chiến tranh 1954-1975, bởi tính tuyên truyền đã bóp nghẹt những giá trị ấy. Dù miền Bắc có rất nhiều nhà văn tài năng.
…dù bị đánh tráo khái niệm, hay khoác cho một chiếc áo, một tên gọi mới, thì thực chất Văn học miền Nam không hề bị méo mó, đổi thay. Tuy nhiên, trong khuôn khổ bài viết này, tôi chỉ đi sâu vào cái giá trị hiện thực, và nhân đạo của Văn học miền Nam (trong chiến tranh) dưới ngòi bút của những nhà văn người lính mà thôi.
…Có thể nói, chiến tranh tuy tàn khốc, nhưng đã sản sinh ra một loạt các nhà văn, nhà thơ tài năng xuất thân từ những người lính: Dương Nghiễm Mậu, Thế Uyên, Thảo Trường, Tô Thùy Yên, Lữ Quỳnh, Trần Hoài Thư, Luân Hoán, Phan Nhật Nam, Nguyên Vũ, Nguyễn Bắc Sơn, Linh Phương, Trần Dzạ Lữ… Những tác phẩm còn nguyên mùi khói thuốc, vang tiếng đạn bom của họ như một luồn gió mới làm thức tỉnh, và giải tỏa sự bế tắc của Văn thơ miền Nam đang gà gật lúc đó. Và những tác phẩm ấy gắn liền với hiện thực của xã hội, sự tàn khốc chiến tranh, cũng như thân phận người lính.
…Có thể nói, những nhà văn miền Nam (1954-1975) không chịu ảnh hưởng, chi phối bởi bất kể thế lực, đảng phái nào. Cái tôi, và tự do tư tưởng, sáng tạo của họ đã được coi trọng, phát triển. Với tư tưởng như vậy, nên nền Văn học miền Nam được hình thành bởi những giá trị hiện thực, và nhân đạo là điều hiển nhiên. Với tôi đó chính là một nền văn học đích thực.
…Nếu không có thơ văn đích thực, thì chúng ta và các thế hệ sau này chắc chắn sẽ không hiểu sự thật về bản chất của cuộc chiến này, cũng như tâm trạng người lính với những năm tháng tang thương đó. Văn học như một chiếc cầu nối lịch sử đến với con người vậy. Và chính những nhà văn người lính đã nối những nhịp cầu ấy. Thật vậy, giữa sự sống và chết rất mỏng manh nơi chiến trường, vậy mà ta vẫn thấy tính nhân bản của con người chợt hiện lên…Và cái tình người ấy, dường như xuyên suốt trang thơ của người lính.
Trong bài “Phạm Ngọc Lư -, Người Vẫn Giữ Lửa Cho Nền Văn Học Miền Nam”, (khi đang ngồi đọc Văn thơ miền Nam 1954-1975, tác giả chợt nhớ đến nhà thơ Phạm Ngọc Lư, sống trong nước, gốc giáo chức (theo lệnh động viên nhập ngũ vào khóa 5/68 Sĩ quan trừ bị Thủ Đức, nhưng chỉ một thời gian ngắn, được biệt phái trở lại ngành giáo dục), sau 1975 dù phải sống đời lang bạt khốn cùng, nhưng vẫn tiếp tục sáng tác những bài thơ (hành) đầy khí khái miền Nam, nhà văn Đỗ Trường đã viết:
“…Từ độ“đất trời dị biệt, gió mây bất đồng” thì nền Văn học miền Nam bị khai tử. Và tròn bốn mươi năm, tưởng chừng nó cũng đã chìm vào lãng quên. Nhưng nhìn lại, dường như dòng văn học ấy vẫn nảy nở, âm thầm chảy trong lòng đất Việt. Có thể nói, ngay sau biến cố 1975 dòng chảy đó tự chẻ ra như những nhánh sông luân lạc… rồi tìm về, tụ lại đó đây. Tuy chưa thể cháy lên, nhưng nó đã cùng với những nhà thơ, nhà văn hải ngoại làm ấm lại phần nào cho nền Văn học miền Nam.
Nếu được phép đi tìm những khuôn mặt cho Văn học miền Nam còn ở lại trong nước, chắc chắn thi sĩ tôi nghĩ đến trước nhất phải là Phạm Ngọc Lư. Tuy viết không nhiều, nhưng cốt cách Con Người cũng như hồn vía văn thơ của ông trong một cái xã hội dối trá lọc lừa, không phải ai cũng giữ được.”
Không chỉ viết về những tác giả, tác phẩm của Văn Học Miền Nam, nhà văn Đỗ Trường cũng đã viết về một số nhà văn nhà thơ tiêu biểu miền Bắc. Ông ca ngợi tài năng, sự thành công và cả thái độ “phản tỉnh”của họ, nhưng cũng đã thẳng thắn phê phán những trường hợp sai lầm, tiêu cực:
-Trong bài “Vài Suy Nghĩ Về Hậu Báo Văn Nghệ Và Nỗi Buồn Chiến Tranh Của Nguyên Ngọc” có một đoạn nhà văn Đỗ Trường viết:
“Đọc “Hậu Báo Văn Nghệ Và Nỗi Buồn Chiến Tranh” của nhà văn Nguyên Ngọc, tuy rất khoái, nhưng tôi cảm thấy còn chút lăn tăn. Bởi, không chỉ Nguyên Ngọc, mà một số nhà văn trong nước vẫn còn luyến tiếc cái Trường viết văn Nguyễn Du. Một cái trường, dường như có tác dụng hợp thức hóa bằng cấp cho các bác vừa từ chiến trường trở về thì đúng hơn. Chứ các bác đã thừa biết, có cái trường quái nào đào tạo được nhà văn, nhà thơ đâu. Do vậy, không những giải tán cái trường này, mà các bác nên giải tán luôn cái Hội nhà văn, cái Văn Nghệ Quân Đội, cũng như các trường báo chí tuyên truyền, trường luật pháp cùng các đoàn, trường nghệ thuật quân đội đỡ gánh nặng thuế má của người dân
...Tôi đồng ý với Nguyên Ngọc về sự đánh giá cao Nỗi Buồn Chiến Tranh của Bảo Ninh. Tuy nhiên, cuốn sách này còn không ít những đoạn Bảo Ninh lên gân, và bốc phét hơi bị nghĩa lộ, chứ không toàn bích như Nguyên Ngọc đã viết
Cách nay vừa tròn hai mươi năm(1993), tôi có về Hà Nội, gặp được ông em họ vừa ở tù ra vì can tội là lính thám kích, quân đội VNCH. Tôi có đưa cho hắn cuốn Nỗi Buồn Chiến Tranh. Đọc xong, hắn bảo, ông Bảo Ninh viết hoàn toàn sai về người lính VNCH. Như câu chuyện bốn người lính thám kích bị bắt, tác giả viết một cách không đúng sự thật. Từ cách mô tả hành động đến thuật lại những mẩu đối thoại của những người lính thám kích này.
Lính thám kích được chọn, hầu hết còn trẻ, gan dạ và có bản lãnh. Họ không thể nào quá hèn hạ, van xin như Bảo Ninh kể. Nếu có xin tha đi nữa, thì cách nói và những lời nói ấy, nhất định không phải của họ. Điều này hắn khẳng định không thể có. Người lính thám kích đã được giáo dục về nhân cách, ngay sau khi đã được tuyển chọn. Trong nhiệm vụ đặc biệt, những toán thám kích cần phải tránh nổ súng, tránh bị phát hiện, trừ trường hợp, tự vệ, bất khả kháng. Cho nên, không thể có trường hợp phát hiện, bắt ba cô gái, rồi dẫn đi nhởn nhơ như vậy, để nhóm của Kiên tóm được. Hơn nữa, trong trường hợp đã bị bắt, trước sự sống chết, không thằng nào ngu xuẩn, nói giọng trêu cợt: Ba nhỏ đó trình quý anh, tụi này làm thịt cúng hà bá rồi… Mấy nhỏ la khóc quá trời..
Hắn cũng cho rằng, cuốn truyện còn nhiều cảnh tưởng tượng quá mức, như trường hợp, một đám lính, làm thịt con xà niêng, nhưng sau khi cạo lông mới phát hiện ra đó là một người đàn bà.
Tôi viết lại lời hắn theo trí nhớ của mình. Và còn nhiều lời nặng nề khác của hắn về Nỗi Buồn Chiến Tranh, nhưng tôi xin phép không chép ra đây. Hắn ra người thiên cổ đã lâu. Vài dòng như một chút tưởng niệm đến hắn và những người lính cả hai miền Nam-Bắc đã hy sinh trong cuộc chiến vừa qua.”
Trong bài “Hữu Loan - Tài Năng Và Sự Mâu Thuẫn Trong Tư Tưởng Cũng Như Thi Ca”, (viết nhân 10 năm ngày mất của thi sĩ Hữu Loan), nhà văn Đỗ Trường đã đưa ra một vài chi tiết mà gần như hầu hết trong chúng ta chưa được biết về tác giả bài thơ nổi tiếng“Màu Tím Hoa Sim” này:
“Khó hiểu, và bất ngờ hơn nữa, trong cùng một thời điểm Hữu Loan viết bài ngợi ca: Chế Độ Ta, khác hẳn với sự châm biếm, đả kích ở bài: Cũng Những Thằng Nịnh Hót. Sự mâu thuẫn, nhức nhối này, làm cho người đọc một cảm giác “Cây gỗ vuông chành chạnh” Hữu Loan, dường như còn một khuôn mặt khác nữa:
“…Chế độ ta
Đến đâu
Mặt trời theo
Đến đấy
Chế độ ta
Đã dạy
Cho mặt trời
Công bình…
Chế độ ta
Không còn hành khất
Không còn người ăn sương
Nhân loại cần lao
Lớp lớp
Lên đường
Mặc áo muôn màu
Hát muôn thứ tiếng
Tay nắm tay thân mến
“Ta giữ hòa bình
Cho chế độ ta đây…”
No comments:
Post a Comment