11/29/20

Pháp : Tình đoàn kết với giới tiểu thương thời phong tỏa chống Covid-19

Một cửa hàng bị đóng cửa vì phong tỏa chống Covid-19 buộc phải chuyển qua bán hàng trực tuyến. Cannes, Pháp, 24/11/2020. REUTERS - ERIC GAILLARD

Giới tiểu thương Pháp, sau 2 tháng đóng cửa trong giai đoạn phong tỏa chống dịch Covid-19 hồi mùa xuân, chưa kịp gượng dậy thì nay nhiều người lại phải đối phó với nguy cơ phải đóng cửa vĩnh viễn, phá sản vì đợt phong tỏa thứ hai trong khi mùa Giáng sinh sắp đến, theo lẽ thường đây là mùa làm ăn nhộn nhịp nhất trong năm.


Thể hiện ý thức công dân bằng cách mua hàng của cửa hàng nhỏ lẻ


Nghe Phần Âm Thanh :
  

Angela Merkel, nhà lãnh đạo viễn kiến

Tú Anh - Điểm báo ngày 28.11.2020

Thủ tướng Đức Angela Merkel đã cho hơn một triệu di nhập cư vào năm 2015 khi chiến sự Syria lên đến đỉnh điểm, nên đã bị một bộ phận công luận cực hữu và cực tả phê phán mạnh mẽ vào những tháng sau đó. Thế nhưng, 5 năm sau, quyết định khó khăn này, ngốn của công quỹ 80 tỷ euro, đã mang lại những kết quả tích cực, như phân tích của L’Express.

Với 14 trang báo dài phân tích tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã được trải nghiệm quyền lực và hàng loạt khủng hoảng trong ba năm qua làm thay đổi như thế nào, L’Express không quên một nhà lãnh đạo Châu Âu khác là nữ thủ tướng Đức, sau 14 năm cầm quyền, uy tín vẫn cao phất phới. Năm năm sau khi đón một triệu di dân, nước Đức, từ dân thường đến giới công kỹ nghệ, đều đồng ý là Merkel đã lấy quyết định chính xác, chứng tỏ bà là nhà lãnh đạo viễn kiến.

Trên thực tế, nếu không có Giáo Hội Công Giáo và tư nhân giàu tình nhân ái, có lẽ nước Đức không thắng được thách thức lớn lao này. Không một nước láng giềng nào dám tiếp đón cùng lúc đông đảo di dân như thế, các tổ chức thiện nguyện bày tỏ. Thống kê cho biết hơn 40% di dân đó tìm được việc làm hoặc đang theo một khóa dạy nghề.

Như gián tiếp tán đồng với nỗ lực của Đức, từ Tokyo, không hẹn mà nên, Nikkei Asia, báo mạng của giới doanh nghiệp trả lời thắc mắc: « Tại sao các nước giàu cần di dân nhập cư ».

Dịch Covid và phong trào bài ngoại ở các nước giàu làm làn sóng nhập cư giảm phân nửa trong năm 2020. Hệ quả là tại các quốc gia này, nguy cơ thiếu tay nghề gia tăng và điều đó có thể làm suy yếu nền kinh tế.

Tại nước Mỹ của Donald Trump, việc nông dân Texas và Oklahoma không tìm ra đủ thợ để thu hoạch nông phẩm là một trong những ca cụ thể. Trong hai năm qua, 580 nông gia Mỹ đã khai phá sản, tăng 8% so với một năm trước. Theo Liên Hiệp Quốc, trong năm 2019, 91 triệu di dân định cư tại các nước giàu có là đến từ các nước đang phát triển. Dân số tăng kéo theo tăng trưởng kinh tế, theo một kết quả nghiên cứu của đại học Washington.

Nikkei Asia đưa hai thí dụ cụ thể : Tại Nhật, dân nhập cư chỉ chiếm 2% dân số, sinh suất tại Nhật cũng thấp, cho nên nước này thiếu tay nghề. Trong khi đó tại Đức, thủ tướng Angela Merkel tuyên bố : « Không có nhân công chuyên môn, các xí nghiệp không thể phồn vinh. Nếu không có di dân, hãng xưởng sẽ di cư ».

11/27/20

Cảm Thán Nhân Lễ Tạ Ơn 2020

Cảm Thán
Nhân Lễ Tạ Ơn 2020


Ngồi nhà nghe lá trút từng cơn,
Thoắt đã đến ngày Lễ Tạ Ơn.
Lác đác người thân đầu trắng xóa,
Mênh mông xứ lạ mộ xanh rờn.
Giang sơn khốn khổ, trăm điều ước,
Đất nước tang thương, vạn nỗi hờn.
Quê cũ nửa đời hơn vắng mặt,
Đêm dài lạnh ngắt ánh đèn đơn.

Trần Văn Lương
Cali, Lễ Tạ Ơn 2020

**************

Xin kính họa vận:

Cảm Thán
Nhân Lễ Tạ Ơn 2020



Dịch bệnh, thiên tai đã lắm cơn
Khẩn cầu Thượng Đế sớm gia ơn:
- Thuốc ngừa hiệu nghiệm người nô nức,
- Biển lúa bao la sóng rập rờn,
- Bạo chúa tham tàn ôm thất bại,
- Lương dân quật khởi trút căm hờn, ...
Chứng lời tha thiết tâm thành ấy
Sân trước bừng khai đóa mẫu đơn!

- Ai Cơ -
Melbourne, Lễ Tạ Ơn 2020

*************


in phép họa tiếp:

Cảm Thán - Nhân Lễ Tạ Ơn 2020

Bão nổi đời ta đã mấy cơn,
Nương thân xứ lạ thật mang ơn!
Mưa vờn phá nếp da vàng vọt,
Nắng chiếu phai màu tóc rập rờn.
Vận nước chập chờn nay biến chuyển,
Cơ thời lưu luyến chỉ ôm hờn.
Giang sơn đồ tể tung hoành mãi,
Lẽ phải sao thua thuốc độc đơn?

Trần Bá Lộc Michigan (Lễ Tạ Ơn 2020)

Vidéo - Những nét đơn sơ nhưng sống động và lãng mạn

HueLe
 

BÌNH CHỨA VÀ NHỮNG THỨ CHỨA TRONG BÌNH

Tác giả Ajahn Brahm. Người dịch: Khánh Hạnh


Cách đây vài năm đã xảy ra mấy cuộc biểu tình trên đường phố sau khi một viên quản ngục nhà tù Guantanamo Bay bị buộc tội là đã vứt quyển kinh vào bồn cầu và giật nước cho nó trôi đi.

Ngày hôm sau, một ký giả tờ báo địa phương gọi điện thoại cho tôi, nói rằng anh ta đang viết một bài về sự việc vừa xảy ra, muốn hỏi các nhà lãnh đạo của mọi tôn giáo chính ở nước Úc cùng một câu hỏi anh đặt ra cho tôi:

" Ajahn Brahm, thầy sẽ làm gì nếu có người bỏ cuốn kinh Phật vào bồn cầu rồi giật nước cho nó trôi đi?"

Chẳng chút do dự, tôi trả lời: "Thưa ông, nếu có người bỏ cuốn kinh Phật vào bồn cầu và giật nước cho nó trôi đi thì việc trước tiên tôi sẽ làm là gọi thợ chuyên thông cống!"

Sau khi cười một hồi, anh ký giả cho biết đó là câu trả lời đầu tiên có vẻ thực tế nhất mà anh nhận được.

Tôi bèn nói thêm.

Tôi giải thích rằng, có thể có người làm nổ tung nhiều tượng Phật, đốt phá đền chùa, hay giết hại tăng ni; họ có thể diệt tất cả, nhưng tôi sẽ không bao giờ cho phép họ tiêu diệt đạo Phật. Bạn có thể giật nước bồn cầu cho quyển kinh trôi đi, nhưng tôi không bao giờ để bạn giật nước bồn cầu cho trôi đi sự bao dung tha thứ, sự bình an, và lòng bi mẫn.

Quyển kinh không phải là tôn giáo. Cũng như tượng đài, đền miếu, hay người tu sĩ. Những thứ này chỉ là "đồ chứa" mà thôi.

Quyển kinh dạy chúng ta những gì? Tượng đài biểu trưng cho điều gì? Những phẩm hạnh gì người tu sĩ phải có? Đó là những "đồ được chứa".

Khi chúng ta hiểu sự khác biệt giữa đồ chứa và đồ được chứa, chúng ta sẽ giữ lại đồ được chứa cho dù đồ chứa có bị tiêu hủy.

Chúng ta có thể in thêm kinh, xây thêm đền miếu và tượng đài, đào tạo thêm tăng ni, nhưng khi chúng ta đánh mất tình thương, lòng tự trọng và sự kính trọng người khác, và thay thế nó bằng sự bạo động, thì toàn bộ tôn giáo đã trôi xuống hầm cầu rồi.