8/24/20

Về chuyện Trump “đánh Trung Quốc”

Trương Nhân Tuấn (Đăng trên Báo Tiếng Dân ngày 22.08.2020)

Câu hỏi đặt ra là với phương pháp “đánh Trung Quốc” của Trump hiện nay, nước Mỹ có thu hoạch được kết quả gì không?

Theo tôi, việc “đánh Trung Quốc” bề mặt “rùm beng” nhưng bề trong thực chất “địch chết ba ta chết bốn”.

Nhìn trên thực tế ta thấy vào thời điểm này, các quốc gia ASEAN đang nghiêng về phía Trung Quốc. Việt Nam đã tỏ thái độ qua việc không tham dự cuộc tập trận RIMPAC hiện đang diễn ra tại Hawai. Mã lai và Indo cũng vắng mặt.

Trong khi đó Việt Nam tuyên bố tham gia cuộc thi thể thao của quân đội, do Nga tổ chức, dĩ hiên có sự tham dự của lính Trung Quốc. Covid-19 không hề là cái cớ để Việt Nam vắng mặt trận RIMPAC, rất cần thiết cho Việt Nam học hỏi chiến thuật quân sự và huấn luyện hải quân.
Singapore từ lâu đã tuyên bố sẽ không chọn phe. Nhưng chuyến du hành của Dương Khiết Trì hôm qua cho ta thấy, Lý hiển Long không thể bỏ Trung Quốc vì sự gắn bó nền kinh tế đảo quốc này với Trung Quốc.

Các nước ASEAN nghiêng về Trung Quốc không phải vì theo Trung Quốc “có lợi” hơn theo Mỹ. Các quốc gia này, từ ba năm trước, phần lớn đều đã gia nhập TPP. Các nước muốn “lập khối” để “chống” lại chiến lược bành trướng của Trung Quốc qua hệ thống liên hợp “hạ tầng cơ sở-kinh tế-tài chánh” gọi tên là “vành đai con đường”. Các quốc gia ASEAN đều thấy cạm bẫy trước mắt về “nợ”, cũng như sự đe dọa tiềm tàng về chủ quyền biển đảo trong các chính sách của Trung Quốc.

Điều này chứng minh được sự ưu việt trong sáng kiến TPP của Obama. Các quốc gia ASEAN không thể đơn thuần “thoát Trung”, ngay cả Nhật và Nam Hàn, bởi vì Trung Quốc là đối tác kinh tế “lớn nhứt” đối với tất cả các nước. TPP là “chiến lũy” của Mỹ để ngăn cản sự trỗi dậy không hòa bình của Trung Quốc. TPP là cái “phao” để các quốc gia lần hồi “thoát Trung”.

Hệ quả TPP bị Trump hủy bỏ. Các nền kinh tế Nhật, Nam Hàn, ASEAN, ngay cả Mỹ… ngày càng lệ thuộc sâu xa với Trung Quốc (nhứt là Việt Nam và Singapore…).

Trump nói là “đánh chết mẹ” Trung Quốc. Thiệt tình nói nghe cho “sướng” mà thực sự thì Trung Quốc đang thắng thế. Trung Quốc thắng thế không phải vì “nội công” của Trung Quốc “tăng thành công lực”, mà bởi vì Trump làm cho nước Mỹ suy yếu.

Hôm kia tôi có viết, nói là Trump đang phung phí tài sản “sức mạnh mềm” của nước Mỹ.

Các quốc gia ASEAN, thậm chí Nam Hàn và Nhật, đều “thủ thế” với Trump. Không ai biết Trump sẽ thay đổi chính sách của Mỹ đối với quốc gia mình thế nào? Trump không có tầm nhìn. Trump lại hay lẫn lộn lợi ích quốc gia với lợi ích cá nhân. Thí dụ như Việt Nam. Rõ ràng là Việt Nam rất muốn “thân” với Mỹ. Nhưng với Trump, ngay cả một người chống Trung Cộng lãnh đạo, thì họ cũng lo ngại viễn cảnh Trump lấy Việt Nam làm “vật tế thần”.

Các hành vi “đâm sau lưng chiến hữu” của Trump trong vụ bỏ rơi quân Kurdes cho Thổ Nhĩ Kỳ “làm thịt”. Hoặc chủ trương “bắt tay” với đám Taliban trong chính sách bình định Afghanistan, phản bội đồng minh ở Kabul. Trong khi tại Iraq thì quân IS đang củng cố lại thực lực.

Không ai dám tin Trump. Không quốc gia nào dám “dựa” vào Mỹ thời Trump hết cả. Nước Mỹ “cô đơn” thì nước Mỹ sẽ “yếu”.

Trump không hề thực thi trách nhiệm tổng thống như đã tuyên thệ. Trump lợi dụng những kẻ hở của hiến pháp để ra các đạo luật sao cho có lợi bản thân và bè phái. Trump bốc đồng, lại có tính thù vặt” nên “đụng đâu đánh đó”. Trump đánh tùy hứng, không có chiến thuật, chiến lược. Thắng ít thua nhiều mà cái thua là nước Mỹ thua đậm. Bởi vì Trump làm chuyện gì, ngay cả khi chuyện này đem lại thiệt hại lớn lao cho nước Mỹ, Trump vẫn làm nếu điều này củng cố “uy tín cá nhân” hay lợi ích của phe phái.

Lý ra với một sức mạnh quốc phòng ưu việt và nền kinh tế áp đảo, nước Mỹ chỉ cần một lãnh đạo có đầu óc trung bình cũng đủ làm cho Trung Quốc tả tơi.
Bình Luận từ Facebook


8/23/20

Chung kết Champions League: PSG ở trước cửa thiên đường

Anh Vũ RFI


Một mùa bóng đặc biệt cùng với thành công chưa từng có trên đấu trường châu Âu của làng bóng Pháp. Hai đại diện của Ligue 1, Paris Saint-Germain và Olympique Lyonais vào tới bán kết của giải đấu danh giá nhất châu Âu Champions League. Và nhất là câu lạc bộ của thủ đô Paris, lần đầu tiên đi tới trận chung kết gặp đại diện bóng đá Đức Bayern Munich, trên sân của thủ đô Lisboa, Bồ Đào Nha, tối Chủ Nhật 23/08/2020.

Đây là trận chung kết trong mơ thực sự khi mà cả hai đối thủ đều đã có một hành trình tuyệt vời ở mùa giải châu Âu năm nay. Bayern dù đã có một bảng thành tích dày kín trên sân cỏ châu Âu, nhưng đây là trận chung kết đầu tiên sau 7 mùa giải Champions League. Để bước vào trận chung kết hai đội đều đã có chiến thắng tưng bừng khẳng định vị thế là những đội bóng hàng đầu của châu Âu

Với đội bóng thành Paris, trận chung kết ở sân chới châu Âu không chỉ là giấc mơ lớn đang thành hiện thực mà đó còn là chiến công lịch sử cho câu lạc bộ, cho làng bóng Pháp, vốn hiếm hoi mới thấy xuất hiện ở hai vòng đấu cuối cùng của giải lớn châu Âu. PSG vào chung kết Cúp C1 đã tạo một bầu không khí phấn khích, giữa lúc dịch bệnh đang đe dọa trở lại. Suốt những ngày qua, không chỉ với cổ động viên của đội bóng, truyền thông mà cả các nhà chính trị, từ bộ trưởng Thể Thao, thị trưởng Paris và tổng thống Pháp đều nhắc đến tên PSG một cách đầy tự hào và hy vọng.

Cũng dễ hiểu được tình cảm của người hâm mộ bóng đá Pháp khi mà PSG là câu lạc bộ thứ 5 của giải vô địch quốc gia Pháp vào đến trận chung kết của giải đấu ra đời từ năm 1955 và mới chỉ có duy nhất Olympique de Marseille dành được chiếc Cúp lớn của bóng đá châu Âu năm 1993. Đây cũng là thành quả đầu tiên của người Qatar sau 9 năm đổ tiền không tiếc cho đội bóng của Paris.

Nghe bình luận của chuyên gia bóng đá Trần văn Mui, tại Texas Hoa Kỳ


Thời đó tết quê tôi ai có bàn ủi Con Gà là 'đại gia'

Bàn ủi than có con gà là của hiếm trong làng và đã trở thành ký ức dần bị lãng quên - Ảnh: Trần Mai
Bây giờ, bàn ủi than, khuôn bánh in, bánh thuẫn “rút lui” để nhường chỗ cho bàn ủi điện, bánh công nghiệp. Nhưng với những người ở tuổi giao thời như tôi, có những câu chuyện của ngày xưa mãi không thể nào quên.

Những ngày tết cả làng rộn ràng như hội, chạy đi mượn bàn ủi, mượn khuôn bánh. Những câu chuyện dở khóc dở cười trong những ngày tết đơn sơ của hơn 20 năm về trước lại hiện về trong tôi như một hoài niệm đầy thân thuộc.

8/22/20

Hồng Kông và những ngày tự do cuối cùng

Thụy My RFI

Những cuộc theo dõi, các vụ bắt bớ người đối lập ngày càng nhiều, với cáo buộc « thông đồng với thế lực nước ngoài ». Phải chăng Hồng Kông đang sống trong những ngày tự do cuối cùng ?

Đang trong mùa hè, tuy nhiên chỉ có tuần báo L’Obs chọn chủ đề « Khi tình bạn cũng mạnh mẽ như tình yêu ». Hồ sơ của L’Express nói về « Dân túy châu Âu : Berlusconi, người nổi bật nhất », Courrier International phân tích « Mạng xã hội làm hủy hoại dân chủ ». Riêng Le Point đăng ảnh hai nhà hoạt động nổi tiếng của Hồng Kông là Hoàng Chi Phong (Joshua Wong) và Chu Đình (Agnes Chow), chạy tựa « Những ngày cuối cùng của Hồng Kông » với dòng tít nhỏ phía trên « Những nền văn minh đã chết đi như thế nào ».

Các nhà hoạt động bị theo dõi ráo riết

Hồ sơ của Le Point mở đầu bằng bài viết về những cuộc theo dõi, các vụ bắt bớ người đối lập ngày càng nhiều với cáo buộc « thông đồng với thế lực nước ngoài », mà tuần báo Pháp gọi là « Những ngày cuối cùng của Hồng Kông »

Ba Chiếc Lá Rơi

Ba Chiếc Lá Rơi

Thiên Để Nguyệt

 

Xin bấm chuột trái vào ảnh 2 lần để mở lớn

Thiên Để Nguyệt