Showing posts with label Trung quốc. Show all posts
Showing posts with label Trung quốc. Show all posts

2/5/23

‘Chế độ nô lệ hiện đại’ tại Congo chạy điện cho nền kinh tế pin có-thể-sạc-lại như thế nào

‘Chế độ nô lệ hiện đại’ tại Congo chạy điện cho nền kinh tế pin có-thể-sạc-lại như thế nào

February 1, 202312:38 PM ET

Dịch và bổ sung cước chú: Phạm Văn Bân Fàn Wénbīn,范文彬- February 04, 2023

Dẫn nhập của người dịch:

Cobalt là chất kim loại có rất nhiều công dụng nhưng nổi bật nhất là ứng dụng làm pin có-thể-sạc lại cho smartphone, máy điện toán và xe ô-tô chạy bằng điện.

Theo Wikipedia, tên gọi Cobalt (cobalt) phát xuất xứ từ tiếng Đức kobalt hoặc kobold, nghĩa là linh hồn của quỷ dữ. Tên này do những người thợ mỏ đặt ra vì nó mang tính độc hại, gây ô nhiễm môi trường, và làm giảm giá trị những kim loại khác, như nickel. Những nguồn khác thì lại cho rằng tên gọi phát sinh từ những người thợ mỏ bạc vì họ tin rằng cobalt được đặt ra bởi kobolds là những người đã từng đánh cắp bạc. Một vài nguồn khác cho rằng tên gọi có xuất xứ từ tiếng Hy Lạp kobalos, nghĩa là ‘mỏ,’ và có thể có nguồn gốc chung với kobold, goblin, và cobalt.

Georg Brandt (1694-1768) là khoa học gia đã chứng minh rằng Cobalt là nguồn gốc tạo ra màu xanh dương trong thủy tinh. Đúng ra, Cobalt đã được biết đến từ thời xưa thông qua những hợp chất để làm cho thủy tinh và gốm sứ có màu xanh dương đậm. Cobalt đã được khám phá trong tác phẩm điêu khắc Ai-cập, đồ trang sức Ba-tư từ thiên niên kỷ thứ ba B.C., trong tàn tích của Pompeii, bị phá hủy vào năm A.D. 79 và tại Trung quốc, có niên đại từ triều đại nhà Đường (618–907) và triều đại nhà Minh (1368–1644).

Cộng hòa Dân chủ Congo/Democratic Republic of Congo (DRC) là nước sản xuất và có trữ lượng nhiều nhất; tất cả nước khác trên toàn thế giới cộng lại vẫn không bằng DRC. Theo U.S. Geological Survey, dưới đây là thống kê sản lượng Cobalt trên thế giới vào năm 2017:

https://www.usgs.gov/centers/national-minerals-information-center/cobalt-statistics-and-information
Một người đào mỏ thủ công mang một bao quặng tại mỏ thủ công Shabara gần Kolwezi, DRC,  vào ngày Oct. 12, 2022.


Điện thoại thông minh, máy điện toán và xe ô-tô điện có lẽ là biểu tượng của thế giới hiện đại, nhưng Siddharth Kara nói rằng pin có-thể-sạc-lại của chúng thường được chạy điện bởi cobalt được đào lên bởi công nhân lao động trong điều kiện giống-như-nô-lệ tại Cộng hòa Dân chủ Congo/Democratic Republic of Congo (DRC).

Kara, một người của Harvard’s T.H. Chan School of Public Health và của Kennedy School, đã nghiên cứu về chế độ nô lệ hiện đại, nạn buôn người và lao-động-trẻ-em trong hai thập niên. Ông nói rằng mặc dù DRC có trữ lượng Cobalt nhiều hơn tất cả phần còn lại của thế giới cộng lại, nhưng không có thứ gọi là chuỗi cung ứng Cobalt “sạch”/“clean” supply chain of cobalt từ quốc gia này. Trong cuốn sách mới của ông, Cobalt Red/Cobalt Đỏ Cobalt, Kara viết rằng phần lớn Cobalt của DRC đang được đào lên bởi những người được gọi là thợ mỏ “thủ công” - tức là những người lao động tự do làm công việc cực kỳ nguy hiểm chỉ với số tiền tương đương vài đô-la một ngày.

Cobalt Red là một loại khoáng chất thứ cấp màu đỏ, CO3(AsO4)2·8H2O, được dùng để tạo màu cho thủy tinh, và tất nhiên cho nhiều thứ khác như bài phỏng vấn đã đăng.

Kara nói: “Bạn phải tưởng tượng đi lòng vòng quanh một số khu vực đào mỏ này và quay đồng hồ của chúng ta ngược về hàng thế kỷ.” Người ta đang làm việc trong những điều kiện dưới-phẩm chất-con-người, bị áp bức, và hạ nhục/subhuman, grinding, degrading conditions. Họ dùng cuốc, xẻng, thanh thép để chặt và đào đất trong các rãnh và hố và đường hầm để thu nhặt Cobalt và cung cấp cho chuỗi cung ứng chính thức.”

Kara nói ngành kỹ nghệ khai thác mỏ đã tàn phá quang cảnh của DRC. Hàng triệu cây cối đã bị đốn xuống, không khí xung quanh mỏ bị mù mịt với bụi và đá sỏi, và nước bị ô nhiễm bởi các chất thải độc hại từ diễn trình khai thác mỏ. Hơn nữa, ông nói, "Cobalt rất độc hại nếu chạm vào và hít thở - và có hàng trăm nghìn người dân Congo nghèo khổ chạm vào và hít thở Cobalt ngày này qua ngày khác. Những bà mẹ trẻ đèo con trên lưng, tất cả đều hít thở loại bụi Cobalt độc hại này.”

Cobalt được dùng trong việc sản xuất hầu hết loại pin lithium ion có-thể-sạc-lại được dùng trên thế giới hiện nay. Và trong khi người bên ngoài DRC phân biệt giữa Cobalt được khai thác bởi các công ty khai thác kỹ nghệ có kỹ thuật cao của DRC và Cobalt được đào bởi những thợ mỏ thủ công, Kara nói rằng cả hai về căn bản chồng chéo lẫn nhau.

Ông nói: “Có sự nhiễm-độc-chéo hoàn toàn giữa Cobalt có nguồn gốc từ máy đào kỹ nghệ và Cobalt do phụ nữ và trẻ em đào bằng tay không. Hầu hết các mỏ kỹ nghệ đều có những thợ mỏ thủ công công làm việc, đào trong và xung quanh mỏ, đưa Cobalt vào chuỗi cung ứng chính thức.”

Kara thừa nhận vai trò quan trọng của Cobalt trong các thiết bị kỹ thuật và trong diễn trình chuyển đổi qua các nguồn năng lượng bền vững. Thay vì từ bỏ hoàn toàn Cobalt, ông nói rằng người ta nên tập trung vào việc chấn chỉnh chuỗi cung ứng.

Ông nói: “Chúng ta không nên chuyển sang dùng xe ô-tô điện với cái giá phải trả là con người và môi trường của một trong những nơi nghèo khổ và bị áp bức nhất trên thế giới. Kết cuộc của chuỗi cung ứng, nơi hầu hết tất cả Cobalt trên thế giới xuất phát từ đó, là một màn trình diễn kinh hoàng.”

Khoảng 20,000 người làm việc tại mỏ thủ công Shabara ở DRC, theo ca 5,000 người trong suốt  ca mà không gián đoạn.1 DRC đã sản xuất khoảng 74% Cobalt của thế giới vào năm 2021. 

Junior Kannah /AFP via Getty Images









Các điểm nổi bật của cuộc phỏng vấn:

Về cách các mỏ Cobalt “thủ công” tiếp tục hoạt động tại DRC - mặc dù là bất hợp pháp

Về mặt kỹ thuật, theo luật, không được tiến hành khai thác mỏ theo cách thủ công tại bất cứ mỏ kỹ nghệ nào. Tuy nhiên, lạ thay, 2 tại hầu hết mỏ kỹ nghệ, có một số hoạt động khai thác mỏ theo "at a time": trong suốt một thời gian mà không dừng hoặc gián đoạn: cách thủ công đang tiến hành. Trong một số trường hợp, chủ yếu lại là khai thác theo cách thủ công. Và lý do chính là cách trả lương bằng tiền-mặt-tối-thiểu để thúc đẩy sản xuất. Ý tôi là, hãy  tưởng tượng bạn đang ở một nơi trên thế giới, nơi có hàng triệu người hầu như không kiếm được  một hoặc hai đô-la mỗi ngày, những người nghèo khổ do bị áp bức và sẽ chấp nhận hầu hết mọi  sự sắp đặt lao động chỉ để sống còn. Vậy, bạn tống họ vào một cái hố chật hẹp, nhồi nhét họ cùng  với 10,000 người khác và trả cho họ vài đô-la, và họ sẽ sản xuất hàng nghìn tấn Cobalt mỗi năm  mà gần như không trả tiền lương. Và vì vậy điều đó không hợp pháp, nhưng đang xảy ra.

Về lý do tại sao những điều kiện này ngang bằng với chế độ nô lệ 


Hãy tưởng tượng toàn thể dân chúng không thể sống sót nếu không sục sạo trong điều kiện nguy hiểm để kiếm một hoặc hai đô-la mỗi ngày. Không có cách nào khác ở đó. Các mỏ đã khống chế tất cả mọi chuyện. Hàng trăm nghìn người đã phải tản cư bởi vì làng xã của họ đơn giản bị bị san phẳng để nhường chỗ cho các khu khai thác mỏ rộng lớn. Vì vậy, bạn có những người không có cách nào khác, không có nguồn thu lợi tức nào khác, không có kế sinh nhai. Bây giờ, hãy thêm vào đó là mối đe dọa trong nhiều trường hợp lực lượng vũ trang áp lực người ta đào bới, cha mẹ phải quyết định đau đớn, ‘Tôi cho con đi học hay chúng tôi phải ăn hôm nay?’ Và nếu họ chọn cái ăn, điều đó có nghĩa là mang tất cả con cái của họ vào những cái hố độc hại này để đào bới chỉ để kiếm thêm 50 xu hoặc một đô-la mỗi ngày, điều đó có thể có nghĩa là có sự khác biệt giữa việc ăn hay không. Vì vậy, trong thế kỷ 21st, đây là chế độ nô lệ hiện đại. Đó không phải là chế độ sở hữu nô lệ 5 từ thế kỷ 18th, nghĩa là bạn có thể mua bán con người và có quyền sở hữu đối với một người như là tài sản. Nhưng mức độ hạ nhục, mức độ bóc lột là ngang bằng với chế độ nô lệ của thế giới thời xưa.
Một thợ mỏ thủ công cầm một viên đá Cobalt tại mỏ thủ công Shabara ở DRC.
Junior Kahhah/AFP via Getty Images

Về nguy hiểm sập hầm mỏ thủ công





























Tôi đã nói chuyện với nhiều gia đình có con cái, chồng, vợ đã gánh chịu các thương tật khủng khiếp. Thông thường, khi đào bới ở những hố lộ thiên lớn hơn này thì vách tường của hố sẽ bị sập. Hãy tưởng tượng một núi sỏi đá cứ thế lở xuống đè lên con người, dập nát chân tay, xương sống. Tôi đã gặp những người bị cắt cụt chân, những người mang thanh kim loại ở nơi từng là chân của họ. Và điều tồi tệ nhất là những gì xảy ra trong diễn trình đào trong đường hầm. Có lẽ có khoảng từ 10,000 đến 15,000 đường hầm được đào bằng tay bởi thợ mỏ thủ công. Không có đường hầm nào có giá đỡ, trục thông gió, chốt đá, hay bất cứ thứ gì tương tự. Và những đường hầm này luôn luôn sập xuống, chôn sống tất cả người ở dưới đó, kể cả trẻ em. Đó là một cái chết khủng khiếp gần như không thể tưởng tượng được. Vậy mà tôi đã gặp những bà mẹ đấm ngực trong đau đớn, kể về những đứa con của họ đã bị chôn sống trong một vụ sập hầm. Và những câu chuyện này không bao giờ lộ ra khỏi Congo. Người ta đơn giản là không biết những gì đang xảy ra dưới đó.

Về việc buôn bán trẻ em để làm việc trong mỏ

Cobalt Đỏ’ mô tả ‘màn trình diễn kinh hoàng’ về khai thác nguyên tố Cobalt tại DRC

Máu của dân Congo cung cấp điện cho đời sống chúng ta như thế nào

Cần phải làm ra tiền ở mọi ngóc ngách và mọi chiều hướng. Và bạn có những lực lượng dân quân này. Đôi khi chúng được gọi là biệt kích và chúng sẽ bắt cóc trẻ em, buôn bán trẻ em, tuyển dụng trẻ em từ các vùng khác của Congo. Tôi đã gặp những đứa trẻ đến từ xa hàng trăm dặm và đã được đưa qua các mạng lưới dân quân xuống đến các mỏ Cobalt đồng để đào bới. Và khi chúng đào và kiếm được một hoặc hai đô-la thì đó là nguồn tiền tài trợ cho các nhóm dân quân này. Vì vậy, trẻ em là đối tượng bị bóc lột nặng nề nhất trong tất cả những người ở dưới mỏ. Họ là những người dễ bị hại nhất và thường bị buôn bán và bóc lột trong một số trường hợp trong những hoàn cảnh rất bạo lực.

Tham nhũng của chính phủ khiến ngăn chặn thay đổi

Tham nhũng là một phần lớn của vấn đề. Đó là những gì giúp rất nhiều cho sự lạm dụng này được dai dẳng. Và vấn đề là, hãy tưởng tượng đến Congo. Đó là một quốc gia bị chiến tranh tàn phá, nghèo khổ đến tận cùng, gánh chịu nhiều thế hệ bị cướp bóc và lùng sục để cướp từ hàng thế kỷ trước, đến nay là nạn buôn bán nô lệ. Và vì vậy, khi các kinh doanh lớn ngoại quốc vung vẩy những khoản tiền lớn thì không cần phải tưởng tượng quá lâu để thấy rằng sẽ có tham nhũng ...Tổng Thống được bầu cử dân chủ đầu tiên của Congo [vào năm 1960], Patrice Lumumba, cam kết rằng nguồn tài nguyên và khoáng sản vô cùng phong phú của đất nước sẽ được dùng cho ích lợi ích của dân chúng sống ở đó. Và trong một thời gian ngắn, trong vòng sáu tháng, ông bị truất phế, bị ám sát, bị chặt thành từng mảnh, bị hòa tan trong acid và bị thay thế bằng một tay độc tài đẫm máu, một tay độc tài tham nhũng, và là tay sẽ giữ cho khoáng sản tuôn chảy đúng hướng. Vì vậy, nếu bạn không làm theo ý 6 của những người môi giới quyền lực ở đầu não và của Miền Bắc Bán cầu/Global North, 7 thì Patrice Lumumba đã cho thấy kết quả như thế nào, điều gì sẽ xảy ra. Và tôi nghĩ đó cũng là một phần của bài học này mà chúng ta cần hiểu về mặt lịch sử, khi chúng ta nói về những thứ như tham nhũng.

Làm thế nào mà Trung quốc sở hữu hầu hết các mỏ kỹ nghệ tại Congo

Trung quốc đã chiếm độc quyền 8 thị trường Cobalt toàn cầu trước khi bất cứ ai biết chuyện gì đang xảy ra. Chuyện này quay trở lại năm 2009 dưới thời tổng thống trước đó tại Congo, JosephKabila. Ông ấy ký một thỏa thuận nhượng quyền khai thác mỏ cho chính phủ Trung quốc để đổi lấy sự hỗ trợ phát triển, cam kết xây dựng đường sá và một số phòng khám y tế công cộng, trường học, bệnh viện, những thứ tương tự như vậy - và điều đó đã mở ra cánh cửa. Trước khi bất cứ ai biết chuyện gì đã xảy ra, các công ty Trung quốc đã nắm quyền sở hữu 15 trong số 19 nhượng quyền khai thác đồng-Cobalt kỹ nghệ chính yếu tại Congo. Vì vậy, họ khống chế việc đào mỏ trên mặt đất. Và không chỉ vậy, họ khống chế chuỗi cun gứng đến tận mức pin. Họ có khoảng 70, 80% thị trường Cobalt tinh chế và có thể là một nửa thị trường pin.



Cuốn sách trước đây của Siddharth Kara Buôn bán tình dục: Bên trong sự kinh doanh nô lệ hiện đại, đã được Giải thưởng sách Frederick Doulass năm 2010, được thưởng cho cuốn sách hay nhất viết bằng tiếng Anh về chế độ nô lệ hoặc bãi bỏ (tập quán nô lệ).

Về việc chứng kiến đau khổ và chấn thương

Có một số sự kiện để lại ấn tượng mãi mãi trong tôi đến nỗi chúng chúng sẽ ập đến với tôi như một nỗi kinh hoàng, và điều đó thật là khó khăn. Tôi chỉ hy vọng tôi đã mô tả chính xác cho các câu chuyện đó và cho những người đã chia sẻ bi kịch của họ với tôi, chia sẻ những bi kịch đó một cách can đảm với tôi. Tôi chỉ muốn tiếng nói của họ [vang] đến thế giới và sau đó thế giới sẽ quyết định phải làm gì với sự thật và lời chứng của dân chúng Congo. Nhưng nếu tôi đã mô tả chính xác một số chuyện để mang tiếng nói đó vào trong một thế giới có thể rất khó hoạt động được nếu không có sự chịu đựng đau khổ của dân chúng Congo, thì tất cả đều xứng đáng. Ngay cả các cơn ác mộng và nỗi kinh hoàng, tất cả đều xứng đáng.


Sam Briger và Joel Wolfram thực hiên và biên tập cuộc phỏng vấn này để phát hành. Bridget Bentz, Molly Seavy-Nesper và Gisele Grayson điều chỉnh cho phù hợp với web.



Bản gốc tiếng Anh:

10/12/22

Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc: Thông tin tóm lược

David Brown BBC News 
Visual Journalism Team 




Dự kiến Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ trao quyền cho Chủ tịch Tập Cận Bình thêm một nhiệm kỳ thứ ba, kéo dài 5 năm. Nếu điều này xảy ra, ông Tập Cận Bình sẽ trở thành nhà lãnh đạo quyền lực nhất kể từ thời Mao Trạch Đông vào những năm 1970.

Quyết định giới hạn hai nhiệm kỳ bị bãi bỏ hồi năm 2018 sẽ giúp Tận Cận Bình củng cố quyền lực ở Trung Quốc.

Có thể ông Tập Cận Bình, 69 tuổi sẽ vẫn là chủ tịch cho đến hết đời.

10/7/22

Các nhà khoa học Trung Quốc cho biết những con tằm của họ đánh bại sợi nhện để tăng cường sức mạnh

Holly Chik SCMP
  • Các nhà nghiên cứu cho biết, quy trình mới tạo ra loại tơ cứng hơn 70% so với phiên bản cứng hơn thép do nhện kéo.
  • Nó có thể được sử dụng cho quần áo, chỉ khâu phẫu thuật và các thiết bị y tế khác, theo nhóm nghiên cứu tại Trung Quốc,
Các nhà nghiên cứu Trung Quốc cho biết tơ hiệu suất cao của họ rẻ hơn và dễ sản xuất hơn tơ nhện làm trong phòng thí nghiệm. Ảnh: Shutterstock

Các nhà khoa học Trung Quốc cho biết họ đã phát triển một cách kéo tơ thủ công từ con tằm để khiến nó dai hơn 70% so với cách kéo tơ mạnh nhất của nhện.

8/12/22

Nancy Pelosi đi Đài Loan hay sự « lộn xộn » về chiến lược của Mỹ ?


Nghe phần âm thanh: 




Chuyến thăm Đài Loan của chủ tịch Hạ Viện Mỹ hồi đầu tháng 8/2022 đã khiến Bắc Kinh tức giận và tiến hành một cuộc tập trận không – hải quân hùng hậu chưa từng có. Nhiều nhà quan sát cho rằng sự việc còn làm lộ rõ những hạn chế, hay đúng hơn là một sự « lộn xộn » về chiến lược của Mỹ trước một Trung Quốc ngày càng hung hăng.

Tuy ngắn, nhưng chuyến thăm Đài Loan của Nancy Pelosi mang tính biểu tượng cao : Nancy Pelosi, chủ tịch Hạ Viện Mỹ là nhân vật quan trọng thứ ba của Nhà nước Mỹ. Nhưng đây không phải là lần đầu tiên một nhân vật cao cấp như thế đến thăm Đài Loan. Năm 1997, chủ tịch Hạ Viện là Newt Gingrich cũng có chuyến thăm Đài Bắc, gặp tổng thống Đài Loan thời đó là ông Lý Đăng Huy (Lee Teng Hui).

Nhưng Trung Quốc của năm 1997 yếu thế hơn nhiều, nên đành phải « nuốt giận », dung thứ cho chuyến đi của Gingrich. Giờ đây, Bắc Kinh chỉ trích bà Pelosi đang mang lại hy vọng về quyền tự trị cho Đài Loan khi đến Đài Bắc và tuyên bố « sát cánh cùng nền dân chủ » của hòn đảo. Nhìn từ Bắc Kinh, đây không phải là chuyện bảo vệ « nền dân chủ » mà đúng hơn là một sự vi phạm quyền chủ quyền quốc gia và bản sắc lịch sử Trung Hoa. Để trả đũa, Trung Quốc tổ chức rầm rộ một loạt các cuộc tập trận quy mô lớn chưa từng thấy, bao vây đảo và thông báo một loạt các trừng phạt thương mại nhắm vào Đài Bắc.

Theo chuyên gia về an ninh Trung Quốc, Michael Swaine, giám đốc chương trình Đông Á, Viện Quincy của Mỹ, sự giận dữ này của Trung Quốc cũng là một điều dễ hiểu. Chuyến thăm này của chủ tịch Hạ Viện Mỹ đã vượt quá khuôn khổ những hiểu biết, quy định và quy trình, vốn là nền tảng cơ bản cho chính sách « Một nước Trung Hoa duy nhất » mà Mỹ đeo đuổi từ nhiều năm qua. Ông giải thích :

« Bà Nancy Pelosi bay đến Đài Loan trên một chiếc máy bay phản lực quân sự chính thức của Hoa Kỳ, trông giống chiếc Air Force One. Bà ấy mô tả chuyến đi Đài Loan của mình như là một chuyến thăm chính thức. Bà công khai chuyến đi này theo cách rất quan trọng, không giống như ông Newt Gingrich, người đã từng đến Đài Loan cách nay 25 năm cũng với tư cách là chủ tịch Hạ Viện.
Nhưng ông Newt Gingrich đến Bắc Kinh trước, và ông ấy chỉ dừng ở Đài Loan một thời gian rất ngắn và sau đó đi tiếp. Vào thời kỳ đó, Trung Quốc đã tỏ ra bực bội. Nhưng bây giờ bà Pelosi thực hiện điều này trên một quy mô lớn hơn rất nhiều, mức độ công khai cao hơn cả dấu hiệu của một chuyến thăm chính thức. Và điều này là một sự vi phạm thật sự nền tảng cơ bản của thỏa thuận mà Hoa Kỳ và Trung Quốc đã đạt được vào thời điểm bình thường hóa quan hệ. » (DemocracyNow ngày 03/08/2022)

Chiến lược « dân chủ chống chuyên quyền » và những hạn chế

Trên trang mạng của Viện Quincy, hai nhà nghiên cứu Sina Azodi1 và Christopher England2 cho rằng phản ứng mạnh mẽ của Bắc Kinh có một ý nghĩa quan trọng. Trung Quốc muốn chứng tỏ là một đối thủ ngang hàng với Mỹ và có khả năng trả đũa trên nhiều mặt. GDP của Trung Quốc giờ cao gấp 17 lần so với năm 1997. Chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc cũng tăng gấp 15 lần, từ 15 tỷ trong năm 1997 lên 230 tỷ cho năm 2022, trong khi vẫn tăng đều đặn kho vũ khí hạt nhân để đạt mức 350 đầu đạn như hiện nay.

Hơn nữa, chuyến đi này của bà Pelosi càng củng cố hơn niềm tin của người dân Trung Quốc, nhất là phe « diều hâu » trong nội bộ đảng Cộng Sản, rằng Mỹ và phương Tây đang nỗ lực « kềm chế » sự trỗi dậy của Trung Quốc, ngăn cản nước này trở lại trường quốc tế, và việc kêu gọi bảo vệ dân chủ đơn giản chỉ là một cách nói uyển chuyển để thay đổi chế độ.

Vẫn theo hai nhà nghiên cứu của Viện Quincy, chuyến thăm Đài Loan của bà Pelosi đã làm lộ rõ những hạn chế trong chiến lược « dân chủ chống chuyên quyền », mà ông Biden xem như là một cột trụ trong chính sách đối ngoại nhằm khôi phục lại uy tín của nước Mỹ. Một mặt, sự việc diễn ra vào lúc nội tình nước Mỹ rối ren và bị chia rẽ sâu sắc vì hậu quả của cuộc tấn công đồi Capitole ngày 06/01/2021 và những tranh cãi gay gắt cho cuộc bầu cử giữa kỳ mùa thu năm nay.

Mặt khác, chuyến thăm này đã không giải đáp được thắc mắc về thực lực của Mỹ khi đối mặt với những thách thức mới do những quốc gia muốn xem xét lại trật tự thế giới đặt ra, và điều đó có nguy cơ làm gia tăng các biến động toàn cầu qua việc đe dọa các lợi ích chiến lược của các đối thủ như Nga và Trung Quốc tại những khu vực mà những nước này có một số lợi thế quân sự. Việc thúc đẩy trở lại nền dân chủ cũng có nguy cơ gây phản cảm ở chính các nước đồng minh của Mỹ từ Ả Rập Xê Út đến Thổ Nhĩ Kỳ, những nước mà Mỹ rất cần đến sự ủng hộ trong tương lai.


Tập trận quy mô lớn : Một chuẩn mới cho Đài Loan ?

Nhưng nhà chính trị học, Dominique Moisi, cây bút bình luận của Les Echos có cái nhìn khắt khe hơn khi tự hỏi : Trong chính sách đối với Trung Quốc, phải chăng Hoa Kỳ dường như đang chuyển từ « mập mờ » sang « lộn xộn » về chiến lược ? Việc chủ tịch Hạ Viện Mỹ đến Đài Bắc không xóa tan được những nghi vấn trước khả năng Mỹ từ bỏ « chiến lược mập mờ, mơ hồ » sau những phát ngôn của Joe Biden thời gian gần đây liên quan đến Đài Loan.

Rồi bởi vì, chuyến đi Đài Loan của Nancy Pelosi diễn ra vào một thời điểm khá đặc biệt. Hoa Kỳ và phương Tây đang nỗ lực cung cấp vũ khí cho Ukraina chống lại cuộc chiến xâm lược do Nga tiến hành từ nhiều tháng qua, nên việc khiêu khích Trung Quốc của Tập Cận Bình lúc này là không cần thiết.

Thứ nhất, điều đó còn tạo thêm cớ cho Trung Quốc « bình thường hóa » các hành động hung hăng mới đối với Đài Loan. Chuyên gia về hải quân Collin Koh, thuộc S. Rajaratnam School of International Studies tại Singapore, trả lời AFP dự báo, Đài Loan kể từ giờ sẽ phải quen thuộc với việc Trung Quốc thường xuyên tổ chức những cuộc tập trận lớn như vậy. « Những bài tập gần đảo chính của Đài Loan sẽ trở thành một chuẩn mực » và việc « quân đội Trung Quốc tiến hành các cuộc tập trận lớn như thế đã tạo thành một tiền lệ ».

Cũng theo vị chuyên gia này, mức thang tập trận sẽ còn được nâng cao hơn cả trên quy mô lẫn cường độ. Khi có căng thẳng, Trung Quốc cũng sẽ thường xuyên đưa tầu chiến hay chiến đấu cơ vượt qua bên kia đường trung tuyến, đường biên giới không chính thức giữa hai bên ở eo biển Đài Loan. Chuyến thăm của bà Pelosi đã mang lại cho Bắc Kinh « một cái cớ hay lời biện minh để nói rằng trong tương lai, Trung Quốc có thể tiến hành một cách hợp pháp các bài tập trận ở phía đông đường trung tuyến mà không phải bận tâm ».

Và nhất là đây cũng là cơ hội để đảng Cộng Sản Trung Quốc còn có thể củng cố hơn nữa tính chính đáng của mình khi kích động tinh thần dân tộc chủ nghĩa như lưu ý của nhà chính trị học, Jean-Philippe Béja, chuyên gia về Trung Quốc, giám đốc nghiên cứu danh dự thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Khoa Học Quốc Gia.

« Đảng Cộng Sản Trung Quốc xây dựng tính chính đáng dựa trên tinh thần chủ nghĩa dân tộc, sự trở lại của Trung Quốc trên trường quốc tế. Họ muốn chứng tỏ chính sách bất di bất dịch trong các vấn đề về quyền chủ quyền như đã cho thấy ở Hồng Kông, đương nhiên là họ đã thành công nhưng không chiếm được trái tim cử tri đặc khu hành chính. Và dĩ nhiên, đảng Cộng Sản Trung Quốc cũng chẳng bận tâm đến việc chinh phục tình cảm và trái tim người Đài Loan. Giờ chúng ta đang đối mặt với một đảng Cộng Sản Trung Quốc cực kỳ hung hăng, tìm cách áp đặt quan điểm của mình về quyền chủ quyền và cố kích động tinh thần chủ nghĩa dân tộc. » (France Culture ngày 03/08/2022)

Pelosi đi Đài Loan : Món quà tặng dành cho V. Putin và Tập Cận Bình

Thứ hai, sự « khiêu khích » này từ Mỹ có nguy cơ đẩy Trung Quốc của Tập Cận Bình ngày càng siết chặt hơn nữa mối liên minh với nước Nga của Vladimir Putin. Cho đến lúc này, Trung Quốc vẫn tìm cách tránh can dự trực tiếp và bắt đầu ngờ vực về sự thành công của chiến dịch quân sự của Nga.

Điều này giải thích vì sao bộ Quốc Phòng Mỹ ban đầu đã phản đối chuyến thăm, theo như nhận định của Pascal Boniface, chuyên gia về địa chính trị, Viện Quan Hệ Quốc Tế và Chiến Lược : « Bởi vì ông Biden cho rằng trong hoàn cảnh hiện nay, thúc đẩy hơn nữa mối liên minh giữa Bắc Kinh và Matxcơva là không đáng, rằng vấn đề Ukraina mới là khẩn cấp. Do vậy việc chọc giận Trung Quốc lúc này là chưa vội, vào thời điểm mà Hoa Kỳ đang nỗ lực chia rẽ Bắc Kinh và Matxcơva, càng xa càng tốt. » (LCI ngày 03/08/2022)

Món quà này không chỉ dành riêng cho Vladimir Putin mà cả cho Tập Cận Bình, ngay trước thềm Đại Hội đảng Cộng Sản Trung Quốc. Trên nguyên tắc, kỳ Đại Hội thứ XX này sẽ cho phép ông Tập nắm quyền thêm một nhiệm kỳ thứ ba, nhưng điều đó vẫn không che giấu được ngày càng nhiều tiếng nói chỉ trích ông thâu tóm quyền lực.

Từ cách xử lý dịch bệnh, dẫn đến nhiều hệ quả kinh tế nghiêm trọng gây bất mãn trong dân chúng, cho đến việc danh sách các nước mắc nợ Trung Quốc với những khoản tiền vay lớn đến chóng mặt rơi vào tình trạng mất khả năng thanh khoản ngày một thêm dài. Thế nhưng, theo nhà chính trị học, Jean-Philippe Béja, lịch trình chuyến đi Đài Loan của bà Pelosi vô hình chung lại là một cơ hội để ông Tập Cận Bình củng cố thêm vị thế của mình.

« Bởi vì vào lúc này, người ta nhận thấy Tập Cận Bình ngày càng trong thế thủ trước những bất bình được thể hiện. Có nhiều đồn đoán cho rằng có một sự phản đối mạnh mẽ trong hàng ngũ chóp bu đảng Cộng Sản. Đương nhiên những đồn đoán này là khó kiểm chứng nhưng người ta có thể nói rằng việc ông tái đắc cử tại Đại Hội Đảng lần thứ XX bắt đầu gây ra vấn đề. Nhưng rủi thay, chuyến thăm của bà Pelosi lại củng cố vị thế của ông ấy đối với xã hội Trung Quốc. Và cũng không may là vì những lý do chính trị nội bộ tại Mỹ, bà Pelosi đã thật sự không đặt ra câu hỏi về những gì chuyến đi của bà có thể gây ra cho khu vực, cũng như là cho (tổng thống)Thái Anh Văn và Đài Loan. » (France Culture ngày 03/08/2022)

ASEAN kẹt giữa đôi đàng

Cuối cùng, như nhận định của chuyên gia Pascal Boniface, sự việc cũng đặt các nước trong khu vực, các nước đồng minh, đặc biệt là khối ASEAN rơi vào thế khó xử. Trong bối cảnh, Hoa Kỳ đang tìm cách ve vãn tìm kiếm sự hậu thuẫn của các nước ASEAN cho chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương, chuyến thăm Đài Loan của Pelosi làm thổi bùng lên những căng thẳng, có nguy cơ gây tổn hại cho các lợi ích của những nước này, vốn dĩ cũng đang gặp khó khăn vì tình trạng lạm phát do đại dịch Covid-19 và chiến tranh Ukraina gây ra.

« Các quốc gia ASEAN bị giằng xé và không muốn chọn phe giữa Bắc Kinh và Washington. Họ cần sự bảo hộ của Hoa Kỳ và cũng cần có các mối quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc. Thường các mối quan hệ thương mại của họ với Trung Quốc quan trọng hơn là với Mỹ như đã từng có cách nay 10 năm. Do vậy những nước này tự nhận mình như là những quốc gia thương mại, nên họ không thích có những căng thẳng chút nào đơn giản bởi vì điều đó chỉ bất lợi cho việc làm ăn và những nước đó biết rất rõ là họ cũng không thể tự mình bảo vệ cho an ninh đất nước nếu như căng thẳng giữa Bắc Kinh và Washington tăng thêm. Thế nên, tất cả những việc này chắc chắn là không làm cho các nước trong khu vực hài lòng và họ sẽ không phiêu lưu quy trách nhiệm cho bên này hay bên kia làm căng thẳng bùng lên. Họ muốn ở giữa hai phe và có những mối quan hệ với cả hai phía. Giờ thì những nước ASEAN đang trong một tình thế bất tiện nhất ». (LCI ngày 05/08/2022)


Nguyệt quế cho Pelosi, Đài Loan lãnh hậu quả

Tóm lại theo các nhà quan sát, bên lãnh hậu quả trước tiên của chuyến thăm « lịch sử » này không ai khác chính là Đài Loan. Trong một động thái mới nhất, Bắc Kinh hôm 10/8 công bố Sách Trắng mới, rút bỏ những lời hứa từng được đưa ra trong các phiên bản năm 1993 và năm 2000, theo đó, « sẽ không đưa quân đội hoặc nhân sự hành chính đến đóng tại Đài Loan » sau khi hoàn thành điều mà Bắc Kinh gọi là « thống nhất » Đài Loan, vốn bị Bắc Kinh coi là một vùng lãnh thổ không thể tách rời của Trung Quốc.

Trong sách trắng 2022, Bắc Kinh còn xóa bỏ những bảo đảm cho Đài Loan được hưởng quyền tự chủ sau khi trở thành đặc khu hành chính của Trung Quốc, hoặc cụm từ « bất cứ điều gì cũng có thể thương lượng được » miễn là Đài Loan chấp nhận chỉ có một Trung Quốc và không đòi độc lập…

Thế nên, ông Dominique Moisi cho rằng, một đại cường phải biết sắp đặt thứ tự của những ưu tiên. Liệu rằng Hoa Kỳ có đủ phương tiện và mong muốn để xử lý cùng lúc ba cuộc khủng hoảng gay gắt : Nga, Trung Quốc và Iran hay không ?

**********

Ghi chú:

(1) - Sina Azodi là Học viên sau Tiến sĩ về Quan Hệ Quốc Tế tại Đại học Nam Florida. Các lĩnh vực nghiên cứu của ông tập trung về an ninh quốc tế, không phổ biến vũ khí hạt nhân và quan hệ Mỹ-Iran.

(2) - Christopher England: Tiến sĩ Khoa học Chính trị tại Johns Hopkins, từng là giảng viên đại học Nam Florida.

6/19/22

Những chuyển động nguy hiểm ở eo biển Đài Loan

Hiếu Chân/Người Việt June 17, 2022

Cùng với cuộc chiến tranh ở Ukraine, tình hình eo biển Đài Loan đang nóng lên từng giờ khi Bắc Kinh gia tăng sức mạnh Hải Quân và Washington gia tăng cam kết bảo vệ đảo quốc dân chủ này trước âm mưu xâm lược của Trung Quốc.

Du khách chụp hình bên các cột chống đổ bộ được đặt dọc theo bờ biển tại đảo Kim Môn của Đài Loan, chỉ cách bờ biển Trung Quốc Đại Lục 3.2 km ở eo biển Đài Loan. Đài Loan đang sống trong mối đe dọa thường xuyên của Trung Quốc. (Hình minh họa: Sam Yeh/AFP via Getty Images)

Sáng Thứ Sáu, 17 Tháng Sáu, Trung Quốc hạ thủy hàng không mẫu hạm thứ ba, đặt tên là Phúc Kiến (Fujian), mang số hiệu 18.

5/13/22

Vì sao 5 tỷ phú công nghệ Trung Quốc này từ chức?

Nhiều giám đốc công nghệ hàng đầu của Trung Quốc đang từ bỏ vai trò lãnh đạo trong bối cảnh Bắc Kinh tiến hành đàn áp sâu rộng đối với lĩnh vực này.

Mới đây, người sáng lập của sàn thương mại điện tử (TMĐT) JD.com, Richard Liu đã bất ngờ từ chức. Công ty cho biết Liu sẽ rời khỏi vai trò giám đốc điều hành nhưng sẽ tiếp tục làm chủ tịch hội đồng quản trị.

Năm ngoái, Zhang Yiming, người sáng lập ByteDance, chủ sở hữu TikTok và Su Hua, người sáng lập Kuaishou, đối thủ chính của TikTok, đều từ bỏ vị trí CEO.

3/17/22

Tổng thống mới của Hàn Quốc: Mối quan hệ Seoul-Bắc Kinh cần được xem xét lại

 RFI-Guli ngày 10.03.2022

Tổng thống thứ 20 của Hàn Quốc Yoon Seok-wook tháng 3 năm 2022 (ảnh tệp) © RTmonopole Twitter
Ứng cử viên tổng thống của đảng đối lập lớn nhất Hàn Quốc Yoon Seok-wyeh đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử ngày 10/3 và trở thành tổng thống thứ 20 của Hàn Quốc. Với lập trường "thân Mỹ và xa Trung Quốc" được thể hiện trong suốt chiến dịch tranh cử của mình, người ta thường dự đoán rằng chính sách đối ngoại của chính phủ mới của Hàn Quốc chắc chắn sẽ sửa đổi thái độ xoa dịu "nhẹ nhàng" một chiều của cựu tổng thống.

Yin Xiyue (Doãn Tích Duyệt 尹锡悦 âm tiếng Hàn: Yoon Suk-yeol) cho rằng mối quan hệ phức tạp giữa Seoul và Bắc Kinh cần được suy nghĩ lại. Trong một số ra tháng 2 trên tạp chí Ngoại giao, ông lưu ý rằng người tiền nhiệm của ông duy trì sự mơ hồ chiến lược và không thể hiện rõ lập trường nguyên tắc trong bối cảnh căng thẳng Mỹ-Trung gia tăng. Ông cho biết việc Seoul miễn cưỡng đưa ra lập trường vững chắc về các vấn đề làm ảnh hưởng đến quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh đã tạo ra ấn tượng rằng "Hàn Quốc đang nghiêng về Trung Quốc và rời xa đồng minh lâu năm là Mỹ".

3/15/22

Tứ Đại Kỳ Thư

"Phước bất trùng lai, họa vô đơn chí," cơn đại dịch Cocid-19 còn đang hoành hành, cuộc chiến tranh giữa Nga và Ukraine lại bùng nổ. Thiên tai chưa dứt, nhân họa đã đến, đó phải chăng là hiện tượng của đại công nghiệp và là dấu hiệu của ngày tận thế đang cận kề.

Chúng ta không thể chọn lựa cuộc sống như ý muốn, nhưng có thể chọn lựa một tư duy một cách sống thanh an tự tại.

Hồng Lâu, Tam Quốc, Thủy Hử và Tây Du là tứ đại danh tác cũng là bốn loại tư tưởng tu hành để giúp cho ta tìm một lối thoát trong loạn thế. Mong trí tuệ của các bậc tiền nhân xoa dịu phần nào nỗi phiền muộn của người đói.


Tứ Đại Kỳ Thư

Nhớ thời học bậc trung học, thầy giáo nói: "thiếu niên đọc Hồng Lâu, thanh niên đọc Tam Quốc, trung niên đọc Thủy Hử, sau cùng đọc Tây Du. Đọc hiểu là tu hành, đọc không hiểu là may mắn." Lúc đó nghe rồi chẳng hiểu, cho nên bỏ qua lời nói của thầy.

Thời gian trôi qua, vật đổi sao dời, trải nghiệm trong cuộc sống luôn biến thiên giao động khiến tôi cảm nhận được nhiều ý nghĩa của cuộc đời, đồng thời dần dần lãnh hội được lý lẽ trong lời nói của thầy.

1/25/22

Việt Nam gia tăng sử dụng đường sắt Trung Quốc xuất hàng sang châu Âu

RFI tiếng Việt - Thu Hằng - Ngày 24.01.2022

Nghe: Phần âm thanh:


Các container hàng xuất khẩu được chất lên một chiếc tàu tại cảng Sài Gòn, Việt Nam, ngày 03/05/2020. AP - Hau Dinh

Hơn bốn tháng sau khi chuyến tầu container đầu tiên từ Hà Nội đến thành phố Liège, miền nam Bỉ, ngành vận tải đường sắt Việt Nam hài lòng về tiềm năng phát triển một trục vận tải mới, song song với đường biển. Việt Nam đã « tranh thủ » tuyến đường China-Europe Express, nằm trong Sáng Kiến Một vành đai một con đường (BRI) được chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khởi xướng năm 2014, để đưa hàng hóa đến tận Tây Âu.

Công ty Cổ phần Vận tải và Thương mại Đường sắt - Ratraco, đơn vị khai thác tuyến đường này, cho biết có 28 đoàn tầu, với khoảng 644 container 40 feet, đã đi sang châu Âu kể từ chuyến tầu đầu tiên xuất phát đi Liège ngày 20/07 đến hết tháng 11/2021. Thực ra, tầu container từ Việt Nam không đi thẳng đến Bỉ mà phải qua Trịnh Châu (Zhengzhou, tỉnh Hà Nam), điểm đầu của tuyến vận tải đường sắt nối với Liège (Bỉ), được khánh thành ngày 24/10/2018.

1/14/22

Lý Quang Diệu viết về chiến lược “Thao quang dưỡng hối” của TQ

Posted on 10/12/2014 by The Observer

Bài đăng lại
Nguồn: Lee Kuan Yew (2013). “Tao guang yang hui”(韜 光 養 晦), in L.K. Yew, One Man’s View of the World (Singapore: Straits Times Press), pp. 28-50.


Tôi gặp Tập Cận Bình lần đầu tiên ở Đại lễ đường Nhân dân trong một chuyến thăm Bắc Kinh vào tháng 11 năm 2007. Ban đầu tôi không yêu cầu gặp ông ta. Tôi đã đề nghị gặp một người khác, nhưng rồi người ta sắp xếp cho tôi gặp ông, như vừa nói. Họ coi ông ở vị trí cao trong danh sách ưu tiên. Đó là lần đầu tiên ông ấy gặp một vị lãnh đạo nước ngoài sau khi được bổ nhiệm vào Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc, một động thái rõ ràng để ám chỉ với thế giới rằng người ta đã dự kiến để ông tiếp quản vị trí của Hồ Cẩm Đào.

12/9/21

Huyền Không tự: Ngôi ‘chùa treo’ kỳ hiểm nhất thế giới, mãi là bí ẩn thiên cổ - Mạn đàm về Huyền Không Tự

Hương Thảo - DKN 06/11/2021

Huyền Không tự* ở núi Hằng Sơn, Sơn Tây, Trung Quốc, là một ngôi chùa lơ lửng trên vách đá, không có địa căn mà chỉ có một số cột gỗ chống đỡ. Vậy mà trải qua hơn 1400 năm phong vũ thăng trầm, thiên tai địa chấn, Huyền Không tự vẫn đứng sừng sững nguy nga như một ấn chứng về lịch sử và tôn giáo không thể phai mờ…


Vào tháng 12 năm 2010, tạp chí “The Time” của Mỹ đã đưa ra danh sách mười công trình kiến ​​trúc kỳ hiểm nhất trên thế giới, và ngôi chùa treo Huyền Không ở Sơn Tây, Trung Quốc đã được bình chọn. Khi thi tiên Lý Bạch vân du đến đây, kỳ cảnh này đã làm ông chấn động. Và ngôi chùa này cũng từng xuất hiện trong tiểu thuyết võ hiệp “Tiếu ngạo giang hồ”.

11/27/21

Đường lối cứng rắn của Đức thời hậu Merkel khiến Trung Quốc lo ngại

RFI - Trọng Nghĩa ngày 26.11.2021

Ba nhân vật sắp lãnh đạo nước Đức loan báo thỏa thuận thành lập chính phủ liên minh tại Berlin (Đức) ngày 24/11/2021. Từ trái sang phải: Christian Lindner, đảng Dân Chủ Tự Do FDP, Olaf Scholz đảng Dân Chủ Xã Hội SPD, bà Annalena Baerbock, đảng Xanh. Odd Andersen AFP

Sau gần 2 tháng thương thuyết kể từ khi cuộc tổng tuyển cử tại Đức kết thúc, ba đảng Dân Chủ Xã Hội (SPD), đảng Xanh và đảng Dân Chủ Tự Do (FDP)* ngày 24/11/2021 đã thông báo thỏa thuận về việc thành lập chính phủ liên minh mới. Dù chưa được chính thức hình thành và đi vào hoạt đông, nhưng tân chính phủ Đức đã làm dấy lên nhiều mối lo ngại tại Trung Quốc do quan điểm cứng rắn đối với Bắc Kinh được nêu lên trong bản thỏa thuận cầm quyền vừa công bố.

* Liên Minh Đèn Giao Thông: Đỏ (SPD), vàng(FDP), xanh (Bündnis 90/Die Grünen)


Đức sẽ không còn nhìn Trung Quốc qua lăng kính "trọng thương"

Nhận định của giới phân tích về chính quyền mới tại cường quốc kinh tế hàng đầu Châu Âu, môt trong hai đầu tầu của Liên Hiệp Châu Âu, đều thống nhất trên một điểm: Đức sẽ không còn nhìn Trung Quốc qua lăng kính “trọng thương” như trong 16 năm qua dưới thời bà Angela Merkel.

Thỏa thuận cầm quyền dài 178 trang của liên minh được báo giới gọi nôm na là liên minh “đèn hiệu giao thông” - bao gồm ba màu đỏ, biểu tượng của đảng SPD, xanh lá cây, biểu tượng của đảng Xanh và vàng, biểu tượng của đảng FDP - đã 12 lần nhắc đến Trung Quốc, trong đó có rất nhiều điểm chắc chắn làm cho Bắc Kinh tức tối vì nói đến các vấn đề như Đài Loan, Hồng Kông, Tân Cương, thậm chí cả Biển Đông.

Bắc Kinh được cho là cũng sẽ không hài lòng chút nào với chủ trương được chính quyền Đức thời hậu Merkel nêu bật là phối hợp chặt chẽ với Hoa Kỳ, tăng cường quan hệ với Nhật Bản và Úc, hai trong số những đối thủ chính của Trung Quốc trong vùng châu Á-Thái Bình Dương.

Điểm điển hình nhất về khác biệt giữa hai chính quyền “mới” và “cũ” tại Đức là việc liên minh sắp lên cầm quyền tại Đức không ủng hộ Thỏa Thuân Đầu Tư Liên Hiệp Châu Âu-Trung Quốc mà cựu thủ tướng Merkel đã hết sức thúc đẩy.

Đài Loan lần đầu tiên được nêu lên trong một thỏa thuận cầm quyền

Quan điểm cứng rắn đối với Trung Quốc của chính quyền Đức thời hâu Merkel được đã nêu lên bằng giấy trắng mực đen trong thỏa thuận liên minh. Theo giới quan sát, lập trường cứng rắn này xuất phát từ hai đảng nhỏ trong liên minh là đảng Xanh và đảng Dân Chủ Tự Do.

Thái độ cứng rắn đối với Bắc Kinh của chính quyền mới tại Đức được thể hiện trong quan điểm về Đài Loan. Theo ban biên tập Châu Âu tạp chí Mỹ Politico ngày 25/11, đây là lần đầu tiên mà một liên minh cầm quyền tại Đức đề cập đến Đài Loan.

Thỏa thuận công bố hôm 24/11 xác nhận là nước Đức vẫn tôn trọng nguyên tắc “Một Nước Trung Hoa Duy Nhất”, nhưng cho rằng: “Bất kỳ sự thay đổi hiện trạng nào ở eo biển Đài Loan đều phải diễn ra trong hòa bình và được cả hai bên đồng ý. Trong khuôn khổ chính sách Một Nước Trung Hoa của Liên Hiệp Châu Âu, chúng tôi ủng hộ sự tham gia của Đài Loan dân chủ vào các tổ chức quốc tế.”

Đây quả là một cú đánh mạnh vào Bắc Kinh, vốn luôn luôn tìm cách loại Đài Loan ra khỏi các tổ chức quốc tế.

Đức quan tâm đến nhân quyền tại Tân Cương, Hồng Kông

Lập trường quan tâm đến nhân quyền của liên minh cầm quyền mới tại Đức cũng là nguyên nhân khiến Trung Quốc bất bình. Thỏa thuận của Đức nhấn mạnh: “Chúng tôi rất quan tâm đến các vi phạm nhân quyền của Trung Quốc, đặc biệt là ở Tân Cương. Nguyên tắc ‘một quốc gia, hai chế độ’ ở Hồng Kông phải được tái khẳng định”.

Vấn đề lao động cưỡng bức ở vùng Tân Cương cũng được ghi nhận trong thỏa thuận: “Chúng tôi ủng hộ đề xuất của Liên Âu cấm nhập khẩu các sản phẩm từ lao động cưỡng bức”.

Riêng về hiệp định đầu tư EU-Trung Quốc, thỏa thuận của ba đảng sắp cầm quyền ở Đức ghi nhận thực tế: “Việc Liên Hiệp Châu Âu phê chuẩn Hiệp Định Đầu Tư EU-Trung Quốc trong không thể diễn ra vào lúc này vì nhiều lý do khác nhau”. Nói cách khác, tân chính quyền Đức cho rằng chừng nào mà các lệnh trừng phạt của Trung Quốc đối với các thành viên của Nghị Viện Châu Âu còn tồn tại, thì hiệp định đầu tư  sẽ không được thông qua.

Kêu gọi tôn trọng luật quốc tế tại Biển Đông và Biển Hoa Đông

Một trong những điểm nhức nhối khác đối với Trung Quốc là việc chính quyền sắp nhậm chức tại Đức không ngần ngại phê phán đường lối bành trướng của Bắc Kinh, đặc biệt là tại Biển Đông và Biển Hoa Đông.

Trong phần liên quan đến lãnh vực đối ngoại, thỏa thuân liên minh giữa ba đảng cầm quyền tại Đức nói rõ: “Kỳ vọng của chúng tôi đối với chính sách đối ngoại của Trung Quốc là nước này đóng một vai trò có trách nhiệm đối với hòa bình và ổn định ở khu vực lân cận”.

Một cách cụ thể hơn, thỏa thuận xác định rằng “các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông và Biển Hoa Đông phải được giải quyết trên cơ sở luật biển quốc tế”.

Vấn đề kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc cũng được nhắc đến với chủ trương “hôi nhập mạnh mẽ hơn các quốc gia có vũ khí hạt nhân như Trung Quốc vào việc giải trừ hạt nhân và kiểm soát vũ khí”.

Phối hợp chặt chẽ với Mỹ và các nước đồng chí hướng

Chủ trương đoàn kết để tìm cách đối phó với Trung Quốc dù không được nói trắng ra, nhưng có thể được cảm nhận qua một số đề nghị như: “Chúng tôi tìm kiếm một sự phối hợp xuyên Đại Tây Dương - tức là với Hoa Kỳ - chặt chẽ hơn về chính sách đối với Trung Quốc và một sự hợp tác với các nước cùng chí hướng để giảm bớt sự phụ thuộc chiến lược”. Thỏa thuận đã nhắc tới các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, New Zealand và Ấn Độ.

Dĩ nhiên, chính quyền Đức vẫn sẽ duy trì các cuộc tham vấn liên chính phủ với Trung Quốc, nhưng theo dân biểu Nils Schmid, người phụ trách chính sách đối ngoại của SPD, đảng của thủ tướng Đức tương lai Olaf Scholz, thì “sẽ có nhiều cuộc tham vấn trước với EU và các quan chức từ Ủy Ban Châu Âu”. Các cơ chế tham vấn tương tự cũng có thể được hình thành với Nhật Bản.

Lập trường cứng rắn của chính phủ sắp lên nắm quyền tại Berlin đã lập tức gióng lên những hồi chuông báo động tại Bắc Kinh, với lời cảnh cáo được chính thức đưa ra ngay từ hôm qua, 25/11, theo đó Đức không nên xen vào những vấn đề “nội bộ” của Trung Quốc.

Bắc Kinh cảnh cáo Berlin

Theo hãng tin Mỹ Bloomberg, trong một cuộc họp thường kỳ tại Bắc Kinh, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên đặc biệt đả kích quan điểm mới của Đức về Đài Loan: “Các chính quyền trước đây của Đức đều ủng hộ chính sáNgoajch một nước Trung Hoa, và chúng tôi hy vọng chính quyền mới sẽ tuân thủ chính sách này, tôn trọng lợi ích cốt lõi của Trung Quốc và bảo vệ nền tảng chính trị cho quan hệ song phương”.

Như thông lệ, theo Bloomberg, Bắc Kinh còn ám chỉ tới nguy cơ vấn đề Đài Loan gây tổn hại cho quan hệ Đức-Trung khi kêu gọi Berlin làm việc với Bắc Kinh để phát triển quan hệ “và tập trung vào hợp tác thiết thực, thay vì ngược lại”.

Như để khẳng định lập trường của Trung Quốc, ông Triệu Lập Kiên không ngần ngại nhắc lại: “Tôi muốn nhấn mạnh rằng các vấn đề liên quan đến Đài Loan, Biển Đông, Hồng Kông và Tân Cương đều là công việc nội bộ của Trung Quốc”.

11/22/21

Ngôi sao quần vợt Trung Quốc Peng Shuai nói với Ủy ban Olympic Quốc tế rằng cô ấy 'an toàn và khỏe mạnh' trong cuộc gọi điện video

Tin CNN
Homero De la Fuente - Ngày 22.11.2021


(CNN) Chủ tịch Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) Thomas Bach đã tổ chức một cuộc điện thoại video với vận động viên ba lần Peng Shuai* , cơ quan điều hành Thế vận hội được công bố vào Chủ nhật, trong bối cảnh làn sóng quan ngại toàn cầu về sức khỏe và nơi ở của Peng.
Cả hai được tháp tùng trong cuộc gọi video bởi một quan chức thể thao Trung Quốc, Li Lingwei, cũng như Chủ tịch Ủy ban Vận động viên, Emma Terho. IOC đã không cung cấp cho CNN quyền truy cập vào video.

Đoạn video được đưa ra sau khi Peng, một trong những ngôi sao thể thao nổi tiếng nhất Trung Quốc, công khai cáo buộc cựu Phó Thủ tướng Zhang Gaoli (張高麗 Trương Cao Lệ) cưỡng bức cô quan hệ tình dục tại nhà riêng của mình, theo ảnh chụp màn hình của một bài đăng trên mạng xã hội đã bị xóa ngày 2/11.

11/12/21

Đảng Cộng sản Trung Quốc nâng cao vị thế của ông Tập trong 'nghị quyết lịch sử'

Sự nắm quyền của ông Tập Cận Bình đã nhận được một cú hích lớn sau khi đảng Cộng sản cầm quyền thông qua một “nghị quyết lịch sử” hiếm hoi ca ngợi “ý nghĩa quyết định” của chủ tịch nước này trong việc trẻ hóa đất nước Trung Quốc.

Đây chỉ là nghị quyết thứ ba thuộc loại này trong lịch sử 100 năm của đảng . Hai nghị quyết trước đó được thông qua dưới thời Mao Trạch Đông, người lãnh đạo những người Cộng sản lên nắm quyền vào năm 1949, và Đặng Tiểu Bình, người có những cải cách trong những năm 1980 đã biến Trung Quốc thành một cường quốc kinh tế.

Bản tóm tắt chính thức của nghị quyết, hay thông cáo chung, từ cuộc họp nói rằng dưới sự lãnh đạo của ông Tập, Trung Quốc đã “đạt được những thành tựu lịch sử và trải qua một bước chuyển mình lịch sử”. Nó ca ngợi Tập, Mao và Đặng vì đã lãnh đạo đất nước đạt được "sự chuyển đổi to lớn từ đứng lên và phát triển thịnh vượng sang trở nên mạnh mẽ".

Các nhà phân tích cho biết nghị quyết được đưa ra để nâng địa vị của ông Tập lên ngang hàng với Mao và Đặng và giúp đảm bảo tương lai chính trị của ông, sau khi đảng này loại bỏ các giới hạn nhiệm kỳ tổng thống vào năm 2018.

“Ban Chấp hành Trung ương Đảng kêu gọi toàn đảng, toàn quân và nhân dân các dân tộc đoàn kết chặt chẽ hơn nữa xung quanh Ban Chấp hành Trung ương Đảng do đồng chí Tập Cận Bình làm nòng cốt, thực hiện đầy đủ thời đại mới của chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc của Tập Cận Bình, ”Một bài phát biểu của Tân Hoa xã về cuộc họp.

Bản tóm tắt chính thức của cuộc họp cho biết: “Việc xác lập vị trí của đồng chí Tập Cận Bình như là cốt lõi của ban chấp hành trung ương cũng như của toàn đảng… có ý nghĩa quyết định trong việc tiến tới sự trẻ hóa vĩ đại của đất nước Trung Quốc.”

Bản tổng kết cũng cho biết Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã hoàn thành “nhiều nhiệm vụ lớn chưa hoàn thành trước đây và phát huy những thành tựu lịch sử, những bước ngoặt lịch sử đối với sự nghiệp của Đảng và đất nước”.

Cô Ling Li cho biết, nghị quyết được thông qua sau một sự thay đổi lớn về động lực quyền lực ở cấp cao nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) trong những năm gần đây và nhằm thuyết phục các quan chức đảng cũng như toàn thể nhân dân về những tiến bộ đạt được dưới sự lãnh đạo của ông Tập, một chuyên gia nghiên cứu ĐCSTQ tại Đại học Vienna.

“Nghị quyết phục vụ hai mục đích: thứ nhất, nó biện minh cho con đường dẫn đến quyền lực của người chiến thắng trong các cuộc tranh giành quyền lực bằng cách chuyển các bản án cho những người thua cuộc; và thứ hai, nó xây dựng một trường hợp về hiệu suất đặc biệt của bên thắng cuộc, ” cô nói.

Khi các giới hạn nhiệm kỳ được xóa bỏ, các quan chức và chuyên gia Trung Quốc cho rằng ông Tập có thể cần thêm thời gian để thực hiện chương trình nghị sự của mình. “Đừng thay đổi phi công ngay sau khi cất cánh… [Anh ấy] có thể giảm bớt sự không chắc chắn cho Trung Quốc, khi đất nước bước vào giai đoạn phát triển quyết định. Tôi thấy không có vấn đề gì với điều đó, ”một nhà lãnh đạo cấp cao của quốc gia năm 2018 cho biết.

Ông Tập không có đối thủ rõ ràng, nhưng các nhà phê bình cho rằng nỗ lực duy trì quyền lực có khả năng khiến các nhân vật trẻ trong đảng xa lánh, những người có thể thấy cơ hội thăng tiến của họ giảm đi.

Các nhà khoa học chính trị cũng chỉ ra kinh nghiệm của các quốc gia khác ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh, nơi thời gian dài của chế độ một người cai trị đã dẫn đến việc ra quyết định tồi tệ hơn và hiệu quả kinh tế kém.

Associated Press và Agence France-Presse đã đóng góp vào báo cáo này
Nguồn tham khảo:
SCMP* (Báo Hoa Nam Bưu Điện Buổi Sáng).
Đọc thêm: BBC Tiếng Việt - 


11/10/21

Kiểm soát các nguồn nước ngọt, nguyên nhân xung đột biên giới Ấn-Trung

Một khúc sông Brahmaputra trên lãnh thổ Ấn Độ. © Aniruddha Buragohain/wikipedia.org

Nghe phần âm thanh:


Tháng 2/2021 sự kiện vỡ sông băng tại Himalaya, 150 người Ấn Độ thiệt mạng đã làm dấy lên trở lại tranh chấp giữa New Delhi và Bắc Kinh chung quanh một dự án Trung Quốc xây đập thủy điện trên sông Yarlung Tsang Po « lớn hơn cả đập Tam Hiệp ». Tranh chấp để làm chủ sông ngòi, khai thác những mạch nước tại biên giới Ấn-Trung càng lúc càng trở nên « nhậy cảm ».  

Ấn Độ và Trung Quốc có một đường biên giới chung hơn 3.300 km ở một khu vực với những điều kiện khắc nghiệt với con người. Sông băng và những lớp tuyết trên dãy Himalaya là nguồn cung cấp nước ngọt cho gần một nửa dân số trên địa cầu.

Đối với hàng triệu nông dân tại một vùng đất khô cằn ở cả hai phía bên đường biên giới Ấn-Trung, đây là những nguồn cung cấp nước duy nhất. Vận mệnh của hàng triệu dân ở phía đông bắc Ấn Độ và cả một phần Bangladesh tùy thuộc vào các nguồn nước từ con sông Yarlung dài gần 2.900 km bắt nguồn từ sông băng Angsi – Tây Tạng. Khi chảy qua lãnh thổ Ấn Độ, sông Yarlung trở thành dòng Brahmaputra, mạch sống của bang Arunachal Pradesh trước khi nhánh sông này nhập vào với sông Hằng, đổ ra vịnh Bangale.

Chạy đua xây đập

Từ 2009 Trung Quốc đã có dự án xây dựng thêm một đập thủy điện trên dòng sông Yarlung Zahng Po, với « công suất 70 triệu kilowatt/giờ, lớn hơn cả so với đập Tam Hiệp » trên Dương Tử Giang. Ấn Độ thấy trước dự án của Trung Quốc là một mối đe dọa « cả về mặt lương thực, lẫn quân sự ». Trung Quốc đề xuất một dự án xây dựng trong một vùng có nguy cơ động đất cao, rủi ro vỡ đập và sập núi là rất lớn. Nhưng để đáp trả Bắc Kinh, chính quyền New Delhi thông báo cũng xây đập thủy điện trên dòng Brahmaputra để « giảm thiểu tác động dự án Trung Quốc gây ra ».

Ấn Độ, Trung Quốc lao vào một cuộc chạy đua xây dựng đập thủy điện mà không quan tâm đến tiếng nói của Bangladesh cửa ngõ đưa con sông này ra vịnh Bangale.

Để hiểu được tranh chấp biên giới Ấn Độ -Trung Quốc hiện tại trên đài RFI Việt ngữ giáo sư địa chính trị Hugo Billard, trường Saint Michel Picpus Paris, đồng tác giả tập bản đồ về những đường biên giới, Atlas des Frontières – NXB Autrement, nhắc lại về sự hình thành của đường biên giới giữa hai cường quốc của châu Á này từ khi các vùng thuộc địa cũ trong Liên minh Ấn Độ của Anh Quốc giành được độc lập năm 1947.

Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh mà trước đây được biết đến dưới tên gọi là Đông Pakistan, rồi Miến Điện, Sri Lanka giành được độc lập từ chính quyền Anh năm 1947. Từ đó đặt ra vấn đề đường biên giới vĩnh viễn từng được vương quốc Anh khoanh vùng với các cường quốc lân cận như là Iran, Nga, Trung Quốc và kể cả với vùng thuộc địa của Pháp là Đông Dương. Làm thế nào để ổn định đường biên giới Ấn –Trung và làm thế nào lằn ranh đó phải được công nhận ?

Cũng giáo sư Hugo Billard nhấn mạnh đến năm 1951 khu vực biên giới giữa hai quốc gia này mới bắt đầu trở thành một điểm nóng. Khi đó Trung Quốc xâm chiếm Tây Tạng. Đây là một vùng đất rộng lớn bằng một phần ba diện tích Trung Quốc và là một môi trường khá khắc nghiệt với con người. Làm chủ được Tây Tạng, Trung Quốc đương nhiên mở ra đường biên giới 3.380 cây số với Ấn Độ.

Cũng chính đường biên giới này đã cho phép Bắc Kinh đòi hỏi chủ quyền tại ba điểm : một là tại Aksai Chin – phía tây bắc Tây Tạng. Điểm tranh chấp thứ nhì là vùng lãnh thổ Sikkim, nằm kẹt giữa Nepal và Bhoutan. Với chỉ khoảng 6.000 dân cư, nhưng Sikkim là nơi đã hai lần Trung -Ấn giao tranh vào những năm 1962 và 1975. Sau cuộc đọ sức cuối cùng này, thì Sikkim đã thuộc về Ấn Độ. Tuy nhiên điểm nóng thứ ba - và cũng là điểm gây nhiều chú ý hơn cả là vùng Arunachal Pradesh ở phía đông. Đây là một vùng đất màu mỡ, năm con sông của bang này đề bắt nguồn từ dãy Himalaya. Bắc Kinh và New Delhi tranh chấp cả về đường biên giới lẫn quyền kiểm soát vùng lãnh thổ này. Hiện tại bang Arunachal Pradesh do Ấn Độ kiểm soát. Giáo sư Hugo Billard tuy nhiên lưu ý tranh chấp biên giới trước hết là một lá bài để cả Bắc Kinh lẫn New Delhi khơi dậy niềm tự hào dân tộc :

Hugo Billard : « 3.380 cây số đường biên giới là nơi mà bất kỳ lúc nào cũng có thể xảy ra tranh chấp tùy vào thời điểm, vào bối cảnh chính trị nội bọ của mỗi bên. Thí dụ, tình hình tại Aksai Chin tùy thuộc vào mối quan hệ hữu hảo giữa Ấn Độ với Pakistan, một đồng minh của Bắc Kinh nhưng lại là đối thủ của New Delhi. Sikkim thì đã thuộc hẳn về Ấn Độ. Riêng bang Arunachal Pradesh, đây là nơi thường xuyên xảy ra giao tranh giữa binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc. Từ thập niên 1970, trên thực tế, cả Trung Quốc lẫn Ấn Độ cùng không có lợi ích gì khi khiêu khích đối phương để dẫn tới xung đột, bởi về thực chất, không bên nào có đủ phương tiện hay quyết tâm. Phía Ấn Độ thì rõ ràng là không đủ phương tiện còn đối với Trung Quốc, đường biên giới trên bộ không phải là một ưu tiên. Ưu tiên của Bắc Kinh là biên giới trên biển. Dù vậy cả hai phe cùng thường xuyên khai thác lá bài chủ quyền biên giới để chứng minh với công luận trong nước rằng Trung Quốc cũng như Ấn Độ không nhượng một tấc đất cho đối phương. Mỗi bên đều có nhu cầu chứng tỏ làm chủ tình hình ở các đường biên giới »

Vành đai Trung Quốc

Vẫn trong mắt nhà địa chính trị Hugo Billard, New Delhi có hai cách tiếp cận vấn đề tranh chấp đường biên giới. Về mặt địa lý và chiến lược, Ấn Độ luôn cảm thấy bị Trung Quốc kềm tỏa. Từ những năm 1990 vì những lợi ích kinh tế và chiến lược, Bắc Kinh đã thắt chặt quan hệ với Pakistan, với Miến Điện. Trung Quốc có nhiều lá chủ bài trong tay, lúc thì dùng những dự án xây dựng hệ thống xe lửa, khi thì chiêu dụ đối phương bằng những kế hoạch phát triển hải cảng, mở rộng các tuyến giao thông đường biển, hay những dự án xây dựng cơ sở hạ tầng : xa lộ trường học, bệnh viện …

Hugo Billard : « Ấn Độ có cảm tưởng là bị Trung Quốc bao vây, kềm cặp : Ở phía bắc, đôi bên có đường biên giới chung. Phía tây Ấn Độ là Pakistan, ở phía đông thì có Miến Điện. Cả Islamabad lẫn Naypyidaw đều chịu ảnh hưởng rất lớn của Bắc Kinh. Bước kế tới là Trung Quốc đã đẩy mạnh đầu tư vào Sri Lanka, biến quốc gia này thành tai mắt của Bắc Kinh ở phía nam Ấn Độ để quan sát cả vùng Ấn Độ Dương. Đối với New Delhi, đó là những dấu hiệu cho thấy Trung Quốc tìm cách bao vây, đến mức khiến Ấn Độ ngạt thở »

Tuy nhiên một yếu tố quan trọng khác trong cuộc đọ sức Ấn- Trung, vế chính trị được cả đôi bên chú trọng. Về phía Ấn Độ, từ năm 2014 thủ tướng Narendra Modi lên cầm quyền và ông luôn khai thác lá bài dân tộc chủ nghĩa để kiếm phiếu. Song song với việc ve vãn công luận trong nước chính quyền Modi liên tục mở rộng, nâng cấp đối thoại với các đồng minh. Đứng đầu là Nga, bởi vì New Delhi luôn có một một quan hệ mật thiết về mặt chiến lược. Bên cạnh đó thủ tướng Modi đã đặc biệt chú trọng đến bang giao với Hoa Kỳ, với Pháp, một cường quốc trong vùng Ấn Độ Thái Bình Dương. Úc, Nhật và cả các quốc gia Đông Nam Á cũng càng lúc càng trở thành những đối tác cho phép New Delhi giải tỏa bớt vòng vây của Trung Quốc.

Cuộc chiến kiểm soát nguồn nước ngọt

Tuy nhiên nhu cầu thoát khỏi gọng kềm Trung Quốc, đối với Ấn Độ, theo như phân tích của giáo sư địa chính trị Hugo Billard chỉ là một trong những yếu tố trong bang giao song phương. Bên cạnh đó một nguyên nhân khác thường xuyên dẫn đến xung đột Ấn – Trung là nhằm kiểm soát các nguồn nước ngọt trong dẫy Himalaya. Giáo sư Hugo Billard, nhấn mạnh đến chìa khóa đang được đặt ở dẫy Himalaya :

Hugo Billard : « Dẫy núi có độ cao hơn 8.000 mét này thực ra là một bể nước vô cùng to lớn đối với cả Trung Quốc lẫn Ấn Độ. Tuy nhiên Trung Quốc thì còn có thể trông cậy vào cả vùng cao nguyên Tây Tạng rộng lớn với khá nhiều sông ngòi mà trong đó có những con sông lớn, thành thử, nhu cầu về nước ngọt về phía Trung Quốc không mang tính sống còn. Ngược lại đối với Ấn Độ, phần lớn các con sông bắt nguồn từ những vùng sát cạnh với Trung Quốc. Cho nên trong trường hợp xảy ra giao tranh, nước có thể trở thành một vũ khí để Bắc Kinh bắt chẹt đối phương. New Delhi ý thức được là cần phải làm chủ các nguồn nước ngọt, làm chủ sông ngòi ở khu vực phía bắc này để bảo đảm nhu cầu của một phần lãnh thổ. Ấn Độ cần được bảo đảm rằng, các nguồn nước xuất phát từ Himalaya không thể bị căng thẳng với Trung Quốc tác động ».

Đó là lý do khiến dự án Trung Quốc xây đập ngay tại hạt Medog trên dòng Yarlung là « giọt nước làm tràn ly » trong mắt giới lãnh đạo Ấn Độ. Cũng giáo sư Hugo Billard trường Saint Michel Picpus - Paris nêu bật : ngoài yếu tố mang tính sống còn của con sông này đối với 1,3 triệu dân của bang Arunachal Pradesh, trong tiềm thức của người Ấn Độ giáo, « làm chủ được các mạch sông ngòi còn có ý nghĩa thiêng liêng » và là một biểu tượng cao về « linh hồn của những dòng sông ».

Phía Bắc Kinh thì đơn giản xem việc xây một cái đập thứ năm (bên cạnh 4 đập thủy điện đang hoạt động và hai công trình đã được khởi công) trên nhánh sông chính của dòng Yarlung là nhằm « đáp ứng nhu cầu về năng lượng, giảm thiểu mức độ lệ thuộc vào năng lượng hóa thạch ».

Trên nhật báo Times of India đầu năm 2021, nhà chính trị học Brahma Chellaney lưu ý : « Tranh giành các nguồn nước ngọt là một yếu tố then chốt giải thích thái độ hung hăng của Trung Quốc » với nước láng giềng phía nam, bởi Bắc Kinh ý thức được về thế thượng phong của mình nhờ có Tây Tạng, thượng nguồn của nhiều dòng sông. Về nguy cơ các đập thủy điện Trung Quốc xây dựng tại một khu vực có rủi ro động đất cao, nhà nghiên cứu này kết luận : mỗi đập nước là một « quả bom nổ chậm đe dọa hàng triệu, hàng chục triệu dân cư ở hạ nguồn ».

10/17/21

Phá vỡ cam kết 7 thập kỷ, Tổng thống Biden chấp nhận “trả giá” để đối phó với Trung Quốc

Kiều Anh | 16/10/2021 10:01 AM - Soha.vn
Tàu ngầm HMAS Waller của Hải quân Hoàng gia Australia ở Cảng Sydney ngày 2/11/2016. Ảnh: Getty

AUKUS đã làm rõ kế hoạch của Mỹ nhằm thách thức mạnh mẽ Trung Quốc nhưng với bước đi này, chính quyền Tổng thống Biden đang đối mặt với nguy cơ hủy hoại thêm những mối quan hệ cốt lõi với các đồng minh truyền thống.

Khi Tổng thống Joe Biden chuẩn bị tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G-20 ở Rome, Italy vào cuối tháng 10, quyết định của ông ký kết thỏa thuận an ninh mới với Anh và Australia có thể tạo ra những ảnh hưởng to lớn.

Sau khi thỏa thuận trên khiến Pháp nổi giận và gây ra căng thẳng ngoại giao nghiêm trọng giữa Paris và Washington thì Thượng đỉnh G-20 sắp tới là cơ hội để Tổng thống Biden hàn gắn những rạn nứt mới này.

Tổng thống Biden sẽ không chỉ nỗ lực sửa chữa quan hệ với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron bên lề Hội nghị mà còn phải tái khẳng định với các đối tác về cam kết của Mỹ khi các nội dung trong chính sách với Trung Quốc ngày càng được nhấn mạnh.

9/28/21

Chủ tịch Tập giao nhiệm vụ 56789 cho tư doanh 'để Đảng cầm quyền lâu'

 BBC tiếng Việt , ngày 27.09.2021


Vương miện ngọc và kim cương giá trên 600 ngàn USD trong một tiệm tại Bắc Kinh. Thời phô trương của giới siêu giàu TQ có vẻ đã qua đi

Trong khi thế giới còn đang lo về vấn đề của tập đoàn Evergrande (Hằng Đại tập đoàn), cuối tuần qua, cảnh sát Hải Nam tạm giữ Chủ tịch Chen Feng (Trần Phong) và CEO của tập đoàn xây dựng HNA(Hải Hàng Tập đoàn, 海航集团), Adam Tan (Tan Xiandong).

Theo Reuters (25/09/2021), HNA là tập đoàn hoạt động trong lĩnh vực hàng không, bất động sản, dịch vụ tài chính, du lịch, hậu cần... và từng đầu tư, mua tài sản ở nước ngoài trị giá 50 tỷ USD.

Trang Geopolitical Fufures cho rằng sau vụ một sáng lập viên HNA đột tử năm 2018, tập đoàn này đã cố tái cơ cấu nhưng không thành, và nay họ "rơi vào tầm ngắm của ông Tập Cận Bình".

Một loại chính sách xoay chuyển cách nhìn của lãnh tụ Tập với các nhà tư bản nội địa Trung Quốc, với nhiệm vụ gọi là 56789 nay được áp đặt cho họ.

Đây chỉ là một phần của bức tranh chung tại Trung Quốc: chuyển hướng chính sách theo các khẩu hiệu thiên tả mới của ông Tập.

Tư doanh 'chỉ yêu Đảng thôi chưa đủ'

Sau khi giảm dần sự hiện diện của các đại công ty quốc tế, Trung Quốc nay tìm cách bắt các nhà tư bản nội địa.

Trong giai đoạn 2013-19, số các tập đoàn nước ngoài đầu tư Trung Quốc giảm hơn 15%, còn số công ty Trung Quốc tăng thêm 10%, theo số liệu của Đại học Toronto.

Nữ diễn viên Trịnh Sảng đột nhiên bị báo chí nhà nước và dư luận viên TQ tấn công vì thu nhập "quá cao"

Chính phủ Trung Quốc, qua lời Phó Thủ tướng Lưu Hạc, nói các doanh nghiệp tư cần thực hiện nhiệm vụ "56789."

Đây là cách ghép lại của các con số 50-60-70-80-90, một cách dễ nhớ trong Trung văn mà không có bất cứ logic gì về kinh tế.

Tư doanh, theo đó, cần đóng 50% cho nguồn thu ngân sách từ thuế; 60% cho GDP; 70% sáng tạo (innovation), 80% việc làm ở khu vực đô thị và 90% của số doanh nghiệp đăng ký.

Nhưng quan trọng hơn cả, doanh nhân và doanh nghiệp phải "yêu Đảng", theo một bài Dexter Tiffs Roberts viết hôm 07/05/2021 trên trang Atlantic Council về chuyện chính trị nay muốn kiểm soát kinh tế Trung Quốc.

Trên Sunday Times (26/09/2021), Richard McGregor viết về chính sách "56789" của Chủ tịch Tập Cận Bình, và nói thêm rằng kinh tế Trung Quốc "sẽ khựng lại nếu không có các doanh nghiệp tư nhân", nhưng từ nay, không ai dám "đùa cợt về chủ nghĩa xã hội nữa".

"Cơn bão chính sách được tung ra, nhắm vào các đại gia công nghệ, rồi ngành giáo dục, và các ngành khác, bắt đầu từ khi tỷ phú Alibaba là Jack Ma công kích các quy định của ngành tài chính cuối năm 2020," ông McGregor viết.

Nhưng vấn đề không chỉ liên quan đến một cá nhân.

"Đảng Cộng sản TQ muốn kiểm soát kinh tế và loại trừ mọi trung tâm quyền lực khác, và còn nhằm phân tách nền kinh tế (decoupling) của TQ khỏi kinh tế Mỹ."

Mặt khác, theo Richard McGregor, chủ nghĩa xã hội hoặc tư tưởng cánh tả ở Trung Quốc hoàn toàn khác 'phe tả Âu Mỹ".

Nếu như ở châu Âu, phe tả gắn liền với chính sách xã hội cấp tiến, muốn thay đổi văn hóa, thì tại TQ, chủ nghĩa xã hội rất bảo thủ.

Trung Quốc gần đây cấm các nam diễn viên "ẻo lả" và loại một loạt ngôi sao điện ảnh, truyền hình "vi phạm" tiêu chuẩn văn hóa khỏi mạng xã hội và Internet.

Buộc các giới doanh nhân phải chia sẻ tiền của, ông Tập muốn dùng khẩu hiệu "sự thịnh vượng chung" (common prosperity) ₫ể giải quyết bất công xã hội, giảm độ nóng của "tăng trưởng hoang dã".

'Không để cho ai dám chống lại'

Tuy thế, theo Richard McGregor, các thách thức cho ông Tập rất lớn mà vụ Evergrande chỉ là một phần của bức tranh.

Nghị trình thiên tả mới của Tập tạo hình ảnh ông là "bạn dân", là người đồng hành cùng các khó khăn của tầng lớp lao động

Ông Tập cần tái khởi động kinh tế, giải quyết núi nợ, hãm đà dân số già nhanh, và bảo vệ thành quả của những năm cải cách, cụ thể là vị trí và tiền của của giới trung lưu, tác giả bài "Time's up for the super rich in Xi's China" viết.

Dùng chính trị kiểm soát kinh tế không phải là dễ.

Vẫn theo Dexter Tiffs Roberts thì rủi ro là "can thiệp chính trị sẽ chỉ làm khó khăn thêm cho năng suất lao động Trung Quốc vốn đã thấp".

"Các công ty tư doanh hiện đã khó tiếp cận nguồn tín dụng của ngân hàng vốn chi khoản lớn cho các công ty quốc doanh. Mà các công ty này chỉ đóng góp 25-30% sản xuất cả nước. Tới 70% GDP của TQ trước 2007đến từ sức tăng của sản xuất, và chủ yếu nhờ 'động cơ' là tăng trưởng của khu vực kinh tế tư nhân, và nhờ cả vào dòng nhân lực chuyển từ nông nghiệp sang công nghiệp. Ngày nay, sức đẩy của sản xuất đó đã gần mất hết."

Dù có rủi ro như vậy, ông Tập vẫn làm mạnh tay với giới tư bản Trung Quốc.

Còn phóng biên BBC Stephen McDonnell từ Bắc Kinh thì viết:

"Sẽ có những người cho rằng toàn bộ quá trình này như một lẽ tự nhiên của một đất nước đang 'trưởng thành'. Những lĩnh vực chưa được kiểm soát thì cần phải có các quy định...

Nhưng hoàn toàn không rõ chiến lược này sẽ kéo dài bao lâu và sẽ được thực hiện tới mức độ nào.

Có một điều chắc chắn là bất kỳ sự thay đổi nào cũng nên được nhìn qua lăng kính "thịnh vượng chung" của ông Tập, vào thời điểm mà Đảng Cộng sản sẽ không từ bỏ một tấc quyền lực nào để thực hiện mục tiêu này.

Và ở Trung Quốc, bạn chỉ có thể hoặc 'lên theo chiếc xe' nếu không sẽ bị cán nát."

Nghị trình thiên tả mới của ông Tập, xét cho cùng là cách tạo hình ảnh ông là "bạn dân", là người đồng hành cùng các khó khăn của họ, sẽ nhằm giúp ông có thể tái đắc cử năm 2024, và cầm quyền tiếp tục không chỉ nhờ vào sự sùng bái cá nhân, theo Richard McGregor.

Xem thêm:

Chủ tịch và Giám đốc điều hành của HNA Group bị cảnh sát bắt giữ tại Trung Quốc