Showing posts with label Chính trị. Show all posts
Showing posts with label Chính trị. Show all posts

1/21/24

DAVID & GOLIATH – MỘT CUỘC ĐỐI ĐẦU CẦN THIẾT

 Không phải để người dân biết “ai thắng ai”, mà để người ta hiểu, qua lá phiếu của họ, người dân Mỹ ngày nay như thế nào!

Một người đang mất hết tóc, một người tóc giả


Ghét của nào trời trao của ấy! 

Tính từ đầu năm 2024 này, chỉ còn 10 tháng nữa là người dân Mỹ sẽ đi bỏ phiếu để chọn cho đất nước của mình một tổng thống mới, mà phần chắc tuy mới mà cũ - tổng thống 47 sẽ là hoặc ông 46 hoặc ông 45.  Theo nhiều thăm dò dư luận, người ta tin chắc rằng bầu cử tổng thống năm 2024 sẽ là cuộc tái đấu giữa đương kim Tổng thống Joe Biden và cựu Tổng thống Donald Trump. Có nghĩa là ông Biden vẫn là sự lựa chọn bắt buộc của đảng Dân Chủ, và đảng Cộng Hòa không làm sao có thể thoát được sự kìm kẹp của Trump. Thực ra, chẳng cần thăm dò dư luận. Người bình thường cũng có thể thấy được viễn cảnh (đen tối?) này. Điều oái oăm là người dân Mỹ nói chung, phần lớn, chẳng ưa gì một cuộc tái tranh cử đụng độ giữa Biden và Trump. Và câu hỏi ám ảnh đối với nhiều người vẫn là phải chăng Biden đích thực là sự lựa chọn của cử tri Dân Chủ, và Trump là sự lựa chọn của người Cộng Hòa? Và phải chăng nền dân chủ nước Mỹ thật sự bế tắc, không tìm được lối ra nào.

Có thể còn quá sớm để kết luận!!! Tuy nhiên, trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2024, có nhiều phát hiện bổ ích chúng ta có thể học hỏi được. 

Bắt đầu bằng những câu hỏi thực tế khi ta nhìn vào thực tế. 

Tại sao ông Biden là sự lựa chọn của đảng Dân Chủ? Câu trả lời đơn giản: tại vì ông không cho đảng của ông cơ hội có một sự lựa chọn nào khác. Và ông cũng có cái lý của ông. 

Ông là tổng thống đương nhiệm, chỉ mới có một nhiệm kỳ. Bình thường, người đương nhiệm được nhường bước, có ưu tiên tái tranh cử, ví dụ như Tổng thống Jimmy Carter, Bill Clinton, Barack Obama … phía Dân Chủ; Dwight Eisenhower, Richard Nixon, Gerald Ford, Ronald Reagan, George W.H. Bush (cha), George W. Bush (con), Donald Trump… phía Cộng Hòa. Trường hợp của ông Trump là “đặc biệt” nhất: tái tranh cử 2020 thất bại, vẫn “kiên trì” ra tranh cử 2024 một lần thứ ba để “cứu lấy nước Mỹ” – như ông nói và MAGA tin. Tổng thống Harry Truman (45-52) sau gần tám năm tại Tòa Bạch Cung có thể tái tranh cử năm 1952 (khi ông “mới” 68 tuổi), vì trong nhiệm kỳ đầu ông chỉ kế vị Tổng thống Franklin Roosevelt, nhưng ông quyết định rút lui vì mức ủng hộ của cử tri dành cho ông thấp - người Mỹ thời đó chưa hiểu hết sự thách đố của Chiến tranh Lạnh mà ông đã cảnh báo vào năm 1948 chống lại bức tường Bá Linh của bạo chúa Nga Stalin đã cai trị cả 25 năm ở Điện Cẩm Linh. Tương tự, Johnson từng tính ra lại vào năm 1968 với chương trình Đại Xã Hội đang nở rộ, nhưng vì cuộc chiến Việt Nam mà ông xem như là “bridge over roubled water” (bài hát nổi tiếng của Simon & Garfunkel) làm ông thất vọng (biến cố Tết Mậu Thân 1968), dẫn đến quyết định tuyệt vọng là mở ra “hòa đàm” với địch bất kể Miền Nam có sẵn sàng hay không, tạo cơ hội giả tạo cho cả hai tên điếm Lê Đức Thọ và Henry Kissinger được giải “Nobel hòa bình” vào năm 1969. Ngay tình mà nói, Johnson rút lui một phần cũng vì nan y: ông chết vì bệnh tim năm 1973, năm ông 65 tuổi. 

Trong trường hợp Tổng thống Biden, như chúng ta đã thấy trong ba năm qua, ông là người lãnh đạo thành công – ít ra cũng vượt qua được những thử thách quyết liệt của “một thời thách đố”: chính trị dân chủ hỗn loạn trong nước với sự đe dọa nghiêm trọng của MAGA (hay quần chúng chạy theo Trump với chiêu bài “Make America Great Again”), kinh tế lạm phát và bị đe dọa bởi nạn suy thoái và thất nghiệp, và toàn cầu đang bị áp lực “trật tự mới” của hai ông trùm tân đế quốc là Vladimir Putin của Nga và Tập Cận Bình của Bắc Kinh. Tuy nhiên, chẳng phải ai cũng mở mắt nhìn sân khấu thế sự. Ngay cả một số người theo đảng Dân Chủ cũng đang làm cho Biden phát điên khi trong thăm dò dư luận quần chúng, họ trả lời “No” khi được hỏi về sự tín nhiệm ông Biden. 

Bidenomics - Vượt qua những thử thách của đại dịch COVID 19 (từ Tàu lan sang Mỹ từ đầu năm 2020 nhưng người đương nhiệm Donald Trump không dám hành động vì sợ “rút dây động rừng”, ảnh hưởng đến kinh tế của ông ta) Joe Biden đã thúc đẩy kinh tế, từ suy thoái chuyển qua tăng trưởng thấy rõ (tỷ lệ tăng trưởng trong quí ba là 5.2%, mức cao nhất kể từ quí tư năm 2021), số việc làm tăng mức kỷ lục (lao động phi nông nghiệp là 167.8 triệu người vào tháng 11/2023), nạn thất nghiệp đang xuống mức thấp nhất (3.7% vào tháng 12) và lạm phát cuối cùng đã nhượng bộ (hiện ở mức 3.4%, tức giá sinh hoạt tháng 12 năm 2023 cao hơn giá tháng 12 năm 2022 là 3.4%). Trong cảm hứng, Biden gọi đường lối kinh tế của mình là “Bidenomics” - nhấn mạnh ở chỗ những chính sách, biện pháp phục hồi kinh tế nhằm vào tầng lớp trung lưu và lao động - nhất là những thành phần khó khăn nhiều nhất trong thời đại dịch: người già, người bệnh, người neo đơn và lớp trẻ. Thực ra, căn bản của Bidenomics là lý thuyết của kinh tế gia tân cổ điển John Maynard Keynes của nước Anh cách đây gần một trăm năm mà đảng Dân Chủ, từ Tổng thống Franklin Roosevelt đến Johnson sau này, vẫn xem là nền tảng của kinh tế học của đảng: chính phủ chi tiêu để tạo công ăn việc làm và đồng thời nâng đỡ một số thành phần trong xã hội chi tiêu để tạo cảm hứng tăng trưởng mới. 

Dân chủ & MAGA - Biden bước vào Nhà Trắng với ý thức đầy đủ về hiểm họa MAGA mà Donald Trump đã gieo rắc hàng ngày nhằm mục đích phá hoại cơ chế dân chủ lâu đời của nước Mỹ. Khai thác triệt để “chủ nghĩa dân tộc bạch chủng Cơ Đốc giáo” (white Christian nationalism) để tạo sự ủng hộ trong khối cử tri da trắng “bình dân” (nông dân & công nhân) không tin vào những giống dân thiểu số “ngoại đạo”, Trump đã bài bác và khuyến khích sự “phân biệt đối xử” (kỳ thị) đối với người da đen, dân Latino, và với di dân, đồng thời không ngừng “tố cáo” Biden đã âm mưu bầu cử gian lận trong năm 2020 nhờ những cử tri “dân tộc thiểu số” này khiến cho Trump phải rời khỏi Tòa Bạch Ốc và không còn “làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại” được nữa. Nắm được ý đồ trắng trợn của Trump là thúc giục người da trắng “mộ đạo” tập họp trấn áp các nhóm thiểu số muốn hành xử các quyền dân chủ của mình, nhất là trong các mùa bầu cử Hạ Viện, Thượng viên hay cả tổng thống - cho dù phải vận dụng bạo lực súng đạn. Joe Biden đã phải hành động với sự yểm trợ, tiếp sức của cựu Tổng thống Obama trong cuộc bầu cử năm 2022, tố cáo và lên án chủ nghĩa MAGA đang tấn công vào nền dân chủ Mỹ, làm cho người dân Mỹ mất tin tưởng vào hệ thống chính trị của đất nước mình. Sự lên tiếng đấu tranh của Biden đã phần nào thành công khi đảng Dân Chủ vẫn còn giữ được thế đa số mong manh tại Thượng Viện và chỉ thua đảng Cộng Hòa cũng chỉ vài ghế mong manh trong bầu cử Hạ Viện năm 2022. Cuộc bầu cử năm 2024 tất nhiên sẽ gay go hơn nhiều vì có cả bầu cử tổng thống và Quốc Hội lưỡng viện. Bởi vậy, năm nay chúng ta sẽ thấy chẳng những một mùa tranh cử quyết liệt mà còn có thể thấy được, hiểu được cử tri Mỹ (người da trắng, da đen, Latino, người châu Á, lớp trẻ, lớp già…) sẽ thực sự hành động như thế nào trong tình thế có vẻ như hoảng loạn hiện nay.

Tái lập trật tự thế giới – Putin và Tập Cận Bình đều cùng chung ước muốn xóa bỏ trật tự thế giới do Mỹ lãnh đạo, Mỹ kiểm soát dưới thời Chiến tranh Lạnh, và Trump trong những năm còn làm tổng thống đã tích cực và công khai giúp cả hai nhà độc tài số 1 này thực hiện một phần ý đồ đó. Trump vẫn ao ước nước Mỹ có một cơ chế thế nào đó để cho ông ta có thể làm tổng thống trọn đời như những người “đối tác” ở Moscow và Bắc Kinh. Trong nhiệm kỳ, Trump đã không ngớt “đòi nợ” thương mãi và chi tiêu quốc phòng với Đức, Anh, Pháp… Ông còn thẳng Mỹ sẽ không bao giờ giúp châu Âu nữa nếu châu Âu bị tấn công, bởi vì Mỹ sẵn sàng rời bỏ khối NATO… Có điều chắc Trump cũng trấn an Putin như thế, cho nên ông ta mới có kế hoạch mở rộng đế quốc sau này. Bởi thế, trong thời gian Tổng thống Trump còn tại chức, châu Âu và khối NATO hầu như không còn nhìn mặt Trump và nước Mỹ là đồng minh lãnh đạo thời trước đây. Nhưng Biden khi lên thay thế Trump đã bắt lại nhịp cầu với những nước đồng minh truyền thống ở châu Âu. Để cho “gương vỡ lại lành”, Mỹ đã nhanh chóng phản ứng khi Putin của Nga “tưởng bở” mở ra một cuộc “hành quân đặc biệt” nhằm xâm lăng nước Ukraine lâu dài. Nhờ thế mà cuộc “hành quân ngắn ngày” này sau gần hai năm đang làm cho Nga, thay vì Ukraine, bế tắc một cách nguy hiểm. Có thể nói nhờ Mỹ mà Ukraine còn chiến đấu quyết liệt, và nhờ Ukraine mà khối châu Âu tìm lại được sự đoàn kết và tin tưởng, cho dù thử thách vẫn đang còn ở phía trước trong thời buổi trật tự thế giới đúng là đang được xác định lại.

Tuy nhiên, Joe Biden cũng mang “tai tiếng” vì những câu chuyện sau đây:

Afghanistan - Tổng thống Mỹ đã không thận trọng trong quyết định rút quân khỏi nước Hồi giáo này. Ý định rút quân bắt nguồn từ thời Donald Trump, Biden có thể hủy bỏ quyết định đó, hay tiến hành chuyện triệt thoái một cách có trách nhiệm hơn, không “đem con bỏ chợ”. Nhưng Biden đã đột ngột và vội vàng ra lệnh triệt thoái, bất kể chính phủ ở Kabul đã sẵn sàng chưa và người dân Afghanistan có thể hoảng loạn đến mức nào. Lực lượng phản loạn Taliban đã nhanh chóng tràn ngập nước này, tàn sát quân dân chế độ cũ (nhất là vì các “lãnh tụ” ở Kabul đều đã bỏ chạy), và thiết lập một chế độ Hồi giáo bạo tàn khiến cho người dân trước đây từng có ảo tưởng sẽ được sống dưới một chế độ tự do, dân chủ nay mang mối hận nghìn thu… với “đế quốc Mỹ” bỏ chạy. Chúng ta có thể liên tưởng tâm sự người Miền Nam chúng ta trước đây với người dân Afghanistan bơ vơ ngày nay. Trong cả hai trường hợp Biden đều chủ trương triệt thoái bất kể sự tồn tại của chế độ đương thời và sự an toàn và nguyện vọng người dân bản xứ.

Biên giới - Đối với “đất nước của di dân”, biên giới Mỹ-Mễ đương nhiên là chuyện dài muôn thuở. Ngay cả từ trước Đệ nhất Thế chiến, Tổng thống Mỹ thời nào cũng cần cảnh giác   cao độ trước nhu cầu và khả năng của nước Mỹ đối với sự du nhập của di dân đến từ những nước Latino Trung và Nam Mỹ qua đường biên giới Mexico, cùng với hiện tình của phong trào di dân có áp lực như thế nào.  Tổng thống Mỹ thời nào cũng phải sẵn sàng những biện pháp thích nghi đối phó với tình hình – thay vì ở vào tình thế trở tay không kịp. Thế nhưng xem chừng sau ba năm ở Tòa Bạch Cung, Tổng thống Biden không có chính sách biện pháp nào rõ rệt để “kiểm soát” hay nắm vững được tình hình di dân đang tràn vào Mỹ vì những chế độ ở Trung Mỹ và Nam Mỹ đang bế tắc, lúng túng hơn trên cả hai mặt kinh tế và chính trị, và Tổng thống Joe Biden không rõ ràng trong việc đóng cửa hay mở cửa, ngăn chận hay cho di dân tràn đến. Bởi thế mà chưa bao giờ như bây giờ di dân tràn ngập miền biên giới đến mức bế tắc như hiện nay.

Vũng lầy Israel - Nhiều tổng thống Mỹ trong quá khứ đã bị mắc kẹt vì chính sách bảo hộ Israel kể từ khi nước này được hình thành từ năm 1948 – cho dù vẫn bị Tel Aviv lạm dụng. Với cuộc chiến hiện nay của Israel nhằm tiêu diệt lực lượng Hamas, Mỹ đang bị sa lầy, theo nghĩa không gỡ ra được. Cuộc chiến Gaza bắt đầu từ ngày 7-10, đến nay đã hơn ba tháng, bắt đầu từ sự nổi dậy có tính khủng bố của loạn quân Hamas, nhưng cuộc chiến kéo dài do sự hiếu chiến của Thủ tướng Benjamin Netanyahu đang chủ tâm tàn sát người Palestine ở khu Gaza và kéo Mỹ vào cuộc chiến. Thay vì cẩn trọng và cưỡng lại sức ép trong chính giới Mỹ gốc Do Thái, Biden đã để cho Netanyahu giật giây, cho nên hiện nay Hoa Kỳ đang dính líu đến cuộc hải chiến trên Biển Đỏ với lực lượng Houthi được Iran yểm trợ, có Nga sau lưng. Trong khi đó, kỷ niệm 100 ngày cuộc chiến, Netanyahu tuyên bố Israel sẵn sàng đánh tới cùng để tiêu diệt Hamas và ông còn nói rõ: “Không ai có thể bảo Israel ngừng lại”. Ông ta không hề đề cập đến chủ trương hòa giải “một đất nước, hai nhà nước” và nhìn nhận những quyền lãnh thổ và chính quyền của người dân Palestine. 

Biden đang điên đầu, đứng ngồi không yên vì Cộng Hòa đối lập đang buộc ông phải đóng băng các ngân sách về biên giới, Ukraine, Israel, Đài Loan… Nhưng không chỉ vì thế. Tuổi già của ông đang làm cho cử tri Dân Chủ mất phần khởi. Sự thực tại sao Biden lại muốn ra thêm một nhiệm kỳ nữa khi ông đã 82 thì chỉ có trời mới biết, nhưng sự thực cũng là ở tuổi của ông, người ta nhìn tương lai thấy bế tắc, hạn hẹp hơn là rộng mở. Thăm dò trong giới trẻ cho thấy họ không còn hứng thú trong chuyện ủng hộ Biden, cũng như cử tri da đen, Latino… bất mãn chính sách biên giới và sự ưu đãi người Do Thái của Biden. Nên hiểu rằng hiện ở Mỹ có ít nhất 3.5 triệu di dân Hồi giáo. Thánh Allah đang thúc giục họ xuống đường không ngừng… Ngoài ra, nếu Biden không nhức đầu về những chuyện tai tiếng của cậu quí tử Hunter Biden thì đúng là chuyện lạ. Cho nên mới có tin rằng nếu Trump có “mệnh hệ” nào trong các phiên tòa hiện nay thì Biden sẵn sàng nhường chỗ cho một ứng cử viên Dân Chủ khác. Người ta vẫn nghĩ rằng các ứng cử viên Cộng Hòa như Nikki Haley, Ron DeSantis… quá yếu nên chăng có cơ hội nào – ngoại trừ công lý nước Mỹ lên tiếng.

Tuy nhiên, những quan sát viên bi quan vẫn nghĩ rằng trong 10 tháng tới, Donald Trump sẽ vẫn “bình chân như vại”. Dễ dãi thì ta nói đúng là “cái số của chàng”. Không nói đến thời gian trước khi ông ta làm tổng thống, trong bốn năm tại Nhà Trắng, ông ta đạt kỷ lục với hai lần Quốc Hội “luận tội” (impeachment), thế nhưng ông ta đều thoát cả. Hiện nay ông ta lại lập kỷ lục mới với năm vụ án: (i) “lạm dụng nam quyền” với nhà báo Jean Carroll; (ii) Trump Organization làm ăn gian xảo, trốn thuế, lừa bịp ngân hàng cho vay; (iii) lạm quyền tổng thống dù đã ra đi để thao túng hồ sơ công; (iv) âm mưu tổ chức bầu cử gian lận tại quận Fulton, Georgia, và; (v) tổ chức bạo loạn ngày 6-1 tại Tòa Quốc Hội Capitol Hill để đảo ngược kết quả bầu cử tổng thống. Thế nhưng xem chừng hệ thống pháp lý của Mỹ quá coi trọng quyền bào chữa của bị cáo cho nên bị lạm dụng mà không dễ gì thoát ra được. Trump không ngại đổ tiền của (có phải của ông ta đâu, toàn là tiền của bá tánh, quyên góp của “tín đồ” MAGA) để thuê mướn luật sư để chạy tội. Mà luật sư nói gì chẳng được, ví dụ như khẳng định “quyền tổng thống cho ông ta được đặc miễn trong bất cứ vụ án nào – ngay cả chuyện cho người đi thủ tiêu những đối thủ của mình!!!”

Trừ phi tòa án kết tội ông ta từ nay đến ngày bầu cử, đó là chuyện hầu như không thể xảy ra với thủ tục “câu giờ”, kiện cáo, kháng cáo kéo dài lên tới Tối cao Pháp viện – nơi có 9 thẩm phán thì Trump có đến 3 người do ông ta cấy vào, ngoài 3 người gốc gác từ các tổng thống Cộng Hòa trước đây. Hầu như chắc chắn, ông sẽ vẫn là ứng cử viên của Cộng Hòa trong bầu cử năm nay. Trump nay có vẻ rất lý thú được ra tòa, vì ông ta xem đó như là những cơ hội vận động tranh cử miễn phí, và tác động mạnh mẽ với cử tri của mình. Ông càng có dịp lên tiếng hùng hồn, hung hãn kết án Biden “phá hoại dân chủ”, thóa mạ đảng Dân Chủ đi theo con đường “cộng sản, xã hội chủ nghĩa”, ve vuốt cử tri Cộng Hòa MAGA đang ra sức “làm cách mạng”, và đưa ra những lời hứa phản dân chủ như trả thù, đóng cửa biên giới, bỏ tù người đối kháng, làm cho nước Mỹ vĩ đại như cũ bằng cách nước Mỹ không chơi với ai hết… Ông ta rất cần tranh cử và thắng cử để cho khi đã trở lại Nhà Trắng, ông sẽ cho đóng lại các vụ án này bằng cách này hay cách khác, trong đó quyền tự ân xá cho mình… Ông ta tin tưởng khối cử tri MAGA sẽ ngày càng tin ông và ngày càng lớn mạnh - qua kinh nghiệm của những lãnh tụ phát xít trước đây như Hitler, Mussolini, và cả phát xít thời nay như Putin.  Khi Biden nói, cử tri của ông không mấy bận tâm; khi Trump nói, khối cử tri MAGA ngày càng tin tưởng, vững mạnh. Vấn đề chính là ở chỗ: khối cử tri MAGA vẫn xem Trump là lối thoát độc nhất cho nước Mỹ của người da trắng Cơ Đốc giáo đang muốn “giành lại” đất nước cho mình – như những năm thế kỷ 19-20.

Cuộc bầu cử sắp đến sẽ cho chúng ta cơ hội để hiểu thực sự khối cử tri MAGA vững mạnh, đông đảo đến thế nào, khả năng của MAGA kiểm soát đảng Cộng Hòa đến chừng nào, và cuối cùng thì khối Cộng Hòa dân cử tại lưỡng viện Quốc Hội sẽ MAGA đến mức nào. 

Mặt khác, chúng ta cũng sẽ thấy những thăm dò dư luận quần chúng hiện nay đáng tin ở mức độ nào. Cử tri Dân Chủ và độc lập sẽ mạnh đến mức nào. Liệu họ có ý thức họ không có sự lựa chọn và phải tích cực đi bỏ phiếu như lời Biden cảnh báo “Mỗi lá phiếu là một viên gạch xây dựng nền dân chủ”. Liệu họ có thấy được sự đe dọa của MAGA để “rủ nhau đi bầu”, thể hiện ý thức tranh đấu của mình. Hay chán nản, tiêu cực ở nhà, và nhường sân chơi cho phía bên kia mà không thấy được tai họa khủng khiếp trước mắt cho đất nước. 

Bởi vậy, kết quả và những tường trình về động thái của cử tri trong bầu cử vào tháng 10 này sẽ cho chúng ta thấy chính trị Mỹ trong những năm sắp đến sẽ ảm đạm hay tươi sáng thế nào!

Donald Trump như Goliath! Joe Biden như David! Liệu David lần này có thắng được Goliath chăng?


Hoàng Ngọc Nguyên



3/11/23

ĐI TÌM NGƯỜI ĐỨNG PHÓ

Hoàng Ngọc Nguyên
        (June 2024) - Chuyện tưởng như đùa, hay chuyện khoa học giả tưởng, lại “may mắn thay” cho nước Mỹ là chuyện có thật: cựu Tổng thống Donald Trump đã được cử tri đảng Cộng Hòa chọn làm ứng cử viên tổng thống trong kỳ bầu cử năm 2024. Đó là một chiến thắng cực kỳ khó khăn, phức tạp, nhưng do đó cũng rất dũng cảm và kiên trì. Ông đã phải đối đầu với không dưới 10 ứng cử viên cùng tham vọng như ông.

        Mọi thăm dò dư luận trong khối cử tri Cộng Hòa đều cho thấy người dân chưa sẵn sàng bỏ phiếu cho ông kỳ này sau hai kinh nghiệm năm 2016 và 2020. Đến 61% cử tri nói không đối với ông.

        Nói chung, cử tri Cộng Hòa đang muốn có một ứng cử viên trẻ hơn - nhất là sau khi họ nghe bà Nikki Haley nói rằng người già lẩm cẩm, nói trước quên sau, đi đứng lọng cọng, vấp váp, làm không được việc, và bà còn đề nghị những ứng cử viên luống tuổi cần được trắc nghiệm năng lực và trí tuệ. Bà là cựu thống đốc South Carolina và từng được Trump cử làm đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc. Nay bà cũng ra tranh cử để làm nở mày mặt người Mỹ gốc Ấn - thiểu số gốc Á nhỏ nhất nhưng quyền lực nhất, tham vọng nhất. Bà đương nhiên phải đối đầu với ông chủ cũ. Bà nói bà chỉ nhắm vào ông Biden nay đã 80. Nhưng Trump cũng chỉ thua Biden bốn tuổi – có là bao!

        Cử tri Cộng Hòa cũng muốn có một tổng thống có năng lực hơn và ít có tai tiếng hơn. Đương nhiên về hai mặt này, ông Trump “khiêm tốn” hơn nhiều người (Chưa ai hơn ông về mặt “chú Cuội”).

        Những nhà bình luận nghiêm khắc của đảng ta cũng viết trên giấy trắng mực đen là “thôi thì thôi, chỉ là phù vân”, ông chỉ có “bản lĩnh” (sự lì lợm) và kinh nghiệm (vì đã từng ngồi ở Tòa Bạch Cung bốn năm) nhưng không đủ phẩm chất đạo đức và năng lực lãnh đạo, cho nên ông không nên ra – vì đất nước, vì đảng ta và cả vì ông.

        Thế nhưng ông đã đe dọa nhiều lần: nếu không được đáng Cộng Hòa đề cử, ông sẽ phá chết bỏ, ông sẽ ra tranh cử như thường với chiêu bài của một đảng thứ ba.

        Ông tranh cử khi trong đảng Cộng Hòa cũng có đến 10 người cùng ra với ông, mặc dù ông đã từng đe dọa người này, bài bác người nọ. Ông đã nhiều lần nói: Nay tôi đã ra, biết điều thì tránh ra. Nhưng vào thời này, ông Trump cũng biết, người biết điều như ông thì chỉ có ông!

        Trong danh sách được liệt kê có Nikki Haley (dĩ nhiên), Thống đốc Florida Ron De Santis (cũng dĩ nhiên), Phó Tổng thống cho Trump (nay là kẻ thù số 1) Mike Pence, Ngoại trưởng cũng cho Trump Mike Pompeo (nay Pompeo nói nay nước Mỹ cần một tổng thống có đầu óc bình thường hơn), Vivek Ramaswamy, 37 tuổi (người gốc Ấn thứ hai trong danh sách này, một người “tiền không đợi tuổi”, giống như Thủ tướng gốc Ấn hiện nay của nước Anh), Perry Johnson (từng tranh cử thống đốc Michigan nhưng bị loại vì tội sử dụng chữ ký cử tri giả), bà Liz Cheney (người xem Trump là kẻ thù số 1 của nước Mỹ), Thống đốc Glenn Youngkin của tiểu bang Virginia, Thống đốc Greg Abbott của Texas; Thượng nghị sĩ Tim Scott của South Carolina (một người da đen hẳn phải có vấn đề tâm thần).

        Vì không có nhân vật nào nổi bật, cho nên ai cũng muốn thử thời vận. Và ông Trump chiến thắng là chuyện đương nhiên bởi vì các ứng cử viên của Cộng Hòa đông quá, cho nên họ dẫm lên nhau mà chết. Ai cũng nghĩ ông Trump chỉ có một khối cử tri MAGA khoảng chừng 20% là tối đa, có nghĩa là khoảng 80% cử tri Cộng Hòa còn lại sẽ nhất quyết không bỏ phiếu cho ông Trump vì ai cũng ngán tài ăn nói xem thường sự thật của ông Trump. Khi người ta hiểu ra thì đã quá muộn: 80% còn lại mà chia cho 10 người thì mọi người chỉ có một tí chút cháo!

        Thắng lợi của Trump cho người ta một bài học: trong một thời nhiễu nhương, loạn lạc chính trị, nắm chắc một thiểu số hung hãn (như câu chuyện của Hitler năm 1930) là điều cần thiết hơn đi tìm một đa số không có. Chỉ cần một đội ngũ MAGA có vũ trang hò hét, thực chất là khối quần chúng cực hữu, quá khích đi theo chủ nghĩa dân tộc bạch chủng Cơ đốc giáo (White Christian nationalism) suy tôn là Trump cũng có thể thắng được khối cử tri Cộng Hòa. Người ta từng tưởng rằng sau khi Trump thất bại năm 2020, cùng với hàng loạt chuyện tai tiếng và dối trá chưa từng có nơi một người ở Nhà Trắng, khối MAGA sẽ thất vọng mà đi tìm một “minh chủ” mới. Thế nhưng có lẽ tìm ra được một minh chủ như Trump khó quá, cho nên ông ta vẫn là đại lãnh tụ trong cuộc chiến của khối người da trắng Cơ Đốc đang muốn xây dựng lại nước Mỹ theo khuôn mẫu ông trời đã định (manifest destiny): một nước Mỹ của người da trắng làm chủ.

        Vấn đề hiện nay của Trump là đi tìm một người đứng phó cho mình. Dĩ nhiên người đó không phải là Mike Pence. Ông Pence không những đã làm cho Trump thất vọng trong ngày 6-1, khi ông không chịu phủ nhận kết quả bầu cử (Trump từng nói trong vụ bạo loạn: Pence có chết cũng đáng đời) mà còn làm nam giới ảnh hưởng lây. Ông Trump chẳng khoái người nam nào, mà cũng chẳng người nam nào khoái ông.

        Nay Trump đi tìm một nữ giới đứng chung liên danh với mình. Dù sao ông cũng yên tâm hơn, vì trong cuộc đời ông đã có kinh nghiệm dầy dạn hơn với phái yếu. Bằng chứng là có ai kiện được ông đâu. Ông vẫn từng nói một người như ông thì chẳng phụ nữ nào qua mặt được. Hơn nữa, ông có trong tay ít nhất cũng nửa tá phụ nữ.

        Gần gũi nhất là bà Kellyanne Conway và Sarah Huckabee Sanders. Tuy nhiên, bà Conway mới ly dị chồng vì ông này cứ suốt ngày chửi bới ông Trump. Còn bà Sanders mới đắc cử thống đốc Arkansas, là nơi Bill Clinton cũng từng đắc cử thống đốc. Bà là con của mục sư Mike Huckabee, cũng là thống đốc Arkansas trước đây (1997-2007). Chắc chắn bà Sanders sẽ làm thống đốc cho hết nhiệm kỳ tám năm mới tinh chuyên gì khác.

        Nikki Haley là nhân vật này được nói đến nhiều. Người ta nói sở dĩ bà Haley ra là vì bà ngầm tiếp tay cho Trump, bà xúi giục nhiều người khác ra theo. Và bà nhìn xa và nhắm tới chuyện đứng phó cho ông Trump. Bà Kamala Harris cũng gốc Ấn đấy thôi. Bà Harris và ông Biden đâu có gần gũi như Haley và Trump. Nhưng ông Trump cũng có ý sợ bà Haley sẽ chỉ nghĩ tới nguồn gốc của bà hơn là nghĩ tới ông ta. Nhất là vì bà ta tính sẽ ra tranh cử tổng thống nữa. Hơn nữa, bà này không thuộc thành phần MAGA (không phải Mỹ trắng).

        Một nhân vật thứ tư là Marjorie Taylor Greene. Bà này chắc chắn trung thành với Trump, lại là MAGA thứ thiệt, được nhóm MAGA tại Hạ Viện ủng hộ. Nhưng bà này chắc chắn không lấy thêm được phiếu nào. Và bà ồn ào, hàng tôm hàng cá quá, vừa át tiếng nói của Trump, vừa xua người ta đi xa.

        Một nhân vật thứ năm là Cori Lake, ứng cử viên thống đốc của Arizona, bị đánh bại từ tháng 11 năm ngoái, nhưng 4-5 tháng sau, cứ theo gương của Trump, election-denier, cho nên cứ cho là bầu cử gian lận và bà là “thống đốc chính danh”. Cho nên khi được tổ chức Hội nghị Hành động Chính trị bảo thủ (CPAC) đầu tháng ba này đề cử làm ứng cử viên phó tổng thống cho Trump, bà từ chối, nói rằng: Không thể vừa làm phó tổng thống vừa làm thống đốc được!!! Đến mức một người bị điên nặng như Trump cũng phải thốt lên: “cô này cũng bị điên như ta”.

        Cho nên Trump chỉ còn Stormy Daniels để chọn đứng phó cho mình. Thực ra, Stormy là người gần gũi Trump nhất trong số các phụ nữ kể trên. Gần gũi đến mức chung chăn, chung chiếu, cho dù có thể đồng sàng dị mộng. Khoản tiền Trump đã tốn không là bao ($130.000), nhưng là người tình nghĩa, Stormy mới đây đã bày tỏ sự cảm ơn Trump đã thẳng thắn nhìn nhận. Trump nói: “With respect to the 'Stormy' nonsense, it is VERY OLD & happened a long time ago…” (Về câu chuyện Stormy điên rồ, nó lâu lắm rồi & xảy ra cách đây khá lâu…”. Stormy trả lời: "Thanks for just admitting that I was telling the truth about EVERYTHING" (Cảm ơn đã nhìn nhận tôi nói sự thật về tất cả mọi chuyện).

        Mối quan hệ vào năm 2006 vẫn còn là một “bí mật lịch sử” vì $130.000 tiền trám miệng (hush money).

THIÊN TÀI CÒN KHỦNG KHIẾP HƠN THIÊN TAI

      


    Người ta vẫn so sánh oan uổng Chú Cuội thời xưa với cựu Tổng thống Donald Trump thời nay. Ông Trump của Stormy Daniels đã gần 80, dầy dạn kinh nghiệm. Chú Cuội của Hằng Nga trẻ người non dạ tuổi chỉ mới mười mấy. Trump nổi tiếng với hàng chục ngàn lời dối trá không biết ngượng miệng nói cho hàng chục triệu người nghe (Đừng trách ông ta, trách người nghe nhẹ dạ). 
    Còn những chuyện Chú Cuội mang tiếng nói dối thì chỉ do người ta đặt điều cho có, cho vui.

    Trump đã quen nói dối, cho nên những khi Trump nói thật, thốt lên những lời từ cửa lòng của mình, người ta phản ứng, nói ông ta không có con tim. Trong khi thế giới hầu như đồng thanh lên án Putin bất nhân, đã cho quân xâm lược Ukraine hơn một năm qua, tàn phá nhà cửa, giết hại người dân, xem sinh mạng người lính như cỏ rác, thì mới đây, vào thời điểm một năm cuộc chiến chưa có lối ra, Trump vẫn nói “Putin là một thiên tài”, và “nếu tôi còn là tổng thống, Nga sẽ không bao giờ đụng đến Ukraine”.

    Trước hết, có thể nhắc lại những bình luận dũng cảm (điếc không sợ súng) của Donald Trump khi Vladimir Putin phát động chiến tranh cướp nước năm ngoái. Trong khi mọi người lên tiếng nguyền rủa, Trump cứ nhất quyết Putin là người “smart”, “savvy”, “genius” (thông minh, khéo léo, thiên tài), và sự động binh của Putin chỉ là “một cách thương lượng khôn ngoan trên thế mạnh thời hòa bình”. Khi được yêu cầu, Trump đã từ chối lên án Putin, nhắc lại “I got along with Putin” – tôi giao hảo tốt đẹp với Putin. Trump cũng nói Putin đã tại vì được hơn 20 năm, chẳng phải ông ta là bậc kỳ tài, vĩ đại hay sao? Trump chỉ muốn tám năm mà cũng không xong. Và như thông lệ, Trump còn lợi dụng cơ hội nói thêm “chẳng phải đần độn như lãnh đạo nước Mỹ”.

    Khi Trump nói Putin là một thiên tài, ông ta chỉ nói được một phần. Thiên tài ở đâu là điều người ta chưa thấy, nhưng ông ta tệ hơn cả thiên tai là điều thấy rõ. Đất nước Ukraine đang tan hoang mà chưa một thiên tai nào trong lịch sử loài người có thể so sánh với thiên tài Putin. Thiên tai chỉ có thể diễn ra trong một thời gian ngắn ngủi, cuộc chiến của Putin nay đã qua năm thứ hai và chẳng biết đến bao giờ hòa bình mới trở lại và với giá nào người dân Ukraine, đất nước Ukraine phải trả. Và biết đến bao giờ Ukraine mới hát được bài “Mộng Lành”, mới có thể tìm lại được hình ảnh và tâm tình đất nước cũ, xã hội cũ. Khi trong mọi nhà đều có những câu chuyện tang tóc, trong mọi người đều chất chứa những kỷ niệm đau buồn của thời dân tộc mất mát, tan tác vì chống xâm lăng. Sự tàn ác của Putin cũng không thể tưởng được khi bàn tay của ông ta vấy máu của hàng trăm ngàn người lính Nga đồng bào của ông ta mà ông ta xua vào cõi chết – làm cho chúng ta phải chạnh lòng tưởng đến cuộc chiến tranh đánh vào Miền Nam trước đây mà Cộng Sản Miền Bắc đã phát động bất kể cả triệu người Việt - người lính người dân – đã phải nằm xuống trong uất hận, oan uổng vì tham vọng khát máu của Hà Nội.

    Trước hết, hãy bàn về câu chuyện mà Trump vẫn cứ nhắc lui nhắc tới, là nếu ông ta còn trong Tòa Bạch Ốc, thì Putin sẽ chẳng phát động cuộc chiến Ukraine. Điều này vừa nói lên “uy tín” của Trump đối với Putin vừa phụ họa luận điệu của Putin hiện nay: vì chính sách đe dọa, thách thức của Biden mà Putin phải động binh. Hay Putin không tin Biden. Ý của Trump vẫn cho thấy mối ám ảnh với kết quả bầu cử năm 2020 mà ông ta chắc chắn cho đến khi xuôi tay cũng không chịu nhắm mắt vì cứ cho rằng “bầu cử gian lận” nên ông mất một nhiệm kỳ 2. Ông vẫn không đủ sức để chịu hiểu rằng ông ngáp được nhiệm kỳ 1 là do bộ máy bầu cử của bà Clinton (2016) không có người điều khiển sáng giá. Và ý ông ta là vì “bầu cử gian lận” cho nên ông ta mất chỗ, và vì ông mất chỗ cho nên Putin mới động binh. Như vậy, suy cho cùng, chính Joe Biden là thủ phạm trong cuộc chiến Ukraine. Nếu Trump còn đó, ông ta hẳn sẽ có sách lược phù hợp hơn để giữ quan hệ với Putin, do đó chiến tranh Nga-Ukraine sẽ không xảy ra. Trong khi đó, phản ánh luận điểm của Putin, Trump cho rằng chính chính sách của Joe Biden đã dẫn đến quyết định của Putin xâm lăng Ukraine. Quan điểm của Trump vọng lên lời phát biểu của Ngoại trưởng Nga Lavrov ngày 3-6 tại Hội nghị G20 tại New Delhi: “Cuộc chiến tranh Ukraine nhắm vào nước Nga và chúng tôi phải tự vệ!”

    Đúng là nếu Trump còn đó thì Putin sẽ “bất chiến tự nhiên thành”, không cần phải đưa quân đi đánh xứ người như hiện nay. Những gì ông ta muốn, Trump đều có thể làm hết mà Putin không cần đụng đến móng tay. Điều rõ rệt nhất, Trump đã thật sự làm tê liệt hay tan rã khối NATO. Thậm chí có dư luận cho rằng Mỹ có thể tính chuyện rút ra khỏi NATO. Bà Thủ tướng Đức Angela Merkel đã công khai nói: Không còn có thể trông cậy gì ở Mỹ (vốn là nước lãnh đạo NATO từ 1948). Không thể lạc quan nghĩ rằng NATO dám can thiệp cho dù không có Mỹ khi Nga tấn công Ukraine. Trong khi đó, Trump cũng sẽ không cho Ukraine quyền mong đợi hão huyền có Mỹ là chỗ dựa chiến lược một khi Ukraine có xung đột với Nga. Nếu Trump có thêm được bốn năm 2021-2024, chắc chắn Nga sẽ khoanh tay nhìn Trump làm cho khối NATO tan rã và tình hình chính trị Ukraine thêm bất ổn. Đó chính là lý do mà Trump không nói ra.

    Những mưu định của Putin trong cuộc chiến Ukraine chẳng có gì là bí mật, và đúng là ông ta nghĩ mình là “thiên tài” cho nên có thể chiến thắng dễ dàng, chỉ trong 1-2 tuần có thể bắt được Tổng thống Zelinsky quỳ gối đầu hàng, cho dù những thất bại cho đến nay của Putin là quá rõ ràng. Ông cũng mê muội nghĩ rằng Mỹ và khối NATO (Minh ước Bắc Đại Tây Dương) sẽ khoanh tay để cho ông muốn làm gì thì làm ở Ukraine.

    Putin vẫn phàn nàn sự sụp đổ của đế chế Liên Xô năm 1990 khi chiến tranh lạnh chấm dứt đã làm cho nước Nga mất trắng chư hầu và vệ tinh - từ hơn chục tiểu quốc trong Liên bang Xô viết đến các nước Đông Âu trong khối Warsaw. Cho nên từ hơn hai thập niên qua, Putin chỉ có hai mục tiêu chính: thứ nhất là trở thành một Sa hoàng bạo chúa thời nay trong một cơ chế trá hình dân chủ (bởi thế ông trị vì Điện Cẩm Linh từ năm 2000 đến nay, lúc thì đóng vai tổng thống, lúc thì giả dạng thủ tướng); tìm cách nắm lại những nước từng thuộc Liên Xô (Grudia, Chechnya) hay khối Warsaw Đông Âu (Ba Lan, Hungari, Tiệp Khắc, Bulgaria, Rumania), từ đó xác lập vai trò chủ tể của Nga trong một trật tự thế giới mới “tam quốc chí” (Mỹ-Nga-Tàu). Lý do “chiến lược” của Putin đưa ra rất đơn giản để biện minh cho chiến lược bành trướng của mình: mở rộng phạm vi ảnh hưởng của nước Nga bằng những nước chư hầu mới chung quanh để bảo đảm an toàn, an ninh, hòa bình cho nước Nga. Đương nhiên, nhiều người Nga nghe như thế thì chịu quá, phù hợp với lịch sử của nước Nga. Nhưng không phải người Nga nào cũng mê muội, lạc hậu như thế. Và đương nhiên những nước mà Nga nhắm đến phải phản đối vì đã hưởng độc lập, tự do từ mấy chục năm qua. Và những nước này đã quay qua khối NATO để đi tìm sự bảo vệ tập thể. Mới nhất trong tháng hai là trường hợp Phần Lan, cũng như Thụy Điển, từng giữ vị thế trung lập hơn 60 năm.

    Ukraine là một mục tiêu chiến lược số một về mặt địa lý chinh trị cho Nga từ bao đời, là cửa ngõ phía đông của Tây Âu đi vào nước Nga. Nước này đối với Putin đúng là một thử thách đích thực cho thiên tài của Putin vì Kyiv sau khi được tách rời Liên Xô năm 1990 đã cương quyết nói “Không bao giờ trở lại”. Nga đã ăn cướp Crimea của Ukraine vào năm 2014 mà phương tây và Mỹ đã chỉ hành động chế tài chiếu lệ. Rồi Nga cũng gián tiếp nắm vùng phía đông của Ukraine vốn có đông người Nga qua định cư và phần nào đang trong tay các nhóm ly khai.

    Dưới thời Donald Trump, quả thật Putin chẳng làm gì Ukraine bởi vì Trump đã làm hết. Nay Trump đã xuống, cho nên nói như Putin, bạo chúa Nga không có sự chọn lựa nào khác, phải hành động càng nhanh càng sớm càng tốt. Putin rất tin tưởng sẽ lấy được Ukraine dễ dàng vì quân Ukraine yếu kém, chính trị Ukraine “loạn lạc” và phương tây có rối rắm riêng, chưa chắc sẵn sàng can thiệp hết lòng.

    Putin tấn công Ukraine chính thức vào ngày 24-2-2022, sau cả 2-3 tháng trời tập trung lực lượng Nga đến 200.000 quân sát biên giới mọi phía của Ukraine. Putin dựng lên chiêu bài “lật đổ chế độ quốc xã”, “giải giới chế độ Kyiv”, bảo vệ người Nga thiểu số đang bị “ngược đãi” ở Ukraine. Putin gọi đó là “một cuộc hành quân đặc biệt” để dựng lên một chế độ bù nhìn của Nga ở đó. Trong lệnh xuất quân, Putin nói lên quan điểm của một người “chủ đất”, Ukraine là của Nga, ông ta không hề có ý tưởng Ukraine là một nước độc lập, có chủ quyền riêng biệt. Nga cho không kích và đồng thời quân Nga tràn vào lãnh thổ Ukraine trên mặt trận phía bắc từ Belarus hướng về Kyiv, mặt trận đông bắc nhằm vào Kharkiv, mặt trận phía nam ở Crimea, mặt trận đông nam từ Donetsk và Lugansk. Có nghĩa là Nga nhằm chiếm lấy hết Ukraine. Đoàn quân chiến xa của Putin đi vào Kyiv dài đến 15 cây số để thị uy. Chẳng hiểu là trùm tinh báo, nhưng Putin lấy ở đâu tin rằng Ukraine sẽ nhanh chóng sụp đổ, đầu hàng. Thiên tài Putin đã bất tài hoàn toàn – như chúng ta đã thấy trong một năm qua. Trong kế hoạch xâm lăng Ukraine, Putin đã thất bại nghiêm trọng.

    Như chúng ta đã thấy trong cuộc chiến này, Putin đã không những trốn tránh trách nhiệm trong việc đưa người dân Nga vào cuộc phiêu lưu đẫm máu, ông ta còn điên rồ, ngu xuẩn, bất lương, khát máu trong việc dẫn dắt dư luận của người dân Nga đi vào một hướng hoang đường, bịa đặt, đổ lỗi tất cả cho những thế lực chủng tộc châu Âu đang âm mưu diệt chủng nước Nga, hủy diệt Chính thống giáo của Nga, làm phân tán người dân Nga. Từ mục tiêu xâm lược bất thành, Putin đổi giọng chuyển qua mục tiêu bảo vệ nước Nga, người dân Nga, tôn giáo của Nga… Ông ta chẳng những im lặng trước sự thiệt hại sinh mạng nặng nề của quân Nga, mà còn lên tiếng thúc giục thanh niên Nga phải sẵn sàng hy sinh nhiều hơn nữa và vô điều kiện…

    Mới đây nhất, trong dịp kỷ niệm một năm cuộc chiến “giải phóng Ukraine”, Putin ra mặt đe dọa: người dân Nga có thể không tồn tại được trong tình hình hiện nay bởi vì các nước phương Tây đang tìm cách “giải tán” nước Nga. Ông ta tố phương Tây muốn phân chia nước Nga để dễ kiểm soát nước sản xuất nguyên liệu (xăng dầu) lớn nhất thế giới này. Putin nói rằng nhiều giống dân ở Nga có thể bị tiêu vong, kể cả khối đa số chủng tộc Nga. Ông ta còn nói phương Tây đã viết ra giấy ý đồ này, nhưng lại không cho biết tài liệu này ở đâu ra. Ý đồ của ông ta là rõ: cuộc chiến còn kéo dài nhưng ông vô can; người dân Nga còn phải hy sinh như đã hy sinh bao nhiêu lần trong hai thế chiến, cho nên Nga có thể phải tổng động viên; và ông ta còn cần nhiều quyền hạn hơn để giải quyết “cuộc chiến xâm lăng” của phương Tây, kể cả quyền sử dụng vũ khí nguyên tử. Đây cũng là một lời cảnh cáo gián tiếp: Phương Tây coi chừng! Đừng làm ta phát điên!

    Bởi vây, khi cuộc chiến bước qua năm thứ hai, cho dù người ta có thể lạc quan vì phía Ukraine và đồng minh phương Tây ở trong thế chủ động trong khi Nga dường như đang bị dồn về phía chân tường - nhất là khi con số lính Nga tử trận có thể tương đương với số thanh niên Nga bỏ nước ra đi vì không muốn đi lính, thì giới quan sát & bình luận đang nhấn mạnh một điều: thế chủ động của Ukraine và đồng minh NATO có lắm điều phức tạp vì chưa hẳn cùng nhìn về một hướng, trong khi sự bế tắc của Nga có thể trở thành một yếu tố cực kỳ nguy hiểm. Putin có thể điên rồ tìm cách câu giờ, tìm cách lôi kéo Trung Cộng vào cuộc vì biết một chiến thắng lịch sử của phương Tây là điều cuối cùng một kẻ thù nghịch như Tập Cận Bình mong muốn. Nhưng càng câu giờ, có thể Putin càng tuyệt vọng hơn, và nguy hiểm và liều lĩnh hơn. Trong khi đó, Ukraine đã đưa ra 10 điểm trong đề nghị hòa bình, nhưng có thể mong chờ Putin sẽ bị xử lý cách này hay cách khác. Nếu người Nga cố tìm một lối ra dù Putin vẫn tự giam mình trong pháo đài Điện Cẩm Linh.

    Hãy chờ xem! Nếu không… .

Hoàng Ngọc Nguyên

12/9/22

Sự Khai Sinh Một Trật Tự Quốc Tế Mới

Joschka Fischer, “The Birth of a New International Order“, PS
Chuyển ngữ: Lương Định Văn

Nguồn: Hội cựu sinh viên QGHC Liên bang Úc châu

Những di tích còn lại của trật tự lưỡng cực thuộc thế kỷ 20 cuối cùng cũng đang biến mất, nhường chỗ cho một trật tự ngũ đại (pentarchy) mới trên toàn cầu. Hoa Kỳ và Trung Cộng sẽ là những tác nhân với ưu thế trong thế kỷ 21, nhưng Âu Châu, Nhật Bản và Ấn Độ cũng sẽ có thể vận dụng những ảnh hưởng đáng kể trên các dải đất rộng lớn của địa cầu.

BERLIN – Chúng ta đang chứng kiến sự hội tụ chưa từng thấy của các cuộc khủng hoảng lớn và nhỏ. Từ đại dịch COVID-19, giá năng lượng dâng cao và nạn lạm phát đã trở lại trong các nền kinh tế phát triển và đang phát triển, cho đến chuỗi cung ứng hàng hóa bị đứt đoạn, cuộc chiến tội ác của Nga ở Ukraine và tình trạng biến đổi khí hậu, nhiều cuộc khủng hoảng này không những chỉ là dấu hiệu của sự suy tàn mà còn là của một trật tự thế giới mới đang được khai sinh.

Khi những di tích còn sót lại của trật tự lưỡng cực thuộc về thế kỷ 20 cuối cùng cũng biến mất, một bàn cờ ngũ đại trên toàn cầu đang mới xuất hiện. Hoa Kỳ và Trung Cộng – hai siêu cường quân sự, kỹ thuật và kinh tế của thế kỷ này – sẽ là những tác nhân chiếm ưu thế, nhưng Âu Châu, Nhật Bản và Ấn Độ cũng có thể vận dụng những ảnh hưởng đáng kể trên các dải đất rộng lớn trên địa cầu.

Saul Loeb/AFP via Getty Images

Một dấu hỏi lớn đang treo lơ lửng trên đầu nước Nga, bởi vì địa vị, năng lực và tư thế chiến lược trong tương lai của nước này sẽ phụ thuộc vào kết quả của cuộc xâm lăng liều lĩnh của họ. Dưới thời Tổng thống Vladimir Putin, nước Nga đã bám víu một cách tuyệt vọng vào quá khứ, tìm cách tái lập trở về thế kỷ 20 hoặc ngay cả vào cuối thế kỷ 19. Nhưng với nỗ lực sai lầm thật thảm hại trong mục đích tiêu diệt Ukraine, cuối cùng họ đang tự hủy diệt chính mình.

Sự thất bại về quân sự của Nga ở Ukraine đã là điều chắc chắn – nếu không, đó chỉ là vấn đề thời gian. Nhưng vẫn còn quá sớm để tiên đoán những hậu quả có thể xảy ra. Liệu chế độ của Putin sẽ sống sót, hoặc liệu sự thất bại của Nga sẽ đưa tới một thời kỳ của sự suy đồi và tan rã trong nội bộ. Cho đến khi câu hỏi đó được giải đáp, chúng ta vẫn chưa có thể biết được liệu nước Nga có cố gắng duy trì vị thế cũ của vai trò bá chủ ở Đông Âu và phần lớn lục địa Á-Âu hay không.

Nếu Điện Cẩm Linh buộc phải từ bỏ vị thế đó, thì vai trò cường quốc thế giới của họ có thể sẽ không còn nữa. Điều chắc chắn là ngay cả một nước Nga bị suy yếu và sỉ nhục, thay vì đi vào tình trạng bị động về địa chính trị, họ rất có thể sẽ vẫn là một nguồn bất ổn chính trong trật tự thế giới mới, và đặc biệt là ở lục địa Âu Châu. Nhưng điều rõ ràng là kho vũ khí hạt nhân khổng lồ của Nga không còn đủ để bảo đảm cho vị thế địa chính trị của họ trong thế kỷ 21. Nền kinh tế của họ nhất định sẽ trở nên suy yếu trầm trọng khi phần còn lại của thế giới chuyển qua việc loại bỏ dần các nhiên liệu hóa thạch – trụ cột chính cho nền kinh tế Nga.

Trong khi Nga đặt ra những mối rủi ro mới do tình trạng bấp bênh và suy yếu của họ, thì các rủi ro của Trung Cộng đặt ra do sự giàu có và sức mạnh ngày càng tăng của mình. Dựa vào đợt sóng toàn cầu hóa khổng lồ được khởi động vào giai đoạn đầu của những năm 2000, Trung Cộng đã xoay sở để thoát khỏi đói nghèo và đưa tới vị thế có thể đạt mức lợi tức cao. Và với cuộc khủng hoảng tài chính vào năm 2008 đã làm Tây Phương mất phần nào uy tín, Trung Cộng đã có thể mở rộng vai trò lãnh đạo toàn cầu của họ và tự biểu hiện như một siêu cường toàn cầu bên cạnh Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, không giống như Liên Xô trong cuộc Chiến tranh Lạnh, Trung Cộng đã không phạm phải sai lầm là chỉ chú trọng về sức mạnh quân sự của họ mà thôi. Ngược lại, sự trỗi dậy toàn cầu của họ phản ánh việc dấn thân hội nhập vào các thị trường thế giới do Mỹ và Tây Phương thống trị qua vai trò “ một công xưởng mở rộng” cho thế giới, đồng thời đầu tư mạnh vào việc cạnh tranh với Tây Phương trong các lĩnh vực biên cương mới về khoa học và kỹ thuật. Hiển nhiên Trung Cộng đã không kềm hãm việc đầu tư về quân sự, nhưng họ không để cho các chi tiêu quốc phòng và an ninh lấn át các lĩnh vực khác. Sự khác biệt rõ rệt giữa Trung Cộng và Nga ngày nay là, không giống như Putin, giới lãnh đạo Trung Cộng đã tỏ ra sống động trong một thời gian khá dài của thế kỷ 21.

Hội nghị thượng đỉnh G20 gần đây ở Bali đã thể hiện sự khác biệt căn bản này về triển vọng và mục tiêu của họ. Trong khi Nga cảm thấy bị cô lập về mặt ngoại giao, thì Trung Cộng là trung tâm của tất cả các cuộc thảo luận và việc định hình bản thông cáo chung cuối cùng. Mặc dù họ không chấp nhận quan điểm của Tây Phương về cuộc khủng hoảng Ukraine, nhưng các nước lớn như Trung Cộng và Ấn Độ đã rõ ràng tận dụng cơ hội này để lánh xa Điện Cẩm Linh, chỉ trích chính sách về chiến tranh và các mối đe dọa hạt nhân của nước này. Nếu cuộc hội đàm trực tiếp giữa Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình giúp xoa dịu mối căng thẳng Trung-Mỹ, thì hội nghị thượng đỉnh Bali sẽ mở ra cơ hội định hình lại quan hệ quốc tế trong thế kỷ XXI.

Kết quả của cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ của Hoa Kỳ đem lại một lý do khác cho sự hy vọng, khi “làn sóng đỏ” của Đảng Cộng Hòa đã từng được nhiều người mong đợi đã không trở thành hiện thực. GOP đã không chiếm được Thượng viện và chỉ vừa đủ để chiếm đa số tại Hạ viện. Như năm 2018 và 2020, cựu Tổng thống Donald Trump một lần nữa đã kềm chế đảng của mình. Hầu hết người Mỹ không muốn quay trở lại với chính sách cô lập “Nước Mỹ trên hết” của ông ta.

Nói chung lại, cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ của Hoa Kỳ và Hội nghị thượng đỉnh Bali mang đến lý do lạc quan vào một thời điểm đầy lo âu. Nhưng chúng ta sẽ cần có nhiều tiến bộ hơn nữa trong việc hợp tác toàn cầu. Cuối cùng, hai cuộc khủng hoảng lớn nhất của chúng ta – cuộc chiến gây suy thoái của Nga ở Ukraine và biến đổi khí hậu – chỉ có thể được khắc phục nếu các cường quốc chủ chốt của thế giới tìm ra cách hợp tác với nhau.

Joschka FischerBộ trưởng ngoại giao và phó thủ tướng Đức từ năm 1998 đến 2005, lãnh tụ của Đảng Xanh nước Đức trong gần 20 năm.

Đức cảnh báo về nguy cơ đến từ phần tử cực đoan sau âm mưu đảo chính bị phá vỡ

Một hoàng tử, nhiều cựu quân nhân lực lượng tinh nhuệ, một phụ nữ Nga và một nữ cựu dân biểu cực hữu được coi là đầu não trong một âm mưu đảo chính tại Đức vừa bị triệt phá. Ngày 07/12/2022, khoảng 3.000 nhân viên an ninh đã được huy động, tiến hành hơn 130 vụ khám xét và thẩm vấn 25 người. Truyền thông đánh giá đây là chiến dịch có quy mô lớn chưa từng thấy của cảnh sát Đức.

Theo chưởng lý chống khủng bố Peter Frank, khi trả lời truyền thông Đức và được AFP trích dẫn, mạng lưới trên được thành lập « muộn nhất là vào cuối năm 2021 », theo đuổi tư tưởng « Reichsbürger » (Công dân của Đế chế) và được tổ chức như một chính phủ thu nhỏ. Các bước chuẩn bị đảo chính « ở giai đoạn hoàn thiện », dù chưa ấn định ngày tấn công vào Quốc Hội Đức nhưng « chắc chắn là họ sẽ hành động ».

Truyền thông Đức đưa thông tin về một số nhân vật đầu não, gồm hoàng tử Heinrich XIII, 71 tuổi, hậu duệ nhà Ruess ở bang Thuringen. Ông hiện là một doanh nhân và bị bắt ở Frankfurt. Một công dân Nga tên là « Vitalia B », được báo chí Đức cho là bạn gái của hoàng tử Heinrich XIII và được coi là trung gian để liên lạc với chính quyền Nga nhằm tìm kiếm ủng hộ. Điện Kremlin đã bác bỏ mọi cáo buộc « Nga can thiệp » trong vụ này.

Tiếp theo là một cựu trung tá, chỉ huy một tiểu đoàn lính dù trong thập niên 1990, và là nhà sáng lập một lực lượng đặc biệt (KSK) của Quân Đội Đức. Nhiều quân nhân khác tham gia âm mưu đảo chính, trong đó có một người vẫn tại chức và là thành viên của KSK. Ngoài ra còn có một nữ thẩm phán, bà Birgit Malsack-Winkemann, từng là dân biểu của đảng cực hữu AfD.

Thông tín viên RFI Pascal Thibaut tại Berlin cho biết về phản ứng của công luận Đức :

« Nhìn chung các cơ quan truyền thông nhấn mạnh rằng mối nguy hiểm đối với nền dân chủ tại Đức là rất ít nhưng không nên đánh giá thấp những vụ việc như vậy. Nhật báo thiên tả « Taz » đưa tít : « Steinmeier vẫn là tổng thống » về việc nguyên thủ Đức không bị lật đổ. Tuy nhiên, vẫn nhật báo đó viết trong một bình luận rằng « Đừng vội yên tâm. Cho đến giờ, xã hội chúng ta vẫn chưa tìm ra được cách đáp trả những xu hướng cực đoan đang xuất hiện. Mối nguy hiểm không biến mất sau chiến dịch hôm qua ».

Đối với tờ báo bảo thủ « Frankfurter Allgemeine », thành công của lực lượng an ninh cho thấy những kẻ mưu phản bị cô lập đến chừng nào. Coi họ một cách nghiêm túc có lẽ tôn vinh họ quá mức. Việc đó giống như trò hề so với những kẻ cực hữu Mỹ đã tấn công điện Capitol.

Trong giới chính khách, bộ trưởng Nội Vụ Nancy Faeser nói đến « sự hèn hạ của một mối đe dọa khủng bố ». Người phát ngôn của thủ tướng Olaf Scholz thì nhắc đến một « nhóm đặc biệt nguy hiểm có mục tiêu hủy hoại Nhà nước pháp quyền của chúng ta ».

Ngoài việc lên án, các nhà lãnh đạo hoan nghênh sự kiện mối nguy hiểm đã bị phá vỡ. Nhiều biện pháp triệt để hơn cũng đã được yêu cầu. Ủy Ban Quốc Phòng đã đưa vấn đề trên vào chương trình nghị sự, trong khi nhiều thành viên tại chức của Quân Đội cũng tham gia .

Các nhà lãnh đạo của đảng cực hữu AfD, đang bị nghi ngờ vì vụ bắt giữ một cựu dân biểu, hiện là thẩm phán ở Berlin, đã lên án âm mưu của nhóm khủng bố. Tổ chức bảo vệ nhân quyền Amnesty International đánh giá rằng « các vụ bắt giữ trên cho thấy mối nguy hiểm của những học thuyết phân biệt chủng tộc, bài Do Thái và đi ngược với nhân quyền ».

11/23/22

Nga là quốc gia khủng bố.

 Điều gì đến sẽ đến, sau các cuộc tấn công khủng bố liên tiếp của Nga vào các cơ sở hạ tầng của Ukraina, Hội đồng các quốc gia NATO đã họp và hôm nay, 22-11-2022, đã ra quyết định chính thức công nhận chính phủ Nga do Putin đứng đầu là nhà nước khủng bố, với tỷ lệ chấp thuận tuyệt đối 30/30. Điều này cho phép các quốc gia này có thể tiến hành trừng phạt bất kỳ một quốc gia nào khác tiếp tục có quan hệ quốc phòng, quân sự với Nga bắt đầu từ ngày này, đồng thời là dấu hiệu cho thấy sẽ tăng cường nhiều hơn nữa sự hỗ trợ vũ khí cho Ukraina.

NATO Parliamentary Assembly declares Russia to be a ‘terrorist state’.


Không chỉ NATO, một dự thảo nghị quyết tương tự đã được trình lên Hội đồng chung châu Âu và sẽ được bỏ phiếu trong tuần tới. Như vậy, đây sẽ là những đòn trừng phạt cả kinh tế lẫn quân sự mạnh nhất từ trước tới nay của phương Tây đối với Nga, hầu như sẽ cắt đứt toàn bộ mọi buôn bán, giao thiệp, đồng thời bắt tất cả các quốc gia còn lại trên thế giới phải chọn bên và tỏ rõ thái độ trong vấn đề Ukraina, nếu không muốn đối mặt với những trừng phạt do “ủng hộ, hỗ trợ khủng bố”.

Không cần chờ nghị quyết của EU, chính phủ Czech hôm nay đã ra tuyên bố chính thức, công nhận chính phủ Nga do Putin đứng đầu là “nhà nước khủng bố”.

Sáu quốc gia công nhận chính phủ Nga do Putin đứng đầu là “nhà nước khủng bố”.


Để đáp lại, truyền thông Nga lại tiếp tục đe dọa: “sử dụng vũ khí hạt nhân” với lý do rất buồn cười: “để chứng minh rằng nước Nga không phải là nhà nước khủng bố”, nhưng đe dọa này dường như không còn làm cho bất kỳ quốc gia nào ở châu Âu để ý.



Bài đọc thêm: Nghị viện châu Âu nói Nga là "nước tài trợ khủng bố" (Theo  BBC tiếng Việt)

11/15/22

Thất bại của làn sóng đỏ Cộng Hòa

Phạm Văn Bân, November 15, 2022 

Red wave/làn sóng đỏ của Đảng Cộng Hòa đã được cổ võ rầm rộ trước ngày bầu cử giữa kỳ Nov.  08 với tất cả lời lẽ dối trá của Donald Trump cùng với các ứng cử viên Cộng Hòa gạo cội, được Trump hậu thuẫn một cách tích cực nhất nhưng rủi thay, kết quả bầu cử cho thấy đại chúng Mỹ không chấp nhận những hành vi cực đoan này và biểu hiện qua lá phiếu; riêng những chiến thuật  gia, cố vấn của Đảng Cộng Hòa và ngay cả của Trump đã lên tiếng kêu gọi Trump hãy rút lui vào  bóng tối bởi vì họ thấy rõ Trump đã và đang là gánh nặng cho Đảng Cộng Hòa, đồng thời lại là  “món quà” biếu không cho Đảng Dân Chủ. 

Ứng cử viên thống đốc được-Trump-hậu-thuẫn đã thất bại ê chề 

Tiểu bang Pennsylvania, Douglas Mastriano (R) được Trump hậu thuẫn đã thua Josh Shapiro  (D) đến 15 điểm, tức là một tỷ lệ áp đảo/landslide. Đây là thống kê của Politico vào lúc 8:18  p.m. Nov.14: 

Tiểu bang Michigan, Tudor Dixon (R) được Trump hậu thuẫn đã thua Thống Đốc Gretchen  Whitmer (D) đến 11 điểm, một thất bại dẫn đến làn sóng xanh/blue wave trong tiểu bang này.

Page 2 of

Tại Illinois, ứng cử viên Kathy Salvi (R) do Trump ủng hộ đã thua Tammy Duckworth (D)  đến 14 điểm.  

Tại tiểu bang Maryland, ứng cử viên Dan Cox (R) thua Wes Moore (D) đến nỗi nằm mơ cũng  không thể mơ được: 28 điểm! 

Tương tự như Maryland, tại tiểu bang California, với 70% tổng số phiếu bầu đã đếm thì  Brian Dahle (R) thua Gavin Newsom (D) đến 18%:

Page 3 of

Thượng nghị sĩ Cộng Hòa Pat Toomey của tiểu bang Pennsylvania nay về hưu nhưng trước  khi rời Thượng Viên, đã nói lên những phản ánh trung thực rất gay gắt đối với Đảng Cộng  Hòa.1 

Ngày Nov. 10, Pat Toomey nói thẳng thừng với ký giả Erin Burnett của CNN rằng “Trump  tự đưa hắn vào cuộc đua tranh cử … sẽ không bao giờ hữu ích cả.” Toomey thừa nhận:  “Chúng ta đang ở trong một thời điểm, chúng ta đang ở trong một chu kỳ, chúng ta đang ở  vào lúc thuận lợi cho Đảng Cộng Hòa trong cuộc tranh cử để nói về Tổng Thống Biden,  người không được ưa chuộng, người có các chính sách đã bị thất bại. Nhưng thay vào đó,  cựu Tổng Thống Trump đã tự đưa hắn vào, và điều đó đã thay đổi bản chất của cuộc đua tranh cử.” 

Toomey vẫn chưa hết, nói thêm rằng: "Trên khắp đất nước, có mối tương quan rất cao giữa  các ứng cử viên MAGA và những tổn thất lớn, hoặc ít nhất là hoạt động kém hiệu quả một  cách đáng kể.” 

Một trong các tổn thất đó là tại Arizona. 

Kết quả bầu cử thống đốc tại tiểu bang Arizona hầu chắc sẽ có tiềm năng thưa kiện do “phong  trào” do Trump khởi xướng từ năm 2016 cho đến nay; đó là bầu cử bị gian lận - nếu chúng  ta không thắng cử thì đó chỉ vì bị gian lận, không cần có bằng chứng. (If we don’t win it’s  only because the other side cheated. No proof is required.) Đại chúng dễ tin/gullible khiến  cho các lý thuyết âm mưu sinh sôi nảy nở. Đó là đóng góp của Trump gây ra sự đốn mạt của  nước Mỹ ngày nay. Thê nhưng với tỷ lệ thắng quá khít khao nên Katie Hobbs (D) chắc chắn  sẽ không “yên thân” với Kari Lake (R), một người được cho là cuồng Trump mạnh mẽ nhất  trong phong trào bác bỏ kết quả bầu cử. 2 Đây là thống kê kết quả bầu thống đốc tại tiểu bang  Arizona của Politico vào lúc 12:45 a.m.PST ngày Nov. 15: 

1 https://www.cnn.com/2022/11/11/politics/pat-toomey-trump-midterms-comments/index.html This Republican senator just dropped a truth bomb on his party 

2 https://www.nbcnews.com/politics/2022-election/democrat-katie-hobbs-defeats-maga favorite-kari-lake-high-stakes-race-rcna55172, Democrat Katie Hobbs defeats MAGA  favorite Kari Lake in high-stakes race for governor in Arizona. Hobbs defeated a Republican 

Page 4 of

Tuy rằng đến nay không ai xa lạ gì với giọng điệu xảo quyệt của Trump nhưng Trump vẫn  cứ than vãn trên mạng xã hội: “Tôi giả sử mọi người đang theo dõi Arizona trong khi chiến  thắng bầu cử rất dễ dàng của Kari Lake đang bị dần dần, nhưng một cách có hệ thống, bị  tước bỏ khỏi Karie, và dân chúng Mỹ. Đây là một điều rất buồn khi nhìn thấy. Những lá  phiếu gửi qua đường bưu điện, những cuộc đếm phiếu bầu cử kéo dài, thời gian bầu cử kéo  dài nhiều ngày, những máy móc mà rất ít người hiểu biết được, những trung tâm kiểm phiếu  khổng lồ, v.v., là một thảm họa của nước Mỹ. Cuộc bầu cử của chúng ta đã trở thành một trò  đùa không đáng tin cậy, và cả thế giới đang theo dõi!” 3 

Trong mục Quan Điểm/Opinion của báo azcentral, bài xã luận Farewell, Kari Lake. Reason  and sanity prevail in Arizona/Từ biệt, Kari Lake. Lý trí và tỉnh táo thắng thế tại Arizona với  phụ đề Kari Lake joins Blake Masters and Mark Finchem in defeat, courtesy of moderate  Republican and right leaning independents. It goes without saying that the GOP needs a  reboot/Kari Lake tham gia cùng với Blake Masters và Mark Finchem trong thất bại, do sự  cân nhắc của người Cộng Hòa ôn hòa và người độc lập nghiêng về cánh hữu. Khỏi cần phải  nói: Đảng Cộng Hòa cần phải khởi động lại cho thấy khuynh hướng cực đoan, tàn bạo, dối  trá MAGA đã khiến đại chúng đã trở nên bị fed up/chán ngấy đến tận cổ họng với Trump  rồi. Trong thực tế, Donald Trump đã lui vào dĩ vãng/Donald Trump is so yesterday.4 

Ứng cử viên thượng viên được-Trump-hậu-thuẫn đã thất bại chua cay 

Các ứng cử viên thượng nghị sĩ của Đảng Cộng Hòa, và được Trump hậu thuẫn mạnh mẽ đã  thất bại chua cay. 

many thought was the strongest of the pro-Trump election deniers running in swing states  President Joe Biden carried in 2020. 

3 Trump on social media whined: “I assume everyone is watching Arizona as the great Kari  Lake’s easy election win is slowly, yet systematically, being drained away from her, and  from the American people. This is a very sad thing to watch. Mail in Ballots, long election  counts, many day elections, machines that very few people understand, massive counting  centers, and more, are an American disaster. Our elections have become an unreliable joke,  and the whole world is watching!” 

4 https://www.azcentral.com/story/opinion/op-ed/laurieroberts/2022/11/14/reason-and sanity-prevail-arizona-sends-kari-lake-showers/10701061002/

Page 5 of

Tại tiểu bang Pennsylvania, Mehmet Oz (R) thua 4 điểm so với John Fetterman (D). Đây là  thống kê của Politico vào lúc 8:18 p.m. Nov.14: 

Kết quả bầu tại Arizona và Nevada cuối cùng đã mang lại vị thế chiếm đa số tại Thượng Viện  cho Đảng Dân Chủ. Tại Arizona, Blake Masters, ứng cử viên được Trump hậu thuẫn mạnh  mẽ đã thua thượng nghị sĩ Mark Kelly khoảng 5 điểm.  

Tại Nevada, Adam Laxalt (‘R) thua suýt soát Catherine Cortez Masto (D):

Page 6 of

Kết quả tổng quát tính đến ngày Nov.15: 

Chỉ với kết quả nêu trên, Đảng Dân Chủ đã chiếm đa số. Nay chỉ còn duy nhất một trận tranh  cử thượng nghị sĩ tại Georgia vào ngày Dec.06 giữa ứng cử viên Herschel Walker (R) được  Trump hậu thuẫn và đương kim thượng nghị sĩ Raphael Warnock (D) bởi vì cả hai không đạt  được 50% tổng số phiếu bầu. 

Nếu Herschel Walker (R) thắng cử thì cả hai đảng CH và DC đều có 50 thượng nghị sĩ nhưng  Đảng Dân Chủ vẫn chiếm đa số bởi còn có 1 lá phiếu giải quyết/tie-breaking của Phó TT Kamala  Harris trong trường hợp bỏ phiếu cho việc nào đó có 50 phiếu CH và 50 DC. Nhưng nếu Raphael  Warnock (D) thắng Herschel Walker (R) thì Dân Chủ lại chiếm 51 ghế và Cộng Hòa 49 ghế. 

Với tình trạng khủng hoảng biến đổi khí hậu, lạm phát, kinh tế bất ổn định và chiến tranh  đây đó trên toàn cầu thì Mỹ không là một ngoại lệ. Cho đến nay, do cơ cấu tổ chức phân  quyền, TT. Biden bị “trói tay” khá nhiều, và nếu Raphael Warnock thắng cử thì hầu chắc TT. 

Page 7 of

Biden sẽ đỡ bị chính hai thượng nghị sĩ Dân Chủ bắt chẹt hơn; đó là Kyrsten Sinema của Arizona  và Joseph Manchin của West Virginia. 

Chiếm đa số ở Thượng Viện không nhất thiết là TT. Joe Biden hoặc Đảng Dân Chủ từ nay  sẽ suôn sẻ bởi vì có quá nhiều vấn đề hầu như nằm ngoài tầm tay kiểm soát của họ như xăng  dầu, chiến tranh Nga-Ukraine, lò lửa Bắc Hàn-Nam Hàn-Nhật, Trung Đông, ngay cả bị bế  tắc trong nội bộ nước Mỹ như kiểm soát súng, phá thai, kỳ thị đen trắng, di dân, đại dịch  Covid-19.  

Do chiếm đa số ở Thượng Viện nên thượng nghị sĩ Chuck Schumer hầu chắc sẽ là người lãnh  đạo khối đa số/majority leader và có thể Mitch McConnell sẽ tái đắc cử người lãnh đạo khối  thiểu số/minority leader tại Thượng Viện. 

Với ưu thế đa số, Chuck Schumer có thể thiết lập chương trình nghị sự của Thượng Viện,  nghĩa là khẳng định những đề nghị/dự luật/proposals nào được hay không được đưa ra để bỏ  phiếu thuận hay chống. Để tiên đoán những gì Chuck Schumer có thể làm thì có thể nhìn lại  những gì Mitch MacConnell đã làm trong tư cách người lãnh đạo khối đa số. 

Trong thời gian từ Jan. 2015 đến Jan. 2021, ở vị trí người lãnh đạo khối đa số, Mitch  MacConnell dùng quyền đó để ngăn chặn các dự luật, và vì vậy, bị chỉ trích là “nghĩa địa lập  pháp/legislative graveyard” của các dự luật bị dập tắt ngay trên bàn làm việc của ông. 

Tuy ở vị thế thiểu số, McConnell vẫn có thể tiếp tục ngăn chặn một số lớn công việc bởi vì Đảng  Dân Chủ không đạt được 60 ghế Thượng Viện, do đó, rất khó để thông qua hầu hết dự luật vì  filibuster. Ít nhất, Đảng Dân Chủ phải cần đến sự ủng hộ của một số thượng nghị sĩ Cộng Hòa để thông qua đa số dự luật, và với tình trạng phân cực/polarized hiện nay thì không có nhiều hy vọng. Điều này khiến cho McConnell và Đảng Cộng Hòa có ảnh hưởng đến đạo luật nào được thông qua  và đạo luật nào phải dẹp bỏ. Trong thực tế, McConnell nói trong một cuộc phỏng vấn vào tháng  January 2021 khi trở thành người lãnh đạo khối thiểu số rằng ông vẫn còn là một trong the Big  Four 5 “Khi cuối cùng thương lượng chuyện lớn vào lúc cuối năm, mỗi một người trong nhóm Big  Four chúng tôi đều có quyền phủ quyết chuyện gì được thông qua và chuyện gì không. 6 

Tuy vậy, McConnell và Đảng Cộng Hòa không thể ngăn chặn mọi việc. 

Các thượng nghị sĩ Đảng Dân Chủ tại Thượng Viện có thể tiếp tục phê chuẩn các người được  TT. Joe Biden đề cử vào cơ quan tư pháp liên bang ngay cả khi không có bất cứ ủng hộ nào  của các thượng nghị sĩ Đảng Cộng Hòa, bởi vì những đề cử đó có thể tiến hành chỉ với 51  phiếu thuận. 

5 The Big Four of Congress gồm có 2 người lãnh đạo khối đa số và thiểu số của Thượng Viện và  2 người lãnh đạo khối đa số và thiểu số của Hạ Viện. 

6 In fact, McConnell noted in a January 2021 interview that he'd “still be one of the Big Four,” saying:  “When you end up in a big negotiation at the end of the year, each of the four of us have a veto power  over what goes in and what doesn't.”