11/18/09
11/10/09
Diễn văn của thủ tướng Merkel trước lưỡng viện Hoa Kỳ ngày 3.11.09
**
*Âu Dương Thệ: Nữ Thủ tướng Cộng hòa Liên bang Đức, TS Angela Merkel, vừa
đọc một diễn văn quan trọng trước Lưỡng viện Quốc hội Hoa kì ngày 3.11.2009.
Đây cũng là dịp kỉ niệm 20 năm bức tường Berlin sụp đổ và từ đó đi tới tái
thống nhất Đức trong tự do và hòa bình. Quốc hội Mỹ đã dành đặc ân này cho
TS Merkel không chỉ vì bà là Thủ tướng nước Đức, một cường quốc kinh tế của
EU, mà còn tỏ lòng ngưỡng mộ một phụ nữ xuất thân từ một nước Cộng sản, tức
DDR cũ, nhưng đã rất đảm lược vượt qua nhiều thử thách chỉ trong một thời
gian tương đối ngắn trở thành một phụ nữ lãnh đạo một nước dân chủ, tự do và
phú cường ở Âu châu và một đồng minh quan trọng của Hoa Kỳ.*
9/17/09
THAY LỜI KẾT………..!
2008 trong tư cách là Thủ tướng chế độ CSVN, Nguyễn Tấn Dũng đã tuyên bố trong đài BBC là: „Luật Báo chí của Việt Nam là luật báo chí rất cởi mở. Nhiều nhà lãnh đạo của các nước gặp tôi cũng đều nói với tôi là, Việt Nam có Luật Báo chí rất thông thoáng mà ngay nước họ cũng không có!“ Nếu những điều ông Dũng nói trên là đúng sự thật thì Ông hãy đọc thật kĩ bài „Thay lời kết“ dưới đây của chị Nguyễn Ngọc Như Quỳnh.
9/12/09
Hoàng Hạc Lâu
Nhiều tác giả
1
Thạch Lai Kim
Bài viết này xuất phát từ sinh hoạt nội bộ của Ban Biên Tập Đặc San. Một buổi chiều cuối tuần, sau một ngày làm việc căng thẳng, khi nhận được một slideshow của một người bạn với đề tựa « Hoàng Hạc Lâu » tôi nghĩ, có thể chia sẻ để các anh chị em trong BBT thư giãn vào dịp cuối tuần, tôi chuyển tiếp để các anh chị trong BBT thưởng thức. Do đó mà có bài viết sau đây.
Các anh chị thân mến,
Tôi chỉ muốn gửi slide show ‘‘Hoàng Hạc Lâu“ do một người bạn gửi để các anh chị xem và giải trí vào dịp cuối tuần mà thôi. Không ngờ khiến anh Thông cảm hứng viết một bài quá hay. Anh Thông đề nghị tôi viết phần dẫn nhập cho bài cảm hứng của anh. Viết gì đây? Tôi tự hỏi và cuối cùng chọn cách dễ nhất là tìm tài liệu liên quan đến ‘‘Hoàng Hạc Lâu“ để đóng góp cho bài cảm tác của anh Thông.
9/10/09
NHỮNG BÀI HỌC LỚN TỪ CHUYỆN NHỎ
Hoàng Ngọc Nguyên
Viet Tribune
Để khỏi mang tiếng bi quan, yếm thế, chúng ta không nói đến một cuộc khủng hoảng toàn diện đang trùm lên nước Mỹ, nhưng cũng chẳng thể phủ nhận được chúng ta đang nhìn đâu cũng thấy khủng hoảng, từ khủng hoảng kinh tế và khủng hoảng y tế là những gì dễ nhận thấy nhất, đến khủng hoảng quốc tế cho dù nước Mỹ hơn cả nửa thế kỷ nay chẳng nước nào sánh được về mặt vung tay quá trán trong viện trợ quôc tế. Và một cuộc khủng hoảng xã hội ẩn nấp an toàn dưới cái vỏ bọc “văn hóa đa hệ” (multi-culturalism), và một cuộc khủng hoảng giáo dục do sự lạm dụng và bất lực của con người trước những tiến bộ hiện đại trong những phưong tiện giáo dục. Tuần qua, Hội đồng Giám sát và Cựu Sinh Hoa Kỳ (American council of Trustees and Alumni – ACTA) đã đưa ra một báo cáo có tựa đề: Người ta sẽ học được cái gì? Một Phúc trình về những Yêu cầu Giáo dục Tổng quát tại 100 trường Đại học và Cao đẳng Hàng đầu của Đất nước (What will they learn? A report on general education requirements at 100 of the nation’s leading colleges and universities). Câu hỏi đó đã bao hàm khá toàn diện những vấn đề đang tích tụ trong nền giáo dục của Mỹ. Nhưng điểm xuất phát của câu hỏi đó chính là một câu hỏi khác: Người ta đã học được cái gì bấy lâu nay đến độ bây giờ phải ưu tư con em của chúng ta sẽ học hiểu cái gì đây? Trả lời cho câu hỏi có tính toàn diện đó rất khó, nhưng một phần câu trả lời có thể được nhìn thấy trong một chuyện đang xảy ra: đó là phản ứng của những người bảo thủ khi nghe tin Tổng thống Barack Obama sẽ đọc một bài diễn văn nhân ngày tựu trường 8-9 trong tuấn này.
9/1/09
Khi giả thiết đã trở thành sự thật !
Khi giả thiết đã trở thành sự thật !
Âu Dương Thệ
Ông Nguyễn Văn An, nguyên Chủ tịch Quốc hội (QH) vừa viết bài „Bàn về phân công quyền lực nhà nước“ đăng trên Tuần VN điện tử ngày 21.8, một tờ báo của Bộ Thông tin và Truyền thông. Ông An đã viết bài này vào dịp kỉ niệm 64 năm „Cách mạng tháng 8“ dưới sự lãnh đạo của ĐCSVN. Nhưng mục tiêu chính có lẽ ông An nhắm tới Đại hội 11(ĐH) của ĐCSVN sẽ diễn ra vào tháng 1.2011 và hiện nay không khí chuẩn bị đang rất xôi động trong nhiều giới, cả trong nội bộ đảng cũng như ngoài xã hội. Ai ở, ai đi tại những cơ quan trung ương trong Đảng và Nhà nước, nhất là các ghế hái ra tiền, đang được chạy đua và giành giật. Cho nên đây là một vấn đề rất thời sự mà còn rất quan trọng không chỉ cho ĐCSVN mà cho cả nước!
8/24/09
Hoa Đào và Hoa Mimosa
Mùa xuân khi hoa đào bắt đầu nở, vợ tôi thường hỏi tôi : - ''Hoa đào Đà Lạt có đẹp bằng hoa đào ở đây không ? Màu hồng của hoa đào Đà Lạt có giống mầu hồng hoa đào ở đây không ?''
Vợ tôi cố tìm lại trong ký ức xem màu hồng của hoa đào Đà Lạt như thế nào, nhưng cô nàng không thể nào nhớ được. Nên mỗi khi mùa xuân về, nàng nhìn những cánh hoa đào đầu tiên nở, nàng lại hỏi tôi vẫn câu hỏi cũ : - ''Hoa đào Đà Lạt có đẹp bằng hoa đào ở đây không ?'' Câu trả lời của tôi vẫn thường là : - ''Hoa đào ở đây thiếu nắng nên không đẹp bằng hoa đào Đà Lạt. Nắng xuân ở đây đã hiếm hoi mà còn đầy những hơi lạnh của mùa đông nên hoa đào ở đây không tươi, không thắm. Nắng xuân Đà Lạt là nắng ấm miền nhiệt đới được trộn với hơi sương của miền cao nguyên nên nắng xuân Đà Lạt dịu dàng đủ làm cho hoa đào Đà Lạt tươi thắm. Chắc chắn đào Đà Lạt đẹp hơn đào ở đây bội phần !''6/18/09
Một nén tâm hương
Nguyễn Đức Cường
Cha thương kính của con,
Đây là lá thư đầu tiên, và cũng là lá thư cuối cùng con gửi đến Cha. Kể từ khi hay tin Cha lâm trọng bệnh cho đến mới ngày hôm qua thôi, khi Cha đã thực sự yên nghỉ, anh em Thụ Nhân chúng con khắp mọi nơi đã đối mặt với một nỗi trống trải lạ lùng. « Ngọn đa làng Thụ Nhân đã rạp xuống chân đồi », con tự nhủ lòng mình như thế. Vâng, ngọn đa làng, khi rạp xuống, dường như vẫn còn đem theo bóng mát của mình như một cố gắng cuối cùng để làm dịu lại mặt đất, từ bao giờ đã khô khốc hy vọng và thương yêu.
Chiếc bóng
Mai Kim Đỉnh
Còn 15 phút hết giờ « thăm nuôi », viên công an quản lý khu thăm gặp gia đình tù nhân chính trị miền Nam khản giọng nhắc. Đảo mắt nhìn quanh rồi nghiêng người phía trước như cố thu giữ bóng dáng phút cuối đứa em trai ngấp nghé tứ tuần vào đáy mắt. Chị tôi dúi vội vào tay lọ dầu Con Cọp, thầm thì: Cha Lập gởi. Em giữ một ít. Còn lại trao cho cac Linh mục ở trại dâng Lễ cuối tuần. Không chút quan tâm phản ứng của tôi, Chị nói tiếp: Cha Nguyễn Văn Lập chuyển về họ đạo Bình Triệu, nhà thờ Đức Mẹ Fatima. Thăm Em lần trước, Chị không gặp được Cha. Trước khi đi lần này, Chị đến thăm để nhờ Cha cầu nguyện cho tất cả và riêng Em. Cha nhờ Chị mang ít Bánh Hằng Sống ban Hồng Ân Vượt Qua.
Cha Nguyễn Văn Lập! Ngần ấy chữ ngủ quên trong ký ức, bất chợt sống lại, trỗi vượt, chiếm ngự. Tôi buột miệng: Chị nhận làm chi của dữ ấy. Vào trại khám xét tận răng, chỗ nào cất dấu ? Chị trấn an: Bởi muốn trót lọt, Chị đựng bánh Thánh trong lọ dầu Con Cọp bao lâu nay Em vẫn dùng. Trong ba lọ dầu mà Chị vừa trao, chỉ có một chứa « của dữ » gói trong giấy nhựa, nhét ở đấy . Chị cười nói tiếp: Không nhiều lắm đâu. Thịt ở thị trường xã hội chủ nghĩa không dư, phải mua chui . « Thịt Chúa » lại càng khan hiếm, không dễ tìm, dầu « xếp hàng cả ngày ». Tôi cười méo xệu trước lời bông đùa : Lại kế « không thành » của Khổng Minh.
6/17/09
Một vài dấu mốc trên con đường Thụ Nhân
hay là
Bàn qua về truyền thống “Thụ Nhân”
GS Trần Thanh Hiệp
Văn tự là của công thiên hạ, tôi không dám nhất định theo một nhà chú giải nào mà không tìm xét cho đúng ý nghĩa của sách LÊ QUÍ ĐÔN, Kinh Thư Diễn Nghĩa (Tựa), 1772
Bài viết này là để giữ lời hứa cũ với cựu chủ tịch Lê Đình Thông bàn rộng về hai chữ Thụ Nhân, lời hứa còn được nhắc lại với chủ tịch đương nhiệm Nguyễn Ngọc Thương. Viện Đại Học Dalat ngày nay chỉ còn là một hoài niệm, nhưng hai chữ Thụ Nhân đã trở thành một truyền thống, một tín hiệu tập hợp cho giáo sư và sinh viên của Viện, vì thời thế, đã phải bỏ trường, bỏ nước ra đi, đến tận chân trời góc biển.
Tháng 10 năm 1994, nhân dịp qua thăm Paris, trả lời – trong khuôn khổ một cuộc phỏng vấn –
một câu hỏi của chủ tịch Lê Đình Thông của Hội Ái Hữu Viện Đại Học Dalat tại Âu Châu về chữ Thụ Nhân, Cha Viện trưởng Nguyễn Văn Lập nói :
« Đó là hai chữ lấy trong câu « Nhất niên chi kế, mạc như thụ cốc ; thập niên chi kế, mạc như thụ mộc ; bách niên chi kế, mạc như thụ nhân » (1). Anh muốn nhìn xa thấy rộng làm kế hoạch cho trăm năm, nghĩa là cho tương lai, thì không gì bằng trồng người. Vì thế cho nên tôi có ý nói lên cho sinh viên một mục tiêu cuộc sống của mình là phải làm cho mình có tư cách để sau này trở nên cây cổ thụ giúp ích cho đời, cả về phương diện học thức, cả về phương diện đạo đức, cả về phương diện thể chất. Và tôi vui mừng, bởi vì các anh các chị cựu sinh viên dù ở vào bất cứ chỗ nào, dưới chân trời nào cũng làm gương, cùng đoàn kết, cùng thương yêu, cùng cộng tác, cùng hoạt động hết mình và bao giờ cũng thiết tha với vận mệnh đất nước » (2).
6/11/09
Đức Ông Nguyễn Văn Lập « Sinh Viên Là Lẽ Sống Của Tôi »
GS Lê Hữu Mục
Tôi được biết Cha Lập vào khoảng cuối năm 1952, khi ngài còn làm Cha sở họ Phanxicô, nơi có ngôi nhà thờ Gothic rất đẹp mà thiên hạ thường gọi là nhà thờ nhà nước. Nhưng quê quán của ngài là Quảng Trị, một tỉnh nằm về phía bắc Thừa Thiên, nơi có những truyền thống lâu đời và một lịch sử anh hùng bất khuất.Con người Quảng Trị là con người có tinh thần chiến đấu cao, có ý chí mạnh và có lòng nhẫn nại làm việc gì cũng làm đến cùng. Khi tôi được biết ngài, Cha Lập đã du học ở Pháp lâu năm, đỗ cử nhân Sử học và đang dạy Sử tại trường Quốc Học và Thiên Hựu (Providence), và sau đó là trường Bình Minh, ngôi trường tư thục mà Cha đã vận động nhóm trí thức Công giáo Huế chúng tôi đồng thành lập. Ai đã tiếp xúc với ngài và nhất là đã học với ngài đều công nhận rằng óc của Cha Lập là óc Sử gia cho nên ngài nói điều gì cũng có chứng cớ lịch sử, ý kiến được trình bày một cách mạch lạc, tân tiến và đầy tính cách thuyết phục. Các bài giảng của ngài ở nhà thờ cũng có tính cách ấy, nghĩa là bố cục chặt chẽ, lý luận vững vàng và chi tiết cụ thể. Tôi còn nhớ như in những bài giảng của ngài về lễ Phục Sinh. Chúa bị hành hạ như thế nào, mão gai được kết bằng loại gai gì, Chúa chết vì lý do gì, vào lúc ấy có ai chứng kiến và Chúa đã sống lại trong trường hợp cụ thể nào… Nhờ các chứng kiến lịch sử, bài giảng trở nên linh động và dễ gây cảm xúc cho người nghe. Tôi chắc rằng những ai được nghe Cha giảng đều thích như tôi… Được như vậy, vì cha là một người gốc Quảng Trị (nơi người ta phát âm chữ "ông" là "ôông" một cách kính trọng).
6/10/09
Vĩnh biệt gia trưởng
GS Vũ Quốc Thúc
Trong buổi lễ cầu hồn hôm nay, tôi xin phép nói đến một việc mà tôi coi là sự thành công ngoạn mục nhất của Đức Ông Nguyễn Văn Lập trong thời kỳ Ngài điều khiển Viện Đại học Dalat, với tư cách Viện trưởng của Viện Đại Học này. Đó là việc nêu cao khẩu hiệu “Thụ Nhân”, biến ý niệm cổ kính này thành một tôn chỉ, một tinh thần, có thể nói là một quan niệm triết lý để hướng dẫn toàn thể các giáo sư và sinh viên, không những trong khuôn khổ học trình của Viện mà còn cả ngoài đời nữa.
Trước khi nhận làm giảng viên môn Kinh tế học ở Trường Chánh Trị Kinh Doanh, tôi thành thực tưởng rằng Viện Đại học Dalat cũng chẳng khác gì các Viện Đại học Hà Nội (cũ) và Saigon là những nơi tôi rất quen thuộc. Những nơi ấy chỉ là những cơ sở giảng dạy, nhằm đào tạo chuyên viên để sau này phục vụ trong các ngành hoạt động như : hành chính, tư pháp, kinh tế, y tế, giáo dục v.v. Do đó, giữa Ban Giám đốc, các giáo sư và sinh viên, sự liên lạc có tính cách hành chính nhiều hơn là tình cảm : điều này thật rõ ràng ở những trường như Luật khoa hay Văn khoa, trong đó giáo sư hàng ngày giảng bài trước hàng trăm sinh viên, ít khi có cơ hội đàm đạo với mỗi học trò của mình. Nhà trường điều hành như một nhà máy, để phổ biến kiến thức, rồi khảo thí và cấp bằng… Vấn đề tôn chỉ hay triết lý không bao giờ đặt ra. Sau khi mãn khoá, giữa các sinh viên đồng khoa có thể tồn tại phần nào một mối quan hệ thân hữu vì họ đã gặp nhau trong mấy năm liền, nhưng giữa các giáo sư và cựu sinh viên, quả thực là mỗi người một ngả, không còn liên lạc nữa.
5/30/09
Nguyên nhân và giải pháp giải quyết cuộc khủng hoảng tài chính-kinh tế toàn cầu
Tổng thống Đức H. Köhler
Âu Dương Thệ lược dịch
LTS: Nhân dịp kỉ niệm 60 năm ra đời Cộng hòa Liên bang Đức, ngày 23.5 ông Horst Köhler đã vừa đắc cử Tổng thống Đức nhiệm kì thứ hai ngay trong vòng bầu cử đầu tiên. Ngày 24.3, ít ngày trước dịp Hội nghị Cấp cao của 20 nước công nghiệp và đang phát triển đã họp ở London vào đầu tháng 4 để tìm giải pháp giải quyết cuộc khủng hoảng tài chánh-kinh tế thế giới tồi tệ nhất từ 80 năm qua, Tổng thống Công hòa Liên bang Đức Horst Köhler đã đọc một diễn văn quan trọng trong một ngôi nhà thờ ở Berlin đã từng bị tàn phá trong Thế chiến II. Ông Köhler đã kể về kinh nghiệm của ông khi còn là Giám đốc Quĩ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và đưa ra một số ý kiến về nguyên nhân cuộc khủng hoảng tài chánh-kinh tế hiện nay cũng như đề nghị các cách giải quyết nó để Đức và thế giới có thể tìm được con đường mới xây dựng một tương lai tốt hơn cho nhân loại. Bài diễn văn quan trọng này được dư luận đánh giá là có giá trị cao trong suốt nhiệm kì Tổng thống đầu tiên của ông H. Köhler.
Dưới đây là phần lược dịch bài diễn văn này. Tựa là của Tòa soạn.
5/26/09
NGUYỄN NHƯ CƯƠNG, NHỮNG LỜI PHẢI NÓI TỪ TRƯỚC
Hoàng Ngọc Nguyên
Thời tiết trong Mùa Memorial của Mỹ thường rất ảm đạm tại Salt Lake City, trời mưa nhẹ trong đêm, ban ngày nắng không lên nổi, gió lạnh khó chịu khi phải ra đường. Tin qua đời tại nước Đức của Giáo sư Nguyễn Như Cương, người thầy của hàng ngàn, hàng vạn sinh viên trường Luật, trường Quốc gia Hành chánh, trường Chính trị Kinh doanh Dalat… đến trong điện thư, chỉ vỏn vẹn có hai dòng.
5/25/09
PHÂN-ƯU
Di-ảnh Cố Giáo-Sư Tiến-Sĩ NGUYỄN NHƯ CƯƠNG
Thành Kính Phân Ưu
Giáo Sư NGUYỄN NHƯ CƯƠNG
Giáo sư Phát triển Kinh tế
Trường Chánh trị Kinh Doanh Đà Lạt
mệnh chung ngày 22 tháng năm 2009 (28 tháng Tư năm Kỷ Sửu), hưởng thọ 85 tuổi.
Trong hồi ký Khơi Giòng Kỷ Niệm, cố Giáo sư viết về buổi diễn giảng đầu tiên tại Trường CTKD như sau : ‘‘…Tôi được chính Linh mục Viện trưởng dẫn tới giảng đường giới thiệu với các sinh viên. Trong giảng đường cao, rộng, số sinh viên hiện diện trên 100. Sau khi Viện trưởng rời khỏi giáng đường, tôi bắt đầu nói qua về môn Phát Triển Kinh tế’’ (tr. 161).
Chúng tôi thành kính chia buồn cùng tang quyến.
Nguyện cầu hương linh cố Giáo sư sớm về miền Tây phương Cực lạc.
GS Vũ Quốc Thúc, GS Vương Văn Bắc, GS Nguyễn Phú Đức, GS Trần Thanh Hiệp, GS Trần Văn Ngô.
Thụ Nhân tại Đức Quốc :
1)- Huynh Thoảng & Ngọc Anh (k1), Thạch Lai Kim (k1), Tôn Quang Tuấn (k1), Trần Hữu Lượng (k1), Âu Dương Thệ (k1), Trần Phúc Hưng (k1), Nguyễn Ngọc Quang (k1), Trần Quốc Toản (K4), La Hữu Tân (k9), Võ Trung Thư (k1)
Thụ Nhân tại Pháp Quốc :
Dương Tấn Hải (k1), Nguyễn Ngọc Thương (k1), Lưu Văn Dân (k1), Nguyễn Khánh Chúc (k1), Mai Văn Thái (k1), Lê Thị Hảo (k1), Từ Thị Hoàng (k1), Lê Thạch Trúc (k1), Lê Đình Thông (k1), Trần Văn Bảng, Thân Văn Điển, Phạm Trọng Khoát, Hứa Huệ Sang, Trần Thị Diệu Tâm, Đoàn Trần Nghị. Trần Thị Liên Hương.
5/24/09
CÂY THỤ NHÂN BÊN CỔNG THIÊN ĐƯỜNG
“Biết đâu địa ngục thiên đường là đâu” (Nguyễn Du)
LÊ ĐÌNH THÔNG
"Si vous voulez voir aboutir vos projets dans le courant de l'année,rien n'est mieux que de cultiver le riz. Si vous pouvez attendre dix ans, plantez donc un arbre. Mais si vous avez cent ans devant vous, le plus bel ouvrage est de travailler à la croissance des hommes".
C'est ce que disait le proverbe traditionnel que notre cher recteur, Mgr Nguyen Van Lap, avait choisi pour illustrer la tâche qu'il avait assignée à son université de Da Lat : "faire croître des hommes". Notre ami, le professeur Lê Đình Thông, dans ce beau et profond récit où il décrit sa rencontre imaginaire au paradis avec l'ancien recteur, vient lui ajouter une dimension supplémentaire, celle de l'éternité. C'est en elle que désormais se trouve celui qui nous a quitté en laissant tant de regrets chez ses anciens professeurs et étudiants. C'est dans cette perspective, "sub specie aeternitatis" , qu'il contemple désormais l'oeuvre qu'il a accomplie, une plantation qui s'épanouit et s'élève désormais sur toute la surface du globe, une plantation composée d'hommes et de femmes qu'il a marqués de son influence et surtout de son coeur, ce coeur qui bat désormais sans fin.
5/20/09
KHỞI THẢO VĂN HỌC THỤ NHÂN
Trong thư chúc Tết Mậu Tý (2008), Giáo sư Niên trưởng Vũ Quốc Thúc viết như sau : ‘‘Nhân dịp Tết Nguyên đán, anh chị em đã cộng tác mật thiết để xuất bản một đặc san, với những đóng góp đa diện và đặc sắc : đây quả là một công trình đóng góp rất đáng kể vào nền văn học nước nhà, khiến cho hậu thế sẽ nhớ mãi định chế lịch sử được gọi là Viện Đại Học Đà Lạt’’. Nhận định của Giáo sư Niên trưởng nói đến (1) đặc san ; (2) văn học nước nhà ; (3) Viện Đại Học Đà Lạt.
5/7/09
Bêlarus trong kế hoạch đối tác phương Đông của Liên Hiệp Châu Âu
Tú Anh
Bài đăng ngày 07/05/2009 Cập nhật lần cuối ngày 07/05/2009 13:15 TUHội nghị Đối tác phương đông thượng đỉnh quy tụ 27 nước Liên Hiệp Châu Âu với 6 nước thành viên của Liên Xô cũ. Matxcơva nghi ngờ Tây phương muốn thiết lập «vùng ảnh hưởng » ngay trên sân sau của Nga. Bêlarus trong chiến lược lưỡng long tranh châu. RFI phỏng vấn giáo sư Lê Đình Thông, Paris.
4/25/09
Tường Trình DHTN bỏ túi (24 tháng 4)
Đại Hội Thụ Nhân bỏ túi đã diễn ra đúng như dự định vào trưa 24 tháng 4 năm 2009 tại Paris.
Ngoài sự hiện diện của Thầy Cô Trần Long còn có Thầy Vũ Quốc Thúc, Thầy Cô Vương Văn Bắc, Thầy Cô Lâm Thanh Liêm.
4/24/09
Obama, và hơn thế nữa...
Obama, và hơn thế nữa...
Đào Hiếu
“...Miệng họ nói “hoà giải, hoà hợp dân tộc” nhưng tay họ cầm súng dí vào lưng, cầm còng số 8 khóa vào tay, cầm dây thòng lọng tròng vào cổ những người Việt Nam đã bại trận, đã bị tước vũ khí, đã bị lột sạch, trần trụi...”4/3/09
THƯỢNG ĐỈNH G20
Mâu thuẫn quyền lợi cản trở nổ lực tìm kiếm và thi hành các biện pháp cứu nguy kinh tế
Tú AnhBài đăng ngày 02/04/2009 Cập nhật lần cuối ngày 02/04/2009 18:24 TU
Trong nội bộ các nước G20, tương phản quyền lợi hiện nay tạo ra bất đồng trong nổ lực tìm một giải pháp chung và sẽ là mầm gây khó khăn trong việc thực hiện dù có đồng thuận. Đây là phân tích của giáo sư kinh tế Mai Kim Đỉnh tại Luân Đôn nhân dịp mở ra Hội nghị Thượng đỉnh 02/04/2009
Theo Tổng thư ký Liên Hiệp quốc, nếu không có một giải pháp hiệu quả vực dậy kinh tế toàn cầu, thì « cuộc khủng hoảng hiện nay, từ tài chính tác động sang kinh tế, sẽ đưa nhân loại đến đại họa với xã hội bạo loạn, quốc gia khánh tận ». Ông Ban Ki-Moon cảnh báo là « các nước nghèo đã bị tác hại rất nghiêm trọng » và ông lo ngại xảy ra một cuộc khủng hoảng lớn về chính trị « khi người dân không còn tin tưởng ở chính phủ và mất niềm tin vào tương lai của chính họ ».
Hôm nay tại Luân Đôn, các nhà lãnh đạo G20 bằng mọi cách tìm cho ra một lập trường chung đối phó với khủng hoảng. Một mình 20 nước này tập trung đến hơn 80% tổng sản lượng thế giới. Mặc dù có những dị biệt quyền lợi, lãnh đạo G20 không có quyền làm thế giới thất vọng
Bên cạnh 7 nước giàu nhất và Liên Hiệp châu Âu, 11 nước đang trỗi dậy gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Indonesia, Úc, Nam Phi, Ả rạp Sê-út, Achentina và Mêhicô nhân hội nghị G20 nói lên quan điểm của mình .
Đứng đầu các nước này , tổng thống Brazil Lula da Silva lên án thẳng thừng giới đầu cơ Tây phương là thủ phạm gây ra khủng hoảng hiện nay. Cũng như những nước mà kinh tế tùy thuộc vào xuất khẩu, Brazil , Trung Quốc hoặc Ấn Độ rất lo ngại bị bảo hộ mậu dịch từ các nước nhập khẩu .
Trong nội bộ các nước Tây phương , Hoa Kỳ và Liên Hiệp châu Âu tranh cãi nhau về hiệu của hai đường lối cứu nguy « bơm tiền vực dậy kinh tế theo kiểu Mỹ hay điều tiết hệ thống tài chính theo lập luận của Đức Pháp để gây lại niềm tin ».
Từ khi khủng hoảng xảy ra, Hoa Kỳ cũng như châu Âu , Nhật Bản đã tung ra hàng ngàn tỷ đô la vực dậy kinh tế nhưng tình hình khủng hoảng không có dấu hiệu cải thiện.
Từ Luân Đôn, giáo sư kinh tế Mai Kim Đỉnh sẽ phân tích những mâu thuẫn quyền lợi hiện nay trong nội bộ các nước G20 tạo ra bất đồng trong nổ lực tìm một giải pháp chung và sẽ là mầm gây khó khăn trong việc thực hiện dù có đồng thuận. Giáo sư Mai Kim Đỉnh cũng cho biết nhận định của ông về tình hình kinh tế Việt Nam trong bối cảnh kể trên.
Trước khi đề cập đến những giải pháp mà nhóm G20 đang nỗ lực tìm kiếm, giáo sư Đỉnh cho biết từ sau hội nghị G20 lần thứ nhất tại Washington hồi tháng 11 năm 2008 đến nay, với những biện pháp cứu nguy liên tục tung ra, tình hình vẫn chưa được cải thiện.
Mời quý vị nghe toàn bộ bài phỏng vấn
3/30/09
IRAN - MỸ
Hợp tác về Afghanistan
Tú AnhBài đăng ngày 30/03/2009 Cập nhật lần cuối ngày 30/03/2009 16:43 TU
Hội nghị quốc tế về Afghanistan khai mạc vào ngày mai tại La Haye, Hà Lan. Sự kiện Iran nhận lời mời tham dự được coi là một bước tiến sau khi tổng thống Obama chuyển hướng, mời Teheran đối thoại. Đại tướng David Petraeus, tư lệnh bộ chỉ huy trung ương đặc trách toàn bộ khu vực từ Irak đến Afghanistan thẩm định : Hoa Kỳ và Iran có quyền lợi chung tại Afghanistan. Giáo sư Lê Đình Thông, đại học Paris-Nanterre phân tích về những lý do thúc đẩy hai bên có những động thái tích cực như trên.
Nghe phân tích của GS Lê Đình Thông
3/26/09
Afghanistan, từ chính sách ''độc đạo" của Bush đến lối thoát "đa phương" của Obama
Tú Anh
Bài đăng ngày 26/03/2009 Cập nhật lần cuối ngày 26/03/2009 13:09 TUÔng Obama với hai đặc sứ Richard Holbrooke (trái) và George Mitchell (phải)
Về mặt an ninh, Hoa Kỳ sẽ giúp Afghanistan tăng cường quân đội và cảnh sát lên gấp đôi từ 170 ngàn lên 400 ngàn trong 7 năm tới đây, với ngân sách phụ trội từ 10 đến 20 tỷ đôla. Bên cạnh đó, Hoa Kỳ sẽ đưa thêm vào chiến trường Afghanistan 17 ngàn quân tác chiến.
Đầu tuần này, ngày 23/3, Hoa Kỳ thông báo với toàn thể 26 nước thành viên trong Liên Minh Bắc Đại Tây dương ‘’các nét chính’’ trong dự án chiến lược mới giải quyết cuộc chiến Afghanistan.
3/14/09
MÙA THU TRONG Đ Ư Ờ N G T H I
LÊ ĐÌNH THÔNG
Cách đây khoảng 1300 năm, các nhà thơ Trung Quốc cũng trải qua mấy chiều tàn nắng nhạt, trong tiết thu đìu hiu, làm phai tàn lá ngô đồng. Cảnh vật tương tự như mùa thu viễn xứ vào lúc này. Thời gian tuy có chia lìa, đông tây cách biệt thăm thẳm. Nhưng mùa thu vẫn muôn thuở với bấy nhiêu tâm sự mà các thi nhân gieo vần, nói hộ.
2/20/09
Tiểu sử Giáo Sư Phó Bá Long
2/5/09
Obama không có đũa thần mang lại hòa bình cho Trung ĐôngTẠP CHÍ TIÊU ĐIỂM
Tú Anh
Bài đăng ngày 05/02/2009 Cập nhật lần cuối ngày 05/02/2009 18:37 TUObama phải tỏ ra độc lập và cứng cỏi với cả Israel lẫn Ả rập. Thương lượng sẽ gay go, nhưng nếu diễn ra trong không khí nghiêm túc và bình đẳng, thì có nhiều khả năng mang lại cơ hội thật sự cho một thỏa thuận công bằng. Vì, theo Aaron David Miller, chuyên gia về Cận Đông, «thà không có hoà bình còn hơn là một tiến trình thương thuyết giả dối làm hại uy tín nước Mỹ»
1/14/09
Khủng hoảng toàn cầu làm lung lay kinh tế của Đức
Thanh Hà
Bài đăng ngày 13/01/2009 Cập nhật lần cuối ngày 13/01/2009 14:35 TUDo tình trạng kinh tế tại quốc gia năng động nhất trong Liên hiệp Châu Âu xấu đi rõ rệt, Berlin công bố kế hoạch kích cầu 50 tỷ euro. Theo giới phân tích, chính quyền Đức lấy quyết định quá trễ. Phân tích của chuyên gia Âu Dương Thệ từ thành phố Dortmund.
Chính phủ Đức đặt trọng tâm vào những công trình xây dựng hạ tầng cơ sở
(Ảnh : Reuters)
1/2/09
Cận Đông, Trung Á : Những điểm nóng trên thế giới trong năm 2009 đang chờ đợi Hoa Kỳ và Liên Hiệp Châu Âu.
Tú Anh (RFI)
Bài đăng ngày 01/01/2009 Cập nhật lần cuối ngày 01/01/2009 18:56 TU
Làm chủ nhân Nhà Trắng vào thời điểm này không có gì là sung sướng. Hoa Kỳ đối đầu cùng lúc với hai cuộc chiến, tại Irak và tại Afghanistan và rơi vào khủng hoảng kinh tế với những thiệt hại chưa từng thấy kể từ thập niên 1930. Trên thế giới, suy thoái kinh tế 2009 sẽ đạt mọi kỷ lục.