10/2/20

Thu Sầu

Thu Sầu























Tôi đi tìm tôi giữa cuộc đời
Vẫy vùng cũng đến thế mà thôi
Nương theo cánh nhạn tìm hư ảo
Tựa bóng mây trời, mãi nổi trôi...

Một kiếp tha hương, mấy đoạn sầu
Bao phen cố nén những niềm đau
Bao ngày tất bật vì sinh kế
Sao mình còn khắc khoải canh thâu?

Giờ tiết trung thu đã đến rồi
Hững hờ năm tháng vẫn dần trôi
Mái tóc nâu xưa giờ đã bạc
Gặp thời, phải thế, cũng đành thôi!

Rồi một mùa Thu cũng sẽ qua
Mà bao hoài niệm chẳng phôi pha
Thu nay sao ngập tràn lửa khói
Cầu chút mưa rào ... ở chốn xa!

Nhan Ánh-Xuân
Cali 2/10/2020. 

THU CALI
Tặng sư muội Xuân và các bạn yêu thơ

Lửa đốt Cali cháy mịt mờ
Hỏa thần cướp mất cõi trời mơ
Bầy nai thương lá nhìn ngơ ngác
Lũ bướm yêu hoa khóc vật vờ
Cổ thụ nghìn năm thành khói bụi
Rừng già một phút hóa than tro
Cảnh vật tưởng như ngày tận thế
Thu Sầu chỉ biết gởi vào Thơ.

MPH

Xin gởi một bài thơ THU loại HUỀ VỐN đọc chơi cho vui.

TÂM TÌNH THU tự thán ! 

Thu cũng vậy thôi, có gì sầu ,
Cũng mưa, cũng nắng, khác gì đâu ?
Bởi theo thông lệ người than thở :
Như thể là mùa của khổ đau !

Thu đến, Thu đi có gì buồn,
Cũng khi nắng đổ, lúc mưa tuôn.
Có người đoàn tụ, người ly biệt,
Mùa nào cũng vậy, có gì hơn ?!

Chỉ một chút nầy hơi khác nhau :
Xứ lạnh, Thu sang lá đổi màu,
Từ xanh sang vàng và đỏ rực,
Cuối mùa rơi rụng, có gì đâu ?

Một điều xem ra lắm kẻ quên,
Mùa Thu pháo cưới nổ vang rền,
Là mùa được chọn : Ngày Đại Hỷ,
Cho nhiều đôi lứa thoả ước nguyền.

Còn những cuộc tình phải dở dang,
Vì người trong mộng đã sang ngang,
Xuân, Hạ hay Đông đều cũng vậy,
Đâu phải chờ Thu mới lỡ làng !

Tội nghiệp mùa Thu bị tiếng oan,
Là mùa gây nên những trái ngang !
Chẳng qua thiên hạ hùa theo mốt,
Gán ghép cho Thu mọi bẽ bàng !

Người xưa thơ thẩn thiếu trò vui,
Quẩn quanh đi tới lại đi lui.
Chẳng biết làm gì bèn hạ bút :
Thu sầu, Thu thảm, Thu ngậm ngùi !

Ai ơi xin nhớ đến một điều,
Vui buồn, sướng khổ, ghét hay yêu,
Là do TRÍ Ngộ , TÂM An Tịnh,
Cảnh ngoài tác động được bao nhiêu ?

Ta xin thành thật nói về THU,
Một chút ưu tiên khác mọi mùa.
Vì gió Thu mát, trời Thu đẹp...
Ta hưởng thoả thuê khỏi phải mua.

HÀN SĨ PHAN

Hoài niệm trung thu trong trẻo của tuổi thơ giữa những ngày phố phường tấp nập


Những ngày này, phố xá đã ngập tràn không khí Trung thu. Nào bánh, nào đèn lồng đủ màu sắc, còn có rất nhiều những trò chơi hiện đại khiến lũ trẻ mê tít… Không ít người bỗng hoài niệm về những trung thu xưa…

Trung thu có từ bao giờ, nguồn gốc từ đâu thì chắc không có nhiều người biết. Chỉ biết một điều rằng Trung thu đã có ở nước ta từ tự thuở đời nào rồi, và cũng trải qua biết bao biến đổi theo những thăng trầm của thời gian.

10/1/20

Sự tích bánh trung thu



Sự tích bánh trung thu



Trong dân gian có rất nhiều truyền thuyết giải thích vì sao cứ đến tết Trung thu người ta lại ăn bánh trung thu. Nhưng truyền thuyết được phổ biến nhất là trong những năm cuối triều đại nhà Nguyên, bọn thống trị áp bức bóc lột nhân dân rất tàn khốc, khiến dân chúng bất mãn và nuôi ý chí phản kháng mãnh liệt.

Hồi ấy có hai vị lãnh tụ của phong trào nông dân khởi nghĩa là Chu Nguyên Chương và Lưu Bá Ôn đã tổ chức nhân dân vùng lên chống lại bè lũ thống trị tàn bạo. Để có thể truyền đạt tin tức và mệnh lệnh một cách bí mật, người ta đã làm những cái bánh hình tròn, trong những cái bánh này đều có nhét thêm một tờ giấy ước định thời gian khởi nghĩa là lúc trăng sáng nhất trong đêm rằm tháng Tám âm lịch.

Sau đó những cái bánh này được người ta truyền đi cho nhau và trở thành một phương tiện liên lạc. Phương pháp này tỏ ra hết sức hiệu nghiệm, tin tức hô hào khởi nghĩa đã được truyền đi khắp nơi. Về sau người Trung quốc lấy việc làm bánh Trung thu vào ngày rằm tháng Tám để kỷ niệm sự kiện ấy. Như vậy phong tục ăn bánh Trung thu trong ngày tết Trung thu dần dần đã được lưu truyền cho tới ngày nay.

Có ý kiến khác cho rằng: bánh Trung thu đã có từ đời Đường. Nó được coi như một thứ đồ lễ để cúng thần mặt trăng, và hồi ấy bánh này được gọi là bánh nhỏ (tiểu bính) hay bánh ngọt (điềm bính) và ở kinh thành Trường An đã có những cửa hiệu làm và bán bánh Trung thu.

Sang đến đời Tống thì các nơi trong nước Trung Quốc đã có nhiều thứ bánh Trung thu với phong vị khác nhau, chẳng hạn bánh kiểu Tô Châu, bánh kiểu Quảng Châu, bánh kiểu Ninh Ba, bánh kiểu Bắc Kinh.

Vì bánh Trung thu có mùi vị thơm ngon, hình của nó lại tương tự như mặt trăng, cho nên về sau loại bánh này đã được dùng làm vật tượng trưng cho chuyện gia đình đoàn tụ trong ngày tết Trung thu, đồng thời nó cũng được dùng làm quà ngày lễ để bạn bè thân thuộc tặng cho nhau kèm theo những lời chúc tốt lành.

Phong tục cắt bánh Trung Thu

Dường như bánh trung thu đã trở thành một thức bánh chỉ có vào dịp tết trung thu và không thể thiếu của mọi nhà. Được làm từ bột mì nhân hạt sen và bột đường, bánh trung thu biểu tượng cho sự đoàn tụ và hòa thuận của gia đình. Thường bánh trung thu sẽ được cắt bằng với đúng số thành viên trong gia đình. Miếng bánh càng đều thì gia đình càng hạnh phúc hòa thuận.

Tết trung thu là một phong tục ý nghĩa từ lâu đời không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các nước trong châu Á khác. Sau khi đã đi lý giải phong tục tết trung thu chắc hẳn mọi người đã biết được phần nào về nguồn gốc và ý nghĩa của ngày tết đoàn viên. 

theo: https://trungtamnghiencuuthucpham 

Từ truyền thống đến hiện đại

Những loại bánh trung thu truyền thống thường gồm có một lớp vỏ mỏng (bề dày không quá 1 cm), làm bằng bột mì, ít hương vị, bao bọc khối nhân rất ngọt và hơi có dầu. So với các loại bánh ngọt phương Tây, bánh trung thu có độ ngọt hơn rất nhiều. Thời xưa, nhân bánh thường là những quả trứng muối tượng trưng cho trăng rằm. Vị mặn của trứng muối dường như "trung hòa" cho vị ngọt của các nguyên liệu khác. Bánh trung thu được đem nướng sau khi đã định hình.

Ở Trung Quốc, trên mặt bánh trung thu thường in những chữ mang thông điệp tốt lành (như "song hỷ", "cát tường"), hay tên của cơ sở sản xuất. Bên cạnh đó là biểu tượng của Mặt Trăng, Hằng Nga, Thỏ Ngọc, hình hoa lá, như là sự trang trí bổ sung.

Bánh trung thu hiện đại phần lớn là sự cách tân kiểu dáng là nguyên liệu của nhân bánh. Nếu như truyền thống làm nhân bánh bằng trứng muối thì bây giờ nó có thể là đậu xanh, khoai môn, jambon, các hương liệu như: cà phê, sô-cô-la, các loại trái cây v.v. Thập kỷ 1980 xuất hiện các kiểu bánh trung thu được làm lạnh (bánh dẻo lạnh). Những năm gần đây còn xuất hiện loại bánh trung thu dành cho người ăn kiêng (bánh trung thu chay).

Bánh trung thu thường đắt hơn nhiều so với giá trị thực của nó bởi lẽ việc sản xuất và kinh doanh chỉ mang tính thời vụ và thị trường phục vụ chỉ là những nơi mà Tết Trung thu có tầm ảnh hưởng lớn như các nước châu Á như Trung Quốc, Việt Nam, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc.

Xin đọc thêm:

THU NAY CÓ PHẢI THU NĂM CŨ

Thu nay có phải thu năm cũ

Thu nay có phải thu năm trước ?
Vẫn lá phong xanh đổi sắc vàng
Mây trắng vẫn muôn đời phiêu lãng
Sao nghe lòng có tiếng thở than ?!

Một góc trời không còn xanh nữa !
Đâu đây lửa khói với tro tàn
Nhân loại buồn vui - hai con mắt !
Mong chờ đông hết - Đến xuân sang...

Thu nay có phải thu năm cũ ?
Bạn thường gặp gỡ- bỗng chia tay !
Chiếc lá phong rơi thềm quán vắng
Tình thu lành lạnh gió heo may !

Thu nay có phải là thu trước ?
Tách cà phê đợi - nguội không hay !
Sao thu chẳng giống bài thơ cổ
Mây mùa thu cũ có qua đây ?..

Hklong
( Thu Cali 2020 )

hoang kim long

Thu Thương Nhớ

 Thu Thương Nhớ

Thân mến tặng quí bằng hữu Thụ Nhân


Một sớm Thu sang thật bất ngờ
Gió về lành lạnh nắng như tơ
Núi đồi thay áo màu sương trắng
Lòng khách u hoài một ý thơ

Một ý thơ giăng tự đỉnh buồn
Len vào ray rứt kẻ tha phương
Thời gian mỏi cánh chim phiêu bạt
Thăm thẳm, mịt mùng, đâu cố hương

Đâu cố hương, đâu giấc mộng đời?
Sài Gòn, Đà Lạt, dấu yêu ơi!
Mái Trường đại học bao trìu mến
Và chốn Thành Đô quá tuyệt vời...

Ta đứng từng chiều bãi sóng xô
Nhìn phương trời cũ khuất xa mờ
Thấy Em tóc xoã tung trời gió
Và Mẹ Việt Nam khóc dưới mồ

Bao nhớ thương như sóng vỡ bờ
Bập bùng tung vỗ bến hoang sơ
Lòng ta xiêu dạt như thuyền nhỏ
Tan tác bồng bềnh trôi bơ vơ

Ta khóc, sầu dâng ngập trái tim
Tình nhà nợ nước dễ nguôi quên
Lòng vương nghìn mối ai đâu biết
Cứ ngỡ thu sang chạnh nỗi niềm.

https://fdfvn.wordpress.com

mac phi hoang

Sự thật nguy hiểm khi ăn thịt chó.

Sống ở trên đời ăn miếng dồi chó.
Chết xuống âm phủ biết có hay không?

Mời đọc...


Sự thật nguy hiểm khi ăn thịt chó.

Tôi là người không ủng hộ việc ăn thịt chó, nhưng tôi sẽ không phản đối việc ăn nó trên quan điểm đạo đức. Bởi quan điểm này có thể phù hợp với một số đông người này, nhưng không phù hợp với một nhóm người khác. Điều này dẫn đến sự tranh luận và lên án gay gắt nhưng khó giải quyết được vấn đề.

Hình ảnh con chó với phần đông người trên thế giới là một hình ảnh đáng yêu, là một người bạn trung thành, thế nên việc hành hạ con chó đã là một việc rất đáng lên án chứ khoan nói đến việc ăn thịt.


Tuy nhiên với một nhóm người khác thì loài chó cũng như bò, dê, cừu , heo mà thôi. Theo họ, đã là động vật thì con người đều có quyền ăn tất. Tôi muốn phản đối việc ăn thịt chó dựa trên quan điểm của mình về sức khỏe và văn hóa ẩm thực.