3/31/20

NGÀY ĐẦU THAY ĐỔI CHỦ

NGÀY ĐẦU THAY ĐỔI CHỦ
Thứ Bảy29-03-1975.
2 giờ sáng! Doanh trại đắm chìm trong bóng tối. Ngoài kia thôn Phú Lộc cũng trấm lắng như không còn sinh khí khi đoàn xe cuối cùng chở gia đình binh sĩ rời trại gia binh. Đến lúc này mới nghe rõ tiếng pháo kích. Không biết là địch đang rót vào đâu, rất đều đặn. Tin tức cho hay mỗi lần trở ra đường là càng khó di chuyển vì xe cộ lưu thông bừa bãi và đều hướng về phía Sơn Trà, qua ngõ cầu Trình Minh Thế. .

5:00. Cả khu hậu cứ im lìm. Phú Lộc đang ngủ vùi sau một đêm dao động. Chúng tôi: Đại Úy Hòe, ban 3 Trung Úy Long bạn 5, tôi và tài xế cùng với một “đệ tử” ngồi băng sau. Trên xe có đủ vũ khí cho mọi người, kể cả lựu đạn và M79. Xe ra cổng. Người lính vẫn còn đứng trong vọng gác nhìn theo. Thôn Phú Lộc không có tiếng động. Trên xe cũng im lặng, mỗi người một tâm trạng. Không ai nói với ai lời nào. Quang cảnh ngoài quốc lộ thật bình yên. Xe cộ lác đác nên Đại Úy Hòe phóng thoải mái. Tới ngả ba Cây Lan rồi vào Đà Nẵng mới bắt đầu đông dần. Nhưng tại Tân cảng thì khác. Xe cộ đủ loại đậu loạn xạ. Khó khăn lắm mới lách vào tận cổng. Người lính an ninh Tân Cảng nhứt định bắt chúng tôi bỏ xe, bỏ súng mới cho vào. Đang căng thẳng thì ông Hòe bảo lên xe rồi quay đầu chạy ra, vượt cầu Trịnh Minh Thế. Tới ngã ba Non Nuớc, vừa quẹo về hướng Sơn Trà thì đã thấy quân xa đủ loại nằm chơ vơ trên đường. Không thể nào chạy tiếp. Đại Úy Hòe cho xe quay đầu nhắm hướng Non Nước, tống hết ga.

Covit 19: BÀI HỌC NHÂN GIAN

Nhân mùa đại dịch, cách ly và trấn thủ lưu đồn tại gia rảnh rang...Hàn xin gởi đến các bạn
bài THƠ "CÔ VÍT 19 : BÀI HỌC NHÂN GIAN" đọc chơi giải sầu...Và nếu rảnh thì góp ý cho
vui, cam đoan dù viết gì cũng không giận,không phiền .

3/29/20

BUỒN


Từ ngày quốc cấm ban ra
Đành cam tuân thủ ở nhà cho yên
Ngồi buồn chán quá đứng lên
Đi ra ngoài cửa rồi liền đi vô
Trong nhà chật chội quanh co
Nhìn sau ngó trước lại vô ngồi thừ
Ăn nhiều lại muốn ngủ trưa
Xem phim bộ vẫn thấy chưa hết ngày
Sáng chiều trưa tối loay hoay
Chỉ tại Covid mà nay thảm sầu
Buồn cho thế giới khổ đau
Tang thương chết chóc biết bao dân lành
Cầu trời có thuốc chữa nhanh
Diệt con Virus hoành hành nhân gian
Cho toàn thế giới bình an
Được mau sinh sống an nhàn khỏi đau
Cho tôi thoát cảnh lo âu
Được đi dạo phố mua rau thịt thà
Không cần trú ẩn tại gia
Gặp gỡ bạn hữu nhà nhà yên vui

Minh-Nguyet

NÓI KHÔNG CÙNG KHÔNG PHẢI LÀ MỘT SỰ LỰA CHỌN


Pháp : Tương ái với những "chiến sĩ" tuyến đầu chống dịch Covid-19



Một đại lộ Champs-Elysée vắng lặng, một Tháp Eiffel không bóng người, một Nhà Thờ Đức Bà Paris chỉ còn lại những đàn chim bồ câu. Chưa bao giờ Paris và nước Pháp nói riêng, cũng như những thành phố lớn trên thế giới nói chung lại im lặng một cách đáng sợ như vậy. Im lặng trước một kẻ thù vô hình !

Virus corona làm đảo lộn tất cả, tác động đến mọi lĩnh vực, tấn công bất kỳ ai mà không phân biệt mầu da, quốc tịch, giầu-nghèo. Sau thời gian đầu xem nhẹ virus corona như một loại virus cúm mùa, chính quyền, rồi người dân Pháp bắt đầu hiểu và bất ngờ trước độ nguy hiểm của dịch Covid-19 : lây lan nhanh hơn và gây chết người hơn. Trong thời gian gấp rút chống dịch, mà đội ngũ y bác sĩ trên tuyến đầu, người dân Pháp có những cách thể hiện lòng biết ơn và tình liên đới rất riêng.

Những tràng pháo tay cổ vũ nhân viên y tế
Trước cả khi biện pháp phong tỏa được triển khai, cứ đúng 20 giờ hàng ngày, mọi người bỏ ngang công việc để ra ngoài ban công vỗ tay, hô vang những lời cảm ơn đội ngũ nhân viên y tế, xen lẫn trong tiếng gõ xoong nồi và tiếng còi xe hiếm hoi. Vài phút cũng là khoảnh khắc giúp tìm lại một chút dư vị của cuộc sống trong thời gian phong tỏa.
Bé Sophie, sống ở Joinville-le-Pont (ngoại ô Paris), cũng vậy. Tối nào bé cũng chờ đúng 20 giờ, để mở cửa sổ và vỗ tay :
« Tại vì con muốn cảm ơn và cổ vũ các y tá, bác sĩ và phần nào cũng để tưởng nhớ những bác sĩ đã qua đời. Chúng con cổ vũ họ bằng cách gõ xoong nồi, vỗ tay. Ngoài ra còn có nhiều người, như những người bán bánh mỳ, họ gửi bánh mỳ kẹp, bánh pizza đến bệnh viện để động viên các y bác sĩ. Bởi vì, nhờ họ mà chúng ta có thể khỏi bệnh Covid-19. Nếu như không có các y tá, không có các bác sĩ, thì những người cần được chăm sóc, có lẽ đã qua đời hết rồi. Vì thế, chúng ta phải động viên họ ».....
Nghe nội dung tiếp theo trong Video bên trên

Khi Covid-19 làm cho con người gần gũi với thiên nhiên hơn



Lệnh phong tỏa làm cho không khí trong lành và con người được gần gũi với thiên nhiên hơn ; Covid-19, hàn thử biểu đo tình liên đới Liên Hiệp Châu Âu ; Tại Hà Lan, hoa Tulip còn là nạn nhân của dịch virus corona và Bất chấp dịch bệnh, người dân Nhật Bản vẫn mừng lễ hội hoa anh đào… Trên đây là những chủ đề chính mục Tạp chí Thế Giới Đó Đây tuần này.


Tiếng chim hót ban mai, lời thì thầm của gió, bầu không khí trong lành… là những gì người dân Paris được tận hưởng trong mười ngày qua. Lệnh phong tỏa toàn quốc, yêu cầu người dân hạn chế đi lại, các hoạt động kinh doanh bị đình trệ, nhằm ngăn chận dịch bệnh khiến thành phố Paris và các vùng phụ cận như chìm vào tĩnh lặng.
Khi không còn tiếng xe là tiếng líu lo của những đàn chim ban mai, tiếng kêu của các loài động vật lại vang lên. Với ông Jerôme Sueur, nhà nghiên cứu âm học - sinh thái tại Bảo tàng Lịch sử Thiên nhiên Quốc gia, đó là một sự « giải độc » âm thanh. Lúc bình thường, khi chưa phải bị « tự giam lỏng » ở nhà, những tiếng ồn do các hoạt động con người gây ra lấn át ở những tiếng ồn của muôn thú.
Bởi vì, tiếng kêu của loài vật thường có những chức năng sinh tồn, hàm ý rằng chúng sẵn sàng cho mùa sinh sản, hay báo động một mối nguy hiểm… Để lấp đi những tiếng ồn do con người gây ra, các loài thú buộc phải kêu to hơn hay thường xuyên hơn và điều đó làm cho chúng mau mệt mỏi.
Đổi lại, sự yên tĩnh tương đối có lẽ giúp cho chúng cảm thấy có nhiều sức lực hơn và sinh sản dễ dàng hơn. Thế nên, ông Jerôme Sueur cho rằng « với cuộc khủng hoảng Covid-19, mật độ lưu thông giảm mạnh mang lại những điều kiện hy hữu cho một khảo sát khoa học quy mô lớn. Xóa bỏ một phần tiếng ồn trên cả nước – cú sốc ngoại sinh không thể thiếu đối với một nghiên cứu khoa học – cho phép thử nghiệm ảnh hưởng của những âm thanh từ các hoạt động của con người đối với hành vi và hệ sinh thái động vật ».
Có lẽ siêu vi corona đến cũng để nói rằng con người nên nhường chỗ nhiều hơn cho thiên nhiên. Sự trở về của muôn thú những ngày gần đây được thấy rõ tại khu công viên quốc gia Calanques ở Marseille. Khi những khu cảng biển không còn tấp nập các du thuyền do lệnh phong tỏa, nhiều loài sinh vật biển như cá heo, cá ngừ, chim hải âu cánh dài, hay những con ó biển, diệc xám... hiếm khi được nhìn thấy bỗng nhiên xuất hiện.
Chuyện gì sẽ xảy ra một khi dịch bệnh đi qua, lệnh phong tỏa được dỡ bỏ ? Liệu rằng khi tái thiết đất nước, với kế hoạch hỗ trợ kinh tế hàng trăm, hàng ngàn tỷ euro, con người có còn nhớ phải dành chỗ cho thiên nhiên hay không ? Những câu hỏi không ai chắc là sẽ tìm được lời giải đáp thỏa đáng !