11/9/19

MỘT THỜI CHÍNH LOẠN

HOÀNG NGỌC NGUYÊN
source: Daily Kos

Tháng Mười bỗng nhiên là một tháng rộn rã với những chuyện ma quái có thật – chẳng cần phải chờ đến ngày Halloween cuối tháng. Năm nay chưa phải là năm bầu cử tổng thống, cho nên tháng mười tưởng như người ta bình an vô sự. Thế nhưng Tổng thống Donald Trump đã thành công khi người dân, vốn sống nhắm mắt, bịt tai, ngậm miệng trước những chuyện “thế sự thăng trầm” xảy ra chung quanh thì nay không đành lòng nhìn vận nước đảo điên, nghiêng ngả, cho nên bỗng nhiên rành rọt chuyện thời sự cả quốc nội lẫn quốc tế. Ít nhất để phân biệt những chuyện đáng tin và cái gì đáng gọi là “fake news”.

Đặc biệt người dân hiện nay xem chừng quan tâm đến chuyện quốc ngoại hơn cả chuyện quốc nội, chẳng phải chỉ vì chúng ta đang sống vào một thời thách đố của “thế giới toàn cầu hóa”. Lý do chủ yếu chính là hai vụ tai tiếng có thể “làm lịch sử” mà người ta không thể không biết – đặc biệt cả hai đều là chuyện quốc ngoại xa vời. Một chuyện liên quan đến việc Mỹ rút quân ra khỏi Syria làm cho hầu như cả thế giới ngỡ ngàng – trừ ông Putin; và một chuyện là cú điện thoại lịch sử ngày 25-7, Tổng thống Trump gọi cho tổng thống tân cử của Ukraine, nay được gọi là cú điện thoại “quid pro quo”. Tôi sẽ tháo khoán viện trợ Mỹ cho Ukraine, nhưng anh cần phải giúp tôi điều tra cha con ông Joe Biden. Chính từ câu chuyện tai tiếng thứ hai này mà Hạ Viện với đa số thuộc về đảng Dân Chủ đang lôi ra điều trần, khai báo bao nhiêu nhân vật quan trọng thuộc hai ngành ngoại giao và quốc phòng, mục đích chính là luận tội để truất bãi Tổng thống Trump. Nếu ông Trump không điên mới là chuyện lạ.

Kinh Sầu Trong Thơ Na Uy


GS.Lê Đình Thông




Nhạc sĩ Trần Thụy Minh gửi cho tôi bài thơ Salme của thi sĩ Sigbjørn. Salme dịch từ cổ ngữ hy lạp ψαλμός có nghĩa là thánh vịnh (psaume). Vì hơi thơ toát ra sầu muộn nên tôi tạm dịch là Kinh Sầu. Tôi xin chép lại nguyên bản cũng như bản dịch của Trần Thụy Minh :


Når den første tåre smelter,
da brister sorgen.
O Gud, giv mig den første tåre.
Hos mig er tåren is
og min sorg er isens rose.
Hos mig er tåren is,
og mit hjerte fryser.

Điệp khúc nửa đêm

Nhân vụ "39 thùng nhân ", hẳn ai cũng liên tưởng đến cảnh ngô "thuyền nhân" khi xưa......

Nhạc sĩ Hoàng Song Nhy vừa gửi cho Ai Cơ version mới của bài hát Điệp Khúc Nửa Đêm.

Ông thổ lộ: "Tôi chưa quên xúc cảm đầu tiên khi bắt gặp bài thơ ĐKNĐ của Ai Cơ mà tôi rất tâm đắc, và dòng nhạc đã tuôn trào không dừng lại cho đến khi hoàn tất."

Và bây giờ, Ai Cơ chia sẻ với nhà TR món quà tinh thần vô giá này.

- Lời thơ : AiCơ (ghi lại tâm sự chính mình - thân phận người vượt biên... tị nạn... thời gian đầu bơ vơ trên đất Úc...)
- Nhạc: Hoàng Song Nhy
- Ca sĩ : Khắc Dũng

Ai Cơ






Lời bài hát: Điệp khúc nửa đêm 
Lời đăng bởi: thienhapy
Hoàng Song Nhy
Thơ: Ai Cơ-Hoàng Thịnh


Nửa đêm thức dậy bỗng thấy chán chường 

Nỗi niềm cô quạnh thấm vào tủy xương 

Nửa đêm thức dậy bỗng thấy phố phường 

Bỏ mình trơ trọi sống đời lênh đênh. 


Sao không gào thét, sao không chạy rông? 

Bó thân khiếp nhược xác mềm như bông! 

Sao không là gió, sao không là mây 

Hát câu sông hồ đất trời phiêu du? 


Nặng nề sinh tử đời xoay tít mù 

Buồn như chó ốm khoanh tròn xơ rơ 

Cúi đầu rả mục chồi non nụ hồng 

Cúi đầu chết gục một đời vong thân...

Hỏi - Thưa

Vấn: Chínmươimốt thấy thếnào ?

Đáp: Lụcphủ ngũtạng hưhao đồngđều ...
Cứ rongchơi cứ lêubêu ...
Cá tôm cua ốc sò nghêu ăn hoài ...
Sống vui sống mạnh sống dai ...

Hẹn gặp quýbạn tại Houston thángnăm 2020.

Peter Trần Long
Peter Trần Long

LỜI HẸN ƯỚC

Tôi vẫn chưa về thăm rừng núi cũ
nhìn chiến trường xưa nhớ thuở hoa niên
Cứ trôi mãi theo cảnh đời lữ thứ
nên đã lâu chưa thỏa được ước nguyền.

Hơn 40 năm! con thuyền xa bến đợi
Đã ngần ấy năm vàng võ một ân tình
Khi sơn khê còn khuất ánh bình minh
làm sao thấy lối về trên chân bước?!

11/2/19

Phỏng vấn: Tiến sĩ Dự Bị Alex-Thái Võ Về Dự án Di Sản VNCH Và Lịch Sử Người Mỹ Gốc Việt

Phỏng vấn: Thế hệ Sử gia trẻ
Tiến sĩ Dự Bị Alex-Thái Võ Về Dự án Di Sản VNCH Và Lịch Sử Người Mỹ Gốc Việt

* Triều Giang thực hiện
(Hình do Alex-Thai Võ cung cấp)

LTG: Dự án Di Sản VNCH và Lịch Sử Người Mỹ Gốc Việt do Trung Tâm Á Châu Học của Đại học Oregon (UO) và Hội Bảo Tồn Lịch Sử Văn Hóa Người Mỹ Gốc Việt (VAHF) hợp tác thực hiện với sự khuyến khích và hỗ trợ của một số cựu viên chức VNCH nhằm mục đích đào tạo và khuyến khích thế hệ sử gia trẻ viết về VNCH và Lịch Sử Người Mỹ Gốc Việt. Dự án sẽ được Giáo sư Tường Vũ người điều hành Dự án và cũng là Giám đốc của Trung tâm Á Châu học tại Đại học Oregon chính thức giới thiệu tại Hội thảo: “Nghiên Cứu Về Việt Nam Cộng Hòa: Vấn Đề, Thử Thách Và Triển Vọng” vào hai ngày 14&15 tháng 10 sắp tới. Người được chọn đầu tiên để hoàn thành luận án hậu tiến sĩ trong dự án này là anh Alex-Thái Võ, người sẽ nhận bằng Tiến sĩ về Sử học từ Đại học Cornell vào cuối năm nay. Alex- Thái đến Mỹ cùng với gia đình theo diện HO lúc 8 tuổi. Biết rằng theo đuổi ngành nhân văn, nhất là Sử học thì khó kiếm việc nhưng qua kinh nghiệm bản thân, anh nhìn ra được sự khiếm khuyết và bất công trong sách sử hiện đại đối với người dân từng sống dưới thời VNCH tại VN cũng như tại hải ngoại nên anh quyết tâm kiên trì theo học. Anh đã từ chối một vài vị trí nghiên cứu sinh để hợp tác với Dự án vì anh tin rằng Dự án sẽ giúp anh thực hiện được niềm ước mơ và đam mê của mình.