Hội nghị thượng đỉnh nhóm họp qua mạng hôm thứ Sáu, 12/3/2021, do Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden chủ trì |
Các nhà lãnh đạo của Mỹ, Úc, Ấn Độ và Nhật Bản đã đồng ý cung cấp một tỷ liều vaccine chống virus Corona cho phần lớn châu Á vào cuối năm 2022.
Cam kết chung được đưa ra sau cuộc họp đầu tiên của các nhà lãnh đạo của nhóm được gọi là Quad - một nhóm bốn quốc gia thành viên được thành lập vào năm 2007.
Các loại vaccine, mà dự kiến là sản phẩm Johnson & Johnson liều đơn, được chuẩn bị để sản xuất tại Ấn Độ.
'Ban đầu tập trung cho Đông Nam Á'
Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ cho hay: "Với sản xuất của Ấn Độ, công nghệ của Hoa Kỳ, nguồn tài chính của Nhật Bản và Hoa Kỳ và hậu cần của Úc... [chúng tôi] cam kết cung cấp tới một tỷ liều vaccine", ông Jake Sullivan phát biểu ngay sau hội nghị thượng đỉnh họp qua mạng hôm thứ Sáu, 12/3/2021.
hử nghiệm một loại vaccine chống Covid-19 trên một tình nguyện viên |
Ông Sullivan nói vaccine sẽ được chuyển đến Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cũng như "Thái Bình Dương và hơn thế nữa".
ASEAN là một tổ chức quốc tế gồm 10 thành viên, đại diện cho hơn 500 triệu dân.
Công ty Biological Ltd của Ấn Độ sẽ sản xuất liều bổ sung của Johnson & Johnson, mà đã nhận được sự chấp thuận ban đầu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vào thứ Sáu.
"Năng lực sản xuất vaccine đáng gờm của Ấn Độ sẽ được mở rộng với sự hỗ trợ từ Nhật Bản, Mỹ và Australia", Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi viết trên Twitter sau cuộc họp.
Những gì khác đã được thảo luận?
Cuộc hội đàm hôm thứ Sáu là cuộc thảo luận đầu tiên của nhóm ở cấp lãnh đạo và ông Modi nói " vaccine, biến đổi khí hậu và các công nghệ mới nổi" đều nằm trong chương trình nghị sự.
Ngoại trưởng Ấn Độ Harsh Vardhan Shringla nói: "Bốn quốc gia đã đồng ý kế hoạch tập hợp các nguồn lực tài chính, khả năng sản xuất... và sức mạnh hậu cần của họ để tăng cường sản xuất và phân phối vaccine Covid-19."
Nhóm Quad thường được coi là đối trọng với sự quyết đoán ngày càng gia tăng của Trung Quốc ở châu Á, và các bình luận từ bốn nhà lãnh đạo sau cuộc họp dường như có mục đích gián tiếp nhắm vào Bắc Kinh. Tất cả các quốc gia cam kết bảo vệ một lục địa "tự do và cởi mở".
"Chúng tôi đang đổi mới cam kết của mình để đảm bảo rằng khu vực của chúng tôi được điều chỉnh bởi luật pháp quốc tế, cam kết duy trì các giá trị phổ quát và không bị ép buộc", Tổng thống Mỹ Joe Biden, người chủ trì cuộc họp, nói trong một tuyên bố.
Thủ tướng Úc Scott Morrison cho biết hội nghị thượng đỉnh đại diện cho "một bình minh mới".
Tuy nhiên, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga đã có quan điểm trực tiếp hơn chống lại Bắc Kinh.
Ông nói với các phóng viên rằng ông đã "phản đối mạnh mẽ những nỗ lực đơn phương của Trung Quốc nhằm thay đổi hiện trạng", đồng thời nói thêm rằng các nhà lãnh đạo khác đã bày tỏ sự ủng hộ đối với bình luận của ông.
Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga nói với các phóng viên rằng ông đã nêu lên "sự phản đối mạnh mẽ đối với Trung Quốc" tại hội nghị thượng đỉnh |
"Chúng tôi đang đổi mới cam kết của mình để đảm bảo rằng khu vực của chúng tôi được điều chỉnh bởi luật pháp quốc tế, cam kết duy trì các giá trị phổ quát và không bị ép buộc", Tổng thống Mỹ Joe Biden, người chủ trì cuộc họp, nói trong một tuyên bố.
Thủ tướng Úc Scott Morrison cho biết hội nghị thượng đỉnh đại diện cho "một bình minh mới".
Tuy nhiên, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga đã có quan điểm trực tiếp hơn chống lại Bắc Kinh.
Ông nói với các phóng viên rằng ông đã "phản đối mạnh mẽ những nỗ lực đơn phương của Trung Quốc nhằm thay đổi hiện trạng", đồng thời nói thêm rằng các nhà lãnh đạo khác đã bày tỏ sự ủng hộ đối với bình luận của ông.
Nguồn: BBC tiếng Việt
No comments:
Post a Comment