Lòng người nóng như lửa đốt trước sự tàn phá dữ dội của dịch
corona, số người mắc bệnh tại Mỹ đã lên tới triệu người, mà còn tiếp tục gia
tăng. Đó là hiện tượng của đại công nghiệp và là dấu hiệu của ngày tận thế đang
cận kề.
Sống trong loạn thế chúng ta cần phải có trí tuệ sáng suốt
và sám hối chân thành. Trí tuệ giúp ta nhìn thấu suốt, sám hối giúp ta dễ buông
xả.
Chúng ta hãy cùng nhận thức trận dịch corona qua ba khía cạnh:
y học, sanh tử và họa phước.
1.- Nhìn dịch dưới khía cạnh y học
Coronavirus là một siêu vi khuẩn mang độc tố. Tại sao vi khuẩn
nho nhỏ như vậy lại gây ra nỗi khiếp sợ dữ dội cho hàng tỷ người, đó là một vấn
đề đáng suy nghĩ.
Bác sĩ Từ Tuệ Nghi, chuyên gia về bệnh độc giải thích,
coronavirus không phải là sinh vật, không sống được ở bên ngoài; vì vậy, virus
cần có môi giới, sinh vật trung gian để sống bám như heo, gà, chuột... Trong
quá trình sống bám để sinh tồn, một khi tiếp xúc loài người, virus sẽ nảy nở
nhanh chóng trong tế bào của cơ thể con người. Trước sự xâm nhập của virus,
chúng ta cần lực lượng bảo vệ của hệ miễn dịch, hệ miễn dịch tốt ví như đoàn
quân dũng mãnh để chống địch. Thật ra, tin đồn còn đáng sợ hơn virus, tin tức
trên mạng, chít chát qua phone tay, lời truyền khẩu qua miệng lưỡi gây nhiều
hoang mang lo sợ. Tâm nhiễm độc tai hại hơn độc tố của virus, ưu tư buồn phiền
sẽ ảnh hưởng trầm trọng hệ miễn dịch, virus sẽ thừa cơ xâm nhập và tàn phá sức
khỏe của con người.
Sống lạc quan vui vẻ, không bị ám ảnh áp lực là phương cách
thứ nhất để phòng dịch.
Như vừa kể, virus phải sống bám vào sinh vật khác. Trong thời
gian này, virus luôn luôn tìm mọi cách để sinh tồn, muốn sinh tồn phải biến dạng,
biến dạng để sống lâu, sống mạnh. Cùng một lý, loại người muốn được sống trong
cơn dịch hoành hành hiện nay, cũng phải tùy cơ ứng biến. Trước hết, virus ẩn
núp trong thú vật rồi chờ cơ hội tiến vào cơ thể con người; vì vậy, sự ứng biến
tốt nhất của chúng ta là: ít tiếp xúc với thú vật, bớt ăn thịt thú, và thay đổi
cách thức ăn uống của mình.
Chay tịnh và giữ giới chân thành là phương cách thứ hai để
phòng dịch.
Bây giờ chúng ta hãy nhìn cơn dịch dưới khía cạnh thứ hai.