Dạo:
Tìm trâu lặn lội phương trời,
Nào hay tất cả tại nơi tâm mình.
Cóc cuối tuần:
尋 牛
其 牛 異 處 久 逍 遙,
牧 子 苦 尋 幾 暮 朝.
路 上 同 人 談 赤 竹,
江 中 舉 目 看 流 橋.
庭 前 從 諗 無 閒 話,
院 裏 慧 能 沒 絕 招.
垂手 回 鄉 深 谷 坐,
天 花 萬 朵 滿 雲 霄.
陳 文 良
Dạo:
Tìm trâu lặn lội phương trời,
Nào hay tất cả tại nơi tâm mình.
Cóc cuối tuần:
尋 牛
其 牛 異 處 久 逍 遙,
牧 子 苦 尋 幾 暮 朝.
路 上 同 人 談 赤 竹,
江 中 舉 目 看 流 橋.
庭 前 從 諗 無 閒 話,
院 裏 慧 能 沒 絕 招.
垂手 回 鄉 深 谷 坐,
天 花 萬 朵 滿 雲 霄.
陳 文 良
Chiếc Jeep cặp vào lề, dừng lại. Tôi bước xuống, đứng sau vài người đang xếp hàng. Bên kia xe bánh mì là một cô gái còn rất trẻ, rất dễ thương. Đôi bàn tay của cô đang vẻ những động tác nhanh nhẹn, uyển chuyển, chính xác. Một tay cầm ổ bánh, tay kia cầm con dao nhỏ, xẻ đôi, bỏ dao xuống, nhét thịt, dưa leo, đồ chua , rắc tý tiêu muối, đặt ổ bánh lên tờ giấy trắng, gói gọn gàng, quấn vòng một sợi dây thung. Vừa khi người khách cầm ổ bánh, cô bé nở nụ cười rạng rỡ kèm lời cám ơn ngọt ngào. Rõ ràng nụ cười xã giao đó dành cho người kia mà sao tim tôi bỗng rung động bồi hồi. Tôi chợt hiểu rằng mình chưa thể rời ngay Châu Đốc. Đến lượt, sau khi nhận ba ổ bánh kèm với nụ cười và lời cám ơn, tôi ra hiệu anh tài xế và hộ tống viên cùng vào quán.
Bạn đã thiên thu ôm Đất Mẹ
Nghe côn trùng hát khúc vô thường
Tôi còn bên cõi đời quạnh quẽ
từng đêm ngồi nhớ chuyến ly hương.
Một cánh buồm xuôi giòng lịch sử
Vận nước phủ màu sương điếu tang
Chinh nhân nay đã là du tử
vá mảnh đời sau những điêu tàn.
BS Ðỗ Hồng Ngọc
Tuy già không phải là một bệnh nhưng già thì thường có bệnh. Bệnh thì có bệnh nặng, bệnh nhẹ, bệnh có duyên và bệnh... vô duyên.
Ai cũng biết thầy thuốc là người được học hành cẩn thận để giúp ta chữa trị bệnh tật, vậy mà thầy thuốc cũng có thể gây bệnh cho ta, dù là ngoài ý muốn, cái đó gọi là bệnh do thầy thuốc gây ra (iatrogenic) mà theo GS. Phạm Khuê, một chuyên gia về Lão khoa, Chủ tịch Hội người cao tuổi Việt Nam thì có đến hơn một phần tư các bệnh ở người già là do thầy thuốc gây ra! (Bệnh học tuổi già, Phạm Khuê, NXB Y Học, 1998, trang 364).
Những bệnh... vô duyên còn có thể do chính bản thân mình, người thân trong gia đình, bạn bè, hàng xóm, hoặc các nhân viên tâm lý xã hội gây ra nữa! Bà cô của một bác sĩ bạn tôi trên 80 tuổi kêu lúc nào trong người cũng nóng bức, miệng khô nên đã mua rễ tranh, mía lau, mã đề ngoài chợ về nấu "nước mát" uống. Mát đâu không thấy, thấy đi tiểu liên tục gây thêm tình trạng mất nước trong cơ thể, lại thấy nóng bức, thấy khô miệng, lại uống thêm "nước mát"! Thì ra "rễ tranh, mía lau, mã đề" là những loại thuốc lợi tiểu (diuretics).
BS Nguyễn Sơ Đông
Pourquoi le prononcer ce nom de la patrie?
Dans son brillant exil mon coeur en a frémi
II résonne de loin dans mon âme attendrie,
Comme les pas connus ou la voix d’un ami.
Tôi muốn đổi chữ “brillant” thành “douloureux” vì trốn chui, trốn nhủi, vượt biên còn thua con chó đói, thì có gì là “brillant”. Sợ mang tội với Lamartine, lại thừa một “pied”.
Tôi là thằng “lăn chai”, lúc nhỏ suốt ngày ở ngoài đồng, lội hết mương nầy đến rạch kia. Tôi không phải đi chăn trâu, nhưng tôi cỡi trâu “nghề lắm”. Leo lên lưng trâu đâu có dễ. Tôi mới sáu, bảy tuổi, đứng vừa qua khỏi ngang nửa bụng trâu, mà trâu đâu có “mọp” xuống như voi cho mình leo lên. Vậy mà thằng tui phóng lên ngang hông trâu cũng được, kẹp “đầu gối” (trâu) trước cũng xong, phăng lên bằng đầu gối sau cũng “phẻ” mà kéo đuôi cũng yên. Trâu tốt hơn “người ta”: không khi nào “đá giò lái”, không “đá ngược” bạn bè.<!>
Nắng, mưa tôi có coi ra gì đâu? Mưa xối xả, mưa nặng hột,… tắm mưa càng vui. Tắm đến chừng da tái mét, run lập cập mới thôi. Một lát – có khi cả giờ nữa, nắng lên, khô queo,… thì lội nữa.
Tạp ghi Huy Phương
Ngày mới bước chân đến Mỹ, với tuổi mới trên 50, lo chuyện dựng vợ gả chồng cho con cái, tham gia niềm vui của con cháu mình và con cháu bạn bè, tháng nào chúng tôi cũng phải tham dự một hai tiệc cưới. Bây giờ suýt soát tuổi 80, sắp lên chức “cố,” cả năm không còn khăn áo chỉnh tề, lên xe “phó hội” ký tên vào sổ vàng, tươi cười đóng hụi chết, mà áo trắng, cà vạt đen, mặt mày buồn thảm đi viếng tang cũng khá nhiều.
Bạn bè, đơn vị cũ, một thời chinh chiến hay là long nhong thời thơ ấu, ông thì nằm trong nhà hưu dưỡng đã hơn năm, ông thì đi gậy chống, walker hay ngồi xe lăn, ông thì đã thành tro bụi chứa trong cái hũ có khắc tên để trên chùa, hay ra nằm ngoài nghĩa địa với bia mộ đề tên!
Bây giờ không còn vào nhà hộ sinh để thăm cháu ra đời, hay chúc mừng hôn lễ của ai nữa, mà toàn đi nhà dưỡng lão, bệnh viện hay tang nghi quán!
Mai Vân (RFI) Đăng ngày 16-05-2018 Sửa đổi ngày 16-05-2018 13:19
Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad. Ảnh chụp lúc họp báo tại Kuala Lumpur, ngày 11/05/2018.REUTERS/Athit Perawongmetha
Công việc làm ăn của Trung Quốc tại Malaysia có lẽ sẽ không còn được suôn sẻ như xưa nữa. Sự kiện cựu thủ tướng Mahathir Mohamad từng lãnh đạo nước này trong hơn 2 thập niên cách nay 15 năm đã được bầu lại làm thủ tướng sau cuộc bầu cử Quốc Hội hôm 09/05/2018 vừa qua, như đã thổi một luồng gió ngược vào đà tiến tưởng như không gì cưỡng lại được của Trung Quốc tại đất nước Đông Nam Á.
Bắc Kinh như đã nhận thức rõ nguy cơ này nên đã vội lên tiếng kêu gọi tân chính quyền Malaysia duy trì quan hệ hữu hảo giữa hai bên.
Tác Giả: Phùng Nhân
Sáng nào cũng vậy. Ông Tư Thà đều thả bộ trên đường Harrington Street, Cabramatta, để đi tới sân vận động St John tập thể dục như một thói quen. Khi đi ngang qua đường Edensor Rd thì y như rằng có cô Thanh đang đứng nhởn nhơ trước cửa, có khi cầm cây chổi quét nhà, có khi ngó mấy chậu bông.. Vừa thấy ông Tư Thà thì nói:
– Hello Hia Thà.
Chỉ có vậy rồi thôi, chớ không nói thêm một lời nào nữa cả.
Vậy mà ông Tư Thà bước đi thoăn thoát với cõi lòng khoan khoái, dường như mới vừa uống được một thang thuốc bổ cũng không bằng. Cái nầy không biết có phải vì mắc chứng bịnh yêu đương hay không. Chớ bữa nào mà không gặp mặt cô Thanh, thì ông Tư Thà buồn lắm. Riêng cô Thanh thì cũng vậy chớ có khác gì. Cô đứng đợi cho Tư Thà băng qua cái vạch Crossing, thì cô đi vô nhà xỏ đôi giày Nike vô rồi đi tập thể dục ở nơi xẻo lá. Cái tên nầy nó chỉ mới có mấy năm nay thôi, do mấy ông già đi tập thể dục ở đây không kềm nén được nỗi nhớ nhà, nên mấy ổng họp lại đặt một cái tên. Thế là mấy bà, mấy ông đi tập thể dục ở vùng này đều kêu như vậy.
Nồi cơm điện sau một thời gian dài sử dụng thường có dấu hiệu nấu cơm không ngon, hoặc nấu cơm quá lâu so với thời gian đầu. Chúng tôi mách cho bạn một mẹo nhỏ, hãy vệ sinh, chà sạch phần đĩa cứng đệm giữa đáy nồi và ruột nồi. Đây là cách để tiếp nhiệt đều cho toàn bộ nồi, nấu cơm nhanh hơn và tiết kiệm điện hơn.
Nồi cơm điện thường được sử dụng trong một thời gian dài nhưng chỉ được vệ sinh chủ yếu ở phần vỏ nồi và nắp đậy.
Công ty Nhật Bản này thuê 1.500 mẫu đất canh tác tại Trung Quốc, nhưng lại bỏ hoang tới 5 năm và bị người dân địa phương chê cười. Tuy nhiên, chỉ sau đó không lâu, người ta đã phải ngả mũ thán Phục.
Năm 2006, 3 doanh nghiệp hàng đầu ở Nhật Bản là Asahi Breweries, Sumitomo Chemical và Itochu cùng thuê một khu đất canh tác rộng 1.500 mẫu ở Lai Dương, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Trong đó, hợp đồng thuê đất có ghi rõ thời hạn lên tới 20 năm
Thế nhưng, 5 năm sau đó, phần lớn khu đất được thuê đều bị bỏ hoang… Ngay cả khi cây dại và cỏ mọc cao quá đầu người, chủ đầu tư Nhật Bản vẫn không ngó ngàng tới.
Tôi ra tù năm 1982. Bảy năm qua các trại cải tạo, tôi hiểu được những người Cộng Sản nhiều hơn ngày trước. Sau khi ra tù, về lại Sài Gòn, tôi lại hiểu được những người Cộng Sản hơn những ngày còn trong nhà tù. Cán bộ coi tù dù có chức phận đi nữa thì số phận cũng không hơn gì thằng tù, cũng thâm sơn cùng cốc, cũng bữa sắn bữa ngô, thằng tù phải lên rừng xuống rẫy giữa mùa Đông giá rét, hay trời Hè nóng nực, thì thằng cai tù cũng phải vác súng đi theo.
Như biển cả đón dòng sông hội nhập
Mẹ ôm con qua ngày tháng dần trôi
Lòng thương yêu muôn thuở đặt trong nôi
cho con mãi mang hồn thơ trẻ nhỏ.
Tình tuyệt đối từ trong lòng mở ngỏ
đưa con vào nương náu lúc buồn đau
Lòng mẫu tâm hơn cả ánh trăng sao
mang vũ trụ soi hồn con sáng tỏ.
Bác Sĩ Nguyễn Ý Đức
Một sản phẩm GMO bày bán tại tiểu bang Vermont có dán nhãn GMO.
Ta nhớ rằng trong một tế bào, đơn vị DNA mang tất cả tính di truyền của sinh vật đó. Mà DNA của mỗi sinh vật đều khác nhau về mạnh hay yếu, tốt hay xấu.. Cho nên khi cấy DNA vào tế bào sinh vật khác, ta có thể thay đổi cấu trúc cũng như phẩm chất của sinh vật đó. Đó là nguyên tắc sản xuất thực phẩm do ghép di thể..
“Bà nó ơi, đi chợ nhớ mua cho tôi quả dưa hấu nhé. Trời nắng ăn dưa để tủ lạnh đã khát lắm bà nó ạ. Nhưng mua loại tự nhiên ấy nhé. Mấy thứ do cấy ‘gin giung’ gì đó ăn vào chẳng tốt gì đâu.”
Sao lại có chuyện phân biệt thực phẩm “tự nhiên” với thực phẩm “ghép di thể ” (gen) như vậy nhỉ?
Kính gửi quý anh chị con cóc cuối tuần.
Dạo:
Chung quanh lửa đã ngập đầu,
Trong nhà người vẫn tranh nhau ghế ngồi.
Cóc cuối tuần:
火 災
屋 上 咆 炎 火,
逃 生 門 已 鎖.
廚 房 這 木 墩,
不 少 人 爭 坐.
陳 文 良
Tác giả: Phương Lan
Tác giả là một dược sĩ, cư dân Chino Hills, California, đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2007. Bà là nhà văn có 3 tác phẩm đã xuất bản. Ngoài văn chương, sở thích của bà là đàn đương cầm, đã có 2 CD độc tấu nhạc cổ điển và tân nhạc. Sau đây là một truyện ngắn mới được dành cho Viết Về Nước Mỹ.
***
Tôi sanh con đầu lòng được hai tháng thì chồng tôi báo tin mẹ chàng ở Việt Nam sắp qua đoàn tụ với chàng. Bình vui mừng nói:
- Thật là đúng lúc, mẹ sẽ trông con cho em đi làm.
Nghe qua, tôi hơi ngỡ ngàng, sự việc này tôi chưa bao giờ nghĩ tới, mặc dù trước khi cưới, Bình có cho biết chàng đang làm thủ tục đón mẹ chàng qua. Bình và tôi lấy nhau đã bốn năm rồi, tôi chỉ biết về mẹ chồng qua những tấm hình và qua lời kể của Bình. Bà Thân, mẹ chàng là một thiếu phụ quê mùa, hiền lành, không may goá chồng từ năm chưa tới ba mươi tuổi, bà ở vậy, cực nhọc nuôi hai con ăn học nên người. Bình được đi du học bên Mỹ từ năm mười tám tuổi và ở lại luôn, sau biến cố 1975. Cô Thu, em Bình, năm nay hai mươi tám tuổi, trước đây vẫn ở với mẹ, nhưng cô mới lấy chồng là một Việt kiều, và theo chồng về Mỹ từ năm ngoái, ở khác tiểu bang với chúng tôi.
Không hiểu những người Việt khác có đồng tâm sự với tôi không nhưng mấy ngày nay, cứ mỗi lần thấy những hình ảnh về hai miền Nam Bắc Hàn thì tôi lại chạnh lòng, bởi nghĩ lại, miền Nam và miền Bắc Việt Nam cũng có thể chứng kiến một cảnh tương tự nếu lịch sử khác đi.
Tuần rồi thế giới đã kinh ngạc chứng kiến lãnh tụ của hai nước, Đại Hàn Dân Quốc ở miền Nam và Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Triều Tiên ở miền Bắc, bắt tay nhau rồi dắt nhau đi qua đi lại một cái biên giới tượng trưng. Ngay cả đến những người nghi ngờ nhất cũng không thể nào không thấy xúc động trước cái cảnh hai lãnh tụ của hai quốc gia đã từng lâm chiến đẫm máu có thể có một cuộc gặp gỡ thân thiện như vậy.
Bài này viết trước khi chị Nguyễn Thị Của ( hiền thê anh ĐẶNG KIM THU- K 19 VBĐL ) qua đời ngày 27 tháng 1/2017 .
HV ( HVC )
TỪ MỸ THO ĐẾN GARDEN GROVE
Câu chuyện bắt đầu từ hôm anh từ Cai Lậy về Mỹ Tho dự tang lễ của một đồng đội chung quân trường, cùng đơn vị và cũng là bạn học thời niên thiếu. Người chiến sĩ Mũ Nâu vắn số rất được gia đình của vị hôn thê thương mến nên khi biết anh là bạn thân, thì từ sau ngày đau buồn đó, tình cảm của cả nhà dành cho anh nồng nàn không kém những gì đã dành cho người quá cố. Một thời gian sau thì mỗi lần có dịp về phép, anh đều ghé qua chào hỏi và thăm viếng họ như người bạn tử sĩ của anh vẫn hay làm trước đó. Thêm một thời gian nữa thì tình thân trở nên đậm đà như thể anh là con trong gia đình và là anh của người thiếu nữ chưa kịp kết hôn đã trở thành góa bụa. Từ dạo đó, cứ mỗi lần biết tin anh về thăm nhà thì song thân người con gái ấy luôn nhắn tin mời anh qua ăn cơm với gia đình hoặc gởi chút quà - thường là bánh mứt và các loại thực phẩm khô- để anh mang ra đơn vị lúc hành quân. Thân tình cứ thế tăng dần theo thời gian. Cho đến một hôm, khi anh vừa về đến nhà thì ba má cô gái cho người mời qua gặp ông bà để có chuyện quan trọng cần bàn thảo.
Tháng 5! Trắng một màu nắng mới
Hạt phân vân đọng giữa mặt người
Cảm thương thân sống như chùm gởi
Kiếp phiêu bồng, lòng thiếu nguồn vui.
Trong trí cạn của vùng ký ức
có tháng 5 rũ bóng Quân Kỳ
Trong nhật ký của đời du mục
đậm từng hàng tử biệt, sinh ly.
Ảnh: Yonhap.
Cuộc gặp gỡ lịch sử của lãnh đạo hai nước Hàn-Triều hôm 27/4 vừa qua đã thu hút sự quan tâm rất lớn của đông đảo dư luận hai nước và trên thế giới. Sự kiện này không chỉ tạo ra những biến chuyển tích cực về chính trị trên bán đảo Triều Tiên, mà còn tạo ra những 'cơn sốt' mới trong xã hội Hàn Quốc.
Phước nhìn tôi mỉm cười:
“Mày đói lắm hay sao mà hối vợ mày làm cơm dữ vậy?”
Tôi vừa ra phi trường đón Phước về.
Chúng tôi không gặp nhau đã hơn ba mươi mấy năm. Tôi chỉ nghe nói Phước vượt biên nhiều lần nhưng không thoát, bị giam cầm nhiều năm. Cứ mỗi lần được thả ra, Phước lại tìm đường trốn, đến lần thứ bảy hay thứ tám gì đó, Phước mới sang được Úc, định cư tại đây và được hành nghề bác sĩ trở lại, tại Melbourne .
Tôi không tưởng tượng được có ngày nghe lại giọng nói của Phước qua đầu dây điện thoại, hẹn sẽ sang chơi và đến thăm nhà.
Đỗ Duy Ngọc
Tôi vốn không phải là dân Sài Gòn. Tôi là thằng con trai miền Trung vô Sài Gòn kiếm cái chữ từ những năm cuối của thập niên sáu mươi, đầu bảy mươi của thế kỷ trước. Là thằng sinh viên nghèo tự lập chẳng ai nuôi nên tôi chỉ quanh quẩn ở những xóm lao động của Sài Gòn hoa lệ thời ấy. Để tiện việc học hành, và vì lúc đấy cũng chẳng có phương tiện di chuyển, tôi bám trụ khu Trương Minh Giảng suốt quãng đời đi học. Cho đến khi đi làm mua nhà, tôi vẫn quanh quẩn khu vực ấy. Thế nên Sài Gòn trong tôi là những xóm nghèo, Sài Gòn với tôi là những người lao động nghèo, những căn nhà nho nhỏ, lụp xụp bên bờ kinh Nhiêu Lộc mà bây giờ không còn nữa. Ngay đống rác ngay chân cầu Trương Minh Giảng thuở xưa cũng là nơi ghi dấu nhiều ký ức cùa tôi một thời đã đi qua không trở lại.