Sau hai vòng đàm phán không chính thức với mục đích nếu không đạt được Hiệp ước Liên minh Quân sự với Hoa Kỳ thì ít ra cũng được phép mua vũ khí từ Mỹ, Đại diện CSVN đành về nước tay không với gói quà 18 triệu đô viện trợ cho Cảnh sát Biển.
Hôm trước khi ra sân bay về nước, Đại diện CSVN có ngõ lời mời người đối tác phía Mỹ một buổi cơm tối thân mật tại một nhà hàng Tàu trong vùng Virginia. Nhà hàng này nổi tiếng với món Vịt Bắc Kinh và có rất nhiều Tổng thống Mỹ ghé qua ăn và chụp hình lưu niệm. Vừa bước vô cửa người đại điện Mỹ nói chào một cách dí dỏm:
- Ông cũng khéo chọn lựa chứ? Mỹ gặp Việt trong nhà hàng Trung Quốc?
4/29/15
Cách duy nhất để lấy lại Biển đảo của VN từ tay TÀU KHỰA...
ẢO ẢNH
Hòa Mỹ
Hùng mở cửa đón khách. Chàng hơi ngạc nhiên vì người khách mới đến dẫn theo một cô gái khoảng mười tám tuổi là một người Á đông trăm phần trăm. Thế mà trong sổ hẹn tên ông ta là René Brisson, một tên họ trăm phầm trăm bản xứ! Khách bắt tay và hỏi Hùng bằng tiếng Pháp:
– Ông là Bác sĩ Hùng? Tôi là René Brisson, có hẹn với ông sáng nay.
– Vâng tôi là Hùng. Xin mời hai người vào phòng.
Khách chỉ cô gái và bảo:
– Bệnh nhân của ông là cô gái này. Nó là con gái tôi.
4/25/15
Xin ĐỪNG TRÁNH XA CHÍNH TRỊ
Iris Vinh Hayes, Ph.D.
Tôi đã sinh ra và trưởng thành trên một đất nước mà tôi thường xuyên nghe từ miệng của những người lớn chung quanh nào là “đừng có dính vô chính trị mà khổ thân” hoặc “ai làm chính trị thì kệ họ đi” hoặc “học theo 3 cái tượng kia kìa, bịt mắt, bịt tai, bịt miệng lại!” hoặc “thật thà như vậy thì không nên dính vào chính trị” hoặc “làm chính trị phải gian hùng, phải thủ đoạn, phải ác độc” hoặc “chính trị rất dơ bẩn không phải là chỗ cho người hiền đức” . . . vân vân. Nói tóm lại là những bài học tôi được người lớn dạy bảo có thể tóm gọn trong vài chữ: hãy tránh xa chính trị.
CÀNG HUÊNH HOANG BỐC PHÉT VỀ ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN, CÀNG KHƠI DẬY NỖI ĐAU VÀ LÒNG HẬN THÙ
Tô Hải
23-04-2015
Kể từ ngày đi vào con đường bờ-lốc-bờ-liếc, mỗi năm cứ gần đến cái ngày 30 tháng 4, mình đều có bài bộc lộ nỗi buồn, nỗi đau, kể cả sự tức cười của mình về những “chiến thắng như chẻ tre”, “những cuộc tiến đánh, “chiếm lĩnh nơi này, căn cứ nọ của… “Mỹ-Ngụy”, những cuộc “tiến công thần tốc, thần tốc nữa” vô tận hang ổ cuối cùng của “ngụy quân, ngụy quyền”, cứ y… như là có thật vậy!
Không buồn cười sao được khi thấy mấy chú tuyên láo ra lệnh “tán rộng”, “hư cấu” về những chiến thắng chẳng đánh mà thắng, của “quân ta”, đặc biệt là sau sự “bỏ cuộc chơi của một bên” khi phía quân lực VNCH đã buông súng sau… Buôn Mê Thuột thì… Đà nẵng, Nha Trang, Phan Rang, Phan Thiết… có ma nào bắn lại đâu mà cứ vống lên là quân ta “anh dũng tiến thần tốc, đánh thắng nơi này, nơi khác”!
Các tướng cộng sản đánh chiếm Ninh Thuận như trò… rước sư tử
4/24/15
Đoạn kết : Hậu quả của khủng bố và đức hạnh của hy vọng.
MỘT PHÓNG VIÊN NGƯỜI ĐỨC VIẾT VỀ VIỆT
Cuốn sách Đức: "A reporter's love for a wounded people" của tác giả Uwe Siemon-Netto đã viết xong và đang chờ 1 số người viết "foreword" và endorsements.
Bản dịch đã xong, được phép của tác giả chúng tôi xin giới thiệu đoạn kết rất xúc động mà tác giả đã nói lên ước muốn, cùng với người Việt Nam nuôi dưỡng niềm hy vọng một ngày không xa, Tự Do Dân Chủ sẽ trở lại với quê hương khốn khổ của chúng ta.
Q S
Đoạn kết
Hậu quả của khủng bố và đức hạnh của hy vọng.
Hơn 40 năm đã trôi qua kể từ khi tôi giã biệt Việt Nam. Vào năm 2015, thế giới sẽ chứng kiến kỷ niệm lần thứ 40 chiến thắng của Cộng sản và nhiều người sẽ gọi đó là ngày "giải phóng."
4/21/15
Nẩy mầm trong Tự do
Hồ Phú Bông - Thời gian đã đằng đẳng 40 năm chứ ít ỏi gì và dân số đang là 80 - 85 triệu liệu vẫn cam tâm cúi đầu? Khi người dân cúi đầu thì gông cùm kiềm kẹp tăng thêm. Nhưng khi ngẩng đầu, như 90.000 công nhân Pou Yuen vừa rồi, thì chế độ sợ hãi. Sợ hãi nên vội vàng chấp nhận yêu sách! Một chế độ nhìn đâu cũng thấy kẻ thù là dấu hiệu rõ nhất của sợ hãi cao độ! Vấn đề còn lại là người bị trị biết đoàn kết và ngẩng cao đầu!...
Tham Khảo: Bên trong “Ngôi làng Phật giáo” bí ẩn lớn nhất thế giới, Larung Gar.
sưu tập by Dacco
Hà Triệu (theo Dailymail) -
Thứ Hai, ngày 20/4/2015 - 16:34-
Nằm trên thung lũng xanh Larung cao 4.000m, cách thị trấn Sertar, Garze, Tây Tạng khoảng 15 km, nhìn từ xa Học viện Phật giáo Larung Gar như một ngôi làng nhỏ xinh chứa đựng vô vàn điều thiêng liêng và dung dị nhất của đạo Phật.
Được xây dựng từ những năm 1980 ở một khu vực hoàn toàn không có người ở, nhưng học viện Larung Gar không ngừng phát triển. Tính đến thời điểm hiện tại, Larung Gar đã trở thành ngôi nhà cho hơn 40.000 tu sĩ, nữ tu ở khắp mọi nơi hội tụ về học tập rèn luyện.
Toàn cảnh Học viện Phật giáo Larung Gar
4/20/15
PHIÊN TOÀ TẠI LẠNG SƠN NĂM 1985 : " ăn cắp CÁI CHẾT "
Nhân lần đi thăm miền Bắc, trong một buổi sáng lang thang không có việc gì làm, tôi đã có dịp tham dự một phiên toà Đại hình tại Thị xã Lạng Sơn. Lạng Sơn lúc đó còn nghèo lắm, dấu vết chiến tranh trong cuộc chiến năm 1979 với Trung cộng vẫn còn y nguyên. Sau mấy năm mất muà, mức sống người dân lại càng thê thảm hơn.
Nợ đời một nửa, một nửa nợ ơn em
(Viết cho em và những người vợ lính trung hậu)
Thời còn đi học, lang thang từ Nha Trang đến Sài Gòn, dù con nhà nghèo, học tàm tạm, và nhan sắc dưới trung bình, tôi cũng đã mang tiếng đào hoa. Cho nên có muốn kéo dài thêm cái đời học trò để được mơ mộng đủ thứ chuyện dưới biển trên trời thiên hạ cũng đâu có cho. Rồi có phải thuộc dòng hào kiệt gì đâu, tôi cũng xếp bút nghiên theo việc kiếm cung. Nói kiếm cung cho nó vẻ văn chương và lãng mạn, chứ thực ra tôi vào lính, mà lại là thứ lính hạng bét thì làm gì có kiếm với cung. Có phải lính tàu bay tàu thủy gì đâu, mà là lính đi bộ. Lúc băng rừng lội suối, mặc bộ đồ trận hôi hám cả tuần không tắm, tôi ghét cay ghét đắng cái ông nào là tác giả cái câu ” Bộ Binh là nữ hoàng của chiến trường ” mà tôi đã đọc được ngay từ khi mới vào quân trường, đếm bước một hai để hát bài “đường trường xa”.
Sang hay Sến ?
Nguyễn Ngọc Chính
Tranh của họa sĩ Lê Trung
Kho từ vựng Sài Gòn xưa có một thuật ngữ đã đi sâu vào cuộc sống và cho đến ngày nay người ta vẫn còn dùng với hàm ý miệt thị, chê bai hay chí ít cũng là đánh giá thấp.
Chỉ một chữ “Sến” cũng đủ để gây nhiều chuyện bất bình, thậm chí còn khiến người ta phải đỏ mặt tía tai vì tranh cãi.
Trái táo rơi không thể xa cây táo ! Chuyến đi Bắc kinh của Nguyễn Phú Trọng !
DC&PT - Thời Sự 2015
Âu Dương Thệ
Chuyến đi gặp Tập Cận Bình của Nguyễn Phú Trọng và phái đoàn cao cấp của đảng và nhà nước CSVN từ 7-10.4.2015 đã không cắt bỏ được những ràng buộc bất lợi cho VN, trái lại còn mở rộng thêm những gánh nặng lớn và nguy hiểm cho đất nước. Vì chuyến đi chỉ nhằm mục đích cao nhất là cứu Đảng, cốt làm sao để ĐCS độc quyền tiếp tục. Mục tiêu này được cả cánh bảo thủ giáo điều của Nguyễn Phú Trọng và phe các nhóm lợi ích của Nguyễn Tấn Dũng, với Nguyễn Thị Kim Ngân tham gia trong phái đoàn, thỏa hiệp để chia phần trong Đại hội 12 không còn đầy một năm.
4/18/15
"Người Vợ" là một vĩ nhân !
Có thời ông Tư thường hay đùa, trêu chọc bạn bè rằng: “Đời người đàn ông có hai lần sung sướng: Lần cưới vợ, và lần vợ chết. “Bây giờ vợ chết, ông mới ý thức được cái câu đùa nghịch đó vô cùng bậy bạ và bất nhân, không nên nói. Có lẽ anh chàng nào nghĩ ra câu nầy là kẻ độc thân, chưa có kinh nghiệm chết vợ. Ông ân hận và tự giận mình.
Bộ tộc sinh sống như trong thần thoại
Nhiếp ảnh gia Hamid Sardar chụp ảnh cuộc sống thường nhật của bộ tộc Tsaantans Mông Cổ, cho thấy họ rất tài giỏi trong việc chinh phục tự nhiên.
Sống trên dãy Altai, Mông Cổ, cư dân ở đây hầu hết là du mục. Cuộc sống của họ gắn liền với rừng rậm, cạnh động vật hoang dã. Trong ảnh là cậu bé đang cố giữ cương một con tuần lộc giữa đồi tuyết phủ trắng…
Vòng vây thế tục
Ngày 14/4, hơn 150 thương phế binh VNCH không khỏi bất ngờ khi được tin chương trình chăm sóc sức khỏe định kỳ của họ bị hủy bỏ đột ngột. Nơi đến quen thuộc và đầm ấm là Nhà thờ Chúa cứu thế, Kỳ Đồng, đã im lặng sập cửa mà không một lời giải thích, theo lệnh của linh mục Giám tỉnh là ông Giuse Nguyễn Ngọc Bích.
Nghệ thuật
Có lẽ nhờ United quảng cáo (chắc Hội đồng thành phố Melbourne trả tiền cho biên tập viên của United mấy tháng trước), vài tuần trước tôi thấy nhiều nhóm người xách máy ảnh đi trên con hẻm này. Gần đây, các thùng rác xếp ở đầu hẻm cũng không còn. Hôm thứ Tư vừ rồi tôi quyết định xách máy đi làm để lúc về "thám hiểm" con đường.
Hình này ở đầu (hay cuối) hẻm, bìa tạp chí United Airlines có hình tương tự
4/16/15
Chuyện buồn từ Myanmar
Phạm Minh Hoàng
Tác giả gửi tới Dân Luận
Bà Aung San Suu Kyi.
Ngày 11/4/2015, truyền thông Việt Nam đã tường thuật lại những cuộc thảo luận giữa chính quyền Myanmar và 6 nhóm sắc tộc đối lập cũng như các chính đảng – trong đó dĩ nhiên có mặt bà Aung San Suu Kyi. Tuy chưa ngã ngũ nhưng mọi người phải nhìn nhận đây là một bước tiến mới trong tiến trình dân chủ hóa Myanmar vì vấn đề sắc tộc là một trong những khó khăn gay gắt nhất từ nhiều năm qua.
Độc chất amiăng trắng tại Việt Nam và Công ước Rotterdam
Trọng Thành (RFI)
Phát Thứ tư, ngày 15 tháng tư năm 2015
Hiến binh Pháp biểu tình trước tòa án, trong một vụ kiện amiăng năm 2013. Reuters
Đầu tháng 5/2015, tại Genève sẽ diễn ra hội nghị lần thứ bảy Công ước Rotterdam về các hóa chất độc hại được sử dụng phổ biến trong công nghiệp hay nông nghiệp. Một trong những nội dung chính được quan tâm của hội nghị là vấn đề đưa một số hóa chất công nghiệp và thuốc trừ sâu nguy hiểm vào danh sách các chất độc cần được quản lý chặt chẽ. Amiăng trắng (Chrysotile) là một trong số năm hóa chất được xem xét lần này.
4/15/15
Ngày 30/04 qua cái nhìn của thế hệ sau 75
Thanh Phương
Vài ngày nữa là đúng kỷ niệm 40 năm ngày 30/04/1975, mà đối với chính quyền Hà Nội vẫn là ngày "chiến thắng đế quốc Mỹ", "giải phóng miền Nam", nhưng đối với cộng đồng người Việt di tản và một bộ phận người dân ở miền Nam, đó là ngày "quốc hận", hay ngày "mất nước".
Riêng đối với thế hệ sinh sau năm 1975 ở trong nước, tức là thế hệ hoàn toàn không biết mùi chiến tranh, tất cả, từ Nam đến Bắc, đều học dưới mái trường " xã hội chủ nghĩa", nên đều được dạy về cái gọi gọi là " đại thắng mùa xuân". Trên báo chí, trên hệ thống phát thanh truyền hình, những ngày kỷ niệm 30/04, họ chỉ được đọc, nghe và xem về những chiến công lẫy lừng của "đỉnh cao trí tuệ loài ngườỉ".
Con tàu Việt Nam Thương tín
Con tàu Việt Nam Thương tín là một con tàu vận tải hàng hải được biết đến vì chuyến hải hành vượt biển ngày 30 Tháng Tư, 1975 từ Sài Gòn - Việt Nam sang đến Guam, chở hơn 650 người Việt tỵ nạn. Song khi cặp bến con tàu này lại dùng để đưa gần 1600 người Việt hồi hương, trở về Việt Nam dưới chính thể mới của Cộng hòa Miền Nam Việt Nam.
Lịch sử con tàu
Tàu Việt Nam Thương tín được đóng năm 1956 do xưởng đóng tàu của Ý hạ thủy với tên Pietro Canale trọng tải 6.505 tấn. Năm 1962 hãng Nouvelle Compagnie Havraise Peninsulaire của Pháp mua lại và đổi tên tàu thành Ville de Diego-Suarez 2. Được ba năm thì tàu sang tên cho Panama, đặt là Sonia. Năm 1968 hãng Việt Nam Hàng hải Thương thuyền của Việt Nam Cộng hoà mua lại dùng làm tàu vận tải và lấy tên Việt Nam Thương tín I.
Các sự kiện liên quan đến tàu VNTT kể từ ngày 30 tháng 4 năm 1975
Mật vụ chở vàng
Khi Sài Gòn thất thủ con tàu nằm ở bến Bạch Đằng với mật vụ của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Dương Văn Minh giao cho để dùng chở số vàng dự trữ ở Ngân hàng Quốc gia Việt Nam rời Việt Nam. Thống đốc Ngân hàng là Lê Quang Uyển không chấp thuận nên con tàu rời bến chỉ chở người chạy loạn với khoảng hơn 650 người tìm đường ra biển.
Trúng pháo
Khi tàu qua khu rừng Sát trên sông Lòng Tảo gần 12 giờ trưa thì bị trúng 3 trái pháo. Nhà văn Chu Tử và một cháu bé không may bị tử thương phải thủy táng ở cửa sông. Ba ngày sau con tàu lết vào vịnh Subic - Philippines, được sửa chữa và chỉ lối đến Guam.
Tới Guam
Tháng Chín, 1975 tàu cặp bến Apra, đảo Guam lãnh thổ của Mỹ. Trong khi đó ở đảo có khoảng 1600 người tuy đã rời Việt Nam nhưng nay nhất quyết trở về Việt Nam. Ngoài ra có khoảng 100 người khác sang đến Bắc Mỹ cũng xin hồi hương. Chính phủ Mỹ cho họ tự quyết định và chuyển họ về Guam. Ngày 16 tháng 10, tàu Việt Nam Thương tín rời Guam, trực chỉ Việt Nam với 1546 người tự nguyện hồi hương trong số đó có nhạc sĩ Trường Sa. Chỉ huy con tàu là hải quân trung tá Trần Đình Trụ.
Hư thực?
Lê Phan
Trong các cuộc chiến một trong những nạn nhân sớm nhất thường là sự thật. Nhưng có những cuộc chiến mà sự thật còn bị chà đạp nhiều hơn các cuộc chiến khác.
Hiện nay chẳng hạn, cuộc chiến ở miền Đông Ukraine đang là cuộc chiến mà sự thật thường bị bỏ quên. Tuần rồi, một toán phóng viên đài BBC đã tường thuật là một câu chuyện trên truyền thông Nga nói về cái chết của một em bé 10 tuổi vì bị pháo kích của quân đội Ukraine là hoàn toàn bị đặt.
Trong một bài tường thuật ngắn, một phóng viên đài BBC đã cố tìm kiếm cho ra gia đình của em bé gái 10 tuổi mà theo tin tức truyền thông Nga đã chết vì đạn pháo kích của quân đội Ukraine bắn vào Donetsk hôm tháng 3 vừa qua.
Bệnh mắt cườm
B. S. Nguyễn Văn Đức
B.S. Trương Vĩnh Toàn
Mắt bị cườm (Cataract) là nguyên nhân gây mù lòa nhiều nhất. Hiện thế giới có khoảng 30 triệu người không may mù lòa, trong đó 15 triệu trường hợp là do mắt cườm. Hàng năm, bệnh mắt cườm khiến chương trình Medicare dành cho người già ở Mỹ tốn nhiều tỉ mỹ-kim.
Thỉnh thoảng, có người dùng chữ “mắt kéo mây” để chỉ bệnh mắt cườm, nhưng chữ “kéo mây” hay làm ta nghĩ đến bệnh “mộng thịt ở mắt” (pterygium). Tốt hơn, nên dùng chữ “mắt cườm” để chỉ loại bệnh mắt có tên tiếng Anh là “cataract”, cho rõ ràng, không sợ nhầm lẫn. (Chữ “cataract” từ chữ La-tinh “catarractes”, có nghĩa “thác nước”: nhìn bằng mắt thường từ ngoài vào, thủy tinh thể người có mắt cườm nặng trông như những dòng nước cuồn cuộn của một thác nước đang chảy.)
Không mấy người chúng ta thực sự hiểu bệnh mắt cườm là gì.
4/14/15
Chuyến bay di tản bằng trực thăng của phi công Hoàng Trọng Nghĩa
March 11, 2015
Thấm thoát đã 40 năm kể từ “ngày này tháng ấy”...
30 Tháng 4 năm 1975, Tổng thống Dương Văn Minh đọc lệnh đầu hàng. Đó cũng chính là ngày mà lịch sử thế giới ghi nhận là “cuộc di tản vĩ đại của dân tộc Việt Nam” và chưa bao giờ phai nhòa trong tâm trí người đi cũng như người ở lại. Những chứng nhân của cuộc ra đi đó có người đã vĩnh viễn nằm xuống. Có những đứa bé giờ đã trở thành người thành đạt trên xứ người. Và cũng có người chọn giữ cho riêng mình một quá khứ oai hùng trong suốt 40 năm. Giờ đây, họ bằng lòng kể lại với lời nhắn gửi “chúng tôi là đại bàng đã xếp cánh, xin nhường bầu trời lại cho thế hệ trẻ hôm nay.”
4/13/15
Con gái Tập Cận Bình mang được gì về từ Mỹ khi tốt nghiệp Havard?
Hồng Thủy
(GDVN) - Nếu một ngày nào đó Tập Minh Trạch lựa chọn phong cách sống cởi mở, chúng ta có thể khám phá những gì cô đã mang về nước sau khi học tập tại Hoa Kỳ.
Học giả Trung Quốc: Không nên gọi vợ ông Tập Cận Bình là Quốc mẫu Vợ Tập Cận Bình: Thấy chồng hồi trẻ giống diễn viên Kim Soo-hyun Vợ Tập Cận Bình làm Đại sứ sự nghiệp giáo dục phụ nữ UNESCO
Người trong hình được cho là Tập Minh Trạch, con gái Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Nguồn: Shanghai Ist.
4/11/15
Cuộc chiến ‘biệt vô tăm tích’
Bùi Tín - 09.04.2015
Viện Bảo tàng Phòng không-Không quân tại Hà Nội
Cuộc nội chiến Nam - Bắc ở Việt Nam đã chấm dứt được mấy mươi năm, biết bao tài liệu sách báo, hồi ký đã được viết ra, biết bao tư liệu tuyệt mật của các bên đã được công bố, nhiều cánh cửa đã được mở ra để nhìn rõ bản chất, nguyên nhân, diễn biến, các góc cạnh của cuộc chiến.
Con cái thời nay
Tác Giả: Huy Phương
Xem tin tức ở Việt Nam chúng ta thường nghĩ đến lúc đạo lý đã suy đồi. Thời gian qua, số vụ án con cái giết cha mẹ đang có chiều hướng gia tăng. Trên báo chí, không thiếu tin tường thuật những vụ án mạng tàn bạo do những đứa con bất hiếu thẳng tay đâm chém cha mẹ dù chỉ với những bất bình nhỏ.
CẦN NHẬN ĐỊNH ĐÚNG VỀ CÁC CUỘC ĐÌNH CÔNG.
Nguyễn Quang Duy
Các cuộc đình công liên tục diễn ra tại khu công nghiệp Sài Gòn, Bình Dương, Tiền Giang, Tây Ninh, Long An… khiến nhiều người tin rằng “Phong trào công nhân Việt Nam đã trưởng thành”.
Xin đừng quên cuối năm 2005 cũng đã diễn ra nhiều cuộc đình công đòi tăng mức lương tối thiểu cho công nhân tại các doanh nghiệp do nước ngoài đầu tư, có cuộc đình công lên đến năm, sáu chục ngàn công nhân tham dự.
Việc công nhân khi ấy đấu tranh đòi tăng mức lương tối thiểu không khác gì đình công phản đối chính sách bảo hiểm xã hội lần này. Cả 2 đều là phản đối các chính sách đã được Quốc Hội thông qua và đã thành luật.
Bên thắng cuộc
Nguyễn Ngọc Ngạn
Trong đợt lưu diễn văn nghệ đầu năm nay ở vài thành phố bên Mỹ, trùng hợp có một tờ tạp chí và một đài phát thanh hỏi tôi cùng một câu: Nhìn lại 4 thập niên vừa qua, 1975-2015, sự kiện gì đối với chú là quan trọng nhất?
4/8/15
40 năm
Trần Ngọc Phong
Kéo lê tấc sắt lòng vòng
Bỗng dưng ôm mặt khóc ròng trẻ thơ
Bốn mươi năm ngong ngóng chờ
Trông về quê mẹ mịt mờ bão vây
Sắt mài đá tảng đêm ngày
Múa gươm trăng úa, hạc bay hững hờ.
Vó câu muôn dặm bơ phờ
Mộ Dung quay quắt Cô Tô ngày nào.
Bây giờ chân thấp chân cao
Liêu xiêu bóng đổ phương nào hư không.
Thôi thì mơ giấc tương phùng
Mỉm cười vuốt mặt cho lòng bình yên.
(Tháng 4 năm 2015)
4/6/15
Huyền Thoại Đu Dây
Đào Hiếu
Khi người ta nói Việt Nam đang đu dây giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ thì sự ví von ấy hàm ý liều lĩnh, bắt cá hai tay, muốn chơi với cả hai bên mà lại không thật lòng với bên nào. Có nghĩa là cà chớn. Và như thế thì rốt cuộc chẳng được gì. Sẽ trơ trọi, sẽ đơn độc. Và trò “đu dây” ấy sẽ rất nguy hiểm.
Lợi ích của đi bộ : “Người già đôi chân già trước”
Giữ đôi chân tốt chính là mấu chốt phòng bệnh để kéo dài tuổi thọ. Các chuyên gia nghiên cứu phương pháp tự chữa bệnh cho rằng :
Trên đôi bàn chân có rất nhiều đầu mối thần kinh liên quan đến các tạng phủ. Cho nên dùng tay để chà xát, xoa bóp rất có lợi cho sức khoẻ. Thí dụ :
-Mu ngón chân út có liên quan đến bàng quang, xát ngón chân út có thể chữa được chứng bí đái, đái són, đái buốt
-Mu ngón chân thứ hai có liên quan đến dạ dày, xát ngón 2 có thể chữa được chứng chướng bụng, đầy hơi, ợ chua.
-Ngón chân cái có liên quan đến gan, tì, lòng bàn chân có liên quan đến thận.
-Xátgan bàn chân có thể chữa được lưng đau, mỏi, ù tai, nghễnh ngãng.
-Ngón thứ tư có liên quan đến gan, xát ngón này có thể chữa được táo bón, lưng vai đau mỏi …
4/5/15
VIỆT NAM KÉM MAY HƠN AFGHANISTAN
Hoàng Ngọc Nguyên
Thứ ba tuần qua, Tổng thống Barack Obama đã thông báo quyết định duy trì khoảng 9.800 lính Mỹ ở Afghanistan ít nhất cho đến cuối năm nay. Quyết định này một phần là nhằm tăng cường những nỗ lực chống khủng bố của Mỹ ở nước Hồi giáo Nam Á này, tăng cường khả năng của Cơ quan Tình báo Trung ương CIA thực hiện những cuộc tấn công bí mật từ những phi cơ không người lái cùng những hoạt động bán quân sự từ những căn cứ quân sự Mỹ. Quyết định đạt được, hay được thông báo, sau khi ông Obama đã trải qua một ngày dài đón tiếp và thảo luận với tân Tổng thống Ashraf Ghani đến từ Kabul. Cả hai nhà lãnh đạo nói rằng đây là một biện pháp cần thiết nhằm chống lại những hoạt động nổi dậy, khủng bố và tấn công, phá hoại của Taliban mà những nhà quân sự ước tính rằng sẽ bùng lên mạnh khi mùa xuân đang tới.
BÀI HỌC SINGAPORE
Hoàng Ngọc Nguyên
Cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu của Tân Gia Ba vừa mới qua đời vào ngày thứ hai 23-3 vừa qua. Mô tả ông là một cựu thủ tướng đương nhiên chưa được đầy đủ. Ông là vị “cha già dân tộc” – founding father - của một nước “thịnh vượng nhất, ít tham ô nhất” của châu Á (wealthiest, least corrupt), như cách nói của nhiều người. Chẳng những là người lãnh đạo nước non trẻ này từ ngày lập quốc, ông đã đưa Singapore từ năm 1959 (năm ông 36 tuổi được đắc cử làm thủ tướng đầu tiên) từ một bến cảng nghèo nàn, trông điêu tàn trở thành một nước “ốc đảo thuộc Đệ nhất Thế giới nằm giữa một vùng Đệ tam Thế giới mênh mông” (First World oasis in a Third World region) – như nhiều người trước đây vẫn quen mô tả.
Ghi Lại Một Phần Đời
Tác giả: Nguyễn Trần Diệu Hương
Tác giả một mình vượt biển giữa thập niên 80 khi còn tuổi học trò. Dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, cô nhận giải danh dự 2001. Bốn năm sau, cô nhận thêm giải vinh danh tác phẩm 2005 với bài viết "Tháng Tư, Còn Đó Ngậm Ngùi," kể về tình gia đình chung thuỷ của người Việt tị nạn tại Hoa Kỳ. Bài viết mới của cô là chuyện về một bé gái thuyền nhân chào đời trên con thuyền giữa đại dương.
* * *
Trên tường, lẫn trong nhiều bức hình rất đẹp được chụp từ một ống kính chuyên nghiệp là tấm hình của chiếc ghe mong manh, nhỏ bé, bồng bềnh trên đại dương. Trên khoang ghe, các thuyền nhân Việt Nam (những boat people đã đánh động lương tâm thế giới vào những năm 70s và 80s) mặt mày ngơ ngác mệt mỏi nhưng mắt sáng lên hy vọng. Đó là món quà tặng cho BS HQM từ một thuyền nhân cùng tàu vượt biển năm xưa.
Hạnh phúc… nằm ở ruột già!
BS Đỗ Hồng Ngọc
Khi còn trẻ, ta dễ thấy cái “ăn” là quan trọng, khi về già mới biết cái “chuyện lớn” kia càng quan trọng hơn! Triết gia Lâm Ngữ Đường bảo: “Hạnh phúc ư? Rất đơn giản. Nó nằm ở ruột già! Ruột già mà điều hòa thì ta hạnh phúc, còn không thì ta khổ sở. Chỉ có vậy thôi!” (Sống đẹp, bản dịch Nguyễn Hiến Lê).
Ngụy
Tiểu Tử
Tiểu sử
Họ tên : Võ Hoài Nam
Sanh năm : 1930
Nguyên quán : Gò Dầu Hạ ( Tây Ninh )
Bút hiệu : Tiểu Tử
- Tốt nghiệp Kỹ sư, Marseille năm 1955.
- Dạy lý hoá trung học Pétrus Ký : 1955/1956.
- Làm việc cho hãng dầu SHELL Việt Nam từ năm 1956 đến 30/04/1975.
- Vượt biên cuối năm 1978. Ðịnh cư ở Pháp từ đầu năm 1979 đến nay.
- Làm việc cho hãng đường mía của Nhà nước Côte d' Ivoire ( Phi Châu ) :1979/ 1982.
- Làm việc cho hãng dầu SHELL Côte d' Ivoire từ năm 1982 đến 1991, về hưu ở Pháp.
- Trước 1975, giữ mục biếm văn " Trò Ðời " của nhựt báo Tiến.
- Bắt đầu viết truyện ngắn khi lưu vong qua Côte d'Ivoire.
- Tập truyện " Những Mảnh Vụn " ( Làng Văn Toronto xuất bản ) là tập truyện đầu tay.
Tiểu Tử là một nhà văn miền Nam điển hình, con đường nối dài của những Hồ Biểu Chánh, Bình Nguyên Lộc, Sơn Nam. Văn của ông là lối kể chuyện của người miền Nam, bình dị nhưng duyên dáng, duyên dáng bởi vì bình dị, tự nhiên. Tiểu Tử không ‘’ làm văn ‘’ . Ông kể chuyện ; không có chữ thật kêu, không có những câu chải chuốt. Với cách viết, với ngôn ngữ chỉ có những tác giả miền Nam mới viết được. Không hề có cường điệu, không hề có làm dáng. Người đọc đôi khi có cảm tưởng tác giả không mấy ưu tư về kỹ thuật viết lách. Ông viết với tấm lòng.
Tiểu Tử, hiện sống ở ngoại ô Paris, nhưng văn của ông không lai Tây một chút nào. Rất Việt nam, đúng ra rất Nam Việt, với lối viết như người ta kể chuyện bên ly la de, bên tô hủ tíu, với những chữ nghen, chữ héng, chữ nghe..."Cần gì cứ nói nghe cô Hai, đừng ngại. Mình với nhau mà..." Dưới ngòi bút của một tác giả người Bắc, người Trung, gọi người đàn bà là con Huê, con Nhàn có vẻ hỗn, ở Tiểu Tử, nó chỉ có sự thân ái.
4/4/15
Làn sóng ‘bất tuân dân sự’ lan tới Việt Nam?
VOA
Thuật ngữ “bất tuân dân sự” ngày càng được nhắc tới nhiều hơn ở trong nước sau cuộc phản kháng chính quyền Bắc Kinh của nhiều người dân Hong Kong, đa số là thanh niên và sinh viên, hồi cuối năm ngoái.
Những cuộc xuống đường rầm rộ, đẩy chính quyền ở cả nam lẫn bắc vào thế buộc phải thương lượng những ngày qua, đã khiến giới quan sát lạc quan nhiều hơn về một làn gió mới từ xã hội dân sự ở Việt Nam.
CHIẾC ÁO BÀ BA IN HÌNH CHỮ HỶ
Đoàn xuân Thu.
Mới đầu nghe ba em gọi, tôi tưởng tên em là Muỗi. Tôi ghẹo em: “Muỗi này!Đừng chích anh, đau lắm”. Em trề môi, vẻ không bằng lòng: “Tên em là Muội. Muội là em. Em là Muội”. À ra thế!
Ba Muội, chú Phu, người Quảng Đông. Phu là phú, phú là giàu. Tên chú giàu nhưng chú không giàu. Chú chỉ có chiếc xe hủ tiếu, bán điểm tâm dưới hai tàng me đại thụ, trên vỉa hè, bên hông rạp chớp bóng Định Tường
KIẾP TÙ
Duy Xuyên-Tacoma
Tôi sinh ra là một ngôi sao xấu trong những ngôi sao xấu nhất của bầu trời đất Việt.
Cha mẹ tôi nghèo lại phải sinh sống trong một miền quê hẻo lánh gần một vùng núi rừng heo hút, xa xôi, đất cày lên sỏi đá.
Tôi chưa bao giờ được cắp sách đến trường. Do đó, từ lúc mới lên bảy, tôi được một nhà phú hộ mướn chăn dê.
4/3/15
Đừng Bắt Con Quên
Dạo:
Buồn nhìn ngọn cỏ gió xoay,
Biết ai còn nhớ ngày này năm xưa.
Cóc cuối tuần:
Đừng Bắt Con Quên
Kính lạy Chúa, con là người tội lỗi,
Trong lòng luôn sôi sục mối hờn căm,
Nhìn quê nhà ròng rã mấy mươi năm,
Đau đớn chịu cảnh lầm than tủi nhục.
vườn thơ thụ nhân
LỜI GIỚI THIỆU
Anh Châu Tuấn Xuyên có vần thơ giới thiệu, nhắc nhở Thụ Nhân 1-2 còn rất nhiều nhà thơ. Anh Xuyên mời quý anh chị vào thăm vườn thơ, cùng xem thơ và làm thơ.
Vườn Xuân có cây Thông
Cổng chào trạm Kim Long
Mai Nho ở chính giữa (Cường Mai + L X Nho)
Tiến tới có Núi sông (PM Tiến , Sơn)
GỞI CỐ NHÂN
tặng Lysa Nguyễn Văn Sơn
Người trách tôi sao quá hững hờ,
Phí đi tuổi ngọc cả trời mơ?!...
Tình ngỡ đã quên, lòng vẫn nhớ...
Bốn mươi năm như mới thuở nào!
4/1/15
CHÙM NHO UẤT HẬN
Lê Đình Thông
Thời nào cũng vậy, nước mất nhà tan quy vào một chữ ‘‘hận’’. Hận vì lòng dân oán than, ông Trời cũng nghe theo : vox Dei. Bốn chục năm về trước, tháng tư bắt đầu bằng nhiều ưu tư, xao xuyến ; kết thúc bằng ngày 30. Lòng dân ba chìm bảy nổi dấy lên cái tên Quốc Hận :