6/11/18

Chú Hỏa và công nghiệp gia tộc Hui-Bon-Hoa

2017/11/09 bởi levinhhuy

Nguồn: levinhhuy.wordpress.com

Chú Hỏa 1

Huỳnh Văn Hoa (1845-1901)

“Nhất Sỹ, nhì Phương, tam Xường, tứ Hỏa” là câu ngạn ngữ nêu danh tứ đại hào phú Sài thành hồi cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX. Ba người được xếp trên trước đều là bậc quyền thế[1], còn Chú Hỏa tuy đứng hàng thứ tư nhưng lại là nhân vật để lại nhiều giai thoại cũng như công nghiệp nhất.

Hơn trăm năm trôi qua biết mấy vật đổi sao dời. Những giai thoại quanh cái tên Chú Hỏa ngày càng huyền hoặc sai lạc; chẳng những thế, những vết tích công trình của gia tộc này để lại tuy vẫn tồn tại sừng sững đó nhưng chẳng mấy người biết rõ ngọn ngành. Sau cơn quốc biến 1975, con cháu dòng họ Chú Hỏa lần lượt rời bỏ miền Nam Việt Nam, chia nhau lập nghiệp khắp nơi trên thế giới, nhưng họ vẫn luôn có thể tự hào về những gì tiền nhân đã gầy dựng ở nơi đất lành Sài Gòn.

Lớp người đầu tiên chỉ biết chí thú làm ăn, chẳng hề nghĩ đến việc ghi chép sự tích công trạng của mình, khiến vết tích cũng như những giai thoại tuy nhiều nhưng phần lớn đều khác xa sự thực. Có rất nhiều thông tin liên quan đến gia đình họ, nhưng các dữ liệu lịch sử lại hết sức ít ỏi khiến những đồn đãi đủ kiểu sai lạc lan truyền vô tội vạ, người nghe chẳng biết đâu mà lần.

Trọng tâm bài viết này nhằm làm rõ quá trình lập nghiệp của gia tộc Hui-Bon-Hoa. Hy vọng qua câu chuyện về một dòng họ Ba Tàu, có thể giúp người đọc hiểu thêm phần nào những đóng góp của người Tàu ở miền Nam[2].

6/10/18

12 lợi-ích tuyệt-vời của việc kiên-trì đi-bộ mỗi ngày


Chân khỏe, toàn thân khỏe (Ảnh: Internet)

Tục ngữ có câu, người già chân già trước. Lý do là vì 2/3 cơ thịt trong cơ thể đều tập trung ở nửa thân dưới, sức khỏe của đôi chân chính liên quan trực tiếp đến tình trạng  toàn thân. Đi bộ thong thả từng bước chắc chắn có công hiệu chống lão hóa rất thần kỳ.

Theo báo cáo trên The New England Journal of Medicine, một tuần đi bộ trên 3 giờ, có thể giảm 35% đến 40% nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

6/8/18

Nghịch Lý Về Đặc Khu Kinh Tế

Nguyễn Quang Dy

Gần đây, dư luận quan tâm và tranh cãi nhiều về dự luật “đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt” (gọi tắt là “đặc khu kinh tế”) sắp được Quốc Hội “bấm nút” thông qua. Dự kiến ba đặc khu kinh tế đầu tiên là Vân Đồn (Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (Khánh Hòa), Phú Quốc (Kiên Giang) có kinh phí đầu tư là 1.570.000 tỉ VNĐ (tính đến năm 2030). Tuy không phản đối khái niệm “đặc khu kinh tế” (special economic zone) và chưa biết họ lấy tiền từ đâu để đầu tư nhưng tôi không ủng hộ ba đặc khu kinh tế nói trên, vì các lý do sau.

Bối cảnh

Tuy đối với các nước có nền kinh tế chuyển đổi (như Việt Nam), đặc khu kinh tế vẫn là một mô hình phát triển hấp dẫn, nhưng dường như đã lỗi thời và có nhiều bài học thất bại. Nó đòi hỏi những điều kiện nhất định, vì vấn đề không phải là làm cái gì (what) mà là làm thế nào (how). Mọi chuyện đều có thể, nhưng “sai một ly đi một dặm”. Nếu đủ điều kiện và phát triển đúng hướng/đúng cách, nó có thể là đòn bẩy kinh tế và đầu tàu phát triển (như Thâm Quyến). Dubai là một bài học thành công mà nhiều nước khác muốn bắt chước. Nhiều người Việt đã từng mơ ước biến Chu Lai thành Dubai của Việt Nam, hay biến Phú Quốc thành Singapore của Việt Nam. Singapore thành công vì có Lý Quang Diệu (Việt Nam không có). Dubai thành công vì không có yếu tố Trung Quốc (Việt Nam có quá nhiều).

6/7/18

Đỗ Quyên

Bấm chuột trái vào mũi tên xéo bên gốc phải hoặc dấu + bên dưới để mở lớn