9/16/23

Trung Quốc : Mặc trang phục « làm tổn hại tinh thần dân tộc » có thể bị kết án.

RFI tiếng Việt, trích tạp chí đặc biệt - ngày 16.09.2023  

Nghe phần âm thanh:


Chính phủ Trung Quốc dự định sửa đổi luật an ninh công cộng : những bình luận, những bộ trang phục hay biểu tượng « làm suy yếu » hoặc có thể « làm tổn hại tinh thần dân tộc » có thể bị kết án hình sự. Theo đài France 24, nếu dự luật được Quốc Hội Trung Quốc thông qua, những ai vi phạm có thể sẽ bị giam giữ 2 tuần hoặc phải nộp khoản tiền phạt tương đương vài trăm đô la.

(Ảnh minh họa) - Hai người phụ nữ Trung Quốc trong trang phục truyền thống Kimono của Nhật Bản chụp ảnh lưu niệm tại công viên Yuyuantan ở Bắc Kinh, ngày 30/09/2019 nhân lễ hội hoa anh đào. AP - Andy Wong

Thông tín viên Stéphane Lagarde từ Trung Quốc gửi về bài tường trình :

« Rõ ràng, người dân Trung Quốc rất nhạy cảm và đảng Cộng Sản Trung Quốc muốn có ý định tấn công bất cứ điều gì có thể « làm tổn thương tình cảm dân tộc ». Dự luật này, hiện đang được đưa lên trang web của Quốc Hội để lấy ý kiến ​​công chúng, đã gây ra rất nhiều phản ứng trên các mạng xã hội.

Các luật sư đặc biệt lo ngại về nguy cơ « chệch hướng, lạm dụng tùy tiện » do có một số điều mơ hồ. Theo các chuyên gia và bloggeur, dự luật này trên thực tế là nhằm kết tội hình sự bất cứ điều gì có thể gây tổn hại đến điều họ xem là « tình cảm của đất nước » hay « tinh thần dân tộc », những khái niệm vừa mơ hồ vừa mang tính bao quát rất rộng.

Trên tài khoản Twitter (được Reuters trích dẫn), Tong Zhiwei, chuyên gia luật hiến định tại Đại học Khoa học Chính trị Hoa Đông, đặt câu hỏi : Ai sẽ khẳng định điều gì thuộc về « tinh thần dân tộc Trung Quốc » ? Và theo những thủ tục gì ?

Năm ngoái, một người phụ nữ Trung Quốc mặc kimono (trang phục truyền thống Nhật Bản), đang đi trên đường thì bị cảnh sát bắt giữ. Cảnh sát Trung Quốc, giống như những người làm công tác kiểm duyệt, đôi khi không cập nhật các xu hướng thời trang.

Cách nay vài ngày, một số người Trung Quốc mặc trang phục nhà Đường bị ngăn vào một công viên ở thành phố Vũ Hán. Những nhân viên bảo vệ ở đó đã nhầm tưởng là những chiếc ô, dù cầm tay và trang phục của những người này là trang phục Nhật Bản, kiểu trang phục có thể xúc phạm tới « tinh thần dân tộc » Trung Quốc ».

Dự luật được đưa ra « lấy ý dân » đến hết ngày 30/09/2023, nhưng hiện giờ đang vấp phải sự chỉ trích mạnh mẽ từ công luận. Nhật báo Hồng Kông South China Morning Post, được France 24 trích dẫn, cho biết chỉ trong một tuần, đã có tới 70.000 người đưa ra ý kiến, đa phần là phản đối dự luật. Một số phương tiện truyền thông Nhà nước bảo thủ, thậm chí còn yêu cầu chính phủ giải thích, điều mà nhà nghiên cứu về Trung Quốc, Marc Lanteigne, tại Na Uy cho là khá hiếm xảy ra tại Trung Quốc.

Đây không phải lần đầu tiên chính quyền Trung Quốc lợi dụng những điều mơ hồ để dễ bề kiểm duyệt. Thế nhưng, lần này theo ông Ho Ting “Bosco” Hung, chuyên gia về Trung Quốc tại Nhóm Nghiên cứu An ninh Quốc tế Verona (ITSS Verona), việc chính quyền « động chạm » đến trang phục - một khía cạnh thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày - khiến người dân lo sợ rằng, chẳng hạn, mặc những bộ quần áo nhập khẩu từ nước ngoài đến công sở sẽ bị quy tội. Ông Ho Ting “Bosco” Hung, nhắc lại : « Từ những năm 1980 đã có một kiểu thỏa hiệp quốc gia ngầm, theo đó Nhà nước không can thiệp vào cách ăn mặc của người dân ».

Một luật sư nói đến lực lượng « cảnh sát đạo đức », liên hệ đến những vụ việc đau lòng tại Iran hoặc Afghanistan, liên quan đến những quy định khắc nghiệt về trang phục của phụ nữ Hồi giáo.

Ngỡ Ngàng với Động cơ tí hon của Mercedes gây chấn động toàn bộ ngành cô...

9/15/23

Em Bước Vào Thu

 

Em bước vào Thu, như vào mộng,
Cây lá chung quanh, một sắc vàng.
Nắng vẫn chờ em ngoài cửa động,
Sao chân ngập ngừng… em hoang mang?

Em bước vào Thu, chiều hư ảo,
Thảm cỏ nằm, tương tư mầu xanh.
Khu vườn nhớ mùi hương thạch thảo,
Chiếc lá đầu cành, rơi rất nhanh!


Em vào Thu, giẫm trên xác lá,
Có nghe vụn vỡ, tiếng giòn tan!
Âm thầm chịu đau thương tàn tạ,
Làm sao em biết, lá thở than?

Em bước vào Thu, rừng nức nở,
Thoảng nghe tiếng chim kêu lạc đàn!
Trong chòm lá, nai vàng bỡ ngỡ…
Đầu cành mắt lệ, giọt sương tan!

Em bước vào Thu, trăng sắp rụng,
Thời gian đậu trên cánh phong lan.
Như mây phù du… Em sao biết
Thu vừa đến, là Thu sắp tàn!

Em vào Thu nghe gió thở dài.
Vàng Thu rực rỡ, để tàn phai!
Ngọn đèn bừng sáng, khi gần tắt,
Còn gì lưu luyến để ngày mai! (?)

 

 Trần Quốc Bảo

                 Richmond, Virginia

9/14/23

Alibaba ra mắt mô hình AI Tongyi Qianwen *

Tracy Qu (Thượng Hải), ngày 13.09.2023 SCMP

Alibaba ra mắt mô hình AI (Artificial intelligence) Tongyi Qianwen ra công chúng để cạnh tranh với Baidu, Tencent và các công ty công nghệ lớn khác của Trung Quốc.

    Tập đoàn Alibaba đã công bố mô hình ngôn ngữ lớn (LLM large language model), Tongyi Qianwen, sẽ được tích hợp trên các chức năng kinh doanh của Alibaba. Theo tuyên bố của công ty, khách hàng cũng sẽ được cấp quyền truy cập vào chương trình song ngữ này, có khả năng sử dụng tiếng Anh và tiếng Trung.

  • Logo Tongyi Qianwen nhìn thấy trên màn hình điện thoại thông minh. Ảnh: Shutterstock

  • Đơn vị điện toán đám mây của Tập đoàn Alibaba Group đã ra mắt công chúng mô hình ngôn ngữ lớn (LLM = large language model)Tongyi Qianwen, sau một loạt động thái tương tự của các công ty công nghệ địa phương khác đã nhận được sự chấp thuận của chính phủ để triển khai các dịch vụ thương mại giống ChatGPT .


  • Trong một bài báo đăng trên WeChat hôm thứ Tư, Tập đoàn Alibaba cho biết họ nhằm mục đích “để mọi người bình thường và doanh nghiệp được hưởng lợi từ LLM”, công nghệ làm nền tảng cho các chatbot trí tuệ nhân tạo (AI) tiên tiến như ChatGPT của OpenAI. Alibaba Cloud đã bắt đầu thử nghiệm beta Tongyi Qianwen vào tháng 4. Kể từ đó, Alibaba Cloud đã hợp tác với các đơn vị khác của Alibaba, chẳng hạn như nền tảng thương mại điện tử Taobao và công cụ truyền thông công việc DingTalk, cũng như các công ty bên ngoài như thương hiệu điện thoại thông minh Oppo, để đào tạo LLM của riêng họ hoặc phát triển ứng dụng dựa trên Tongyi Qianwen, Alibaba Cloud cho biết.

    Chính phủ Trung Quốc vào cuối tháng 8 đã dỡ bỏ sự kiểm soát chặt chẽ đối với các đối thủ ChatGPT đầy tham vọng của đất nước, bật đèn xanh cho một số dịch vụ AI tổng quát sẽ được phát hành ra công chúng tại một thị trường đông đúc, nơi ChatGPT và Bard của Google chưa có mặt chính thức . Nó diễn ra hai tuần sau khi chính quyền ban hành các quy định quốc gia về công nghệ.

    Các dịch vụ được phê duyệt bao gồm Ernie Bot của gã khổng lồ tìm kiếm internet Baidu, cũng như các dịch vụ từ chuyên gia AI SenseTime, liên doanh mới Baichuan của người sáng lập Sogou Wang Xiaochuan và công ty khởi nghiệp Zhipu AI được nhà nước hậu thuẫn, cùng nhiều dịch vụ khác. 

    Gã khổng lồ về trò chơi điện tử và truyền thông xã hội Trung Quốc Tencent Holdings cũng đã ra mắt mô hình nền tảng AI Hunyuan vào tuần trước.

  • Tập đoàn Alibaba đang nâng AI lên một trong hai trọng tâm chiến lược chính của mình , theo một lá thư nội bộ gửi cho nhân viên vào thứ Ba bởi Giám đốc điều hành mới Eddie Wu Yongming, người vào Chủ nhật cũng đã đảm nhận vị trí người đứng đầu Alibaba Cloud khi cựu chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành tập đoàn Daniel Zhang Yong bất ngờ từ bỏ vai trò của mình tại đơn vị đám mây.

  • Wu viết: “Trong thập kỷ tới, tác nhân thay đổi quan trọng nhất sẽ là sự gián đoạn do AI mang lại trên tất cả các lĩnh vực”.

  • Alibaba Cloud, dự kiến ​​sẽ tách thành một công ty độc lập, niêm yết công khai vào năm tới theo kế hoạch tái cơ cấu sâu rộng của công ty mẹ, đã chứng kiến ​​những thay đổi nhân sự đáng kể trong những tháng gần đây.

    Theo những người quen thuộc với vấn đề này, Wang Jian, người sáng lập Alibaba Cloud và được coi là người đặt nền móng công nghệ cho sự nổi lên của Alibaba như một gã khổng lồ thương mại điện tử, đã trở lại làm nhân viên chính thức vào tháng 5.

Chu Cảnh Nhân, người từng giữ chức phó giám đốc viện nghiên cứu nội bộ Học viện Damo của Alibaba, đã được bổ nhiệm làm giám đốc công nghệ tại Alibaba Cloud vào tháng 12, cùng thời điểm Zhang trở thành quyền chủ tịch đơn vị.

 *Tongyi qianwen=通義千問 (giản thể >通义千问), Hán Việt: thông nghĩa thiên vấn. Nghĩa : thông hiểu ý nghĩa của hàng ngàn câu hỏi.

Bài liên QuanAlibaba rolls out ChatGPT rival, Tongyi Qianwen, for its business apps

Khoa học đã tìm ra cách đánh thức con mắt thứ 3 của con người?

Khoa học đã tìm ra cách đánh thức con mắt thứ 3 của con người?

Người ta luôn nói đôi mắt là cửa sổ tâm hồn. Sẽ ra sao nếu như một ngày bạn phát hiện ra mình có đến tận 3 cái “cửa sổ”?
Giới khoa học đã nhận biết được rằng, ở bên trong hộp sọ của con người còn có một con mắt. Hàng loạt những cuộc nghiên cứu giải phẫu não và thuyết phôi học hiện đại đã được tiến hành. Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng, thể tùng bên trong bên trong não bộ chính là nơi chứa con mắt thứ 3 bí ẩn. Trên thực tế, trong giới tu luyện luôn có cách nói “mở thiên nhãn”, và cũng thừa nhận loại hiện tượng này là thực sự tồn tại. Cho dù là một số hiện tượng được xem là “công năng đặc dị” vẫn không hoàn toàn được các nhà khoa học hiện nay nhận biết rõ ràng, nhưng con người đối với nghiên cứu về công năng (khả năng đặc biệt) trước giờ chưa từng từ bỏ.
Trong tác phẩm Biển Thước liệt truyền của “sử ký” có ghi chép rằng Biển Thước có khả năng “nhìn được màu sắc bên trong nội tạng của con người”. Trong Thái bình thiên quốc sử có ghi chép về công năng đặc dị của Hồng Tú Toàn, khả năng này của ông xuất hiện sau cơn bệnh nặng hơn 40 ngày, phạm vi chữa bệnh của ông bao gồm bại liệt và tai điếc, có thể “nhìn mặt là khỏi”, những ghi chép này cũng chứng sự tồn tại của công năng đặc dị từ cổ xưa.

Con mắt thứ 3 – Thể tùng quả
Một bài báo trên trạng mạng của tạp chí Nature Mỹ có nhắc đến, một loại cá hang mù chính là lợi dụng thể tùng quả trong não bộ để “nhìn” thế giới bên ngoài. Một loại cá tên là Astyanaxmexicanus, còn gọi là cá hang mù Mexico hoặc cá không mắt, vì không có kết cấu mắt hoàn chỉnh, các nhà khoa học luôn cho rằng chúng không thể nhìn thấy mọi vật. Nhưng trong một tình huống ngẫu nhiên, các nhà nghiên cứu của Đại Học Maryland phát hiện cá hang mù Mexico có phản ứng với ánh sáng. Điều này khiến các nhà nghiên cứu vô cùng ngạc nhiên. Thông qua thử nghiệm thực tế, các nhà nghiên cứu phát hiện, cá hang mù lợi dụng thể tùng quả của chúng để nhìn. Sau khi các nhà nghiên cứu cắt bỏ thể tùng quả của chúng, phát hiện cá hang mù không còn phản ứng với ánh sáng nữa.

Con người có con mắt thứ ba, điều này đã được các nhà khoa học chứng thực. Các nhà khoa học thông qua nghiên cứu giải phẫu não bộ và thuyết phôi học hiện đại phát hiện ra rằng, trong thể tùng của não bộ, chính là nơi chứa con mắt thứ ba thần bí. Ở phía trước thể tùng quả có một loại từ trường, nó có thể hội tụ các tia chiếu, và có tác dụng quét hình ảnh. Chuyên gia sắc tố thị giác nước Anh Jim Pomarknói rằng: “Càng ngày càng nhiều chứng cứ cho thấy, thể tùng quả của một số động vật có thể đóng vai trò tương tự con mắt, nghiên cứu này đã trực tiếp chứng thực điều này.”
Các nghiên cứu ngày nay đã phát hiện, thể tùng quả không chỉ có cơ sở cấu trúc cảm quang, mà còn có hệ thống truyền tín hiệu cảm quang, với đầy đủ sắc tố võng mạc. Đôi mắt bình thường của con người chỉ là ống kính của máy ảnh, có vai trò hội tụ, tập trung các tia sáng. Thể tùng quả phát triển hơn trong thời thơ ấu, thông thường sau 7 tuổi nó bắt đầu biến hóa, rút nhỏ và không ngừng thoái hóa theo sự tăng trưởng của độ tuổi.

Con mắt thứ 3 là có thật?
Các giải phẫu y học phương Tây hiện đại phát hiện rằng vị trí của thể tùng quả trùng khớp với vị trí của thiên nhãn (tức con mắt thứ ba/ Third Eye) mà những người tu luyện miêu tả. Rất nhiều học thuyết tu luyện cho rằng, tuy mọi người đều có con mắt thứ ba, nhưng mà, không phải ai cũng có thể khai mở con mắt này. Đối với đa số người mà nói, chỉ có thông qua tĩnh tâm, thiền định, luyện công, ngồi thiền, tĩnh hóa tâm linh, nâng cao phẩm hạnh bản thân v..v… để sau khi năng lượng bên trong cơ thể kích hoạt được sự thoái hóa của thể tùng quả, mới có thể phát huy công dụng, có lẽ sẽ khai mở được “con mắt thứ ba”.
Đến lúc đó mới có thể nắm bắt được những hình ảnh mà mắt thường không nhìn thấy, không cần thông qua sự dẫn truyền của đồng tử, thủy tinh thể, thần kinh thị giác, mà những thứ nhìn thấy sẽ trực tiếp biến thành hình ảnh bên trong não. Đây có lẽ chính là mở thiên nhãn mà những người tu luyện thường nói. Phần lớn con người đều tin rằng những sự vật mà đôi mắt thịt này nhìn thấy, đều gọi là mắt thấy là thật, cái không nhìn thấy thì không tin, thật ra trên thế giới đã có rất nhiều người, thông qua những phương pháp tu luyện thân thể như kể trên, khai mở được con mắt thứ ba của họ. Sau khi con mắt này được khai mở, họ mới thực sự hiểu được nhiều điều chân thực của thế giới, của vũ trụ, và cũng nhận ra đôi mắt thịt có năng lực vô cùng hạn chế.

Từ xa xưa, người phương Đông cổ đại thường cho rằng, năng lượng được phát ra từ một bộ phận trung tâm của con người và vùng trung tâm đó chính là "con mắt thứ ba". Hình ảnh con mắt thứ ba được thể hiện trên trán của các vị thần trong các tác phẩm điêu khắc cổ đại ở đền chùa Phật giáo. Người ta tin rằng, con mắt nhìn thấu mọi điều đã được Thượng đế ban tặng cho các vị thần để họ có những năng lực siêu phàm nhìn thấu những vật vô hình. Theo đạo Cao Đài, người tu hành khi đoạt được Pháp sẽ có thêm con mắt thứ ba và con mắt này được gọi là Huệ nhãn, sẽ thấy được cõi vô hình. Trong Yoga, việc luyện tập Marantha để có được một vài năng lực tâm linh thần bí như khai sáng được "con mắt thứ ba" mà người khác không có.

    Đọc thêm: Con mắt thứ ba

Người Ấn Độ thường chấm một điểm trên trán giữa hai con mắt để diễn tả con mắt thứ ba, chính là thần nhãn, để thấy được những gì mà hai con mắt trần vẫn nhìn mà không thể thấy được. Nhiều giả thuyết khác lại cho rằng, do từ thời xa xưa, Adam và Eva đã phạm luật thiên đàng nên hạch tuyến Pituitary và Pineal nằm ở khoảng giữa hai con mắt đã dần bị hạn chế khả năng nhìn nhận ánh sáng.

Tuy nhiên, theo nghiên cứu của một số nhà khoa học thì thông thường mỗi sinh vật có một con mắt thứ ba nằm ở trung tâm não có tên là tuyến tùng. Nó cảm nhận giống như một con mắt vì tuyến tùng phản ứng lại với những thay đổi của ánh sáng. Một khám phá gần đây cho thấy mắt thường cũng có thể sản xuất được chất melatonin, làm cho vai trò của tuyến tùng trong con người càng ít quan trọng hơn nữa.

Lobsang Rampa, một tăng sĩ nổi tiếng của Phật giáo Tây Tạng đã có viết một quyển sách "Con mắt thứ ba" (The Third Eye), trong đó miêu tả chi tiết về cách khai mở con mắt thứ ba, là con mắt trí tuệ, giúp cho hành giả thấy rõ được quá khứ và vị lai. Vị trí của con mắt thứ ba theo cách gọi của tử vi Trung Hoa, được gọi là nơi Ấn đường.

Theo Tiến sĩ Vitaly Pravdivstev đã thực hiện một số thử nghiệm và kết luận rằng, con mắt thứ ba này có thể tìm thấy ở thời kỳ phôi thai và sẽ mất đi khi thai nhi tiếp tục lớn lên. Nó chỉ để lại mấu trên não (epiphysis) ở tuyến yên phía trước tiểu não. Epiphysis có đặc điểm tương tự như mắt, chịu sự điều khiển của tuyến yên và nhãn cầu. Nó cũng có một thủy tinh thể và các chức năng cảm nhận màu sắc giống mắt. Trong quá trình tiến hoá hàng nghìn năm của con người, epiphysis từ kích cỡ bằng quả anh đào đã bị nhỏ đi bằng hạt đậu do thiếu hoạt động.

NBN Sưu Tầm