Showing posts with label Mỹ. Show all posts
Showing posts with label Mỹ. Show all posts

6/11/21

LẠM PHÁT LÀ SỨC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG!

Hoàng Ngọc Nguyên

 

Janet Yellen, phụ nữ đầu tiên cầm vận mệnh kinh tế Mỹ

                

Theo một thăm dò dư luận không chính thức gần đây của một cơ quan hữu thực vô danh, công luận vẫn quan tâm nhiều nhất đến COVID-19, cho dù tình hình kiểm soát đại dịch ở Mỹ nay được xem là khả quan nhất thế giới. Ngưởi đã chích ngửa có thể đang tự trách mình sao quá vội vàng, người chưa chích thì có thể đang rung đùi, ngâm nga: “Dục tốc bất đạt”.

Người dân xem chừng đã khá yên tâm, vui vẻ với tình hình kinh tế. Theo chương trình cứu trợ (American Rescue Plan) của Tổng thống Joe Biden ban hanh từ đầu tháng ba, những người cần tiền đã có tiền, thậm chí không cần cũng có; lao động cần việc làm nay cũng đã có việc làm; giới buôn bán và sản xuất cần khách hàng có khách hàng. Trợ cấp cho người thất nghiệp, cho trẻ em... đang khiến cho các cửa hàng siêu thị bao giờ cũng đông đúc, chen chúc... Những nét tổng quan đó về hiện tinh kinh tế chẳng thể phủ nhận được.

3/25/21

Suốt 17 năm ngủ vùi trong lòng đất, hàng tỷ con ve sầu chuẩn bị "trỗi dậy"

Suốt kỳ ngủ đông kéo dài tới 17 năm, các chuyên gia dự báo hàng tỷ con ve sầu Magicicada chuẩn bị "trỗi dậy".

Hàng tỷ con ve sầu đã trải qua kỳ ngủ đông kéo dài 17 năm dưới lòng đất, chuẩn bị "nổi dậy" trên khắp các khu vực rộng lớn ở miền đông nước Mỹ, kéo theo những tiếng ồn tới nhiều thị trấn và thành phố lớn.

Đó là loài ve sầu Magicicada - một loại côn trùng có mắt đỏ, thân đen, cánh màu cam. Chúng ở sâu dưới lòng đất, hút chất dinh dưỡng từ rễ cây để sinh trưởng. Nhưng khi đạt tuổi trưởng thành, chúng sẽ đồng loạt "trỗi dậy" lên mặt đất.

Dự kiến hàng tỷ con ve sầu Magicicada sẽ "trỗi dậy"

3/5/21

NỘI CHIẾN CHƯA NGÃ NGŨ!

NỘI CHIẾN CHƯA NGÃ NGŨ!

Hoàng Ngọc Nguyên


Hội nghị Bảo thủ Hành động Chính trị (CPAC - Conservative Political Action Conference) năm nay đã được nhóm trong bốn ngày cuối tháng hai, địa điểm là Orlando, Florida, nay là quê nhà mới của Donald Trump, và diễn viên chính đương nhiên cũng là Trump. Nếu chẳng phải vì Trump thì chẳng có thời và địa này. Trump đang làm đủ mọi cách để cho mọi người hiểu rằng ông nay đang tìm cách trở lại cho dù tai tiếng đầy mình. Và ông muốn nhấn mạnh đảng Cộng Hòa vẫn là đảng của Trump, nằm trong tay Trump. Nhất là giữa khi người ta đang nhìn đến “di sản” của ông sau khi Tối cao Pháp viện đưa ra phán quyết bắt ông phải giao nộp hồ sơ thuế cho tòa án ở New York liên quan đến vụ án tham nhũng, lươn lẹo của Trump Organization.

2/25/21

Ông ‘Mattress Mack,’ người mở rộng vòng tay đón hàng ngàn dân Houston tránh rét

Cát Linh/Người Việt (tường trình từ Houston, Texas)HOUSTON, Texas (NV) – 
Trận bão tuyết lịch sử chưa từng có trong 150 năm qua dẫn đến tình trạng mất điện, nhiệt độ xuống âm độ C, băng giá, đẩy hàng triệu người dân Texas vào hoàn cảnh khốn khổ của thiên tai. Giữa lúc đó, hai cửa hàng nội thất của ông “Mattress Mack,” một doanh nhân ở Houston, trở thành nơi trú ẩn cho hàng trăm người cần giúp đỡ.

“Showroom” hơn 100 ngàn sq ft trở thành phòng ăn, phòng ngủ

Cửa hàng nội thất Gallery Furniture nằm ở North Freeway, vào sáng Thứ Năm, 18 Tháng Hai, rất đông “khách” vô ra. Nhưng đặc biệt, đây không phải là khách đến để mua nội thất. Họ là những người người vô gia cư, không may mắn đủ ấm trong trận bão mùa Đông lịch sử của Texas. Cái lạnh dưới âm độ C làm cho “căn nhà” của họ dưới chân cầu, hay công viên nào đó, không còn an toàn nữa. Do đó, họ đến Gallery Furniture, nơi đang mở rộng cửa đón họ vào trú ẩn. Tại đây, không những họ có nơi ngủ đàng hoàng, ấm áp, mà thức ăn, nước uống cũng được chuẩn bị đầy đủ.

Ông James Franklin McIngvale, được mọi người gọi với tên thân mật là ông “Mattress Mack.” (Hình: Cát Linh/NgưViệt)

2/23/21

Mỹ: Truyền thông Việt Ngữ Quận Cam trong cơn bão tin giả

Thanh Phương -RFI- ngày 22.02.2021

Có thể nói cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ, đặc biệt là tại Quận Cam (Orange County), bang California, giống như là một nước Việt Nam thu nhỏ. Những người sống ở những khu vực như Little Saigon không cần biết tiếng Anh mà họ vẫn có thể biết tin tức thời sự cộng đồng, Hoa Kỳ và quốc tế qua vô số các đài phát thanh, truyền hình phát 24 giờ/24, và qua một số báo giấy vẫn còn tồn tại.

Nghe phần âm thanh:

2/18/21

Châu Mỹ Latinh : Trận địa đầu tiên cho Biden trong cuộc đọ sức với Trung Quốc

 Minh Anh -RFI- ngày 18-02-2021

Một mô hình vệ tinh của Venezuela do Trung Quốc thiết kế. AP - Howard Yanes

Học thuyết Monroe năm 1823 và chính sách Big Stick của Theodore Roosevelt năm 1904 đã cho phép nước Mỹ tạo dựng một vùng ảnh hưởng rộng lớn từ hơn một thế kỷ qua : Châu Mỹ Latinh. Nhưng từ hai thập niên nay, khu vực này trở thành địa bàn đối đầu chiến lược quan trọng giữa Mỹ và Trung Quốc. Theo giới quan sát, Hoa Kỳ sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc ngăn chận Trung Quốc ngay tại sân sau nhà mình.
(Nghe phần âm thanh bên dưới)

Nhà nghiên cứu Christophe Ventura, giám đốc nghiên cứu Viện Quan hệ Quốc tế và Chiến lược (IRIS), trong một chương trình Địa Chính Trị của đài RFI đưa ra một nhận định cay đắng : Đà ảnh hưởng của Trung Quốc tại châu Mỹ Latinh gia tăng « không gì cưỡng lại được » và « không thể lay chuyển được ».

1/30/21

HẾT THUỐC CHỮA?

 Hoàng Ngọc Nguyên



Cộng Hòa Thập nhân bang

Cuối cùng ngày 24-1, Hạ Viện Mỹ đã chuyển hồ sơ luận tội cựu Tổng thống Donald Trump qua Thượng Viện để nơi này, với vai trò bồi thẩm đoàn, kết luận về tội trạng và quyết định có truất bãi Trump hay không. Thượng Viện sẽ bắt đầu phiên tòa vào ngày 8-2! Như mọi người đều biết, để Thượng Viện chuẩn thuận việc luận tội này, cần có túc số 67 phiếu thuận, tức phải có 17 thượng nghị sĩ Cộng Hòa sẵn sàng bỏ phiếu chống Trump. Thượng nghị sĩ Mitt Romney của Utah đã nói Donald Trump cần bị kết tội, nhưng một Thượng nghị sĩ cũng Cộng Hòa là Marco Rubio của tiểu bang Florida, nay là quê nhà của Trump, thì cho rằng phiên tòa này là “ngu xuẩn”. Đảng Dân Chủ thì cương quyết đi tới. Tồng thống Biden đã nói rõ cần phải kết án Trump, và ông không ngại phiên tòa này có thể làm chậm việc tiến hành chương trình hành động của ông. Câu hỏi đặt ra là do nay Trump đã đi, luận tội ông ta làm gì?

Chúng ta cũng đã biết trong biến cố 6-1, đã có ít nhất 10 thượng nghị sĩ Cộng Hòa và hơn trăm dân biểu Cộng Hòa, đương nhiên tất cả đều được xem là “cuồng Trump”, đã mưu định chống lại kết quả bầu cử mà Phó Tổng thống Mike Pence công bố tại Capitol Hill – nơi xảy ra bạo loạn, là nguồn gốc của việc luận tội Trump hiện nay. Hai thượng nghị sĩ Ted Cruz (Texas) và Josh Hawley (Missouri) nay đang nổi bật trong đảng, nhất là Ted Cruz từ khi ông ta để râu rất khó coi chỉ để cho biết ông ta nhất quyết theo Trump. Thêm một người không sạch sẽ khác là Rand Paul (Kentucky). Hôm 26-2, ông ta đòi Thượng Viện biểu quyết xem luận tội Trump có “vi hiến” hay không. Rand Paul là người đứng đầu phái tà đạo “Libertarian”. Đương nhiên nay họ chống lại việc luận tội, với lý do Biden mới lên, đảng Dân Chủ mới nắm đa số, cần thời gian thu phục nhân tâm, và phải tỏ thiện chí thỏa hiệp, “hòa hợp hòa giải” với đảng Cộng Hòa đối lập bằng cách đừng đụng tới Trump. Hơn nữa, Biden cần tập trung vào việc triển khai đường lối xóa bỏ di sản của Donald Trump. Rất nhiều chính sách mới của Biden được thực hiện qua hàng loạt “sắc lệnh định hành pháp”, đang gây nhiều tranh cãi, như ngưng trục xuất di dân, ngưng xây tường, quân đội không xét “tính chuyển giới”, mở lại thị trường bảo hiểm Obamacare trên mạng, gia nhập trở lại Hiệp ước quốc tế về thay đổi khí hậu Paris... Để được sự hợp tác của Cộng Hoà, Biden phải sẵn sàng “quên quá khứ và hướng về tương lai”.

Kiếm ra được 17 phiếu Cộng Hòa hầu như là một “mission impossible” của người Dân Chủ. Ngày 26-1, Thượng Viện bỏ phiếu 55 thuận, 45 chống việc họp luận tội. Năm người Cộng Hòa đứng về phía Dân Chủ là những khuôn mặt quen thuộc: Mitt Romney, Ben Sasse, Patt Toomey, Lisa Murkowski, Susan Collins... Nhưng đến 45 người Cộng Hòa còn lại quyết chống đến kỳ cùng việc đưa Trump ra phân xử. Ngay cả Mitch McConnell cũng không dám làm điều gì ngoạn mục. Ông không còn sợ Trump nữa, nhưng phải giữ ghế bằng cách bảo vệ sự “đoàn kết” trong đảng.

Có thể nói người Cộng Hòa nói chung sợ “dứt giây động rừng”. Nay Trump đã đi rồi, các nhà dân cử Cộng Hòa có thể cũng chẳng lưu luyến gì, bởi vì trong thâm tâm, phần lớn hẳn phải biết ông cựu tổng thống này là người thế nào, từ tư cách đến sự liêm chính... Nhất là có tin ông ta đang đe dọa sẽ lập ra một đảng riêng của ông, một đảng Cộng Hòa theo Trump, như lời thằng con trai nói. Sợ các nhà dân cử “hiểu lầm” mà mạnh dạn bỏ phiếu truất bãi, Trump đã phải lên tiếng nói mình vẫn là người Cộng Hòa và đang có kế hoạch đi vận động cho các ứng cử viên của đảng trong bầu cử năm 2022 (chủ yếu là cho các con và dâu của mình).

Trump vẫn coi số phiếu ông ta đạt được trong bầu cử 74.2 triệu là chưa đủ vì “bầu cử gian lận”, nhưng chính con số này đã khiến cho các nhà dân cử Cộng Hòa hiện nay vừa sợ Trump vừa cần Trump mà không dám bỏ Trump. Trump được khoảng 47.6% số phiếu của người đi bầu, và con số 74.2 triệu tương đương với sự ủng hộ của khoảng 33% dân số trên 18 tuổi. Khá phù hợp với các kết quả thăm dò cho thấy ông ta được khoảng 35% người dân ủng hộ vững chắc (thay cho chữ “cầm chuông”). Hầu như tất cả cử tri Cộng Hòa bỏ phiếu – nô nức bỏ phiếu - cho Trump. Không phải vì Trump là Cộng Hòa mà vì Trump là Trump. Như vậy, nhà dân cử nào dám bỏ Trump?

Khi nhìn đến đám đông bạo loạn tấn công vào tòa nhà Quốc Hội Mỹ vào ngày 6-1 bất kể luật pháp và lực lượng bảo vệ an ninh, đồng thời quần chúng cuồng Trump cũng xuống đường khắp các tiểu bang trên nước Mỹ, nhiều phần tử còn có vũ trang, để phủ nhận kết quả bầu cử, những dân biểu và thượng nghị sĩ Cộng Hòa đều phải nghĩ lại và hiểu mình ở thế “khó xử”: về lý, tức lẽ phải và công bằng, Trump phải ra tòa trả lời cho những tội trạng của mình; về tình, nếu không nghĩ đến ý nghĩa của con số 74 triệu này thì năm tới kiếm phiếu ở đâu.

Cái hỏng của chính trị và dân chủ thời nay chính là thế. Người dân cử chỉ biết có cử tri của mình. Bởi thế mà một bà dân biểu Cộng Hòa tân cử, Marjorie Taylor Greene, thuộc tiểu bang Georgia có một quần chúng cực hữu bạch chủng thượng tôn mạnh, đang bị điều tra vì lên tiếng cổ vũ phải xử tử những người lãnh đạo đảng Dân Chủ. Bà Greene này, một người đi lên từ môn phái bạo lực cực hữu QAnon, chống Hồi, chống “người ngoài” (alien), chống người gốc Do Thái, đã nói “cho một phát vào đầu là xong” (a bullet to the head would be quicker). Đầu đây là đầu của bà Nancy Pelosi (Đó là lý do trong khi bà chủ tịch đang điều khiển họp khoáng đại của Hạ Viện luận tội Donald Trump, thỉnh thoảng bà lại sờ đầu). Điều thú vị là ở tiểu bang da trắng cực hữu này, Biden bất ngờ thắng Trump trong đường tơ kẻ tóc, và hai ghế thượng viện của Georgia cũng rơi vào hai người Dân Chủ trong bầu cử ngày 6-1 vừa qua. Đó chính là một cảnh báo về cận ảnh an ninh quốc gia và chính trị bất ổn của nước Mỹ: sự nổi dậy của người da trắng sẽ gặp đối kháng mãnh liệt từ quần chúng da đen, Latino, Mỹ gốc Á... hợp quần gây sức mạnh. Nội chiến đến nơi?

Một người làm chính trị thường phải hành động vì lợi ích của bốn đối tượng: đất nước (quốc gia hay tiểu bang), người dân (cử tri của đảng hay toàn dân), chính đảng (là sự lựa chọn cái áo mình mặc), và cá nhân. Đúng là một sự lựa chọn có khi cực kỳ khó khăn, đòi hỏi nhiều suy nghĩ, cân nhắc. Trường hợp lý tưởng là tất cả những lợi ích này tương hợp, đồng thuận, nhưng trên đời này làm gì có chuyện lý tưởng như thế. Đất nước này ngay từ thời lập quốc hầu như đã luôn luôn có bao nhiêu chuyện mâu thuẫn đối kháng có tính nghiệp chướng.. Mâu thuẫn đối kháng giữa lợi ích quốc gia và lợi ích tiểu bang; lợi ích của những nhóm cử tri khác nhau và lợi ích toàn dân; quyền lợi của đảng và quyền lợi đất nước; sự đối nghịch giữa hai đảng đang làm cho đất nước không ngóc đầu lên được. Và chót hết là câu hỏi vì sự nghiệp chính trị, làm sao một nhà chính trị có thể thỏa hiệp được tất cả các lợi ích thường là mâu thuẫn đối kháng trên đây, và trong trường hợp phải chọn lựa, thì phải theo ai bỏ ai.

Câu trả lời đương nhiên là Me First hiểu theo cách đơn giản nhất, nghĩa là lá phiếu của cử tri bỏ cho mình, và trong trường hợp các nhà dân cử Cộng Hòa cụ thể chính là phiếu của cử tri cuồng Trump không thể thiếu được. Bởi vậy mà chúng ta mới nghe những lời chua xót từ Dân biểu Cộng Hòa Adam Zinlinger thuộc tiểu bang Illinois. Ông là thành viên Quốc Hội liên bang từ năm 2010, khi ông mới 32 tuổi. Nay ông đang nổi bật vì là một trong số mười dân biểu Cộng Hòa tán đồng lá phiếu Hạ Viện luận tội Trump. Ông cho rằng quyết định của ông phải luận tội Trump nay đang chấm dứt sự nghiệp của ông, nhưng ông không thể làm khác đi được vì đó là vấn đề lương tâm và liêm sỉ, là sự trung thực phải có nơi con người, nhất là người làm chính trị có trách nhiệm giáo dục, dẫn dắt quần chúng. Kết tội ông Trump vào tội phản nghịch (treason), xúi giục bạo loạn cướp chính quyền trong biến cố ngày 6-1 là vấn đề bảo vệ công lý và dân chủ của đất nước để cho chế độ vững mạnh.

Nhiều nhà quan sát chính trị thời nay đã nói rằng nền dân chủ Mỹ đang bị thách đố nghiêm trọng bởi vì, suy cho cùng, ngay chính những người có trách nhiệm nhiều nhất bảo vệ dân chủ (đảng phái chính trị và các nhà dân cử tiểu bang cũng như liên bang) lại tỏ ra tắc trách, vô ý thức và thiếu hiểu biết nhất. Khi phải đứng trước những chọn lựa có tính bắt buộc phải hành động thế nào, người ta đã chọn lựa “Me First” một cách dứt khoát – theo nghĩa quyền lực và tiền tài cho mình trên hết. Bởi vậy mà trong vụ án Donald Trump hiện nay, những người Cộng Hòa đã không dám nhìn thẳng vào tội trạng tày trời của Trump, đã không nghĩ đến nhu cầu phải chỉnh đốn nền dân chủ Mỹ, đã không nói chuyện hợp tác đoàn kết với phía Dân Chủ theo lời kêu gọi của tân Tổng thống Joe Biden. Họ đang bị kẹt trong một chủ nghĩa dân túy bảo thủ (conservative populism) mà khối quần chúng mà họ cần (phiếu) và sợ (khủng bố) chính là khối người “da trắng thượng đẳng” (white supremacists) chiếm tỷ lệ đến 35-40% trong tổng dân số nước Mỹ, trong đó đặc biệt có một thành phần đang muốn đấu tranh vũ trang như kiểu militia thời lập quốc, vùng dậy để cho thấy sức mạnh lấn át của bạch chủng trong xã hội và trong chính trị đa chủng, đa văn hóa này. Ngay tại Hạ Viện cũng có dân biểu Greene tiếng nói của nhóm QAnon, cổ vũ bạo lực súng đạn chống những người “phản bội nước Mỹ” trên mạng truyền thông xã hội. Những dân biểu Cộng Hòa vẫn giữ im lặng cho dù phía Dân Chủ đòi họ phải lên tiếng.

Những tin tức tân chính quyền đưa ra trong tuần lễ cuối tháng giêng chẳng có gì hay ho.

Bộ An ninh Nội địa ngày 27-1 đã đưa ra cảnh báo trong thời gian tới đây, có thể vài tuần, có thể vài tháng, những nhóm da trắng thượng đẳng có vũ trang sẽ mở ra những vụ khủng bố trên nhiều tiểu bang – nhất là ở những tiểu bang “chiến địa” có tranh chấp về chủng tộc. Ngày 6-1 là một cột mốc. Trước đây, ít người dám nghĩ có thể xảy ra chuyện có những người Mỹ dám tấn công và chiếm đóng Capitol Hill, và làm cho dân chủ Mỹ bị tê liệt. Nay thì tất cả mọi chuyện có thể xảy ra - kề cả nội chiến mini. Nạn khủng bố bạo lực nội địa đang có hướng gia tăng. Từng nhóm nhỏ “da trắng thượng đẳng” có vũ trang đang chờ chực cơ hội để quấy phá an bình xã hội, đang đe dọa một số nhà dân cử thuộc đảng Dân Chủ và cả một số người Cộng Hòa chống Trump. Ngày nay chẳng ai nói đến khủng bố đến từ bên ngoài nữa!

Chẳng những làm ngơ trước tội trạng của Trump cũng như không quan tâm gì đến những đe dọa khủng bố nội địa, Dân biểu Kevin McCarthy, chủ tịch khối thiểu số Cộng Hòa tại Hạ Viện, người từng lên tiếng nói Trump phải chịu trách nhiệm về vụ bạo động ngày 6-1, thì ngày 28-1, lại bay đi Florida chầu chực ông Trump. Đương nhiên, chẳng phải để thỉnh ý ông Trump về những vấn đề thời đại mà Cộng Hòa phải đưa vào cương lĩnh: chống COVID-19; giúp đỡ thành phần khó khăn và phục hồi kinh tế; tăng cường vai trò lành mạnh của Hoa Kỳ trên thế giới đứng trước một trật tự quốc tế mà Trump đã phá bỏ trong bốn năm qua. Cộng Hòa chẳng quan tâm đến những chuyện này, mà trong đầu Trump, người đưa ra thuyết “Cứu Lấy Nước Mỹ” (Save America) cũng chẳng có gì để nói. McCarthy gặp Trump là để cho thấy đảng Cộng Hòa vẫn là của ông ta, đứng sau lưng ông ta, và nay muốn ông trở lại... cùng để xin ông hợp tác (đừng phá những ứng cử viên Cộng Hòa không theo ông), ủng hộ để đảng Cộng Hòa giành lại thế đa số tại Hạ Viện và Thượng Viện trong bầu cử năm 2022. Tuy nhiên, Trump đã nhấn mạnh cần loại bỏ bà Liz Cheney, nhân vật thứ ba của đảng tại Hạ Viện – bà là một trong thập nhân bang chống ông. Dĩ nhiên, ông không hề “care” bà là con gái của Dick Cheney, cựu Phó Tổng thống nổi tiếng về chủ nghĩa bảo thủ trong tám năm dưới thời George W. Bush.

Bởi thế, người ta nói khi tiễn McCarthy ra cửa, Trump đứng xoa tay, xem chừng rất thỏa mãn. Ông ta nay cảm thấy chẳng những bình chân như vại mà còn ngây ngất về những thành công không tưởng được trong mục đích phá tan hoang nước Mỹ. Đảng Cộng Hòa xem vậy mà trung thành, vẫn là của ông, hay vẫn còn sợ ông, sau thử thách lịch sử ngày 6-1 vừa qua. Và nhanh chóng bị ru ngủ trong thuyết “Save America” để “Make America Great Again” của ông. Và đúng là ông nói đúng: quyền lực của tổng thống vô hạn. Ông chẳng có gì để sợ đảng Dân Chủ nữa. Bởi vậy, ông lập một Văn phòng Đại diện Cựu Tổng Thống nhằm “tiếp tục nghị sự chính trị” (political agenda) của ông - thực ra để tiếp tục quyên tiền... Bà Melania Trump cũng bắt chước, mở một văn phòng liên lạc, mục đích không phải để tranh đấu cho những người mẫu nước ngoài vào Mỹ không gặp may mắn như bà, có thể bị trục xuất, mà văn phòng này sẽ lo cho “quyền trẻ em”. Có lẽ bà cũng nghĩ ba năm nữa Trump tranh cử trở lại, bà phải có gì đó để vận động cho chồng.

Câu chuyện kể đến đây khiến cho chúng ta có thể ngao ngán: Hết thuốc chữa!

Cái gì hết thuốc? Đảng Cộng Hòa hay dân chủ Mỹ?

Trả lời an toàn nhất: Chắc chắn là cả hai!

1/26/21

Vì sao tổng thống Biden hủy bỏ Keystone XL?

25/01/2021
Jackhammer Nguyễn


Một quyết định hành pháp được tổng thống Biden ký trong những giờ đầu tiên nắm quyền là hủy bỏ dự án đường ống dẫn dầu Keystone XL (gọi tắt là Keystone), dẫn dầu thô từ Canada sang Mỹ.

Dự án Keystone là gì? Và tại sao nó lại trở thành chủ đề tranh cãi đến hàng chục năm nay? Các vấn đề môi trường lớn đến mức nào?

Keystone là gì?

Dự án Keystone được công ty năng lượng Canada TC Energy (TransCanada) đưa ra lần đầu tiên vào tháng 7 năm 2008, để vận chuyển dầu khai thác từ vùng cát dầu của tỉnh bang Alberta sang Mỹ.

Đường ống dẫn dầu xuyên quốc gia giữa Mỹ và Canada vốn đã có, nhưng dự án mới là một con đường tắt để vận chuyển nhiều hơn. Dự án dài khoảng 1700 dặm xuyên qua Alberta, Saskatchewan ở Canada và băng qua các tiểu bang Montana, South Dakota và Nebraska của Mỹ.
Đường ống Keystone XL Ảnh : Internet

Ngay sau khi dự án được công bố, các nhà bảo vệ môi trường Canada, dẫn đầu là bà Susan Casey-Lefkowitz bắt đầu cuộc vận động khổng lồ và dài hơi để phản đối. Có nhiều lý do họ đưa ra cho việc phản đối này: khai thác cát dầu sẽ tàn phá một vùng rừng lạnh mênh mông của Canada, rò rỉ từ đường ống sẽ hủy hoại nước ngầm của các nông dân Mỹ, khí thải từ việc chế biến này sẽ tăng lên rất nhiều.

Việc phản đối dự án, cho đến nay đã tập trung được hàng trăm nhóm khác nhau, các nhóm môi trường Mỹ và Canada, nông dân, thổ dân da đỏ,… và nhiều nhà khoa học, các nhóm bảo vệ hoang dã từ Texas đến Idaho…

Năm 2009, trong chuyến ra nước ngoài đầu tiên của mình đến Canada, tổng thống Obama đã được các nhà hoạt động môi trường vận động hủy bỏ dự án. Ông hứa là sẽ xem xét các quan ngại của họ.

Nhưng với sự vận động của các nhóm công nghiệp năng lượng, bộ ngoại giao Mỹ vẫn có khả năng đồng ý cấp giấy phép cho dự án. Các nhóm môi trường tiếp tục làm áp lực mạnh mẽ, mà đỉnh điểm là cuộc biểu tình trong hai tuần lễ của mùa hè năm 2011 xung quanh Tòa Bạch Ốc, dẫn đến việc bắt giữ khoảng 1200 người vì bất tuân dân sự.

Sau đó ít lâu có một cuộc biểu tình đến 12 ngàn người bao vây Tòa Bạch Ốc, đòi hủy bỏ dự án.

Các mạnh thường quân của tổng thống Obama, chỗ riêng tư và công khai, gây sức ép đòi ông hủy bỏ dự án.

Tháng 2/2013, vài ngày sau khi ông Obama bắt đầu nhiệm kỳ 2, khoảng 35 ngàn người biểu tình ở trung tâm Washington DC, phản đối dự án.

Tháng 11/2015, với sự đồng ý của cơ quan môi trường liên bang (EPA), tổng thống Obama tuyên bố chấm dứt dự án Keystone.

Bốn ngày sau khi lên cầm quyền, tổng thống Donald Trump đảo ngược quyết định của ông Obama.

Ông Trump bị các nhóm môi trường kiện và ông bị thua trong hai vụ, nhưng từng bước, với sự bãi bỏ nhiều quy định bảo vệ môi trường, ông Trump và các đồng minh thân hữu của các công ty năng lượng, lại phục hồi dần dự án Keystone, cho đến ngày 20/1/2021, nó bị tổng thống Biden chấm dứt.

Người dân tiểu bang South Dakota, Mỹ, biểu tình chống dự án Keystone XL hồi tháng 1/2019. Nguồn: AP

Môi trường, việc làm và thị trường

Muốn hiểu sự lo lắng cao độ của các nhóm môi trường, phải hiểu biết bản chất của cát dầu là gì. Đây không phải là dầu mỏ dưới dạng lỏng mà là dạng đặc có hình dáng, cấu trúc như những miếng nhựa trải đường, hay còn gọi là hắc ín. Tên tiếng Anh của nhiên liệu này là “bitumen”, một số tài liệu tiếng Việt trong nước viết là “bitum”.

Có hai cách vận chuyển nguyên liệu này, hoặc bằng xe tải hay xe lửa, khi mới đào lên. Thứ hai là sơ chế nó thành chất lỏng rồi chuyển bằng đường ống, như dự án Keystone mong muốn. Giá vận chuyển bằng đường ống rẻ hơn nhiều so với bằng đường bộ, và đó chính là lý do các công ty năng lượng nằng nặc vận động cho dự án.

Có hai điều đặc biệt nguy hiểm cho môi trường, phát sinh từ việc vận chuyển bitumen. Thứ nhất là nó nặng hơn dầu thô bình thường, khi bị rò rỉ sẽ chìm xuống nước, khó được tẩy rửa hơn so với dầu thô bình thường. Thứ hai là trong bitumen có nhiều chất rất độc, ăn mòn kim loại, hủy hoại nhanh chóng các đường ống dẫn.

Về mối nguy hiểm thứ nhất, người ta lo ngại rằng, đường ống Keystone sẽ hủy hoại bồn nước ngầm Ogallala nằm dưới lòng đất ở tiểu bang Nebraska và một số bang lân cận. Bồn nước ngầm này đang cung cấp nước uống cho hàng triệu người và tưới cho 30% đất đai nông nghiệp của Mỹ.

Về mối nguy hiểm thứ hai, hồi tháng 7/2010, giữa lúc các nhóm vận động hủy bỏ dự án đang giằng co với chính quyền Obama thì một vụ rò rỉ dầu chế biến từ bitumen xảy ra gần thành phố Kalamazoo, bang Michigan, của công ty Enbridge. Đường ống dẫn bị vỡ, tung ra hàng triệu gallon dầu bitumen. Hàng trăm người phải đi bệnh viện, và việc tẩy rửa sau đó tốn hàng tỷ Mỹ kim và nhiều năm kiện tụng, dàn xếp trong tòa án. Vụ rò rỉ này là vụ rò rỉ dầu lớn nhất trên đất liền trong lịch sử nước Mỹ.

Chính vụ Kalamazoo làm phong trào phản đối Keystone càng mạnh mẽ, kêu gọi được cả sự chú ý của những nhân vật cộng đồng như Đức Đạt Lai Lạt Ma, Đức Tổng giám mục Desmond Tutu…

Các nhóm thúc đẩy dự án đưa ra lý do là dự án khổng lồ này sẽ tạo nhiều công ăn việc làm. Theo TC Energy, nó sẽ tạo ra 119.000 công việc làm. Nhưng theo con số của Bộ Ngoại giao Mỹ được tổ chức bảo vệ môi trường Natural Resources Defense Council (NRDC, thành lập năm 1970) cho biết, có khoảng 2000 công việc được tạo nên trong 2 năm xây dựng, sau đó giảm xuống còn… 35.

Một lập luận nữa được những người ủng hộ dự án đưa ra là để cho nước Mỹ không phụ thuộc vào dầu nhập cảng từ các quốc gia không thân thiện như Venezuela, Iran. Nhưng theo tính toán của NRDC, phần lớn lượng dầu lọc từ bitumen của Keystone sẽ được xuất khẩu. Từ năm 2015 lệnh cấm xuất khẩu dầu thô của Mỹ đã bị dỡ bỏ vì thặng dư dầu khai thác từ công nghệ ép đá phiến (shale oil fracking). Ngoài ra các nguồn dầu rẻ tiền, dễ lọc cũng sẵn sàng hơn từ Brazil, Guyana, phát hiện trong những năm gần đây.

Canada là nguyên nhân chính

Nếu như việc hủy bỏ Keystone không ảnh hưởng đến an ninh năng lượng cũng như việc làm của Mỹ, thì nó có thể ảnh hưởng nhiều đến Canada, quốc gia xuất khẩu năng lượng nhiều nhất vào Mỹ và nền kinh tế của Canada phụ thuộc rất lớn vào việc xuất khẩu này, đặc biệt là tỉnh Alberta nơi có mỏ dầu bitumen.

Và đây không phải là lần đầu Canada gặp khó khăn vì nền kinh tế phụ thuộc xuất khẩu nguyên liệu này. Canada cũng đã từng phản đối việc cấm sử dụng chất asbestos có trong khoáng chất amiant, dùng làm chất cách nhiệt, giữ ấm trong nhà, vì Canada là nước sản xuất phần lớn khoáng chất này. Chất asbestos là chất gây ung thư phổi.

Cuộc gặp giữa hai lãnh đạo Mỹ và Canada là ông Biden – Trudeau sắp tới đây, được dự trù là sẽ bàn nhiều đến quyết định hủy bỏ dự án Keystone. Canada và Mỹ là hai đồng minh kinh tế và chính trị rất khắng khít.

Sau khi ông Biden ký sắc lệnh hủy dự án Keystone, có nhiều người sử dụng Facebook tiếng Việt đăng đàn phản đối hay chế giễu, trong đó có một nha sĩ ở Texas, là một ủng hộ viên nhiệt thành của ông Trump và cũng là một nhân vật cộng đồng người Việt ở đó.

Ông ta nói rằng quyết định của ông Biden giúp Tàu hưởng lợi, vì Canada sẽ ký kết khai thác dầu với Trung Cộng, mà không đưa ra dữ liệu nào củng cố nhận định của ông ta.

Có lẽ ông ta không hề biết rằng, hồi tháng 2/2020, khi dự án Keystone vẫn đang có triển vọng dưới thời ông Trump, một công ty Canada đã từng hủy bỏ dự án có tên Frontier Mine, khai thác bitumen ở Alberta, vì một lý do đơn giản: Giá dầu thấp, bán không có lời.

1/7/21

Các cựu Tổng thống Mỹ cùng phản ứng sau hỗn loạn tại Điện Capitol

 

© Lao Động Các cựu Tổng thống Mỹ (từ trái qua phải) Jimmy Carter, George H. W. Bush (đã qua đời), George W. Bush, Bill Clinton và Barack Obama trong một sự kiện ở Texas năm 2017. Ảnh: AFP.
Cả 4 cựu tổng thống Mỹ Barack Obama, George W. Bush, Bill Clinton và Jimmy Carter đều lên tiếng về vụ hỗn loạn ở Điện Capitol bằng những tuyên bố mạnh mẽ nhấn mạnh sự cần thiết của chuyển giao quyền lực hòa bình.

Cựu Tổng thống Barack Obama nói, "lịch sử sẽ ghi nhớ vụ bạo lực hôm nay tại Điện Capitol", đồng thời chỉ ra rằng, không chỉ ông mà nhiều người đều không bất ngờ với những diễn tiến đã xảy ra tại tòa nhà Quốc hội trong ngày Thượng viện và Hạ viện tổ chức phiên họp chung để chứng nhận kết quả bầu cử tổng thống Mỹ 2020 vào ngày 6.1.

Cựu Tổng thống của đảng Dân chủ cũng hối thúc các nhà lãnh đạo đảng Cộng hòa đưa ra lựa chọn đúng trong bối cảnh hỗn loạn vừa xảy ra. "Họ có thể tiếp tục đi con đường này và đốt cháy thêm những ngọn lửa đang hoành hành. Hoặc họ có thể lựa chọn thực tế và thực hiện những bước đầu tiên để dập lửa. Họ có thể chọn nước Mỹ" - ông Obama nói.

Cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush bày tỏ sự kinh hoàng trước những diễn biến xảy ra. Cựu Tổng thống của Đảng Cộng hòa nói rằng: "Đây là cách kết quả bầu cử tranh chấp ở một nước cộng hòa chuối (Banana republic - thuật ngữ khoa học chính trị dùng để chỉ quốc gia có nền chính trị bất ổn), không phải ở nước cộng hòa dân chủ của chúng ta".

Cựu Tổng thống Bush cũng cảnh báo, cuộc hỗn loạn "có thể gây tổn hại nghiêm trọng đến đất nước và danh tiếng của chúng ta", đồng thời kêu gọi mọi người "hãy để các quan chức do nhân dân bầu ra làm tròn nhiệm vụ của họ và đại diện cho tiếng nói của chúng ta trong hòa bình và an toàn".

Tương tự, cựu Tổng thống Bill Clinton - một đảng viên Đảng Dân chủ - gọi hiện trường vụ hỗn loạn ở tòa nhà Quốc hội Mỹ là "một cuộc tấn công chưa từng có với Quốc hội, hiến pháp và đất nước của chúng ta".

Ông Bill Clinton nhấn mạnh: "Cuộc bầu cử diễn ra tự do, việc kiểm phiếu diễn ra công bằng, kết quả là cuối cùng. Chúng ta phải hoàn tất chuyển giao quyền lực một cách hòa bình mà hiến pháp của chúng ta đã ủy quyền".


Lên tiếng về vụ hỗn loạn ở tòa nhà Quốc hội Mỹ ngày 6.1, cựu Tổng thống Mỹ Jimmy Carter, cũng là một thành viên Đảng Dân chủ, cho biết: “Đây là một thảm kịch quốc gia và không định hình đất nước chúng ta". Cựu Tổng thống Mỹ tin tưởng người dân có thể đoàn kết để vượt qua hỗn loạn để duy trì luật pháp. Ông mong muốn có giải pháp hòa bình có thể hàn gắn và hoàn tất việc chuyển giao quyền lực như trong suốt hơn 2 thế kỷ.

Tổng thống đắc cử Joe Biden và Tổng thống Donald Trump cũng đều đã lên tiếng sau vụ hỗn loạn ở tòa nhà Quốc hội Mỹ khi lưỡng viện họp kiểm phiếu đại cử tri chứng nhận kết quả bầu cử.

Đọc bài nguyên tác bản tin.

12/14/20

Kathrine Tai: Biểu tượng cứng rắn của thương mại Hoa Kỳ đối với Trung Quốc

Tú Anh - RFI ngày 14.12.2020


Thứ Hai 14/12/2020,tại Hoa Kỳ, đại cử tri đoàn chính thức hóa kết quả bầu cử tổng thống Mỹ. Trong số những nhân vật đã được tổng thống thứ 46 chọn vào chính quyền, có một phụ nữ được báo chí Mỹ nhiệt liệt khen ngợi: Bà Katherine Tai (Đới Kỳ), chuyên gia thương mại quốc tế, gốc Đài Loan, sẽ điều hành chính sách ngoại thương. Một tín hiệu cứng rắn trong cuộc chiến thương mại đối đầu giữa Washington và Bắc Kinh, theo nhận định của giới quan sát.


Một khi được Thượng Viện Mỹ chấp thuận, Katherine Tai ( Đới Kỳ), 45 tuổi, sẽ thay thế Robert Lighthizer ở chức vụ đại diện Thương Mại Mỹ, do Donald Trump bổ nhiệm từ năm 2017. Quyết định này mang ý nghĩa gì ? Katherine Tai bản lĩnh như thế nào ?

11/30/20

Nga và Do Thái độc diễn ở Trung Đông

11/17/20

Donald Trump Định Đảo Chính Bằng Mạng Xã Hội ?

Quốc Bảo, THDCDN (Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên)

Cái giá phải trả cho chủ nghĩa dân tuý không rẻ nhưng may còn có hiện tượng Trump để người ta nhận ra sự cẩn trọng cần thiết với mạng xã hội. Sớm hay muộn thế giới cũng phải cho ra đời bộ qui tắc ứng xử trên mạng xã hội để những tin tức giả, thuyết âm mưu và các cáo buộc vô căn cứ không còn tác yêu tác quái như hiện nay.



Không chấp nhận kết quả bầu cử tổng thống Mỹ ngày 3/11/2020, tổng thống đương nhiệm Trump đã liên tục lên Twitter tung ra các cáo buộc bầu cử gian lận. Cùng với việc sa thải Bộ trưởng bộ quốc phòng Mark Esper và bổ nhiệm Christopher Miller, Trump đang làm dấy lên sự lo ngại về đảo chính quân sự. Nhưng có nhiều khả năng, sự lo ngại đó là hơi quá. Điều cần cảnh giác với thế giới dân chủ là mạng xã hội, công cụ để trục lợi của các chính trị gia dân tuý.

Sau khi chia rẽ nước Mỹ nói chung và phần nào là cả thế giới nói chung, một cách trầm trọng, đến cuối đời, Trump cũng góp phần “hàn gắn” nước Mỹ và tặng cho thế giới dân chủ bài học quan trọng là cần cẩn trọng với mạng xã hội. Trump đã sa thải các nhân vật quan trọng trong Nhà Trắng theo phong cách “rất Trump”: Lên Twitter thông báo. Hôm rồi là Bộ trưởng quốc phòng Mark Esper. Sắp tới, có thể là các vị trí quan trọng khác trong nội các. Có nhiều khả năng, sẽ sớm thôi, những viên chức cao cấp bị sa thải sẽ chống lại sếp cũ của họ, theo cách không thể tệ hơn, cả về mặt con người lẫn pháp lý, và đó là cách những người có hiểu biết bảo vệ chính bản thân họ và cho nước Mỹ. Khi có cùng chung một mối lo sẽ tạo ra những đoàn kết không ngờ.

Trump đã sa thải Bộ trưởng quốc phòng Mỹ qua một thông báo ngắn trên Mạng xã hội Twitter.


Trump là một mối lo, một sự cảnh tỉnh hơn là một mối nguy thực sự về nhận thức và nguy cơ đảo chính. Chưa đến mức đó. Cảnh giác là cần thiết. Trong một thể chế dân chủ, đạo đức là giá trị cao nhất và là điều kiện bắt buộc để có thể tồn tại. Đạo đức đến từ giáo dục. Giáo dục đến từ niềm tin và tính chân thiện mỹ phổ quát của con người. Mất đi đạo đức, nền cộng hòa sẽ bị hủy hoại và chuyên chế sẽ lên ngôi.

Người ta liên tưởng với Trump, chủ nghĩa phát xít đang quay trở lại. Trump đang bình thường hóa sự độc tài là đúng. Nhưng không đủ. Trump chỉ mới manh nha điều đó. Phát xít và độc tài cần cả một quá trình xây dựng hình tượng trên một nền dân trí thấp cũng như sự thiếu vắng của đối lập chính trị. So với phát xít và độc tài, Trump chỉ hơn ở mạng xã hội, nhưng còn thua về bản lĩnh và uy quyền cần có của một tổng thống chuyên chế. Tuy vậy vẫn cần thận trọng vì Trump là một diễn viên bậc thầy.

Từ sau thế chiến thứ Hai, Trump có lẽ là nhân vật đáng nói tới nhất. Không phải vì năng lực chính trị của Trump mà vì dù không có năng lực chính trị vẫn trở thành người đứng đầu hệ thống chính trị của siêu cường số một thế giới. Trump là người ở thế hệ cũ, có tài năng trong lĩnh vực diễn thuyết, nắm bắt tâm lý đám đông, tập hợp và dẫn dắt quần chúng theo ý mình…đó là những điều phải lưu tâm. Với mạng xã hội và khả năng diễn xuất, Trump tạo ra cảm xúc mạnh mẽ, nỗi lo lắng, sự thù ghét, vui buồn cho fan của mình. Chính trị đã thành một rạp xiếc.

Mạng xã hội là một công cụ đắc lực và tuyệt vời cho các chính trị gia dân tuý. Nó tạo ra một sân khấu ít tốn kém mà hiệu quả cao cho các nhạc công lọc lõi như Trump. Bằng cách quy tụ người dùng theo dõi, một chính trị gia có thể tác động đến đám đông thời 4.0 theo đúng những gì các chính trị gia tác động lên đám đông bằng diễn thuyết từ cả thế kỉ trước, nhưng ở mức độ cảm xúc nhanh và thời sự hơn rất nhiều. Câu từ dễ nhớ, ngắn gọn, đánh trực diện vào tâm lý, mơn trớn và chiều chuộng đám đông. Sẽ chẳng ai đánh giá chương trình hành động, đạo đức hay logic của Trump. Mạng xã hội đâu có được thiết kế để đánh giá chương trình chính trị. Đám đông chỉ nhớ những gì của cảm xúc. Chương trình hành động của Trump nếu tái đắc cử là gì? Ngay cả Trump cũng không biết và không bận tâm.




Sớm hay muộn thế giới cũng phải cho ra đời bộ qui tắc ứng xử trên mạng xã hội để những tin tức giả, thuyết âm mưu và các cáo buộc vô căn cứ không còn tác yêu tác quái như hiện nay

Mỹ là quốc gia tạo ra hai mạng xã hội lớn nhất thế giới. Người Mỹ tiên phong khai phá nhu cầu giải trí và kết giao ảo thì cũng sẽ tiên phong trong nhu cầu kiểm soát phát sinh khi nó bị lạm dụng. Đó không chỉ là vấn đề của niềm tin mà còn là quy luật của các chu trình phát triển và suy tàn. Đó cũng không hẳn là vấn đề đạo đức mà còn là quy luật của kinh doanh. Cái giá phải trả cho chủ nghĩa dân tuý không rẻ nhưng may còn có hiện tượng Trump để người ta nhận ra sự cẩn trọng cần thiết với mạng xã hội. Sớm hay muộn thế giới cũng phải cho ra đời bộ qui tắc ứng xử trên mạng xã hội để những tin tức giả, thuyết âm mưu và các cáo buộc vô căn cứ không còn tác yêu tác quái như hiện nay.

Ngay cả khi đang tại vị, Trump cũng đã không thể triển khai Đạo luật Chống nổi loạn 1807 để đưa quân đội chống biểu tình trong phong trào Black Lives Matter (Cuộc sống người da đen cũng quan trọng) hồi tháng 6-2020. Vì vậy bất luận thế nào Trump cũng không thể đảo chính bằng quân đội chỉ vì lí do gian lận bầu cử. Nếu lo lắng như thế là xem thường nước Mỹ.

Sẽ không quá bất ngờ khi Trump bị hạ bệ một cách bẽ bàng và không thương tiếc. Ông ta sẽ đối diện với pháp lý và sẽ tiếp tục thất bại trong kinh doanh sau khi không còn là tổng thống. Đó là cái họa từ chính tính cách của Trump.

Quốc Bảo 
(11/11/2020)

9/5/20

Người Da Đen trên đất Mỹ...



Đoản Kiếm 30-8-2020

Người Việt chỉ định cư ở Mỹ chủ yếu từ 1975 đến nay, khi mà nước Mỹ đã định hình là một quốc gia phát triển và có luật pháp rõ ràng. Chúng ta, những người đến sau, thừa hưởng tất cả những gì mà những người Mỹ các thế hệ trước đã đấu tranh, xây dựng và phát triển!

Đa số người Việt ở Mỹ thế hệ lớn tuổi không biết nhiều về lịch sử Mỹ thường có thiên kiến kỳ thị những dân tộc thiểu số mặc dù chính họ cũng chỉ là một cộng đồng thiểu số! Lớp trẻ sinh ra và lớn lên ở Mỹ thường có cái nhìn khác hơn vì chúng nó bị “đầu độc” từ sách vở, lịch sử, và nhân văn nên chúng nó không có suy nghĩ như cha ông chúng nó!


Trước khi nói chuyện về người da đen mà đa số dân Việt Nam lớn tuổi gọi là “mọi”, chúng ta hãy lướt qua lịch sử nước Mỹ một chút. Hãy cùng nhau quay về hơn 500 năm trước… Trước khi Columbus đến Mỹ, nước Mỹ chỉ có một giống người! Họ khá giống với người châu Á, đó là Native Americans hay còn gọi là thổ dân da đỏ! Ước tính có khoảng 10 triệu thổ dân da đỏ sinh sống trên vùng đất của nước Mỹ ngày nay.

Từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 19, sau khi Columbus “khám phá” ra châu Mỹ, dân số thổ dân bị ảnh hưởng nặng vì bệnh tật do người châu Âu mang sang. Những căn bệnh như sởi và đậu mùa đã giết chết phần đông người da đỏ. Dân số của thổ dân từ 10 triệu xuống chỉ còn 600,000 vào năm 1800! và tiếp tục rớt xuống chỉ còn vỏn vẹn 250,000 những năm 1890s.

Điều tréo ngoe là mặc dù tổ tiên họ hàng bao nhiêu đời đều sinh ra trên nước Mỹ, họ không được coi là American citizens … Nước Mỹ là của người da trắng! Mãi cho đến năm 1924 mới có luật công nhận thổ dân da đỏ là người Mỹ do Tổng Thống Coolidge ký!


Những người học lịch sử Mỹ hay ít ra đọc qua lịch sử nước Mỹ dễ dàng thấy được sự đối xử của người da trắng thượng đẳng với những người thổ dân Mỹ như thế nào. Cao điểm là 1830, với luật Indian Removal Act, người da đỏ bị lùa đi khỏi nơi đang cư ngụ vào những khu đất cằn cỗi nhất mà người da trắng dành riêng cho họ! Những “Con đường nước mắt” (Trail of Tears) đưa hàng chục ngàn người da đỏ rời khỏi nơi sinh sống, đi về những miền đất chết! Hàng ngàn người da đỏ đã chết trên đường trước khi tới được những khu định cư khô cằn sỏi đá đó!

Có lẽ chúng ta không bao giờ biết được cái khổ đau tột cùng mà người da đỏ phải gánh chịu để có nước Mỹ hôm nay. Ở trong những khu vực khô cằn này, người da đỏ chỉ sống bằng săn bắn, hái lượm và trồng trọt thô sơ… Cho nên trong khi bên ngoài những khu reservations dành cho họ, người Mỹ da trắng có thể phát triển những đồn điền màu mỡ, trù phú, xây dựng đường sắt, nhà máy… nhưng người da đỏ vẫn bị bỏ rơi bên trong những khu “reservations” của họ.

Đến năm 1924 người da đỏ mới được công nhận là người Mỹ, và mãi cho đến thời Tổng Thống Johnson 1968, mới có chính sách giúp đỡ họ! Phải mất mấy trăm năm máu và nước mắt, người da đỏ mới có được vị trí và tiếng nói trong cộng đồng nước Mỹ!


Giống người thứ hai hay bị kỳ thị ở Mỹ là dân da đen. Họ đã đến Mỹ như thế nào?

Năm 1619, 20 người da đen Châu Phi đầu tiên tự nguyện đến Mỹ để làm mướn cho những người da trắng ở Virginia. Họ không phải là nô lệ. Nhưng 42 năm sau, năm 1661, vì nhu cầu lao động, người Mỹ bắt đầu mua nô lệ từ châu Phi sang. Hàng trăm ngàn người da đen bị bắt từ châu Phi đem bán cho những chủ trang trại ở Mỹ. Họ bị coi là những món hàng, những con thú, bị tách khỏi gia đình, bị đánh đập, bạc đãi, tra tấn… hoàn toàn như những con vật!

Không có ngôn ngữ nào có thể kể hết hay diễn đạt được những mất mát đau thương mà người da đen nô lệ đã trải qua. Bạn và tôi đã từng bị bạc đãi bởi Việt Cộng. Chúng ta hay kể lể về kinh tế mới, về tù cải tạo, về đánh tư sản… Nhưng những thứ mà chúng ta đã trải qua dưới chế độ cộng sản Việt Nam đó, xin lỗi, chẳng là gì so với những gì người nô lệ đã trải qua đâu!

Khi tầng lớp tinh hoa quý tộc da trắng Mỹ đánh bại thực dân Anh, lập ra nước Mỹ và viết ra Tuyên ngôn độc lập năm 1776 cùng với Hiến Pháp Mỹ sau đó. Họ đã viết những dòng chữ đầy nhân văn, tiến bộ, và hoàn toàn đúng đắn: “Mọi người sinh ra đều bình đẳng. Tạo hoá ban cho họ một số quyền tất yếu bất khả xâm phạm, trong đó có quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.” Nhưng trong suy nghĩ của họ, điều đó chỉ áp dụng cho người da trắng! Người da đen là nô lệ và các sắc tộc khác đều không phải là người! Những sắc tộc “colored” không được bình đẳng và không có các quyền tự do được ghi trên hiến pháp.


May mắn là một bộ phận khá lớn người da trắng ở miền Bắc đã dần dần nhận ra được điều đó. Họ đánh giá cao giá trị con người ở người da đen và họ ủng hộ người da đen được quyền tự do, ủng hộ xoá bỏ nô lệ… Chế độ nô lệ được chính thức xoá sổ năm 1866, sau nội chiến Nam Bắc.

Tuy nhiên, sau nội chiến, mặc dù không còn là nô lệ, nhưng người da đen vẫn chưa phải là người! Họ vẫn nghèo tay trắng, đi làm công cho các chủ đồn điền và… bị bóc lột. Họ không có quyền bầu cử. Họ không được dùng chung trường học, cầu tiêu công cộng hay xe bus với người da trắng. Nói chung, họ vẫn bị đối xử như những công dân loại hai. Phần đông sống trong đói nghèo và bị kỳ thị. Những nhóm “thượng đẳng da trắng” như KKK coi họ như những con vật và thực hiện những vụ giết chóc đẫm máu… Người da đen đã phải đứng lên đấu tranh để chống lại sự kỳ thị.

Không lâu trước khi người Việt Nam đặt chân lên nước Mỹ, người da đen vẫn chưa có quyền bầu cử! Mãi đến năm 1965, luật Voting Act mới cho người da đen được quyền bầu cử! Chỉ 7 năm trước khi người Việt đến Mỹ, người da đen vẫn còn phải biểu tình đòi quyền bình đẳng và những lãnh tụ của họ vẫn bị giết. Năm 1965, một nhà lãnh đạo của dân da đen Malcom X. bị bắn chết. Năm 1968, Dr. Martin Luther King Jr., nhà lãnh đạo của phong trào đấu tranh đòi quyền bình đẳng cho người da đen, nhà hùng biện số một của nước Mỹ, đã bị đám “thượng đẳng da trắng” bắn chết… Hiện nay, người da đen vẫn còn tiếp tục đấu tranh chống tệ nạn kỳ thị chủng tộc.

Tôi đã từng làm việc với nhiều người, nhiều màu da khác nhau, cả da đen và da đỏ. Không có sự khác biệt giữa năng lực của con người khác màu da! Sở dĩ cộng đồng da đen vẫn thua sút hơn những cộng đồng khác vì sự khởi đầu của họ trên nước Mỹ không giống ai, ngay cả so với những người Việt đến sau… Họ đến nước Mỹ trên những thuyền buôn nô lệ, như những con vật. Họ bị mua bán như những món hàng.

Những thế hệ sau mặc dù được gọi là tự do nhưng vẫn sống trong đói nghèo, không được đi học, không có việc làm… Họ lẩn quẩn trong những khu ghettos (khu ổ chuột) đầy băng đảng và tội phạm. Một số ít trong cộng đồng da đen đã dần dần buớc ra khỏi cái vòng lẩn quẩn đói nghèo, tội phạm… nhưng số đông vẫn còn tiếp tục trong cái vòng tròn nghèo khốn đó. Không đi học, không công việc, không thu nhập… con cái lại tiếp tục bỏ học, lại không thu nhập, lại tham gia tội phạm…

Trước khi mở miệng chửi những người da đen là mọi, bạn hãy nhìn lại một cách công bằng nguyên nhân vì sao như vậy? Nếu có sự khởi đầu tốt, người da đen không thua kém gì các sắc tộc khác cả. Nhiều người trong số họ vẫn là những trí thức đầu ngành! Từ y khoa, kinh tế hay thậm chí là Toán học! Chưa kể người da đen rất có năng khiếu trong âm nhạc và thể thao!

Đa đen, da đỏ, hay người Mỹ La tinh mà dân Việt Nam hay gọi là Xì đều là người. Họ không thua kém gì dân Việt Nam cả! Đừng kỳ thị họ như những người da trắng đã làm vì chính chúng ta, những người da vàng mũi tẹt cũng là một cộng đồng thiểu số. Chúng ta đang hưởng lợi từ những phong trào đấu tranh đòi quyền lợi của người da đen đấy! Mà thậm chí so với những sắc dân châu Á khác ở Mỹ thì dân Việt Nam vẫn còn trong nhóm lẹt đẹt… đi sau. Nếu cứ căn cứ vào thu nhập hay trình độ để kỳ thị thì dân gốc Việt cũng đáng bị kỳ thị vậy!!! Số người da trắng tự cho họ là “thượng đẳng” không phải là đa số nhưng cũng khá đông. Với đám người này thì da đen, da đỏ hay da vàng, da nâu gì cũng là đồ hạng hai!

Nếu như nước Mỹ vẫn như thời 1968 về trước, khi xe bus chỉ dành riêng ghế cho người da trắng, tôi và bạn và những người da đen chỉ được đứng phía sau… Nếu không có những luật chế tài để bắt buộc các công ty phải thuê người thiểu số, thì chúng ta, những người da vàng định cư sẽ đang làm việc gì? Hái lượm hay chăn bò?

Người da đen không có ngu đâu! Họ cũng không muốn sống trong đói nghèo đâu! Họ [bị] như vậy là do một quá trình lâu dài họ bị phân biệt đối xử. Hãy thông cảm và thương yêu họ hơn. Đừng mạt sát họ. Chuyện police có ác cảm với người da đen là chuyện có thật! Tất nhiên không phải nhân viên công lực nào cũng có óc phân biệt chủng tộc, nhưng có khá nhiều những cá thể trong số họ vẫn mang nặng tính phân biệt chủng tộc.

Hãy cứ nhắm mắt lại và tưởng tượng là da bạn đen như họ, bạn sẽ như thế nào?

8/27/20

NATO, công cụ gây áp lực thương mại của Donald Trump với Đức ?

 Minh Anh (RFI - Tạp Chí Tiêu Điểm)



Ngày 29/07/2020, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Mark Esper thông báo rút khoảng 12.000 lính Mỹ khỏi Đức để tái bố trí tại nhiều nước khác trong khối NATO nhằm phục vụ hiệu quả hơn cho các mục tiêu chiến lược trung tâm. Giới quan sát cho rằng tổng thống Mỹ Donald Trump đang dùng NATO như là một công cụ đối ngoại để gây áp lực thương mại với Đức.

Lãnh đạo quốc phòng Mỹ khẳng định thông báo này nằm trong khuôn khổ dự án « tái triển khai chiến thuật ». Theo đó, trong số 34.500 lính Mỹ đang đồn trú tại Đức, khoảng 6.400 binh sĩ sẽ được hồi hương, số 5.600 quân còn lại sẽ được tái bố trí tại nhiều quốc gia thành viên khác như Bỉ, Ý và Ba Lan (1.000 quân).

Bộ chỉ huy quân sự Mỹ tại châu Âu hiện đóng tại Stuttgart (Đức), sẽ di dời sang Mons tại Bỉ và Bộ chỉ huy quân sự cho châu Phi (Africom) cũng tại Stuttgart rất có thể cũng sẽ bị di dời. Ngoài ra, số 2.500 quân nhân Mỹ thuộc lực lượng US Air Force đồn trú tại Mildenhall, vương quốc Anh, và lẽ ra sẽ phải được tái triển khai ở Đức, vẫn sẽ tiếp tục ở lại nước Anh.

Nghe Phần âm thanh: