Showing posts with label 30.04. Show all posts
Showing posts with label 30.04. Show all posts

4/22/19

Ta Còn Nợ Em

  30 tháng tư lại đến ! Xin gửi đến các Bạn bài :Ta còn nợ Em -để nhớ đến một thời những người vợ trẻ lặn lội đi thăm chồng -trong những "trại tù cải tạo "trên khắp miền đất nước 

    TA  CÒN  NỢ  EM
       



Từ thuở Em đôi mươi
Ta đã nợ Em rồi
Em dắt con -xách nặng
Nuôi chồng chốn xa xôi !

Ta còn nợ - Em ơi !
Giữa chênh vênh ngày tháng
Ta bỏ Em một mình
Đường nắng mưa ngơ ngác !..

Bao khó khăn mất mát
Ta để lại cho Em
Thăm cha -tù miền Bắc
Thăm chồng -tù vượt biên 

Ta vẫn còn nợ Em
Một điều ta ngại nói
Trên nẻo khó cuộc đời
Em ơi ! Thôi đừng đợi...

Ta nợ Em chiều tối
Khi nắng tắt ngoài sân
Thằng con hỏi bao lần
"Khi nào Ba về ? Mẹ ! "

Bao chuyện đời nặng, nhẹ
Giữa thời thế đảo điên
Ta thấy còn nợ Em
Một đời chưa trả hết !

Vô tình hay chẳng biết 
Người vẫn cứ nợ người !


hoàngkimlong

4/21/19

Tháng Tư, niềm đau

Tháng Tư, niềm đau
        *
Tháng Tư khác gì đâu tháng ba
Máu lửa tràn lan khắp sơn hà
Trời sinh đất Bắc nhiều yêu quái
Xuống quậy trần gian lũ phá gia…

Dân trời Nam hiền hòa chơn chất
Đất miền Nam lúa chín ngập đồng
Sông đầy tôm cá vườn đầy trái
Nắng Tự Do, ấm áp tươi hồng !!

4/29/18

NỖI ĐAU KHÔN NGUÔI

Thi Phương

Ngày thứ hai này, những  người Việt tha hương mất nước lại sẽ có dịp kỷ niệm Ngày Quốc Hận 30-4. Lần thứ 43.

Nhắc đến Ngày Quốc Hận này chúng ta cũng cần nhớ tới Ngày Quốc Hận trước đó, 20-7-1954, sau khi Pháp thất trận trước Việt Minh tại Điện Biên Phủ (Lai Châu), Hội nghị Genève đạt đến hiệp định chấm dứt chế độ thực dân của Pháp tại Việt Nam bằng sự chia cắt đất nước tại vĩ tuyến 17 (sông Bến Hải, Quảng Trị). Trong hiệp định này, người dân Việt Nam, chính phủ của Quốc trưởng Bảo Đại và Thủ tướng Ngô Đình Diệm hầu như không có tiếng nói. Chỉ cứ thế chấp hành. Gần một triệu người miền bắc thoát được vào miền nam cho dù những người cộng sản ở Hà Nội đã tìm đủ cách ngăn chận quyền di cư của người dân theo hiệp định này. Bài hát “Về Miền Nam” của Trọng Khương nay nghe lại vẫn ngập tràn nỗi niềm xúc động khi nhớ lại một thời những chiếc tàu há mõm đưa lên bờ hàng ngàn người di cư. Tiếc thay sau đó bài hát này tuy không hẳn đi vào quên lãng của người Miền Nam, của di dân từ Miền Bắc, nhưng lại không đủ mạnh để làm thành một mặt trận đoàn kết dân tộc quyết tử với địch trong những thời điểm thử thách nhất. Sự thật, trong động thái của chúng ta trong những năm 1973-75 hầu như phần lớn đã không thấy trước một Ngày Quốc Hận nữa đang đến!

4/28/18

KHA TƯ GIÁO. Người Không Nhận Tội

Xin bấm chuột trái vào mũi tên xéo bên góc phải để mở lớn

MÙA KIẾP NẠN

Có ngày nào không là ngày Quốc Hận?!
Có đêm nào không nhớ lúc tan đàn!
43 năm! Cảnh Nước mất, Nhà tan
luôn ray rứt trong lòng người xa xứ! ..

Vai quang gánh, chân mỏi mòn lữ thứ
Bến lưu vong, khách mãi đợi con thuyền
Đất, Trời còn rấm rứt cuộc truân chuyên
Thương quê Mẹ điêu linh trong cuộc sống.

Bao dâu bể vẫn chưa nguôi hy vọng
Một ngày vui trong mắt lệ đoàn viên
Bến bờ xa nối sông núi ba miền
Thành một dãi non sông mùa thạnh trị.

Dẫu sông núi lạc vào tay ngạ quỷ
Vẫn còn đây hồn thiêng của Cha, Ông
Những người con của nòi giống Lạc Hồng
đem xương máu làm đê ngăn hiểm họa.

Xưa cung kiếm dấn thân vì chí cả
Bóng chinh y trải một gánh tang bồng
Nay nhật nguyệt từ trời xa, đất lạ
trỗi điệu Hời khóc Tử Sĩ trận vong.

Nén hương thắp muộn mùa kiếp nạn
Thay tiếng lòng tưởng niệm thuở chi binh
Chung thiên cổ xin mời nhau cùng cạn
Nghĩa đệ huynh ngàn năm mãi thắm tình.

HUY VĂN

4/19/18

Chén Thuốc Rầy

Dạo:

Mẹ cam thiên cổ đăng trình,

Để nhường cho cháu con mình phần ăn.

Cóc cuối tuần:

Chén Thuốc Rầy

(Như một nén hương để được cùng anh T

tưởng nhớ tới người mẹ hiền của anh)

Con của mẹ, mẹ cầu con thứ lỗi,

Vì chiều nay khi mệt mỏi về nhà,

Con sẽ không còn thấy bóng mẹ già,

Tựa vách lá nhìn ra như mọi bữa.

4/6/18

Nghẹn Ngào Gió Muối

Kính gửi đến quý anh chị con cóc cuối tuần.

Dạo:

Dập dồn gió muối biển khơi,

Trên môi mặn chát lệ người xa quê.

Cóc cuối tuần:


Nghẹn Ngào Gió Muối

Chiều ngắc ngoải, nắng chuồi trơn tuột,

Tháng Tư về giá buốt hồn câm.

Mây loang đáy nước tím bầm,

Trùng dương vẳng tiếng khóc thầm gọi nhau.

4/30/16

TƯỢNG THƯƠNG TIẾC Ở NGHĨA TRANG QUÂN ĐỘI- ĐỈNH DANH VỌNG VÀ ĐÁY ĐỊA NGỤC

Nguyễn Tuấn Khoa

29-4-2016

Thầy Nguyễn Thanh Thu và học trò Nguyễn Tuấn Khoa. Ảnh tác giả gửi tới.

Thầy Nguyễn Thanh Thu và học trò Nguyễn Tuấn Khoa. Ảnh tác giả gửi tới.

Miền Nam Việt Nam trước 1975 không ai không biết đến điêu khắc gia (ĐKG) Nguyễn Thanh Thu, tác giả bức tượng Thương Tiếc đặt tại nghĩa trang quân đội trên xa lộ Biên Hòa năm 1966. Chính đứa con mà ông yêu quý nhất này đã đưa ông lên đỉnh danh vọng để rồi đẩy ông xuống đáy địa ngục. Ký ức tháng Tư đen cùng câu chuyện hơn 41 năm qua lời kể của thầy tôi, thật nặng nề.

30/4/75: Bỏ Lại Quê Hương, ca sĩ Hoàng Anh Thư hát

Đại sứ Việt Nam ở Mỹ trong ‘vòng vây’ của người biểu tình

Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Phạm Quang Vinh hôm 28/4 đã vấp phải sự phản đối cả trong lẫn ngoài khi tới phát biểu tại thư viện Tổng thống Lyndon B. Johnson về một chương mới trong quan hệ giữa Washington và Hà Nội.

Video clip Đại sứ Việt Nam ở Mỹ trong ‘vòng vây’ của người biểu tình

AUSTIN, TEXAS- Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Phạm Quang Vinh hôm 28/4 đã vấp phải sự phản đối cả trong lẫn ngoài khi tới phát biểu tại thư viện Tổng thống Lyndon B. Johnson về một chương mới trong quan hệ giữa Washington và Hà Nội.

Khi ông Vinh đọc lên một loạt các thành tựu mà Việt Nam đã đạt được trong những năm qua, nhất là khi nhắc tới chuyện nhiều người Việt có thể tiếp cận Internet, một tiếng hét “stop lying” (đừng dối trá) của một ai đó trong số hàng trăm người trong hội trường vang lên.

4/27/16

ĐỒNG MINH, KHÔNG ĐỒNG CẢM

Hoàng Ngọc Nguyên

clip_image002 clip_image004

clip_image006

Trong những cuộc chiến ở ngoài nước mà Mỹ đã tham dự kể từ Đệ nhất Thế chiến, Chiến tranh Việt Nam rõ rệt là cuộc chiến người Mỹ hiểu biết ít nhất và ủng hộ ít nhất. Hơn 40 năm sau kể từ khi chế độ Saigon sụp đổ với sự đầu hàng Cộng Sản Bắc Việt của Dương Văn Minh, hiểu biết của người Mỹ về cuộc chiến này ngày càng mờ nhạt, cho dù lẽ ra một thời gian dài như thế có thể giúp nguòi ta nhìn lại câu chuyện “sa lầy” đó. Phần lớn tác giả Mỹ vừa đứng xa vừa không hiểu bao nhiêu lịch sử, chính trị, văn hóa Việt Nam và thời đại khai mào Chiến tranh Lạnh trong khu vực Đông Á và Đông Nam Á. Người Việt chúng ta vẫn chưa có mấy tác phẩm quan trọng về lịch sử và cuộc chiến của mình – tiếng Việt chứ chưa nói Anh ngữ. Bởi vậy, trong thời chiến hai đồng minh Mỹ Việt vẫn thiếu sự đồng cảm, và trong “thời bình” hơn 40 năm qua, khoảng cách này dường như vẫn còn đó – cho dù chúng ta đã có mặt hàng triệu người trên đất Mỹ.

4/23/16

Tháng tư… nghĩa gì

Trần Nhật Phong

Năm ngoái cậu làm cuốn phim 40 năm gì đó, đánh dấu 40 năm của người Việt Hải Ngoại, năm nay tháng tư lại đến. Cậu lại muốn làm gì?

– Vậy anh muốn em phải làm gì?

– Thì cũng giữ chút lửa cho mấy “thằng già” như anh chứ!

Vài câu đối thoại ngắn ngủi với ông anh “tiền bối” ở xa, tôi lại bị chứng “hồi tưởng”, nói về cuộc chiến 41 năm trước? Tôi còn quá nhỏ (năm 75 tôi vừa tròn 7 tuổi), thì biết gì về cuộc chiến mà nói? Nói về ý thức hệ của cuộc chiến? Nói thêm cũng bằng thừa, 41 năm qua, “vàng” hay “thau” cũng đã rõ ràng quá rồi. Ai thắng? Ai bại? Ai tà? Ai chánh? Những người như tôi sống qua nhiều xã hội khác nhau, đã quá hiểu rõ.

4/6/16

Tháng Tư... ngu!

HUY PHƯƠNG rất đáng đọc và suy ngẫm​

Trước hết, tôi xin tự kiểm điểm cái ngu của bản thân mình trước, trong hàng nghìn cái ngu của thiên hạ, vì ngu mà phải mất nước, “lỗi tại tôi mọi đàng” hay “tôi làm tôi mất nước.” Là một cán bộ chiến tranh chính trị trung cấp, hết làm tâm lý chiến, rồi chính huấn, tức là huấn luyện chính trị cho hàng nghìn tân binh tại một trung tâm huấn luyện lớn nhất nước, mà khi nghe Cộng Sản vào đến Sài Gòn, không chịu tìm đường chạy, vì cứ nghĩ mình gốc nhà giáo, hòa bình rồi, đi 'học” mấy ngày rồi về dạy học lại!

Ông Nghĩa Nguyễn (trái), một cựu binh sĩ VNCH, cùng con trai dự lễ tưởng niệm binh sĩ Việt-Mỹ tại Washington, DC, ngày 30 Tháng Tư, 2005. (Hình minh họa: Spencer Platt/Getty Images)

CÁ KHÔNG ĂN MUỐI THÁNG TƯ


Cá không ăn muối tháng tư

Chơ vơ trên thớt cá chừ hôi tanh

Bốn mươn năm lẻ cũng đành

Dân tình oán thán ngọn ngành đã lâu

5/9/15

Lời Trước Nghĩa Trang


Tao sống đến ngày cuối cùng cuộc chiến
Được cái hơn mầy nhìn thấy đau thương
Đành làm người ngu đổ thừa vận nước
Uổng cả tháng ngày gối đá nằm sương


Mầy đã hơn tao vì mầy đã chết
Hưởng chút lễ nghi hưởng chút ân cần
Có được người thân cho lời nuối tiếc
Còn tao bây giờ sống cũng như không


Mầy có tin không, quê hương đã mất
Giữa lúc bọn tao nguyên vẹn hình hài
Đâu thuở quân trường đâu thời huấn nhục
Để nhận lấy ngày khốn nạn hôm nay


Một lũ đàn anh tan hàng cuốn gói
Bỏ mặc bọn tao đứng khóc dưới cờ
Món nợ tang bồng bao giờ trả nổi
Mất cả sơn hà cứ tưởng như mơ


Giờ chẳng dám nhìn ngay vào mắt Mẹ
Cũng chẳng đủ lời tâm sự cùng Cha
Đành đến thăm mầy những thằng đã chết
Ngày… Quê Hương còn lắm nỗi thiết tha.
Trạch Gầm

Cô Dương Nguyệt Ánh nói chuyện tại Giỗ Tổ Hùng Vương, Montreal May 3, 2015