Vênh vang đội đá vá trời,
Nào hay sức mọn đá rơi nát đầu.
Cóc cuối tuần:
戴 石 補 天
長 空 一 破 禍 聯 翩
戴 石 狂 蛙 欲 補 天.
志 大 可 憐 才 力 淺,
石 沉 勁 竭 便 歸 仙.
陳 文 良
Âm Hán Việt:
Đái Thạch Bổ Thiên
Trường không nhất phá, họa liên phiên,
Đái thạch, cuồng oa dục bổ thiên.
Chí đại, khả liên tài lực thiển,
Thạch trầm, kính kiệt, tiện quy tiên.
石 沉 勁 竭 便 歸 仙.
陳 文 良
Âm Hán Việt:
Đái Thạch Bổ Thiên
Trường không nhất phá, họa liên phiên,
Đái thạch, cuồng oa dục bổ thiên.
Chí đại, khả liên tài lực thiển,
Thạch trầm, kính kiệt, tiện quy tiên.
Trần Văn Lương
Dịch nghĩa:
Đội Đá Vá Trời (*)
Trời xanh vừa mới vỡ, tai họa kế tiếp nhau,
Đội đá, con ếch ngông muốn vá trời.
Chí thì lớn, (nhưng) đáng thương tài sức kém,
Đá nặng, sức kiệt, lập tức bỏ mình.
Ghi chú:
(*) Theo thần thoại Trung Hoa, thì câu chuyện vá trời (Luyện Thạch Bổ Thiên 煉石補天) đại khái như sau:
Nơi thượng giới, một ngày kia thủy thần Cung Công (共工) làm phản đem quân gây loạn. Hỏa thần Chúc Dung (祝融) bèn đưa quân ra đánh dẹp, cuối cùng đã thắng. Cung Công bị thua, tức giận va đầu vào núi Bất Chu (不周) ở phía Tây. Núi này là một trong mấy cây trụ chống trời nay bị Cung Công đụng gãy, làm một góc trời bị vỡ. Do đó, nước của dòng Thiên Hà theo chỗ vỡ đó chảy xuống trần, gây nên bao thảm họa.
Trước cảnh tai ương nước lửa, bà Nữ Oa (女媧) không nỡ nhìn dân chúng khổ, bèn quyết chí vá lại trời. Bà bay đi khắp nơi, tìm đá ngũ sắc để làm vật liệu và cuối cùng đã vá lại được bầu trời. Nhưng núi Bất Chu đã bị đổ, bầu trời thiếu chân chống nên Nữ Oa lại lấy chân của con rùa lớn (ngao 鰲) để thế vào.
Từ đó nước của Thiên Hà không còn chảy xuống trần để gây họa cho dân nữa.
Phỏng dịch thơ:
Đội Đá Vá Trời
Chín tầng chợt vỡ, khổ nơi nơi,
Đội đá, ếch toan chuyện vá trời.
Mộng lớn, nhưng tài hèn đức mọn,
Đá chèn, sức mỏn, xác thân phơi.
Trần Văn Lương
Cali, 5/2021
Lời than của Phi Dã Thiền Sư:
Thương thay con ếch muốn làm bà Nữ Oa đội đá vá trời!
Mộng thì lớn, nhưng than ôi, tài hèn đức bạc nên cuối cùng đành phải mất mạng dưới tảng
đá mình đội!
Chữ danh cùng tham vọng làm hại con người đến thế ư?
Biết sáng suốt để tự lượng sức mình quả thật khó thay, hỡi ơi!
Dịch nghĩa:
Đội Đá Vá Trời (*)
Trời xanh vừa mới vỡ, tai họa kế tiếp nhau,
Đội đá, con ếch ngông muốn vá trời.
Chí thì lớn, (nhưng) đáng thương tài sức kém,
Đá nặng, sức kiệt, lập tức bỏ mình.
Ghi chú:
(*) Theo thần thoại Trung Hoa, thì câu chuyện vá trời (Luyện Thạch Bổ Thiên 煉石補天) đại khái như sau:
Nơi thượng giới, một ngày kia thủy thần Cung Công (共工) làm phản đem quân gây loạn. Hỏa thần Chúc Dung (祝融) bèn đưa quân ra đánh dẹp, cuối cùng đã thắng. Cung Công bị thua, tức giận va đầu vào núi Bất Chu (不周) ở phía Tây. Núi này là một trong mấy cây trụ chống trời nay bị Cung Công đụng gãy, làm một góc trời bị vỡ. Do đó, nước của dòng Thiên Hà theo chỗ vỡ đó chảy xuống trần, gây nên bao thảm họa.
Trước cảnh tai ương nước lửa, bà Nữ Oa (女媧) không nỡ nhìn dân chúng khổ, bèn quyết chí vá lại trời. Bà bay đi khắp nơi, tìm đá ngũ sắc để làm vật liệu và cuối cùng đã vá lại được bầu trời. Nhưng núi Bất Chu đã bị đổ, bầu trời thiếu chân chống nên Nữ Oa lại lấy chân của con rùa lớn (ngao 鰲) để thế vào.
Từ đó nước của Thiên Hà không còn chảy xuống trần để gây họa cho dân nữa.
Phỏng dịch thơ:
Đội Đá Vá Trời
Chín tầng chợt vỡ, khổ nơi nơi,
Đội đá, ếch toan chuyện vá trời.
Mộng lớn, nhưng tài hèn đức mọn,
Đá chèn, sức mỏn, xác thân phơi.
Trần Văn Lương
Cali, 5/2021
Lời than của Phi Dã Thiền Sư:
Thương thay con ếch muốn làm bà Nữ Oa đội đá vá trời!
Mộng thì lớn, nhưng than ôi, tài hèn đức bạc nên cuối cùng đành phải mất mạng dưới tảng
đá mình đội!
Chữ danh cùng tham vọng làm hại con người đến thế ư?
Biết sáng suốt để tự lượng sức mình quả thật khó thay, hỡi ơi!
******
Dạo:
Phải đâu đáy giếng nghếch trời,
Chẳng qua mệnh số xô rơi xuống trần!
Vịnh Cậu Ông Trời
Gặp thời điên đảo khắp muôn nơi,
Dẫu trót mang danh Cậu của Trời,
Lạc giọng giữa cuồng phong bão loạn,
Uềnh oang, ồm ộp, ruột gan phơi.
AiCơ HoàngThịnh
Melb, 5/2021
Gặp thời điên đảo khắp muôn nơi,
Dẫu trót mang danh Cậu của Trời,
Lạc giọng giữa cuồng phong bão loạn,
Uềnh oang, ồm ộp, ruột gan phơi.
AiCơ HoàngThịnh
Melb, 5/2021
No comments:
Post a Comment