10/30/19

Nhân tài Việt Nam nay ở đâu?

Nguyễn Quang Duy

Quốc Hội cộng sản tuần qua bàn cãi về Dự luật quy định “thế người nào là nhân tài?”, theo Báo Dân Trí ngày 24/10/2019, đại biểu Nguyễn Quang Tuấn, Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội, đưa ý kiến:

“Có rất nhiều thạc sỹ, tiến sỹ ở nước ngoài về đang thất nghiệp; có rất nhiều lái xe ôm, Grab là thạc sỹ. Xin hỏi những người đó được đào tạo tốt như vậy có là nhân tài hay không? Xin thưa là không!”

Tốt nghiệp thạc sỹ, tiến sỹ nước ngoài chứng tỏ người tốt nghiệp có khả năng làm việc và nghiên cứu độc lập, về nước lại không có việc làm chuyên môn là vấn nạn mang tầm vóc quốc gia.

Ở các nước tự do, không dân cử nào dám mở miệng kết luận những người như thế không phải nhân tài, mà cả Quốc Hội phải tìm hiểu cặn kẽ lý do và tìm ra giải pháp khắc phục.

Bài viết xin dựa trên triết lý của triết gia Lý Đông A "Nuôi tâm sinh thiên tài, nuôi trí sinh nhân tài, nuôi thân sinh nô tài" để bàn luận vấn đề nhân dụng tại Việt Nam.

Triết lý này có thể giúp giải thích được hành vi và kết quả việc làm của con người và của tập thể.

Để dễ dàng thảo luận xin đảo thứ tự câu trên thành "Nuôi thân sinh nô tài, nuôi trí sinh nhân tài, nuôi tâm sinh thiên tài".

10/26/19

ĐÊM THU

ĐÊM THU (Thơ họa đề)
https://tneu.blogspot.com/2019/10/em-thu.html

Phố phường thở khói. Sương giăng mắc
Bóng tối ngập đầy trên khoảng sân
Gió lạnh se lòng. Đêm hiu hắt
Thu đến. Thu đi. Đã bao lần...!

Đã 3 lần:

"Từ đó thu, rồi thu, lại thu"
(TTKH)

Rải những cung buồn trên phím lạnh
Không gian hòa điệu với thời gian
Bâng khuâng đàn khẽ buông nhịp lỡ
Từng nốt nhặt, khoan, tiễn đêm tàn.

Không gian + thời gian = 2

Sương trải lụa ôm choàng bóng tối
Người sắt se từng đợt hoài âm
Ngọn sóng trào lòng dâng mấy nỗi
Giữa đêm Thu vọng tiếng ngân trầm.

"Ngọn sóng trào dâng" 3 nỗi, 2 nổi 1 chìm:
Ngọn sóng 1954!
Ngọn sóng 1975!
Ngọn sóng thiên ... thu đi vào lòng đất!

Vén cõi mộng tìm hương quá khứ
Đêm chập chùng lay bóng ngàn cây
Cho liêu trai thắp hồn du mục
Nhìn bóng đời trôi, ước sum vầy.


"Hồn du mục" bước đi không quay lại.
"Bóng đời trôi" luôn mãi chảy xuôi dòng.
Đừng ước mong hai đường thẳng song song,
Có điểm cắt để hòng sum với hợp!

Đèn trăng thắp muộn trên phố vắng
Soi cành trơ lá, dỗ đêm say
Ly khách buông đàn cho phím lặng
Có đêm nào dài như đêm nay?!

Nắng thu còn nhẹ trong mây vắng.
Cây lá vàng thưa, hồn ngất say.
Hỏi có thu nào trăng chẳng lặng?
Và đêm dằng dặc như đêm nay?

YS


Xin gửi đến các Bạn ''Gió Santa Ana " trong ngày gió nổi...

GIÓ SANTA ANA

Gió Santa Ana
Nhớ gió nóng quê ta
Chiếc lá khô vàng rụng
Dạt ven đường xe qua ....

Gió Santa Ana
Gió bụi nhớ quê xa
Con đường xưa nắng gió
Trên nửa đời đi qua

Gió Santa Ana
Nhớ mãi trận phong ba
Ngày Quê hương nghiêng ngả
Cuốn mất đi cửa nhà !

Gió Santa Ana
Nhớ đất đỏ đường xa...
Ngày lưu đầy gian khổ
Thằng con vừa lên ba !

Gió Santa Ana
Thu đến - Hạ chưa qua
Đêm nằm nghe tiếng gió
Gió đi trên mái nhà ...

Gió Santa Ana
Bạn đến từ nơi xa
Gặp nhau trong ngày gió
Cà phê chợt đậm đà !...

hklong
*******
Gió Santa Ana
Nhớ gió lạnh Dala
Nằm trùm mền nghe nhạc
“ Đừng quên mang về một cành hoa “

Gió Santa Ana
Nhớ gió mát Dala
Dạo quanh chợ Hoà Bình
Cà phê phin Thuỷ Tạ

xc

Nghiên cứu mới về lọc máu có thể mở đường cho thận nhân tạo.


Chạy thận nhân tạo thường gắn với bệnh viện, ảnh hưởng cuộc sống hàng ngày của bệnh nhân. Với nghiên cứu mới về làm sạch nguồn nước, bệnh nhân có thể được lọc máu di động.
Các nhà Nghiên cứu ở Viện Fraunhofer (Đức) đã phát triển phương pháp cryo-purification (tạm gọi là tinh lọc cryo) để có thể làm sạch nước thải sau khi lọc máu mà không làm nó mất đi. Biện pháp này không những làm giảm chi phí lọc máu mà còn mở đường cho việc phát triển một thiết bị giống quả thận nhân tạo có thể mang theo bên mình giúp cho việc lọc máu được tự chủ hơn.

10/25/19

ĐÊM THU

Phố phường thở khói. Sương giăng mắc
Bóng tối ngập đầy trên khoảng sân
Gió lạnh se lòng. Đêm hiu hắt
Thu đến. Thu đi. Đã bao lần...!

Rải những cung buồn trên phím lạnh
Không gian hòa điệu với thời gian
Bâng khuâng đàn khẽ buông nhịp lỡ
Từng nốt nhặt, khoan, tiễn đêm tàn.

Sương trải lụa ôm choàng bóng tối
Người sắt se từng đợt hoài âm
Ngọn sóng trào lòng dâng mấy nỗi
Giữa đêm Thu vọng tiếng ngân trầm.

Vén cõi mộng tìm hương quá khứ
Đêm chập chùng lay bóng ngàn cây
Cho liêu trai thắp hồn du mục
Nhìn bóng đời trôi, ước sum vầy.

Đèn trăng thắp muộn trên phố vắng
Soi cành trơ lá, dỗ đêm say
Ly khách buông đàn cho phím lặng
Có đêm nào dài như đêm nay?!
HUY VĂN

10/22/19

Thông báo Lễ giỗ và Ngày Truyền Thống Thụ Nhân

Thông báo Lễ giỗ và Ngày Truyền Thống Thụ Nhân 2019

Gia đình Thụ Nhân thân mến,
Thấm thoát đã gần 1 năm từ ngày hội ngộ Đà Lạt 2018. Cuối năm nay chúng ta lại gặp nhau hàn huyên trong Lễ giỗ cha viện trưởng Đức ông Simon Nguyễn Văn Lập và kỷ niệm Ngày Truyền Thống Thụ Nhân 2019.

Chương trình họp mặt như sau:
-Thời gian: Chủ nhật ngày 15/12/2019
-Địa điểm: Nhà nguyện tu hội Bác Ái (gần nhà thờ Bình Triệu)
số 52 đường số 5, P Hiệp Bình Chánh, Q Thủ Đức, tpHCM.
-Nội dung:
*8-9 giờ sáng tĩnh tâm.
- 9 giờ: viếng mộ cha VT
*10 giờ Thánh Lễ
*11:00 Tiệc trưa
*13:00 Kết thúc.
-Phí tham dự: 250.000đ/người

Ban đại diện xin thông báo đến các anh chị Thụ Nhân và thân hữu sắp xếp thời gian để cùng tham dự.
Vui lòng đăng ký và đóng tiền cho đại diện Khoa, Khóa từ nay đến 30/11/2019.
Rất mong được đón tiếp.

TM BĐD Thụ Nhân VN
Trần Văn Bá K6

TM BDD TN1-2/VN
Trần Văn Hải
Trịnh Hiếu Tường
Nguyễn Thị Việt Anh

10/21/19

Pleiku nhớ buồn

Sương mờ cả lối đường, sương núi

Ủ rũ hàng thông đứng lặng buồn

Một tháng đôi lần về thăm phố

Lặng buồn thương nhớ nặng tình vương...



Trong quán ngồi bên ly sữa nóng

Mấy thằng bạn, dĩa paté chaud

Khoác jacket dần dần thấy ấm

Nhìn đâu cũng lính khó ươm mơ...


10/18/19

THƯỞNG THỨC MÓN TARTARE THỜI BỚT ĂN THỊT



Món Tartare cá hồi hun khói trộn với rau thơm & gia vị châu Á

Khi nhắc đến các thức ăn sống, người ta chủ yếu nghĩ đến các món cá sống như các loại sashimi của người Nhật. Người Tây Âu thường ăn các món thịt bò sống theo kiểu tartare hay carpaccio. Thời gian gần đây, phong trào ăn thêm nhiều rau quả, tôm cá thay vì ăn thịt đã cho ra đời nhiều món sống khác, nhưng vẫn hợp với khẩu vị của đa số thực khách.

10/16/19

Du Tử Ngâm



Du Tử Lê (1942-2019)

 Du tử ngâm
Từ mẫu thủ trung tuyến,
Du tử thân thượng y.
Lâm hành mật mật phùng,
Ý khủng trì trì quy.
Thuỳ ngôn thốn thảo tâm,
Báo đắc tam xuân huy.
Mạnh Giao
Chuyển thể lục bát
(để tưởng nhớ bút hiệu nhà thơ Du Tử Lê)
Mẹ may chiếc áo cho con
Chỉ khâu từng mũi tấc lòng mẫu thân
Chốn xa dù có xoay vần
Nhớ về với mẹ giang san ngóng chờ    
Con như cỏ dại vật vờ
Mẹ là nắng ấm vần thơ báo đền.


10/14/19

trong con, tình MẸ

Mây sắc trắng từng chiều mây sắc trắng

Vẫn lững lờ như nhắc nhở tình quê

Tháng 7 Houston trời gay gắt nắng

Mùa VU LAN- Chức Nữ nhớ câu thề...



Mưa không đến chắc cầu Ô sai nhịp

Giọt lệ tình mãi khóc cạn rồi sao?

Buồn hay vui cũng đều do duyên nghiệp

Chớ trách đời sao mãi bước lao đao...!

10/3/19

Chợt Thấy Tình Ta

Dạo:
 Ngỡ người năm cũ về qua,
Nào hay mình vẫn xót xa một mình.
Cóc cuối tuần:

 Chợt Thấy Tình Ta

 Văng vẳng từ xa vọng thiết tha
 Bài ca thương nhớ tháng ngày qua,
 Vỡ òa trong vỏ hồn vay mượn,
 Ký ức từ lâu tưởng nhạt nhòa.

 Chợt thấy tình ta lén trở về,
 Mày mò đánh thức dậy cơn mê,
 Giọt sầu đăng đắng tê đầu lưỡi,
 Tức tưởi lay nhay chữ hẹn thề.

Niagara Thác Đổ

viết tặng anh Chung Thế Hùng


Còn hơn hai tháng nữa, tôi mới có dịp đến thuyết trình ở Ottawa nhưng Niagara thác đổ dường như đã ầm vang trong tâm tưởng. Niagara Canada khiến tôi bồi hồi nhớ lại Gougah của Đà Lạt năm xưa, tuy không hùng vĩ bằng, nhưng còn mang nguyên vẹn nét hoang sơ của núi rừng cao nguyên.

Niagara trong ký ức tôi, ngoài tiếng thác đổ, còn là bút ký của Chateaubriand. Năm 2009, Sébastien Baudoin soạn luận án tiến sĩ về ‘‘La poétique du paysage dans l’œuvre de Chateaubriand’’ nói nhiều về chất thơ trong văn Chateaubriand.

10/1/19

Nữ Bác Sĩ Đầu Tiên của Việt Nam

Bà Henriette Bùi Quang Chiêu, sinh ngày 8 tháng 9 năm 1906, là con gái thứ trong một gia đình người Việt giàu có mang quốc tịch Pháp ở Nam Kỳ.


Mẹ bà Henriette là Vương Thị Y, thuộc một gia đình giàu có người gốc Hoa. Cha của bà là Nghị viên Bùi Quang Chiêu, một chính khách có tiếng ở Nam Kỳ thời Pháp thuộc, sau này bị thủ tiêu bởi Việt Minh.

Tuy nguyên quán ở trong Nam, bà Henriette Bùi lại được sinh ra ở Hà Nội và lớn lên ở Sài Gòn. Thưở nhỏ, bà học Trường St. Paul de Chartres, tức Trường Nhà Trắng tại Sài Gòn. Năm 1915, bà thi vượt cấp và đậu bằng Certificat d’Études sớm 2 năm. Sau đó, bà vào học trường Collège des Jeunes Filles, trước năm 1975 là Trung học Gia Long Sài-gòn, nay là Trung học Nguyễn Thị Minh Khai.