6/27/14

Một cựu tỵ nạn Việt Nam trở thành Thống đốc bang tại Úc

Ông Lê Văn Hiếu được bổ nhiệm làm Thống đốc bang Nam Úc tháng 9/ 2014

Ông Lê Văn Hiếu được bổ nhiệm làm Thống đốc bang Nam Úc tháng 9/2014

RFI

Theo báo chí Úc, ông Lê Văn Hiếu, nguyên là tỵ nạn Việt Nam, được bổ nhiệm làm Thống đốc bang Nam Úc. Hiện là Phó Thống đốc, ông Hiếu sẽ đảm nhiệm chức vụ Thống đốc vào tháng Chín tới đây.

CẦU TRƯỜNG VANG TIẾNG GỌI

Hoàng Ngọc Nguyên

Viet Tribune

clip_image002

.

Đây khúc ca vang nơi cầu trường đầy hào hùng
Vai sánh vai ta so tài trong tình bóng đá

(Quân Trường Vang Tiếng Gọi - Trầm Tử Thiêng)

Tin nóng hổi ngày thứ năm 26-6, là ngày cuối cùng của vòng 1 của World Cup hiện nay để chúng ta có danh sách đầy đủ 16 đội lọt vào vòng trong:

Tiền đạo lừng danh Luis Suarez của đội tuyển Uruguay, hiện đang chơi cho câu lạc bộ Liverpool của Anh, đã bị một ủy ban kỷ luật của Liên đoàn Bóng tròn Quốc tế (FIFA) phạt cấm thi đấu chín trận quốc tế và bốn tháng không được ra sân vì tội lạm dụng hàm răng của mình. Năm 2010, Suarez được nghỉ sớm ở World Cup Nam Phi nhờ bàn tay, giúp cho Uruguay được vào vòng bán kết. Năm nay, nhờ hy sinh hàm răng mà Uruguay của anh vào được vòng 16, dù anh cũng được ngồi trên khán đài xem đội nhà thi đấu!

Trận cầu người Mỹ mong đợi nhiều nhất đã có kết quả: Mỹ đã vào được vòng hai, dù thua Đức trong trận cuối cùng (26-6) 0-1 nhưng vẫn đứng thứ nhì bảng G, bởi vì trong cùng nhóm, ở trận kia, Bồ Đào Nha tuy thắng Ghana 2-1, đồng 4 điểm với Mỹ, nhưng đội cua Ronaldo kém Mỹ bàn thắng bại (Mỹ:0, Bổ Đào Nha: -3). Đối thủ sắp đến của Mỹ chính là Bỉ.

6/26/14

Tuổi Già: Ai sẽ là “tôi” cho tôi ? "Who will be ME for me."

image001

Tôi là một người sống độc thân (và không có con), năm nay tôi 50 tuổi. Tôi sinh sống ở  Virginia  thuộc Hoa Thịnh Ðốn, sức khỏe đầy đủ và tôi có một việc làm vững chắc. Tôi có một người cha 85 tuổi, sống tại  Houston  ,  Texas  . Ôi bao dặm đường xa cách.

Quán ăn hai ngàn đồng : Lòng nhân ái vẫn như mạch nước ngầm

Tạp chí xã hội 25/06/2014
(17:31)

Ông John Kelly, tình nguyện viên người Mỹ nguyên là giám đốc bưu điện, đang phục vụ tại một quán Nụ Cười ở Saigon.

Ông John Kelly, tình nguyện viên người Mỹ nguyên là giám đốc bưu điện, đang phục vụ tại một quán Nụ Cười ở Saigon.

DR

Thụy My

Trong xã hội vẫn còn những tấm lòng, thậm chí như mạch nước ngầm. Nếu mình khai đúng mạch thì sẽ tuôn chảy, thành thác, thành sông. Cho nên gần hai năm rồi, mà quán tôi vẫn còn và sắp sửa mở mấy quán nữa, thành thử có được niềm tin vào lòng nhân ái của con người...Những hôm Ngày Thứ Năm Hạnh Phúc, mình bán bún bò, hủ tiếu, phở… một ngàn đồng một tô. Có những gia đình bà vợ lượm ve chai, ông chồng chạy xe ôm chở hai đứa con lại, đem theo 8 ngàn đồng mua 8 tô phở, họ nói là trong đời chưa bao giờ cả gia đình đi ăn phở...

6/24/14

BẤT NGỜ VÀ HÊN XUI MAY RỦI

Hoàng Ngọc Nguyên

clip_image002 clip_image004

Thứ bảy này, ngày 28-6, World Cup của chúng ta tiến vào vòng hai theo thể thức thi đấu loại trực tiếp với 16 đội đã vượt qua vòng một và 16 đội sớm khăn gói ra về. Vào ngày đầu tuần này, vòng một chỉ mới chấm dứt đợt thi đấu thứ hai trên tám nhóm bảng trong ba đợt, có nghĩa là từ thứ hai đến thứ năm, còn đến cả một đợt 16 trận đấu nữa – và đương nhiên có nhiều trận cực kỳ căng thẳng sống chết. Bàn đến vòng hai khi chúng ta chỉ mới biết được chắc một số đội sẽ tiếp tục lộ trình mơ ước và một số đội chắc chắn đã bị loại cho dù chỉ mới đá hai trong ba trận của vòng này (nhưng chưa biết hết tên tuổi 16 đội vào vòng trong và ngôi thứ trên các nhóm bảng để có thể định được ai sẽ gặp ai), đó đúng là công việc “mạo hiểm”. Thế nhưng dựa trên những gì chúng ta đã biết hay đoán biết mà bình luận chuyện đời chính là chuyện hấp dẫn muôn thuở của World Cup từ cả 80 năm nay. Nếu chẳng thế, người ta đã chẳng gọi Giải vô địch bóng tròn thế giới là ngày “Hội của Hành tinh”. Mọi người bỏ hết chuyện đời - kể cả cuộc “chiến tranh giải phóng” của lực lượng ISIS ở Iraq hiện nay hay những xáo trộn trong lãnh đạo và đường lối của đảng Cộng Hòa sau khi ông dân biểu chủ tịch phe đa số tại Hạ Viện Eric Cantor bất ngờ bị rớt đài ở vòng sơ bộ trong tay một ông Trà Đảng - để đi tìm nguồn vui sôi nổi, hào hứng với W.C.

6/23/14

LẦN THỨC TỈNH SAU CÙNG

SONG CHI

Sau ngày 30 tháng 4, 1975, người dân miền Bắc nói chung và những đảng viên cộng sản nói riêng lần đầu tiên bước chân vào Sài Gòn và miền Nam, mới vỡ ra một sự thật.

Ðó là cuộc sống dưới chế độ Việt Nam Cộng Hòa ở miền Nam khá hơn chế độ XHCN ở miền Bắc về rất nhiều mặt.

Kinh tế là cái đập vào mắt mọi người ngay lập tức và dễ nhìn ra nhất khi so sánh từ bộ mặt các đô thị cho tới nông thôn hai miền. Thu nhập, mức sống của người dân, số lượng, chất lượng, sự phong phú của các chủng loại sản phẩm, hàng hóa trong đời sống hàng ngày, rồi tổng sản lượng quốc gia, vị trí nền kinh tế của mỗi miền so với các nước trong khu vực...



Bia chủ quyền Việt Nam ở đảo Song Tử Tây do chính phủ VNCH dựng ở đảo Song Tử Tây năm 1956, quần đảo Trường Sa, mới được nhà cầm quyền CSVN công nhận là “di tích lịch sử cấp quốc gia.” (Hình: Tuổi Trẻ)

6/21/14

LỊCH SỬ CÓ THỂ TÁI DIỄN TẠI BA TÂY?

Hoàng Ngọc Nguyên

clip_image001

clip_image003

World Cup, hay Giải vô địch bóng đá thế giới, vừa được khai mạc ngày 12-6 vừa qua tại thủ đô Brasilia cua nước Ba Tây. Đậy là lần thứ 20 World Cup được tổ chức trong lịch sử 84 năm của nó (1930-2014), và giải vô địch này được hàng tỷ người trên thế giới chú ý đặc biệt vì nhiều lẽ.

6/20/14

Chông Chênh Đỉnh Nhớ

Dạo:

       Nỗi nhớ chông chênh,
       Tròng trành mắt nhỏ,
       Buồn đan kín ngõ,
       Lối cỏ mong manh.

Cóc cuối tuần:

Chông Chênh Đỉnh Nhớ

     Lối chiều chân chếnh choáng say,
Khói vầy tóc áy, sỏi nhay gót già.
     Một mình lết bết đường xa,
Dửng dưng màu lá, qua loa câu chào.

6/8/14

Hội thảo làm thế nào để “Thoát Trung”?

Thanh Trúc, phóng viên RFA
2014-06-07

photo5-305.jpg

Các vị học giả và người dân tham dự Buổi hội thảo “Thoát Trung” hôm thứ năm ngày 5 tháng 6 tại 53 đường Nguyễn Du thành phố Hà Nội.

Courtesy Nguyễn Xuân Diện Blog

Buổi hội thảo “Thoát Trung” hôm thứ năm ngày 5 tháng 6 vừa qua do Quĩ Văn Hóa Phan Chu Trinh và Nhà Xuất Bản Trí Thức tổ chức, đã qui tụ một số đông học giả, trí thức và đặc biệt nhiều người trẻ đến với vấn đề làm thế nào để thoát ra khỏi tầm ảnh hưởng của Trung Quốc, đất nước đang gây khó khăn cho Việt Nam về nhiều mặt mà nhất là vụ hạ đặt giàn khoan HD 981 từ tháng trước.

6/6/14

Thế giới kỷ niệm 70 năm cuộc đổ bộ Normandy

TPO - Một buổi lễ trang trọng được tổ chức hôm nay, ngày 6/6/2014 tại Pháp, kỷ niệm 70 năm ngày quân đồng minh thực hiện cuộc đổ bộ quy mô lớn nhất trong thời kỳ Thế Chiến II vào bãi biển vùng Normandy, đánh dấu một trong những bước ngoặt quan trọng của cuộc chiến tranh tàn khốc này.

Theo hãng tin RIA Novosti, buổi lễ có sự tham dự của nguyên thủ hàng chục các quốc gia trên thế giới, trong đó có Mỹ, Nga, Đức, Anh, Tây Ban Nha, Nhật Bản, Hà Lan… và khoảng 1.000 cựu chiến binh từng tham gia cuộc đổ bộ có tính bước ngoặt trong lịch sử nhân loại.

"Những gì bắt đầu ở đây sẽ làm thay đổi thế giới"

Hình ảnh: Bài phát biểu của của đô đốc William McRaven, người đứng đầu Bộ chỉ huy Các chiến dịch liên hợp đặc biệt - NAVY SEAL  - MỸ.   (Có vẻ không liên quan lắm đến du lịch nhưng lại có giá trị tinh thần rất lớn).  Mỗi năm đến kỳ tốt nghiệp ra trường, các trường trung học và đại học Mỹ có thông lệ mời những vị khách có địa vị, tiếng tăm đến nói chuyện với học sinh, sinh viên. Các vị khách này có thể là 1 chính khách như tổng thống Obama, 1 nghệ sĩ tài tử nổi<br /> tiếng, hay những người thành đạt như Bill Gate, Steve Jobs, v.v…Những bài nói chuyện có ý nghĩa thường được các báo in, trích dẫn lại. Năm nay, có 1 bài diễn văn từ 1 vị khách mời đặc biệt đã được mọi người và giới truyền thông chú ý, được đăng tải trên<br /> nhiều tờ báo. Đó là bài nói chuyện của đô đốc Bill McRaven, người đứng đầu lực lượng đặc biệt của Hải quân Hoa Kỳ (Navy SEAL), người  trực tiếp chỉ huy biệt đội SEAL Team Six nổi tiếng, người giám sát việc lập kế hoạch và thực hiện cuộc tấn công tiêu diệt Osama bin Laden.  Ông là tướng Hải quân bốn sao bí ẩn nhất và luôn được bảo vệ cẩn mật. Trong khi các Đô đốc như Greenert , Gortney , Locklear thường xuyên xuất hiện trong các phương tiện truyền thông và trước Quốc hội,<br /> McRaven thì lại bí mật và tránh né mọi sự chú ý về mình.  Tuần rồi, sinh viên tốt nghiệp tại Đại học Texas ở Austin lại nhận được 1 sự “chiêu đãi” hiếm có, đó là bài nói chuyện đầy ý nghĩa và hóm hỉnh của Đô đốcBill McRaven.  Dưới đây là bài nói<br /> chuyện của ông:  Kính thưa hiệu trưởng Powers, hiệu phó Fenves , các vị Trưởng khoa, các vị giáo sư, cùng gia đình và bạn bè, và quan trọng nhất là các  tân sinh viên tốt nghiệp niên khoá 2014. Xin chúc mừng thành tích của các bạn.  Đã gần 37 năm từ ngày mà tôi tốt nghiệp UT.  Tôi nhớ rất nhiều điều về ngày hôm đó.  Tôi nhớ tôi đã bị nhức đầu từ một buổi tiệc (nguyên văn: “party”) đêm trước. Tôi chỉ nhớ là tôi đã có một bạn gái nghiêm túc, người mà tôi kết hôn sau này - đó là<br /> chuyện quan trọng cần nhớ - và tôi nhớ rằng tôi đã được nhận vào Hải quân ngày hôm đó.  Nhưng trong tất cả những điều tôi nhớ, thì tôi lại chẳng nhớ những ai là khách mời lên phát biểu trong buổi tối đó và tôi chắc chắn không nhớ bất cứ điều gì<br /> họ nói.  Vì vậy, phải thừa nhận 1 thực tế là nếu tôi không có thể làm cho bài phát biểu này đáng nhớ - thì ít nhất tôi sẽ cố gắng để làm cho nó ngăn  ngắn.  Khẩu hiệu của Đại học UT là Bài phát biểu của đô đốc William McRaven, người đứng đầu Bộ chỉ huy Các chiến dịch liên hợp đặc biệt - NAVY SEAL - MỸ.
Mỗi năm đến kỳ tốt nghiệp ra trường, các trường trung học và đại học Mỹ có thông lệ mời những vị khách có địa vị, tiếng tăm đến nói chuyện với học sinh, sinh viên. Các vị khách này có thể là 1 chính khách như tổng thống Obama, 1 nghệ sĩ tài tử nổi tiếng, hay những người thành đạt như Bill Gate, Steve Jobs, v.v…Những bài nói chuyện có ý nghĩa thường được các báo in, trích dẫn lại.

Năm nay, có 1 bài diễn văn từ 1 vị khách mời đặc biệt đã được mọi người và giới truyền thông chú ý, được đăng tải trên nhiều tờ báo. Đó là bài nói chuyện của đô đốc Bill McRaven, người đứng đầu lực lượng đặc biệt của Hải quân Hoa Kỳ (Navy SEAL), người trực tiếp chỉ huy biệt đội SEAL Team Six nổi tiếng, người giám sát việc lập kế hoạch và thực hiện cuộc tấn công tiêu diệt Osama bin Laden.

Taiwan (#2)

Trước khi đi ăn trưa, xe đưa chúng tôi vòng qua phía trước để xem toàn cảnh CKS Memorial Hall (Trung Chính Kỷ Niệm Đường, tức Sảnh Đường Tưởng Niệm Thống Chế Tưởng Giới Thạch, BBT). Khu vực này có hai tòa nhà nằm hai bên là Nhà Hòa nhạc quốc gia nằm bên trái và phòng kịch nghệ nằm bên phải.


Nhà hòa nhạc - nằm bên trái

Vài ngày ở Taiwan (#1)

Thưa cả nhà,

Kể chuyện đi Taiwan giống như múa rìu qua mắt thợ vì có vị đã ở Taiwan, làm việc ở Taiwan, từng sang học ở Taiwan trong thập niên 1960 ... Nhưng chúng tôi đi có chủ đích (sẽ viết sau) và có dịp đi thăm quê hương thằng bạn đã cùng làm chung nhiều đêm, nhiều weekends với nhau. Nó hãnh diện về quê hương nó lắm. Xin mời:

Khanh/CNN

(Meo bùn) Taiwan (#1)
Chúng tôi book đi Taiwan từ vài tháng trước. Đây là chuyến đi chơi có chủ đích nên tôi kể hơi dài dòng một chút. Chuyến đi dự trù khởi hành từ Melbourne và về lại Melbourne, nhưng bà nhà tôi đã thương lượng để họ thu xếp vé máy bay Melbourne-Saigon-Taipei và ngược lại với khoảng cách tuỳ ý trước và sau chuyến đi. Không dè package rẻ bất ngờ và vé khứ hồi Saigon-Taipei coi như free do Vietname Airlines "bonus".
Chúng tôi đến phi trường Taipei (tên thực là Taoyuan) khoảng 9 giờ tối. Đến chỗ nhập cảnh tôi không biết khai là ở đâu nên nhân viên không chịu. Tôi đưa tờ confirm (bằng chữ Hoa) cho bà ấy xem, bà ấy điền bằng chữ Hoa cho tôi và hỏi đúng ngày hết tour về hay ở lại thêm. Chúng tôi bảo sau khi hết tour, chỉ ở qua đêm rồi về. Bà ấy đóng "mộc" vào hộ chiếu và không hỏi gì thêm.
Họ làm ăn rất chu đáo, khi chúng tôi lấy xong hành lý đã thấy hai người cầm bảng tên chúng tôi đứng đợi. Họ đưa chúng tôi ra xe và dẫn chúng tôi về khách sạn, khoảng 15 phút từ phi trường. Họ làm thủ tục check in cho chúng tôi và dặn sáng mai 6:30 xuống ăn sáng, trả phòng và 7:30 có người đưa xe đến đón.
Sáng hôm sau, trong khi chờ, tôi ngó qua cửa sổ khách sạn và thấy ô như sau tại nơi có đèn giao thông. Hóa ra đó là khu để xe gắn máy đợi đèn xanh. Xe hơi không được vào. Đúng 7:30 hướng dẫn viên (HDV) và xe đến. Chúng tôi tá hoả là HDV không nói tiếng Anh. Chúng tôi được agent cho biết trước nhưng nghĩ là khách từ Mỹ, Canada, Singapore, Mã Lai, New Zealand và chúng tôi ở Úc đi thì thế nào HDV cũng nói vài câu cho mọi người hiểu. Hoá ra tour này cho những người ở các nước khác, nhưng họ là gốc Trung Hoa (mainland hoặc Taiwan), ngoại trừ chúng tôi.

VẬN ĐỘNG CƠ THỂ VỚI TUỔI LÃO NIÊN...

MS Trương Văn Sáng.

Vào thế kỷ thứ 13, giáo sĩ kiêm khoa học gia, triết gia Anh Cát Lợi Roger Bacon, nhân dịp nghiên cứu về vấn đề tuổi thọ con người, có nhận xét rằng: "Không chịu vận động cơ thể là một trong nhiều nguyên nhân đưa đến sự không sống lâu".

Ngày nay dù không được coi trọng như thực phẩm, không khí, nước uống, sự vận động cơ thể đã được chứng minh là có nhiều công dụng. Vận động đóng góp vào việc duy trì sức khỏe, cải thiện sự bền bỉ, di động của con người đồng thời cũng là một phương tiện phòng ngừa bệnh tật rất hữu hiệu.

6/4/14

Điểm Lật Minsky Của Trung Quốc

Nguyễn Xuân Nghĩa

alt

Nghĩa là sẽ rơi xuống vực!
Như đã hẹn, Diễn đàn Kinh tế lại nhắc tới hiện trạng kinh tế của Trung Quốc, lồng trong biến cố xảy ra 25 năm trước mà đa số giới trẻ tại xứ này, và nhiều xứ khác, có thể lãng quên hoặc không biết. Đó là vụ khủng hoảng tại quảng trường Thiên An Môn vào Tháng Sáu năm 1989 khiến cả ngàn sinh viên bị quân đội tàn sát. Xin quý thính giả theo dõi cuộc trao đổi của Vũ Hoàng với chuyên gia Nguyễn-Xuân Nghĩa, tư vấn kinh tế của đài Á Châu Tự Do.

HÀ NỘI CÒN TIN CÓ THỀ ĐI DÂY XIẾC

Hoàng Ngọc Nguyên

clip_image002

Trung Quốc và Việt Nam là hai nước láng giềng “môi hở răng lạnh”. Ngưòi ta cũng thường nói bà con xa không bằng láng giềng gần. Huống chi, Trung Quốc là Trung Cộng và Việt Nam là Việt Cộng, cả hai đều là những nước “cộng hòa” Cộng sản (Trung Quốc là “Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”, Việt Nam là “Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”, ai cũng ưa hai chữ “cộng hòa”), có nghĩa là hai nước “trước là đồng chí, sau là anh em”. Và có phải hai người chỉ mới kết nghĩa vườn đào gần đây đâu. Ít nhất cũng là 60 năm. Hay 65 năm nếu tính từ khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời. Khối Cộng sản Quốc tế trước đây vốn có gần 20 nước chính danh và tân tòng (không kể hơn chục nước chư hầu nằm trong Liên bang Xô-viết), tổng dân số cũng có đến 2/5 của thế giới hồi đó, bỗng dưng vào đầu thập niên 90 của thế kỷ trước tan hoang cả, hầu như chỉ còn hai anh em Hoa Việt này (nếu không kể đến nguời điên Bắc Triều Tiên cùng với nước Cuba nằm cheo leo ở vùng biển Carribean). Tình cảnh giống như hai anh em côi cút chỉ còn có nhau sau khi cha mẹ mất sớm. Có thể gọi là đáng thương. Thế mà…

TÁM NĂM NGHIỆP BÁO

Hoàng Ngọc Nguyên

Viet Tribune

Cả tám năm nay, cứ đầu tháng năm mỗi năm, tờ Viet Tribune lại thêm một tuổi. Và nay đã lên tám. Một tuần báo tám tuổi phải chăng là có chuyện đáng nói?

Unbenannt

Khi nhìn người ta chung quanh sống đến ba bốn chục năm như không, đúng là mình còn quá chập chững, thơ ấu. Nhưng VT là một tờ báo tiếng Việt. Phục vụ một cộng đồng tha hương mà trong cuộc sống, báo chí không hẳn là hay không còn là một món hàng thực phẩm dinh dưỡng thường xuyên. Vả lại, báo chí thời nay! Bao nhiêu tờ báo Mỹ còn vắn số, cho dù người ta có đầu tư, có tài chánh, có nhân sự, có độc giả (tức người bỏ tiền ra mua báo), có quảng cáo. Tất cả dần mai một. Người ta bớt đọc báo mà lên mạng. Hay xem truyền hình. Chưa kể vùi đầu vào nhiều thứ khác: ipad, tablet, phim bộ Đại Hàn… Vào thời buổi suy thoái, quảng cáo cũng thưa thớt hơn. Huống chi tờ VT chữ “không” thì nhiều, chữ “có” thí ít. Từng được đi “học tập cải tạo”, tôi không khỏi nhớ tới câu “Cái đầu ta làm nên tất cả. Với sức người sỏi đá cũng thành cơm” khi nghĩ đến trường hợp của tờ VT. Vả chăng, nó lại có hoàn cảnh riêng của nó giống như một bi kịch của Shakespeare. Không ít người Việt tại San Jose quan tâm đều có thể biết cuộc chiến đấu một mất một còn của không chỉ một người, mà của cả hai cột trụ duy nhất của tờ báo này, lòng nào là chẳng động lòng bi thương?

Hàn Quốc Kỷ Niệm 1000 Năm Bộ Kinh Phật Tripitaka

Nổi tiếng là bộ Kinh Phật khắc trên gỗ lớn hàng đầu thế giới, Tripitaka Koreana từng được tổ chức UNESCO liệt vào hàng di sản văn hóa cao quý nhất của xứ bình minh yên tĩnh. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử để tồn tại cho đến tận bây giờ, bộ Kinh Phật này năm nay vừa tròn 1000 tuổi.

http://www.korea.net/upload/content/editImage/table_15.JPG

Kể từ ngày 23/9 đến 6/11/2011, Hàn Quốc tổ chức lễ hội Thiên Niên bộ Kinh Phật Tripitaka Koreana. Bộ sưu tập này bao gồm hơn 80 ngàn bảng khắc gỗ dùng để in ấn kinh Phật. Dưới triều đại Goryeo (918-1392), các vì vua đã ra lệnh khắc kinh Phật trên các tấm bảng gỗ, tụng kinh cầu nguyện Phật trời phò hộ cho xứ sở Triều Tiên thoát khỏi sự xâm lăng của đạo quân viễn chinh Mông Cổ. Được lưu trữ tại chùa Haeinsa kể từ thế kỷ thứ 13 trở đi, 80 ngàn bảng khắc gỗ này được chia thành 6568 tập, cất giữ trong kho Tàng Kinh Các.

6/2/14

‘Ý thức hệ độc hại’: Thủ tướng Canada tấn công chủ nghĩa cộng sản

Colin Perker | Trà Mi lược dịch

Stephen Harper mở cuộc tấn công toàn diện vào chủ nghĩa cộng sản tại cuộc gây quỹ ở Toronto.

Thủ tướng Stephen Harper trong bữa tiệc gây quỹ xây đài tưởng niệm nạn nhân của chủ nghĩa cộng sản (Toronto, Ont., May 30, 2014.) Nguồn: THE CANADIAN PRESS/Darren Calabrese

Thủ tướng Stephen Harper trong bữa tiệc gây quỹ xây đài tưởng niệm nạn nhân của chủ nghĩa cộng sản (Toronto, Ont., May 30, 2014.) Nguồn: THE CANADIAN PRESS/Darren Calabrese

Hôm thứ Sáu 30 tháng 5, năm 2014, tại Toronto, Thủ tướng Canada Stephen Harper đã nói chuyện với quan khách trong bữa tiệc gây quỹ dựng đài tưởng niệm nạn nhân chủ nghĩa cộng sản.

Thời cơ và chiến lược

Bùi Tín

26.05.2014

813B177D-88FB-4DBE-8097-CF033C61DADB_w640_r1_sTrên blog VOA, anh Nguyễn Hưng Quốc đưa ra nhận định “Trung Quốc đã thắng ở biển Đông”. Tôi hơi băn khoăn dè dặt về nhận định ấy, nay có đôi lời trao đổi.
Trước hết nhận định này hơi sớm. Sự kiện Trung Quốc ngang nhiên đưa giàn khoan cực lớn HD-981 vào vùng biển Việt Nam còn mới, các phản ứng qua lại ở các phía còn đang diễn ra, chưa nên kết luận một cách dứt khoát.
Xét về mặt chiến thuật đây có thể là một thắng lợi, mà thắng lợi có thể là tạm thời. Nhưng xét về mặt chiến lược, chưa thể cho là Trung Quốc đã thắng, trái lại. Chiến lược luôn có vị trị quan trọng, lâu dài hơn là chiến thuật.

Lý Quang Diệu viết về Hoa Kỳ

Nguồn: Lee Kuan Yew (2013). “America: Troubled But Still on Top”, in L.K. Yew, One Man’s View of the World (Singapore: Straits Times Press), pp. 68-93.

Biên dịch: Nguyễn Việt Vân Anh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn One Man’s View of the World

HOA KỲ: Nhiều trở ngại nhưng vẫn giữ vị trí số 1

Cân bằng quyền lực đang chuyển đổi. Về phía châu Á của Thái Bình Dương, theo thời gian Hoa Kỳ sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc gây ảnh hưởng. Mọi chuyện sẽ không còn như trước. Địa lí là điểm mấu chốt trong trường hợp này. Trung Quốc có lợi thế hơn vì nằm trong khu vực và có khả năng phô trương sức mạnh dễ dàng hơn ở châu Á. Đối với Hoa Kỳ, gây ảnh hưởng từ cách xa 8.000 dặm là một điều hoàn toàn khác. Sự bất bình đẳng về ý chí, hậu cần và chi phí là rất đáng kể. Chỉ riêng dân số của Trung Quốc, 1,3 tỉ người, so với 314 triệu người Mỹ, cũng góp phần vào khó khăn của Hoa Kỳ. Nhưng sự chuyển giao quyền lực sẽ không xảy ra một sớm một chiều do ưu thế vượt bậc của Hoa Kỳ về công nghệ. Người Trung Quốc dù có thể chế tạo tàu sân bay nhưng vẫn không thể đuổi kịp người Mỹ một cách nhanh chóng về công nghệ tàu sân bay với sức chứa 5.000 quân và đầu máy hạt nhân. Nhưng cuối cùng, những bất lợi của Hoa Kỳ do khoảng cách địa lý dần sẽ mang tính quyết định. Hoa Kỳ sẽ phải điều chỉnh thế đứng của mình và chính sách của họ trong khu vực này.