4/24/21

"Chiến tranh Kinh tế": Một câu chuyện cổ xưa

Minh Anh - RFI- ngày 24.04.2021
Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung kéo dài dai dẳng và ngày càng khốc liệt, lan rộng sang nhiều lĩnh vực khác. AP - Andy Wong

Từ tháng Giêng năm 2018, Hoa Kỳ và Trung Quốc lao vào một chiến thương mại ầm ĩ « vô tiền khoáng hậu », kéo dài từ mấy năm qua mà vẫn chưa cho thấy hồi nào kết thúc. Sự kiện này còn minh chứng cho một thực tế : Ngoài khía cạnh chính trị, quân sự, kinh tế cũng là một mặt trận đối đầu gay gắt không kém, có thể sử dụng cả trong thời bình lẫn thời chiến.

Nhà chính trị học Ali Laidi, phóng viên đài truyền hình quốc tế France 24, lưu ý « chiến tranh thương mại » là một câu chuyện xa xưa, đã có từ thời con người bắt đầu khai thiên lập địa. Nếu như từ thế kỷ XIX trở về trước, chiến tranh kinh tế thường đi kèm với những chiến dịch quân sự hay những cuộc va chạm đẫm máu, thì đến thế kỷ XX, kinh tế trở thành một mặt trận xung đột hoàn toàn riêng biệt, một trong những khía cạnh của cuộc chiến toàn diện hiện đại.

Nhà chính trị học, nhà báo đài truyền hình quốc tế France 24, tác giả tập sách "Lịch sử thế giới về chiến tranh kinh tế". © Ảnh chụp tại phòng thu của đài RFI.

Đây cũng chính là nội dung chính cuộc phỏng vấn nhà chính trị học Ali Laidi dành cho RFI Tiếng Việt. Mục Tạp chí Thế giới Đó đây hôm nay mời quý vị theo dõi.

*******

Nghe phần âm thanh Bài phỏng vấn:

4/23/21

Quê Xưa Nào Có Thế

Kính gửi đến quý anh chị con cóc cuối tuần mùa Quốc Hận.

Dạo:
Xin người hãy rõ thực hư,
Quê tôi xưa có đâu như thế này.

Cóc cuối tuần:

Quê Xưa Nào Có Thế

Hỡi người bạn Hoa kỳ vừa quen biết,
Bạn cho hay mới ở Việt nam về,
Mang trong tim nỗi thất vọng não nề,
Vì thực tế không hề như quảng cáo.

Dưới lớp vỏ phồn vinh giả tạo,
Chỉ toàn là lừa đảo gian manh,
Lớn bé gì đều trộm cắp như ranh,
Chúng cũng chẳng nể nang hành trang bạn.

4/22/21

Ăn Chay

Bác sĩ Nguyễn Ý Đức

Từ Chay của ta bắt nguồn từ chữ “Trai” trong tiếng Hán, có nghĩa là giữ cho lòng dạ thanh tịnh để đạt đến một trạng thái tinh thần nào đó. Thường thì khi người có tâm nguyện gì lớn lao, hay muốn tập trung tinh thần vào một việc gì, người xưa thường luôn bắt đầu bằng cách “giữ gìn trai giới”.

Mỗi tôn giáo có thể hiểu về ăn chay theo cách hơi khác nhau. Chẳng hạn ăn chay theo Hồi giáo (như trong tháng Ramadan) khác với ăn chay theo Thiên Chúa giáo và cũng không giống với ăn chay theo Phật giáo.

Khái niệm ăn chay đề cập tới trong chương sách này được hiểu là “không ăn thịt, cá hoặc bất cứ thức ăn nào có nguồn gốc động vật”. Như vậy người ăn chay chỉ ăn rau, trái, các loại hạt, củ... được thu hái từ thực vật. Tuy nhiên cũng có người ăn chay chấp nhận dùng thêm trứng, sữa và các thực phẩm chế biến từ sữa.

Ăn chay đã được thực hiện từ nhiều ngàn năm. Những năm gần đây phong trào không ăn thịt, chỉ ăn rau trái được nhiều người quan tâm, ngay cả các nhà nghiên cứu khoa học và giới y học. Và do có nhiều kết quả tích cực mang lại sức khỏe đã được chứng minh, nên việc ăn chay hiện đang được rất nhiều người áp dụng.

NGƯỜI MẸ CỦA BIÊN GIỚI SỐNG VÀ CHẾT

Linh Mục Nguyễn Tầm Thường

Đây là câu chuyện có thật được cha Nguyễn Tầm Thường, Dòng Tên, thuật lại nhân kỷ niệm 5 năm ngày Mẹ Têrêsa Calcutta qua đời 1997 – 2002... Năm 2000, tôi tới giúp tĩnh tâm cho cộng đoàn Công Giáo Việt Nam ở Oakland, miền bắc California. Hôm ấy, cuối nhà thờ có người gọi tôi. Quay lại nhìn, ngờ ngợ, ai ngờ đâu tôi gặp lại người đàn ông tôi đang muốn tìm từ lâu...

Sáu năm làm việc tại trại tỵ nạn Palawan, Philippines 1989 – 1995, tôi gặp ông ở đấy. Một người đàn ông im lặng, ít nói. Ông lúc nào cũng như có chuyện khổ tâm. Ngày ngày ngồi tráng bánh ở một góc đường trong khu trại tỵ nạn. Ngâm gạo đêm trước, dậy tráng bánh từ hai giờ sáng bên vỉa đường. Mỗi ngày vài chục pesos. Ngày ấy,1 US dollar được 25 pesos tiền Philippines.

Hoàn cảnh tỵ nạn bấy giờ nhiều người túng cực. Ông phải đùm bọc hai người gốc Chàm không người quen với bốn em bé không thân nhân. Mấy người sống chung với nhau trong căn nhà tỵ nạn. Kẻ xách nước, người kiếm củi, ông tráng bánh. Khoảng ba tháng ông góp được hai chục đô la, lại nhờ cha Crawford, một cha già người Mỹ trước ở Việt Nam, sau qua trại tỵ nạn giúp đồng bào, gởi qua trại tỵ nạn Hongkong cho vợ.

4/21/21

Vui Sống Một Đời Đơn Giản Thanh Đạm

Lý Trinh Trường

Tựa

30 năm trước, tôi quy y tam bảo, giữ ngũ giới (bất sát, bất đạo, bất dâm, bất vọng, bất tửu), mong rằng có thể nhẹ bước trên đường chánh đạo.

15 năm trước, vẫn chưa hiểu cốt lõi của đạo, nên chỉ a tòng theo thiên hạ làm những việc xét ra vẫn chưa hợp lý.

Về sau, nhờ thường xuyên đọc kinh Phật và sách Thánh Hiền, dần dần hiểu được chút ít đạo lý cuộc sống và cách làm người, nhờ vậy tu sửa những quan niệm và hành vi không đúng theo tinh thần và tiêu chuẩn của giáo lý nhà Phật.

Phạm lỗi, chấp nhận sai lầm thì dễ, dám công khai với đại chúng thì khó, vì mình còn tự ái, cảm thấy xấu hổ với mọi người.

Cổ nhân nói: "Ác kỵ âm, thiện kỵ dương"(惡忌陰,善忌陽), có nghĩa là chuyện ác nên tránh núp trong bóng tối, việc thiện nên tránh lộ ra ngoài mặt. Là vì người ta thường làm ác trong âm thầm, lén lút trong mờ ám; đồng thời thích dương dương tự đắc khi làm được đôi việc thiện, bậc quân tử thì nên tránh làm như vậy.

Tiết Nhơn Quý

Tiểu Tử

Trước ngày 30 tháng tư 1975, trong cơn sốt di tản, tôi chen lấn đẩy được vợ con lên trực thăng. Thằng Mỹ đen thòng người xuống, vừa kéo tôi lên vừa la lớn cho đồng bọn : ‘’Bốc lên! Bốc nhanh lên! Đầy ứ rồi!‘’

Chân tôi vừa chạm sàn trực thăng thì vợ tôi làm rớt cái xắc da xuống đám ngừơi đang xô đẩy nhau phía dưới. Như cái máy, tôi phóng xuống theo ! Khi tôi giành giựt lại được cái xắc thì chiếc trực thăng đã bay đi xa. Tôi ôm cứng cái xắc trứơc ngực, hổn hển nhìn theo mà nghe chết điếng trong lòng…

Nhờ bị rớt lại như vậy mà tôi còn giữ được nhà cửa xe cộ. Bởi vì những nhà khác - nhà những người đã di tản - đều bị đồng bào hôi của, rồi sau đó là bị Nhà Nước cách mạng tiếp thu. Cũng là một hình thức hôi của, nhưng… cao cấp hơn !