Giọng con cầu nguyện hình như đã
Đến cõi vĩnh hằng gặp Mẹ yêu
Con xin Mẹ giúp thằng con Mẹ
Đang gặp khó khăn khổ lụy nhiều...
Mẹ về phù trợ cho dâu Mẹ
Hồi sinh tỉnh táo sống đời thường
Mẹ biết nhà bây giờ vắng vẻ
Con lẻ loi đau đớn sầu thương !
Thủy đang khỏe mạnh đang làm việc
Bị nghẽn tim cơn bệnh bất ngờ
Cũng may đang làm trong bệnh viện
Con hay tin lòng nóng như hơ..
Không vào thăm được, mùa đại dịch
Đi đứng bây giờ hạn chế nhiều
Mỗi ngày bác sĩ cho tin tức
Buồn sợ lo, nhà vắng quạnh hiu..
Vợ con Mẹ cưới cho hồi đó
Lúc giặc thả về được mấy năm
Mẹ thương Mẹ quý con dâu út
Thủy nằm yên đó Mẹ xa xăm...
Ở đây gia tộc chẳng có ai
Con lẻ loi đếm tháng đếm ngày
Vợ bệnh không cạnh kề chăm sóc
Thờ thẫn mình con nhẹ thở dài...
Mẹ thương con, thương dâu phù trợ
Cho Thủy bình an sớm trở về
Thương Mẹ tình thâm con thương vợ
Cuối đời ấm áp nghĩa phu thê..
thylanthảo
26-8-20
10/4/20
10/3/20
Con Tàu Mayflower Và Thuộc Địa Bắc Mỹ
1/ Nước Anh và miền Bắc Mỹ. Các nhà thám hiểm vào thế kỷ 16 đã theo chân Christopher Columbus đi khám phá các miền đất xa lạ tại Tân Thế Giới. Họ bị thúc đẩy bởi ba lý do. Thứ nhất, họ tìm kiếm vàng bạc. Các vua chúa cử các nhà thám hiểm vượt đại dương đã đồng ý chỉ nhận một phần năm số vàng tìm được, phần còn lại thuộc về nhà thám hiểm. Lý do thứ hai là vinh quang mà nhà thám hiểm mang lại cho đất nước và nhà vua. Việc truyền đạo Thiên Chúa là lý do thứ ba.
Vào năm 1497, John Cabot là một thuyền trưởng người Ý, đã vì nước Anh đi thám hiểm phần đông bắc của lục địa Bắc Mỹ. Ngoài ra còn có John Verrazano và Jacques Cartier đi thuyền dọc theo phần bờ biển phía đông của Bắc Mỹ và giành phần đất cho nước Pháp. Một nhà thám hiểm khác người Tây Ban Nha tên là Juan Ponce de Leon vào năm 1513 đã lên bờ tại Florida rồi sau đó, chinh phục các hải đảo Puerto Rico. Francisco de Coronado là một nhà quý tộc Tây Ban Nha đã thám hiểm miền tây nam của xứ Hoa Kỳ ngày nay vào năm 1540 và 1541, và trong cuộc tìm kiếm vàng, Coronado đã tới Kansas và là người đầu tiên nhìn thấy Grand Canyon của miền Arizona.
Labels:
Anh Quốc,
Bắc Mỹ,
Di tích - lịch sử,
sưu tầm
TÌNH GỬI TỪ TRÊN ĐÔI CÁNH SẮT
TÌNH GỬI TỪ TRÊN ĐÔI CÁNH SẮT
Tôi đến tìm Em ngày chớm hạ
vai nặng hành trang, tim nặng tình
Ngập ngừng muốn nói câu từ giã
ngại làm nắng úa lúc bình minh.
Lời yêu thầm nói trong thinh lặng
cho giấc hoàng lan vẫn dịu êm
Tầm xuân đang hé cười trong nắng
sao hồn như lá úa bên thềm?!
Em mộng mơ gì trong giấc ngủ
có biết ngày vui ánh mai hồng?
Có thấy tình hoa đang hé nụ
trong tiếng hoan ca buổi hừng đông?!
Đường mây rồi sẽ chia vạn dặm
Một tiếng yêu còn đọng trên môi
Em đang say giấc trong mộng thắm
làm sao biết sóng dậy khôn nguôi?!
Ước gì nói được cho Em hiểu
ngôn ngữ tình tôi lúc đầy, vơi
Nắng ơi! Hãy đến hôn làn tóc
và nói hộ tôi một đôi lời.
Phải chi Em đến bên tôi nhỉ?!
để tim rung mãi nhịp nồng say
Mong sao trên bước đường thiên lý
có Em bên cạnh suốt đêm, ngày!
Tôi sẽ nói thầm câu tạm biệt
vì vẫn còn đây nỗi hoài mong
Chia tay đâu phải là vĩnh quyết
nên lời yêu giấu tận đáy lòng.
Dù cách phương trời, xa vạn dặm
hồn sẽ tung trời, vượt cánh mây
để ngày mai đẹp màu nắng ấm
tìm đến bên Em nối tình đầy.
Tình gửi từ trên đôi cánh sắt
Yêu thương trải nhớ, vượt sơn khê
Ơi Em! Xin hẹn mùa trăng mật
Tay nắm bàn tay nói hẹn thề.
HUY VĂN
( Lấy ý từ Leaving On A Jet Plane - John Denver )
Tôi đến tìm Em ngày chớm hạ
vai nặng hành trang, tim nặng tình
Ngập ngừng muốn nói câu từ giã
ngại làm nắng úa lúc bình minh.
Lời yêu thầm nói trong thinh lặng
cho giấc hoàng lan vẫn dịu êm
Tầm xuân đang hé cười trong nắng
sao hồn như lá úa bên thềm?!
Em mộng mơ gì trong giấc ngủ
có biết ngày vui ánh mai hồng?
Có thấy tình hoa đang hé nụ
trong tiếng hoan ca buổi hừng đông?!
Đường mây rồi sẽ chia vạn dặm
Một tiếng yêu còn đọng trên môi
Em đang say giấc trong mộng thắm
làm sao biết sóng dậy khôn nguôi?!
Ước gì nói được cho Em hiểu
ngôn ngữ tình tôi lúc đầy, vơi
Nắng ơi! Hãy đến hôn làn tóc
và nói hộ tôi một đôi lời.
Phải chi Em đến bên tôi nhỉ?!
để tim rung mãi nhịp nồng say
Mong sao trên bước đường thiên lý
có Em bên cạnh suốt đêm, ngày!
Tôi sẽ nói thầm câu tạm biệt
vì vẫn còn đây nỗi hoài mong
Chia tay đâu phải là vĩnh quyết
nên lời yêu giấu tận đáy lòng.
Dù cách phương trời, xa vạn dặm
hồn sẽ tung trời, vượt cánh mây
để ngày mai đẹp màu nắng ấm
tìm đến bên Em nối tình đầy.
Tình gửi từ trên đôi cánh sắt
Yêu thương trải nhớ, vượt sơn khê
Ơi Em! Xin hẹn mùa trăng mật
Tay nắm bàn tay nói hẹn thề.
HUY VĂN
( Lấy ý từ Leaving On A Jet Plane - John Denver )
huy van
10/2/20
Thu Sầu
Thu Sầu
Cũng mưa, cũng nắng, khác gì đâu ?
Bởi theo thông lệ người than thở :
Như thể là mùa của khổ đau !
Thu đến, Thu đi có gì buồn,
Cũng khi nắng đổ, lúc mưa tuôn.
Có người đoàn tụ, người ly biệt,
Mùa nào cũng vậy, có gì hơn ?!
Chỉ một chút nầy hơi khác nhau :
Xứ lạnh, Thu sang lá đổi màu,
Từ xanh sang vàng và đỏ rực,
Cuối mùa rơi rụng, có gì đâu ?
Một điều xem ra lắm kẻ quên,
Mùa Thu pháo cưới nổ vang rền,
Là mùa được chọn : Ngày Đại Hỷ,
Cho nhiều đôi lứa thoả ước nguyền.
Còn những cuộc tình phải dở dang,
Vì người trong mộng đã sang ngang,
Xuân, Hạ hay Đông đều cũng vậy,
Đâu phải chờ Thu mới lỡ làng !
Tội nghiệp mùa Thu bị tiếng oan,
Là mùa gây nên những trái ngang !
Chẳng qua thiên hạ hùa theo mốt,
Gán ghép cho Thu mọi bẽ bàng !
Người xưa thơ thẩn thiếu trò vui,
Quẩn quanh đi tới lại đi lui.
Chẳng biết làm gì bèn hạ bút :
Thu sầu, Thu thảm, Thu ngậm ngùi !
Tôi đi tìm tôi giữa cuộc đời
Vẫy vùng cũng đến thế mà thôi
Nương theo cánh nhạn tìm hư ảo
Tựa bóng mây trời, mãi nổi trôi...
Một kiếp tha hương, mấy đoạn sầu
Bao phen cố nén những niềm đau
Bao ngày tất bật vì sinh kế
Sao mình còn khắc khoải canh thâu?
Giờ tiết trung thu đã đến rồi
Hững hờ năm tháng vẫn dần trôi
Mái tóc nâu xưa giờ đã bạc
Gặp thời, phải thế, cũng đành thôi!
Rồi một mùa Thu cũng sẽ qua
Mà bao hoài niệm chẳng phôi pha
Thu nay sao ngập tràn lửa khói
Cầu chút mưa rào ... ở chốn xa!
Nhan Ánh-Xuân
Cali 2/10/2020.
Vẫy vùng cũng đến thế mà thôi
Nương theo cánh nhạn tìm hư ảo
Tựa bóng mây trời, mãi nổi trôi...
Một kiếp tha hương, mấy đoạn sầu
Bao phen cố nén những niềm đau
Bao ngày tất bật vì sinh kế
Sao mình còn khắc khoải canh thâu?
Giờ tiết trung thu đã đến rồi
Hững hờ năm tháng vẫn dần trôi
Mái tóc nâu xưa giờ đã bạc
Gặp thời, phải thế, cũng đành thôi!
Rồi một mùa Thu cũng sẽ qua
Mà bao hoài niệm chẳng phôi pha
Thu nay sao ngập tràn lửa khói
Cầu chút mưa rào ... ở chốn xa!
Nhan Ánh-Xuân
Cali 2/10/2020.
THU CALI
Tặng sư muội Xuân và các bạn yêu thơ
Lửa đốt Cali cháy mịt mờ
Hỏa thần cướp mất cõi trời mơ
Bầy nai thương lá nhìn ngơ ngác
Lũ bướm yêu hoa khóc vật vờ
Cổ thụ nghìn năm thành khói bụi
Rừng già một phút hóa than tro
Cảnh vật tưởng như ngày tận thế
Thu Sầu chỉ biết gởi vào Thơ.
MPH
Tặng sư muội Xuân và các bạn yêu thơ
Lửa đốt Cali cháy mịt mờ
Hỏa thần cướp mất cõi trời mơ
Bầy nai thương lá nhìn ngơ ngác
Lũ bướm yêu hoa khóc vật vờ
Cổ thụ nghìn năm thành khói bụi
Rừng già một phút hóa than tro
Cảnh vật tưởng như ngày tận thế
Thu Sầu chỉ biết gởi vào Thơ.
MPH
Xin gởi một bài thơ THU loại HUỀ VỐN đọc chơi cho vui.
TÂM TÌNH THU tự thán !
Thu cũng vậy thôi, có gì sầu ,Cũng mưa, cũng nắng, khác gì đâu ?
Bởi theo thông lệ người than thở :
Như thể là mùa của khổ đau !
Thu đến, Thu đi có gì buồn,
Cũng khi nắng đổ, lúc mưa tuôn.
Có người đoàn tụ, người ly biệt,
Mùa nào cũng vậy, có gì hơn ?!
Chỉ một chút nầy hơi khác nhau :
Xứ lạnh, Thu sang lá đổi màu,
Từ xanh sang vàng và đỏ rực,
Cuối mùa rơi rụng, có gì đâu ?
Một điều xem ra lắm kẻ quên,
Mùa Thu pháo cưới nổ vang rền,
Là mùa được chọn : Ngày Đại Hỷ,
Cho nhiều đôi lứa thoả ước nguyền.
Còn những cuộc tình phải dở dang,
Vì người trong mộng đã sang ngang,
Xuân, Hạ hay Đông đều cũng vậy,
Đâu phải chờ Thu mới lỡ làng !
Tội nghiệp mùa Thu bị tiếng oan,
Là mùa gây nên những trái ngang !
Chẳng qua thiên hạ hùa theo mốt,
Gán ghép cho Thu mọi bẽ bàng !
Người xưa thơ thẩn thiếu trò vui,
Quẩn quanh đi tới lại đi lui.
Chẳng biết làm gì bèn hạ bút :
Thu sầu, Thu thảm, Thu ngậm ngùi !
Ai ơi xin nhớ đến một điều,
Vui buồn, sướng khổ, ghét hay yêu,
Là do TRÍ Ngộ , TÂM An Tịnh,
Cảnh ngoài tác động được bao nhiêu ?
Vui buồn, sướng khổ, ghét hay yêu,
Là do TRÍ Ngộ , TÂM An Tịnh,
Cảnh ngoài tác động được bao nhiêu ?
Ta xin thành thật nói về THU,
Một chút ưu tiên khác mọi mùa.
Vì gió Thu mát, trời Thu đẹp...
Ta hưởng thoả thuê khỏi phải mua.
HÀN SĨ PHAN
Một chút ưu tiên khác mọi mùa.
Vì gió Thu mát, trời Thu đẹp...
Ta hưởng thoả thuê khỏi phải mua.
HÀN SĨ PHAN
Hoài niệm trung thu trong trẻo của tuổi thơ giữa những ngày phố phường tấp nập
Những ngày này, phố xá đã ngập tràn không khí Trung thu. Nào bánh, nào đèn lồng đủ màu sắc, còn có rất nhiều những trò chơi hiện đại khiến lũ trẻ mê tít… Không ít người bỗng hoài niệm về những trung thu xưa…
Trung thu có từ bao giờ, nguồn gốc từ đâu thì chắc không có nhiều người biết. Chỉ biết một điều rằng Trung thu đã có ở nước ta từ tự thuở đời nào rồi, và cũng trải qua biết bao biến đổi theo những thăng trầm của thời gian.
10/1/20
Sự tích bánh trung thu
Sự tích bánh trung thu
Trong dân gian có rất nhiều truyền thuyết giải thích vì sao cứ đến tết Trung thu người ta lại ăn bánh trung thu. Nhưng truyền thuyết được phổ biến nhất là trong những năm cuối triều đại nhà Nguyên, bọn thống trị áp bức bóc lột nhân dân rất tàn khốc, khiến dân chúng bất mãn và nuôi ý chí phản kháng mãnh liệt.
Hồi ấy có hai vị lãnh tụ của phong trào nông dân khởi nghĩa là Chu Nguyên Chương và Lưu Bá Ôn đã tổ chức nhân dân vùng lên chống lại bè lũ thống trị tàn bạo. Để có thể truyền đạt tin tức và mệnh lệnh một cách bí mật, người ta đã làm những cái bánh hình tròn, trong những cái bánh này đều có nhét thêm một tờ giấy ước định thời gian khởi nghĩa là lúc trăng sáng nhất trong đêm rằm tháng Tám âm lịch.
Sau đó những cái bánh này được người ta truyền đi cho nhau và trở thành một phương tiện liên lạc. Phương pháp này tỏ ra hết sức hiệu nghiệm, tin tức hô hào khởi nghĩa đã được truyền đi khắp nơi. Về sau người Trung quốc lấy việc làm bánh Trung thu vào ngày rằm tháng Tám để kỷ niệm sự kiện ấy. Như vậy phong tục ăn bánh Trung thu trong ngày tết Trung thu dần dần đã được lưu truyền cho tới ngày nay.
Có ý kiến khác cho rằng: bánh Trung thu đã có từ đời Đường. Nó được coi như một thứ đồ lễ để cúng thần mặt trăng, và hồi ấy bánh này được gọi là bánh nhỏ (tiểu bính) hay bánh ngọt (điềm bính) và ở kinh thành Trường An đã có những cửa hiệu làm và bán bánh Trung thu.
Sang đến đời Tống thì các nơi trong nước Trung Quốc đã có nhiều thứ bánh Trung thu với phong vị khác nhau, chẳng hạn bánh kiểu Tô Châu, bánh kiểu Quảng Châu, bánh kiểu Ninh Ba, bánh kiểu Bắc Kinh.
Vì bánh Trung thu có mùi vị thơm ngon, hình của nó lại tương tự như mặt trăng, cho nên về sau loại bánh này đã được dùng làm vật tượng trưng cho chuyện gia đình đoàn tụ trong ngày tết Trung thu, đồng thời nó cũng được dùng làm quà ngày lễ để bạn bè thân thuộc tặng cho nhau kèm theo những lời chúc tốt lành.
Phong tục cắt bánh Trung Thu
Dường như bánh trung thu đã trở thành một thức bánh chỉ có vào dịp tết trung thu và không thể thiếu của mọi nhà. Được làm từ bột mì nhân hạt sen và bột đường, bánh trung thu biểu tượng cho sự đoàn tụ và hòa thuận của gia đình. Thường bánh trung thu sẽ được cắt bằng với đúng số thành viên trong gia đình. Miếng bánh càng đều thì gia đình càng hạnh phúc hòa thuận.
Tết trung thu là một phong tục ý nghĩa từ lâu đời không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các nước trong châu Á khác. Sau khi đã đi lý giải phong tục tết trung thu chắc hẳn mọi người đã biết được phần nào về nguồn gốc và ý nghĩa của ngày tết đoàn viên.
Từ truyền thống đến hiện đại
Những loại bánh trung thu truyền thống thường gồm có một lớp vỏ mỏng (bề dày không quá 1 cm), làm bằng bột mì, ít hương vị, bao bọc khối nhân rất ngọt và hơi có dầu. So với các loại bánh ngọt phương Tây, bánh trung thu có độ ngọt hơn rất nhiều. Thời xưa, nhân bánh thường là những quả trứng muối tượng trưng cho trăng rằm. Vị mặn của trứng muối dường như "trung hòa" cho vị ngọt của các nguyên liệu khác. Bánh trung thu được đem nướng sau khi đã định hình.
Ở Trung Quốc, trên mặt bánh trung thu thường in những chữ mang thông điệp tốt lành (như "song hỷ", "cát tường"), hay tên của cơ sở sản xuất. Bên cạnh đó là biểu tượng của Mặt Trăng, Hằng Nga, Thỏ Ngọc, hình hoa lá, như là sự trang trí bổ sung.
Bánh trung thu hiện đại phần lớn là sự cách tân kiểu dáng là nguyên liệu của nhân bánh. Nếu như truyền thống làm nhân bánh bằng trứng muối thì bây giờ nó có thể là đậu xanh, khoai môn, jambon, các hương liệu như: cà phê, sô-cô-la, các loại trái cây v.v. Thập kỷ 1980 xuất hiện các kiểu bánh trung thu được làm lạnh (bánh dẻo lạnh). Những năm gần đây còn xuất hiện loại bánh trung thu dành cho người ăn kiêng (bánh trung thu chay).
Bánh trung thu thường đắt hơn nhiều so với giá trị thực của nó bởi lẽ việc sản xuất và kinh doanh chỉ mang tính thời vụ và thị trường phục vụ chỉ là những nơi mà Tết Trung thu có tầm ảnh hưởng lớn như các nước châu Á như Trung Quốc, Việt Nam, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc.
Những loại bánh trung thu truyền thống thường gồm có một lớp vỏ mỏng (bề dày không quá 1 cm), làm bằng bột mì, ít hương vị, bao bọc khối nhân rất ngọt và hơi có dầu. So với các loại bánh ngọt phương Tây, bánh trung thu có độ ngọt hơn rất nhiều. Thời xưa, nhân bánh thường là những quả trứng muối tượng trưng cho trăng rằm. Vị mặn của trứng muối dường như "trung hòa" cho vị ngọt của các nguyên liệu khác. Bánh trung thu được đem nướng sau khi đã định hình.
Ở Trung Quốc, trên mặt bánh trung thu thường in những chữ mang thông điệp tốt lành (như "song hỷ", "cát tường"), hay tên của cơ sở sản xuất. Bên cạnh đó là biểu tượng của Mặt Trăng, Hằng Nga, Thỏ Ngọc, hình hoa lá, như là sự trang trí bổ sung.
Bánh trung thu hiện đại phần lớn là sự cách tân kiểu dáng là nguyên liệu của nhân bánh. Nếu như truyền thống làm nhân bánh bằng trứng muối thì bây giờ nó có thể là đậu xanh, khoai môn, jambon, các hương liệu như: cà phê, sô-cô-la, các loại trái cây v.v. Thập kỷ 1980 xuất hiện các kiểu bánh trung thu được làm lạnh (bánh dẻo lạnh). Những năm gần đây còn xuất hiện loại bánh trung thu dành cho người ăn kiêng (bánh trung thu chay).
Bánh trung thu thường đắt hơn nhiều so với giá trị thực của nó bởi lẽ việc sản xuất và kinh doanh chỉ mang tính thời vụ và thị trường phục vụ chỉ là những nơi mà Tết Trung thu có tầm ảnh hưởng lớn như các nước châu Á như Trung Quốc, Việt Nam, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc.
Xin đọc thêm:
Subscribe to:
Posts (Atom)