8/17/20

Dầu khuynh diệp BS Tín! Một thời để nhớ

 

Năm 1946, khi một chiếc xe đạp cũng là cả một gia tài với nhiều người thì “ papa” của cậu học sinh Bùi Kiến Thành đã mua một chiếc xe tải lớn, dài 7-8 m nhưng không đóng tải mà dùng mặt bằng để chất lên đó một chiếc xe hơi Austin mới cáu cạnh. Gắn kèm chiếc xe là cái bảng to ghi : Giải thưởng Bác sĩ Tín. Ai mua dầu của BS Tín cũng được cho một con số kèm theo. Đi cùng với chiếc xe là đoàn múa lân đánh trống tùng tùng xèng. Xe chạy từ Nghệ An, Hà Tĩnh suốt cho tới Cà Mau. Một chiếc xe quá lạ lùng và tưng bừng như vậy bảo sao dừng ở bãi chợ nào trẻ em, người lớn đều không xúm coi rần rần. Xổ số trúng thưởng sau đó được tổ chức rất nghiêm túc, ngoài xe hơi Austin còn có mấy chục giải phụ là xe đạp. Đó là chiêu mà BS Tín nghĩ ra để từ Nam chí Bắc ai ai cũng biết đến dầu khuynh diệp Bác sĩ Tín cũng như nhà thuốc Bác sĩ Tín.

Trước khi sản xuất dầu khuynh diệp Bác sĩ Tín, ông Bùi Kiến Tín khởi nghiệp ở Quy Nhơn, làm các loại thuốc ho, bổ huyết, thuốc trị táo bón. Bà Hòa tích cực tham gia cùng chồng ngay từ những ngày này. BS Tín nói cần một cái nồi đồng thật lớn để nấu thuốc thì bà liền nhận nhiệm vụ đi kiếm cho ra cái nồi như thế. Bà đi về quê ngay lúc đám giỗ ở một nhà thuộc tộc họ Bùi thì gặp ông Bùi Thuyên, là cha ruột nhà thơ Bùi Giáng. Nghe chuyện, ông Bùi Thuyên bèn cho mượn cái nồi khá to !. Như vậy, sự nghiệp làm thuốc của BS Tín khởi thủy xem ra lại có dây mơ rễ má với cái nồi đồng của gia đình Thi sĩ Bùi Giáng…..! …Dầu gió được BS Tín bào chế có công thức đặc biệt bao gồm các loại dầu tràm, dầu bạc hà, dầu hương nhu… và không thể thiếu tinh dầu khuynh diệp. Đây là loại tinh dầu có mùi rất đặc trưng, người bình dân quen gọi “mùi bà đẻ” bởi nó được các “bà đẻ” miền Nam .. ưa chuộng…..

Theo BKT
Sưu tầm: Ngô Bích Ngọc

8/16/20

Cáo Phó

Dòng Dõi Dài Ngàn Dặm



Các bạn thân mến,

Bài này viết vào đầu tháng 7, vì hơi bận và có vài sự việc xảy ra, nên mãi đến hôm nay mới chia sẻ với các bạn.


Dòng Dõi Dài Ngàn Dặm (一表三千里)


Nếp sống xã hội văn minh căng thẳng tất tả, nhất là sinh hoạt tại Mỹ thì càng bận rộn khẩn trương hơn. Có được bao nhiêu người có thể sống nhàn hạ như tại quê nhà ngày xưa, bà con họ hàng liên lạc thường xuyên, quan tâm thân thiết.

Chị tôi có ý kéo mối quan hệ lại gần nhau vì đã xa cách bấy lâu, nên chị đã tổ chức một buổi liên hoan vào ngày Nguyên Đán năm ngoái. Nhiều anh em họ hàng lâu năm không gặp, vì vậy có cơ hội sum họp hàn huyên, nhất là những cháu trẻ phải lo đi làm không có dịp gặp mặt.

Hôm đó tôi đến nhà chị dự tiệc, đứa cháu ra tận cửa đón tôi, một cháu khác khoảng mười ba mười bốn tuổi đứng phía sau chào tôi:" chào cố ! " tôi giật mình, nghĩ là cháu gọi lộn người.

Vào nhà hỏi chị cho rõ tự sự, mới biết cháu là chắt của ông anh họ cư ngụ tại tiểu bang miền đông, cháu theo học tại Ohio, gần đây đến San Jose tham dự hoạt động liên trường.

Biết được đầu đuôi câu chuyện, tôi bùi ngùi xúc động, ngày tháng thấm thoát qua mau, tôi không ngờ đã vinh thăng bậc " cố ". Đó là vì mối quan hệ của dòng dõi gia tộc. Ba tôi có tám anh chị em, mẹ tôi cũng có tám anh chị em, cộng thêm ông chú bà bác, cô cậu dì dượng, nhân số trong bốn đời, nhất ít phải hơn trăm người.

Buổi tối trò chuyện với chị, chị nói một câu truyền khẩu của người Quảng:" Đời thứ nhất thân, đời thứ hai sơ, đời thứ ba bẽn lẽn."(一代親,二代表,三代散了了). Có nghĩa là cảm tình của bà con thân thuộc sẽ dần dần phai nhạt, đời thứ ba, con cháu sẽ không còn quen biết nhau, đến đời thứ tư thì xem như người dưng nước lã.

Tôi nghĩ đến ý nghĩa của một giọt nước trong biển cả. Đứng trước dòng sông mênh mông chúng ta thường quên sự tồn tại của giọt nước, nhưng nhìn theo chiều dài của thời gian, mỗi một giọt nước trong biển cả đã từng lau lách qua từng ngõ ngách của dòng sông; mỗi một giọt nước cùng hòa vào dòng sông tuôn chảy không ngừng. Thực ra, biển cả là sự tập họp của mỗi giọt nước, cũng như dòng dõi của một gia tộc là sự kết hợp của mỗi một thành viên, nói rộng hơn, mỗi người trong xã hội đều có quan hệ mật thiết với nhau.

Một dòng dõi dài ngàn dặm và thường có nhiều chi phái, trong những người không quen biết qua lại hằng ngày, biết đâu chừng ai đó là người có cùng huyết thống với chúng ta. Bởi thế, chúng ta phải thương mến nhau. Có ai biết được chuyện bốn đời trước. Cũng như tôi đã giật mình khi cháu chắt chào tôi:" cố! "

Thời buổi động loạn vô thường, lòng người đổi trắng thay đen, nhiều biến cố đổ máu xảy ra khắp nơi trên thế giới.

Xung đột chủng tộc giữa da trắng và da đen tại Mỹ.

Xung đột lãnh thổ tại biên giới Trung Quốc và Ấn Độ.

Xung đột chính trị giữa đảng phái đỏ và xanh tại Đài Loan.

Xung đột quyền lợi giữa Nam Bắc Hàn.

Xung đột quân dân trong các cuộc biểu tình tại Hong Kong.

Xung đột dân tộc và mối thù truyền kiếp giữa Do Thái và Palestine.

Ngọn lửa hận thù đã phá hủy tình thương êm đẹp, vết máu của căm thù đã làm ô uế lòng trong sạch của loài người.

Tôi nghĩ đến bài kệ ngũ ngôn của Tào Trực:

Huynh Đệ Tương Tàn (兄弟相殘)

Chử đậu nhiên đậu ky (煮豆燃豆萁)
Đậu tại phủ trung khấp (豆在釜中泣)
Bổn thị đồng căn sinh (本是同根生)
Tương tiên hà thái cấp (相煎何太急)

Anh Em Sát phạt ( thơ dịch ý )

Đốt nhánh đậu khô để nấu đậu
Đậu khóc nức nở hận đau đáu
vốn cùng một gốc đâu xa lạ
Hà tất tương tàn nghĩa thâm sâu


Có nghĩa là đốt nhánh đậu nấu đậu, đậu bị đun nấu như khóc nức nở trong nồi, đậu và nhánh đều cùng từ một gốc, tại sao lại cắng đắng dữ dội với nhau như thế?

Nắng chiều như lửa hạ, nhuộm đỏ bầu trời, nhuộm đỏ vạn vật, nhuộm đỏ cả cây ngô đồng ngoài cửa. Nắng chiều vẫn hồng lên mỗi ngày, và cuộc đời cứ chuyển biến thay đổi, câu chuyện yêu thương thù hận cứ tiếp diễn mãi mãi, có kết thúc hay không? Không, chắc chắn là không, chuyện đời nay chấm dứt, chuyện đời sau lại tiếp diễn, cứ thế mà luân chuyển mãi mãi...

Ngày nào lòng người còn chưa thức tỉnh, thì chuyện đau lòng buồn phiền vẫn tiếp diễn như hình với bóng.

Huynh đệ tương tàn, được Tào Trực ví von trong bài kệ ngũ ngôn vừa kể nói lên lòng thù hận, ganh tị xâu xé nhau. Nghĩ đến những cuộc xung đột đổ máu, trong nhóm người chúng ta chống đối thù hằn với nhau, biết đâu có ai đó là người cùng dòng máu tổ tiên với mình. Đậu và nhánh sát phạt nhau, huynh đệ tương tàn, nghĩ như vậy, trong lòng cảm thấy nao nao bồn chồn.


Lý Trinh Trường (k5) tại cư thất

07-09-2020


   



Bán Cha Mẹ Già


Một tờ báo ở Tokyo đăng một mẩu rao giật gân về việc bán cha mẹ. Mẩu rao viết: “Bán cha mẹ: cha 68 tuổi, mẹ 66. Giá 900 yên”.

Ai đọc mẩu rao này cũng đều choáng váng. Mọi người bảo nhau: “Thật là cái thời chẳng ra gì! Đến cả cha mẹ mà cũng đem bán. Chính quyền để mắt đâu mà không thấy?” Tóm lại là cứ ồn cả lên.

Một hôm, tờ báo có mẩu rao đến tay một cặp vợ chồng trẻ mấy ngày trước vừa chôn cất cha mẹ mình bị tai nạn giao thông. Đôi trẻ mất cha mất mẹ đang rất đau buồn nên họ thấy ý muốn bán cha mẹ của những người con nào đó là một việc đại bất hiếu, bất kính. Họ kinh hoàng khi nghĩ đến sự đau đớn vật vã của bậc bố mẹ bị con đem bán. Vì thế đôi vợ chồng này quyết định sẽ mua hai ông bà và chu cấp cho họ một đời sống đầy đủ, yêu thương.

Nhưng khi họ tìm đến địa chỉ rao trên báo thì quá ngạc nhiên. Bởi trước mắt họ là một tòa nhà lộng lẫy với một sân vườn đầy hoa khoe sắc. Họ chắc mình đã nhầm nhà, nhưng cánh cửa đã mở ra và một người đàn ông lịch lãm mỉm cười chào họ.

– Chào bác, có lẽ chúng cháu nhầm nhà, nhưng theo địa chỉ trên báo thì…
– Đúng cả đấy, các cháu vào nhà đi! Người chủ nhà lạ mặt hồi hộp nói.

Ông mời khách ngồi và gọi vợ ra.

– Các cháu thấy đấy, hai bác không phải là nghèo. Nhưng hai bác không có con cái để kế thừa tài sản. Vì thế hai bác quyết định rao trên báo để tìm một người xứng đáng thừa hưởng. Hai bác biết chỉ những ai tốt bụng và nhân ái mới để ý đến mẩu rao đó. Nhưng nói thật hai bác đã bắt đầu ngờ là khó mà tìm được những người như thế… Việc hai cháu đến đây chứng tỏ hai cháu là người tốt, vì thế hai bác rất mừng được gặp các cháu.

Câu chuyện trên đã gửi đến cho chúng ta một thông điệp rằng: Tất cả những con người sống lương thiện đều sẽ gặp may mắn, dù sớm hay muộn. Khi chúng ta trao đi yêu thương, điều được nhận lại vẫn sẽ là yêu thương. Cuộc sống luôn chứa đựng những điều bất ngờ mà ngay cả những người thông minh nhất cũng không thể ngờ trước.
Sưu tầm: Chung Thế Hùng

8/13/20

Khúc Ca Chiều

 Dạo:

       Chiều tàn, khúc hát buồn rơi,

Hoang mang cất bước, lệ khơi đôi dòng.

Cóc cuối tuần:

 

     

,

.

,

.

,

.

,

.

               

 

Âm Hán Việt:

           Mộ Ca

Nhật tàng, địa ám, lãnh phong xuy,

Lão giả lộ bàng một xứ quy.

Luy nhạn ly quần truy cựu tích,

Hắc vân kiến bích trở tàn huy.

Nhân tâm dĩ biến, phì nhan hách,

Quốc vận hoàn nguy, bạch phát hy.

Hải thượng phù bi ca nhất khúc,

Man han cử túc, lệ châu thùy.

 Trần Văn Lương