2/13/20

Thơ

THƠ

Làm kinh tế là sản xuất, trao đổi…
Để kiếm tiền, tạo của cải thật nhiều.
Làm chính trị, dùng quyền lực ra chiêu:
Hạ đối thủ dám ngược chiều, đối nghịch.
Cả hai thứ cùng chung một mục đích,
Chứng tỏ mình vô địch chẳng ai hơn.
Đã đến lúc dừng lại để soi gương,
Và suy gẫm về chặng đường còn lại.
Còn gì hơn một tinh thần thư thái,
Tuổi xế chiều, đời tự tại an nhiên ?
Giải thoát TA khỏi ràng buộc xích xiềng :
Tham, Sân, Si và ưu phiền tục lụy.
Thơ mở lối cho “nẻo về của Ý”.
Cõi vô biên không định vị buộc ràng.
Thơ là gió, trăng, là mây lang thang,
Là nỗi nhớ của tình chàng với thiếp.
Trong đấu tranh ngôn từ Thơ đanh thép,
Trong tình yêu lời Thơ đẹp vô cùng.
Vì Thơ viết về những cuộc tình buồn,
Có vị đắng nhưng luôn luôn gây nghiện.
……………………………………….
Ở tuổi đời sắp về vùng miên viễn,
“Chuyến tàu hoàng hôn” sẽ đến rất gần.
Được, thua nhân thế : bèo bọt phù vân,
Hơn, kém cõi trần : đều là hư ảo!
Trong THƠ CA ta tìm về với ĐẠO.
Đẹp hơn nhiều: trò điên đảo chính trường
Đi đâu xa để tìm kiếm Thiên Đường ?
Nó hiện hữu trong tâm hồn An Tịnh !

HÀN SĨ PHAN


2/3/20

VÀI NÉT VỀ THÀNH PHỐ VŨ HÁN


Vũ Hán là thủ phủ của tỉnh Hồ Bắc. Đây là thành phố đông dân nhất ở miền Trung Trung Quốc. Vũ Hán nằm ở ngã ba sông Dương Tử và sông Hán (Hán Thủy), là trung tâm vận tải chính với hàng loạt tuyến đường sắt, đường bộ và đường cao tốc nối với các thành phố lớn trong Trung Quốc đại lục. Vì có vị trí then chốt trong giao thông nội địa, Vũ Hán được mệnh danh là "Chicago của Trung Quốc". Đặc biệt hơn, đây chính là nơi Hoàng Hạc lâu tọa ngự trong thi phẩm nổi tiếng của Thôi Hiệu. Nếu du khách còn chưa biết, thì Vũ Hán còn là nơi đã “khai sinh” nàng “Tiểu Long Nữ” - Lưu Diệc Phi nhan sắc, tài hoa.



Cũng như nhiều thành phố, tỉnh thành nổi tiếng khác của Trung Quốc, Vũ Hán được lưu giữ lại nhiều vết tích cội nguồn của dân tộc, vẻ đẹp ấn tượng của một thời huy hoàng. Nhưng có lẽ do yếu tố khí hậu tương đối khắc nghiệt, nên Vũ Hán không được “dân tình” săn đón như Giang Nam non nước hữu tình. Mùa đông hay mùa hè ở Vũ Hán, đúng như tên gọi của nó, nhiệt độ phát huy đến cực điểm. Nhưng mùa xuân ở Vũ Hán thì không thể dùng vẻ đẹp của nơi nào so sánh được. Tháng 2, 3 là thời điểm trên 6.000 gốc hoa với hơn 300 chủng loại hoa trong thành phố căng sức nở rộ đón xuân về. Đây cũng là thời điểm Vũ Hán đón chào khách du lịch từ khắp nơi chiêm ngưỡng “vẻ đẹp tự tình” của mình.

Sang Mùa

Nhặt lá vàng khô tiễn tiết Thu
Gởi theo mây gió ít sương mù
Gởi thêm chút nắng vàng hiu hắt
Và chút tâm tình, chút luyến lưu...

Khoác thêm chiếc áo lúc vào Đông
Manh áo che thân bớt lạnh lùng
Xin giữ cho lòng luôn ấm áp
Và còn ôm ấp những hoài mong

Cây cỏ đâm chồi đón gió Xuân
Xuân đi xuân đến biết bao lần
Ai tiếc ngày xuân không trở lại
Mai đào đang kết nụ ngoài sân!

Xuân Nhan
Cali, 31/01/2020

Họa đề:

Thu đông sướt mướt cũng qua đi
Anh đào nở thắm nhớ xuân thì.
Non xanh núi biếc trời Đà Lạt
Ngày nay vương vấn chẳng còn chi !
LĐT
Paris, 02/02/2020

nhớ Đồi 30 Tăng Nhơn Phú


-sLs-
Nằm ngủ trên cát nóng
Đầu chui vào bụi cây
Gió biếng lười lay động
Nắng đổ lửa ngập đầy

Ăn hết gà men cơm
Uống cạn bi đông nước
Châm lửa hút điếu thuốc
Thấy sảng khóai tâm hồn

1/27/20

CHUỘT - HÌNH TƯỢNG ĐỘC ĐÁO TRONG VĂN HỌC

Mười hai con giáp, chuột đứng hàng đầu. Kể cũng lạ?Hình dạng bé nhỏ xấu xí, phẩm cách hèn hạ đáng khinh, thế mà chuột được người xưa xếp trước cả những con vật uy mãnh như hổ, linh hiển như rồng. Đã thế, năm Tý – với biểu tượng con chuột, còn là năm đầu của một kỷ, chu kỳ 60 năm.



Muốn hiểu vì sao người xưa có quan niệm kỳ cục như vậy, phải lật chồng sách cũ tra cứu. Sách Nhĩ nhã, thiên Thích thiên ghi: Thái tuế tại tý viết khốn đốn. Xin chớ hấp tấp hiểu khốn đốn theo nghĩa đương đại, như khốn đốn là cuối tháng chạy quanh ứng tiền tiêu tạm! Phải tìm đến ngữ nguyên (sens étymologique) của nó: hỗn mang. Lại được thấy câu: Thiên khai ư tý, địa tịch ư sửu, nhân sinh ư dần. Thì ra, người xưa chọn chuột – giống vật sống lẫn lút chui rúc trong hang hốc, giữa tranh tối tranh sáng để biểu tượng cho thời kỳ đất trời hỗn mang, khi âm dương chưa định, tối sáng chưa phân.