1/12/20

Giấc Mơ Xuân


Xuân đất nước sạch loài quỷ đỏ,
Dân trẻ già khắp ngõ hát ca,
Cờ Vàng phất phới gần xa,
Rừng xưa xương trắng nở hoa rộn ràng.

Trần Văn Lương
Cali, 1/2020

Tôi đọc những vần điệu trên đây của sư huynh Trần Văn Lương khi ngoài hiên đông phong đang lùa tuyết tràn ra đường phố và lấp cả lối đi trên vĩa hè. Trận tuyết đầu mùa mang cơn lạnh buốt da về trên màn trắng vốn đã ảm đạm của khói sương. Cũng như người thi sĩ đàn anh ở cách 3 múi giờ, tôi đang ngồi mơ mùa nắng ấm trên quê hương. Đúng hơn, là tôi mơ một mùa Xuân đích thực đã từ lâu vắng bóng trong lòng người dân cả nước. Hình ảnh trong lòng anh, trong lòng tôi, trong lòng mọi người quả đúng là một mùa Xuân " sạch loài quỷ đỏ ", một mùa Xuân tươi để " dân trẻ già khắp ngõ hát ca ". Ứơc mơ thật bình thường, nhưng hiện thực không dễ gì...thực hiện!

Bạo lực đang nằm trong tay của phỉ quyền. Hà Nội công khai rêu rao khẩu hiệu " Còn đảng, Còn mình ". Cái xác ướp ( mà dư luận cho là xác giả ) của gã tội đồ dân tộc trong lăng Ba Đình vẫn còn là bình phong để chúng chống lưng và núp bóng khi cần. Trong khi thế giới đại đồng mà Cộng Sản quốc tế thường rêu rao đã bị lột da, đổi lốt, để trở thành chính sách toàn cầu hóa của thế giới tư bản, thì tại Việt Nam, bọn chóp bu đang làm chủ đất nước vẫn hăm hở nhận 16 chữ vàng do " người anh em tốt kiêm láng giềng gần" ban tặng. Cũng có nghĩa là chúng đã chọn con đường " Nhượng biển, Bán rừng. Buôn dân, Hiến đất " cho quan thầy Bắc Kinh khi mà mọi sinh hoạt của Bắc Bộ Phủ đều rập khuôn theo đám Hán gian ở phương bắc.

1/9/20

Xuân Mộng

Dạo:

Xuân mơ thấy bóng Cờ Vàng,
Thấy rừng xương trắng từng hàng nở hoa.

Cóc cuối tuần:

春 夢

新 年 故 土 絕 紅 魔,
大 小 窮 民 處 處 歌.
日 煦 黄 旗 波 勃 勃,
林 寒 白 骨 忽 開 花.

陳 文 良

Âm Hán Việt:

Xuân Mộng

Tân niên, cố thổ tuyệt hồng ma,
Đại tiểu cùng dân xứ xứ ca.
Nhật hú, hoàng kỳ ba bột bột,
Lâm hàn, bạch cốt hốt khai hoa.

Trần Văn Lương

1/7/20

Tờ Lịch Cuối


Tôi đăm chiêu nhìn vào tờ lịch cuối
Lòng bồi hồi tiếc nuối những ngày qua
Sống bao năm rồi cũng đến tuổi già
Cố níu mãi, ngày xuân không dừng lại!

Soi gương cũ, bỗng giật mình sợ hãi
Nét xuân xưa, tìm mãi có còn đâu?
Thời gian trôi vun vút tựa bóng câu
Qua song cửa, không ngập ngừng chờ đợi!

Rồi tất cả cũng lùi vào bóng tối
Bao công danh, lợi lộc, với tình yêu
Cũng ra đi như một áng mây chiều
Bên ngọn nến, bát hương, lời cầu nguyện...

Xin nhắc bạn, hãy cùng nhau hướng thiện
Hãy mau lo rũ sạch lớp bụi trần
Những hận thù làm vướng bận tâm thân
Cần thanh thản để tìm về tịnh độ...

Nhan Ánh-Xuân
Cali 01/01/2020.

1/6/20

Bonsai dừa “kỳ lạ” có hình chuột, làm cả ngàn cây vẫn “cháy” hàng dịp Tết

Chỉ còn hơn 2 tuần nữa là tới Tết Canh Tý 2020 (năm con Chuột), ngay từ bây giờ, thị trường cây cảnh bắt đầu thu hút người tiêu dùng. Cũng giống như mọi năm, các sản phẩm cây cảnh truyền thống như: đào, quất, cam, bưởi,... vẫn là mặt hàng chủ lực của nhiều cửa hàng.




Bonsai dừa hình chuột có giá từ 600.000 - 1,5 triệu đồng/ cây..

Theo tìm hiểu của PV báo Dân trí, bonsai dừa hình chuột (dừa non) có giá dao động từ 600.000 - 1,5 triệu đồng/ cây, tùy thuộc vào độ tuổi và dáng của cây.

Bonsai dừa hình chuột có mặt để đáp ứng cho Tết Nguyên đán Canh Tý 2020.

giã biệt Kontum

.smsm.
Nước ngược về đâu sông Dakpla
Kontum đâu phải chốn quê nhà
Ta mới về đây vài ba tháng
Nay bỏ đi lòng thấy xót xa!!

Kontum ngày nóng như thiêu đốt
Đêm tối sương mù lạnh giá băng
Thành phố gọn gàng yên tĩnh lắm
Nhìn đâu cũng thấy núi rừng xanh...

Sau Giáng Sinh từ giã Hàm Rồng
Lên đây tăng phái B 15(*)
Chiến trường yên tĩnh nhưng rờn rợn
Mắt giặc hình như chẳng xa xăm...

1/2/20

MÂU THUẪN NHƯ BÚN BÒ HUẾ

Hiếm có món ăn nào chứa đầy mâu thuẫn và cũng đầy... hợp lý như bún bò Huế.

Khi cho hai loại nguyên liệu chủ lực của bún bò Huế là thịt bò bắp và giò heo vào nấu chung một nồi là đã trộn lẫn hai đặc tính đầy mâu thuẫn, bởi “thịt bò thì nổi, heo thì chìm”, cũng như “bò teo, heo nở”.


Chưa hết, sả và ruốc, hai thứ tạo nên hương và vị cho món ăn này cũng đầy mâu thuẫn, vì tinh dầu sả vốn nhẹ và thơm, ruốc lại nặng mùi. Cái khó khi nấu bún bò Huế là sả và ruốc phải đủ lượng, thiếu ruốc thì nước dùng nhạt nhẽo, thiếu sả sẽ không có mùi thơm; cả hai thứ đều nhiều thì mùi nặng nề, hăng hắc, không tỏa ngát; lượng vừa đủ thì hương thơm của sả sẽ đưa mùi ruốc bay xa.