Showing posts with label Tản văn - ký sự -Truyện ngắn. Show all posts
Showing posts with label Tản văn - ký sự -Truyện ngắn. Show all posts

11/27/20

Mái chùa xưa

Võ Hồng

Ảnh (internet)

Làng tôi có ba ấp, mỗi ấp có một ngôi chùa. Tôi ở ấp Quảng Đức, lên năm tuổi đã biết tên chùa là Châu Lâm, đã thấy ông thầy chùa đầu tiên trong đời, thỉnh thoảng đi về trên con đường xuyên qua xóm. Ba tôi dặn :

- Không được kêu là : "Ông thầy chùa" nghe chưa ? Hỗn.

Nhưng lại không bày tôi một cách kêu khác. Trong câu chuyện, khi nhắc tới ông thầy... đó thì ba tôi dùng ba chữ "Thầy Châu Lâm". Giọng kính cẩn có pha chút thân tình, Những người trong xóm khi nhắc đến tên thầy đều có chung một giọng như thế.

Đi trên đường, thầy cứ nhìn thẳng, nét mặt dịu dàng không vui không buồn. Tôi chịu không đoán được tuổi. Tóc và râu là hai bộ phận để căn cứ mà định tuổi thì thầy đều không có. Mặt lại không nếp nhăn. Miệng lại không cười. Đi giữa chúng tôi mà không gây nên tiếng động.

8/30/20

Bài trần từ hay nhất thế kỷ

Bài trần từ của luật sư Georges Graham Vest tại một phiên tòa xử vụ kiện người hàng xóm làm chết con chó của thân chủ, được phóng viên William Saller của The New York Times bình chọn là hay nhất trong tất cả các bài diễn văn, lời tựa trên thế giới trong khoảng 100 năm qua.
Thưa quý ngài hội thẩm Người bạn tốt nhất mà con người có được trên thế giới này có thể một ngày nào đó hoá ra kẻ thù quay lại chống lại ta. Con cái mà ta nuôi dưỡng với tình yêu thương hết mực rồi có thể là một lũ vô ơn.Những người gần gũi thân thiết ta nhất, những người ta gửi gắm hạnh phúc và danh dự có thể trở thành kẻ phản bội, phụ bạc lòng tin cậy và sự trung thành. Tiền bạc mà con người có được, rồi sẽ mất đi. Nó mất đi đúng vào lúc ta cần đến nó nhất. Tiếng tăm của con người cũng có thể tiêu tan trong phút chốc bởi một hành động một giờ. Những kẻ phủ phục tôn vinh ta khi ta thành đạt có thể sẽ là những kẻ đầu tiên ném đá vào ta khi ta sa cơ lỡ vận.
Duy có một người bạn hoàn toàn không vụ lợi mà con người có được trong thế giới ích kỷ này, người bạn không bao giờ bỏ ta đi, không bao giờ tỏ ra vô ơn hay tráo trở, đó là con chó của ta.Con chó của ta luôn ở bên cạnh ta trong phú quý cũng như trong lúc bần hàn, khi khoẻ mạnh cũng như lúc ốm đau. Nó ngủ yên trên nền đất lạnh, dù đông cắt da cắt thịt hay bão tuyết lấp vùi, miễn sao được cận kề bên chủ là được. Nó hôn bàn tay ta dù khi ta không còn thức ăn gì cho nó. Nó liếm vết thương của ta và những trầy xước mà ta hứng chịu khi ta va chạm với cuộc đời tàn bạo này. Nó canh giấc ngủ của ta như thể ta là một ông hoàng dù ta có là một gã ăn mày. Dù khi ta đã tán gia bại sản, thân bại danh liệt thì vẫn còn con chó trung thành với tình yêu nó dành cho ta như thái dương trên bầu trời.
Nếu chẳng may số phận đá ta ra rìa xã hội, không bạn bè, vô gia cư thì con chó trung thành chỉ xin ta một ân huệ là cho nó được đồng hành, cho nó làm kẻ bảo vệ ta trước hiểm nguy, giúp ta chống lại kẻ thù. Và một khi trò đời hạ màn, thần chết rước linh hồn ta đi để lại thân xác ta trong lòng đất lạnh, thì khi ấy khi tất cả thân bằng quyến thuộc đã phủi tay sau nắm đất cuối cùng và quay đi để sống tiếp cuộc đời của họ. Thì khi ấy còn bên nấm mồ ta con chó cao thượng của ta nằm gục mõm giữa hai chân trước, đôi mắt ướt buồn vẫn mở ra cảnh giác, trung thành và chân thực ngay cả khi ta đã mất./.

Tribute to the Dog
George Graham Vest

George Graham Vest (1830-1904) served as U.S. Senator from Missouri from 1879 to 1903 and became one of the leading orators and debaters of his time. This delightful speech is from an earlier period in his life when he practiced law in a small Missouri town. It was given in court while representing a man who sued another for the killing of his dog. During the trial, Vest ignored the testimony, but when his turn came to present a summation to the jury, he made the following speech and won the case.

Gentlemen of the Jury: The best friend a man has in the world may turn against him and become his enemy. His son or daughter that he has reared with loving care may prove ungrateful. Those who are nearest and dearest to us, those whom we trust with our happiness and our good name may become traitors to their faith. The money that a man has, he may lose. It flies away from him, perhaps when he needs it most. A man's reputation may be sacrificed in a moment of ill-considered action. The people who are prone to fall on their knees to do us honor when success is with us, may be the first to throw the stone of malice when failure settles its cloud upon our heads.

The one absolutely unselfish friend that man can have in this selfish world, the one that never deserts him, the one that never proves ungrateful or treacherous is his dog. A man's dog stands by him in prosperity and in poverty, in health and in sickness. He will sleep on the cold ground, where the wintry winds blow and the snow drives fiercely, if only he may be near his master's side. He will kiss the hand that has no food to offer. He will lick the wounds and sores that come in encounters with the roughness of the world. He guards the sleep of his pauper master as if he were a prince. When all other friends desert, he remains. When riches take wings, and reputation falls to pieces, he is as constant in his love as the sun in its journey through the heavens.

If fortune drives the master forth, an outcast in the world, friendless and homeless, the faithful dog asks no higher privilege than that of accompanying him, to guard him against danger, to fight against his enemies. And when the last scene of all comes, and death takes his master in its embrace and his body is laid away in the cold ground, no matter if all other friends pursue their way, there by the graveside will the noble dog be found, his head between his paws, his eyes sad, but open in alert watchfulness, faithful and true even in death.

George Graham Vest - c. 1855

8/3/20

HÒN ĐÁ BÊN CÂY TÙNG

Huyền Lam



Cội tùng cheo leo bên vực thẳm trong vườn quốc gia Zion, bang Utah, Hoa Kỳ - Ảnh: H.L

Sinh ra lớn lên tại khu ghetto nghèo đầy tội phạm thường thấy tại các thành phố lớn, John không có cha, mẹ nghiện ngập suốt ngày. Bao nhiêu tiền chính phủ trợ cấp hàng tháng cho gia đình nghèo, mẹ anh dùng mua rượu, thuốc.
John nhiễm theo tính xấu môi trường chung quanh, tuy chưa dính vào ma túy, nhưng thỉnh thoảng trốn học, cạy cửa xe, đột nhập nhà ăn trộm để có tiền mua những món đồ mình thích. John cũng từng bị cảnh sát bắt một lần nhưng dưới tuổi trưởng thành nên chưa phải ngồi tù.

Do mẹ anh không còn tiền mua thực phẩm, John ăn sáng ăn trưa tại trường học được Bộ Xã hội tài trợ cho học sinh nghèo. Chiều tối John cuốc bộ đến nhà ăn từ thiện dưới phố dành cho người khốn khó. Đến đây ăn đã nhiều năm nhưng John không quen ai trong nhóm thiện nguyện, bởi mỗi ngày có những nhóm khác nhau tham gia phục vụ.

7/31/20

神通

                                                       神通

     西曆新年前夕,我在環球商場"慈濟"靜思小築值班.一位朋友到訪,我沏了壺茶,大家坐下閑聊.

     寒喧片刻,他突然好奇地問:"你茹素誦經多年,可曾修得什麼神通境界?"

     這突然而來的問話使我愣了一下,然後我説:"我什麼功夫也没有,而且也並不想進入什麼更深的神通境界."

     朋友又再問:"那麼你為何要茹素誦經?"

     我説:"茹素是長養慈悲心;誦經是攝住散亂的心念."

     朋友再追問:"如此而已?"

     我沈吟片刻,跟著略帶調侃地説:"嚴格説起來,我有三樣自己覺得很了不起的神通."

     "是什麼?"他焦急地問.

     我說:"一直以來,我每一餐飯都吃得下,每一個晚上都睡得著,每一天都過得很快樂."

     他聽了,眉頭一皺,低頭不語,呷了兩口茶,便向我道别離開.不知道是否不解其意,或是覺得這神通太低微了.

     生長在越南,自幼束髮受書,父母及師長常教誨:"珍惜盤中物,粒粒皆辛苦".及後越南淪陷,經濟封鎖,民生窘困.大海逃亡時,船上糧食極為短缺,終日吃不裹腹.我總覺得只要有飯吃就很好了,能吃飽那就更好.因此,在我成長的過程,我從不挑剔食物.有人把我奉為上賓,請我吃大餐,我會歡喜地承受;平常時候,一碗清粥,一個饅頭,幾片豆腐,我也自得其樂.心情好的時候,固然歡喜地吃飯,心情不好的時候,用心地吃一頓飯,多感恩觀照,吃完飯後,心情也就好了.

     每一餐飯都吃得下,其實並不簡單,每一個晚上都睡得著,更不簡單.

     1975年4月30日,越南全面淪陷.自古以來,黎民百姓都是强權爭鬥下的待罪羔羊,所謂城門失火,殃及池魚,新政權對南越人民秋後算帳,除了更换錢弊之外,不許民衆私有金條美鈔.當時家裡積存一些黄金,不敢申報,故而時時刻刻都要將之東收西藏,整家人為這些身外物,日日提心吊膽,夜夜思前想後,輾側難眠.

     1978年10月中旬,我大海逃亡,在一艘不及6,000平方英尺的越洋舊貨輪上,擠逼幾近2,500名難民,每人平均只有兩尺立錐之地,平時都要屈膝而坐,更遑論可以伸腰直腿,由於地方跼蹐,不能舒腰平躺,自然好夢難尋,很多個晚上,我索性站在船頭上,仰首數星星,來個衆人皆醉我獨醒的無眠夜.

     以上的日子,點滴在心頭,坎坷多舛的人生讓我懂得知足放下,故而蓽路藍縷的異鄉生活並不是苦;簡單樸素地過日子不等於窮,因此,來到美國一切從頭,雖然没有黄燦燦的金條,但有萬里無雲的燦爛陽光;雖然失去豐碩可觀的家業,但有自由放逸的清安平靜,因為心無掛礙,所以我到處都能隨遇而安,隨緣自在.旅遊中,住在五星高級套房,厚褥暖被,當然令人高枕好睡;平時家裡那張陪伴自己渡過半生歲月的單人床,我也樂此不疲,每晚都帶著愉悦心情,酣然入夢,常常夢裡不知身是客!

     每一天都過得很快樂,也不是簡單的事吧.

     1993年是我生命幽谷的時候,維繫十八年的婚姻緣盡分手;高堂老父與世長辭,在孝和情兩無的失意之下,我一度鬱鬱寡歡,以為從此一蹶不振,窮途末路.

     後來,我無意中讀了一篇真人真事的文章,有如當頭一棒,給我很大的啓發.

                                 "在生命的幽谷看見人生幸福"

     蕭健華,出生在台北雲林縣林内鄉,自幼就被寄養在孤兒院,國小開始讀書的時候才知道有種人叫"爸爸",有種人叫"媽媽",有個地方叫做"家".國中畢業後就開始半工半讀的生活 _ 送報紙,在餐廳當學徒,汽車維修廠做黑手.....白天揮汗如雨地奔波工作,晚上帶著滿身汗臭到夜校念書,櫛風沐雨地默默奮鬥了十五年,36歲時完成了大學的學業,並以第一名的成績畢業.當他正在一步步地實現人生規劃時,卻發現自己罹患了"慢性脱髓神經病變",即是俗稱"漸凍人".

     醫生告訴他,身體功能會逐漸萎縮,氣力會逐漸消失,自體免疫系統會破壞神經.這種病没有治療方法,他存活的時間大約三年.

     開始的時候他放棄了人生,因為生命對他來説已經没有意義.後來他想通了,他説:"生命無常,我不知生命的終點和明天哪一個會先到,但面對枯萎,我能做的就是勇敢."

在與死神拔河的三年中,他坦然面對生死,到處應邀分享生命的故事.500多場的演講,他悲切感人的故事和不向命運低頭的意志感動了無數的聽衆,也深深的感動了我.像他這樣不幸,殘疾的人都能如此勇敢堅毅地活著,四肢健全的我,為何會不快樂?兩相對照,捫心自問,我就顯得太不知足,太過貪心.

     蕭健華的故事讓我學會放下愁困,迎向陽光,人生已經夠苦,活得太拘泥,對得失太執著,只有讓我們苦上加苦.

     人生不如事十常八九,娑婆世界没有如意的人生,只有看開的生活.

     淡泊使人安寧,看開讓人釋懷.此時此刻,今時今日,以至有生之年,我都會無怨無悔,全心全意地迎接每一個花開花謝,日升日落;用快樂愉悦的心去感恩世界,包容人間,善待因緣.

     以上是我主要的三個神通:每餐吃得下,每晚睡得著,每天過得好.説給一般人聽,有些人笑倒在地,有些人皺眉而去,唯有"有緣人"才能會心一笑.

     每個人在生活裡都有許多這樣的神通,在生命的歷程也到處有著不可思議的奇蹟 _ 鳥會飛,魚會游,蜂會採,花會開,蜘蛛會結網,候鳥飛翔萬里而不迷路,河水都永遠向前流.....請告訴我,什麼不是神通和奇蹟呢?

可歎的是,世人追求生命中那渺茫不著邊際的欲望與念頭已根深蒂固,生命本質裡的純美妙藏,在輕忽中,早就煙消雲散,蕩然無存了.

清祥合十

01-05-2021


--

3/31/20

NGÀY ĐẦU THAY ĐỔI CHỦ

NGÀY ĐẦU THAY ĐỔI CHỦ
Thứ Bảy29-03-1975.
2 giờ sáng! Doanh trại đắm chìm trong bóng tối. Ngoài kia thôn Phú Lộc cũng trấm lắng như không còn sinh khí khi đoàn xe cuối cùng chở gia đình binh sĩ rời trại gia binh. Đến lúc này mới nghe rõ tiếng pháo kích. Không biết là địch đang rót vào đâu, rất đều đặn. Tin tức cho hay mỗi lần trở ra đường là càng khó di chuyển vì xe cộ lưu thông bừa bãi và đều hướng về phía Sơn Trà, qua ngõ cầu Trình Minh Thế. .

5:00. Cả khu hậu cứ im lìm. Phú Lộc đang ngủ vùi sau một đêm dao động. Chúng tôi: Đại Úy Hòe, ban 3 Trung Úy Long bạn 5, tôi và tài xế cùng với một “đệ tử” ngồi băng sau. Trên xe có đủ vũ khí cho mọi người, kể cả lựu đạn và M79. Xe ra cổng. Người lính vẫn còn đứng trong vọng gác nhìn theo. Thôn Phú Lộc không có tiếng động. Trên xe cũng im lặng, mỗi người một tâm trạng. Không ai nói với ai lời nào. Quang cảnh ngoài quốc lộ thật bình yên. Xe cộ lác đác nên Đại Úy Hòe phóng thoải mái. Tới ngả ba Cây Lan rồi vào Đà Nẵng mới bắt đầu đông dần. Nhưng tại Tân cảng thì khác. Xe cộ đủ loại đậu loạn xạ. Khó khăn lắm mới lách vào tận cổng. Người lính an ninh Tân Cảng nhứt định bắt chúng tôi bỏ xe, bỏ súng mới cho vào. Đang căng thẳng thì ông Hòe bảo lên xe rồi quay đầu chạy ra, vượt cầu Trịnh Minh Thế. Tới ngã ba Non Nuớc, vừa quẹo về hướng Sơn Trà thì đã thấy quân xa đủ loại nằm chơ vơ trên đường. Không thể nào chạy tiếp. Đại Úy Hòe cho xe quay đầu nhắm hướng Non Nước, tống hết ga.

3/15/20

Thức Tỉnh - 醒覺

一日, 佛印坐在船上, 與好友蘇東坡把茶話憚,突然聽聞, "有人投河!..."

佛印回頭一看, 見一人正在水中載浮載沈,情況危急.

佛印馬上跳入水中, 把落水人救上船,此 人是一名青年男子.

待危急過後, 佛印緩和地問: "朋友年紀輕輕,為何要自尋短見."

男子用手拭去臉上的水珠, 傷感地説: "我與妻子結耦十年,鶼鰈情深,矢言共偕白首.日前妻子病故,留下我一人在世上,活著已無意義."

佛印問: "十年之前,你是怎樣過的?"

男子眼前一亮: "那時還年輕,少年不識愁滋味,自由自在,無憂無慮."

"那時你有妻子嗎?"
  
"當然没有."

"那你不過是被命運送回了十年前, 現在你又可以自由自在,無憂無慮了."

男子揉了揉眼睛, 恍然一夢, 他想了想,向佛印道謝,走了.以後再也没有自尋短見.

"自在本乎其心,心法本乎無住."

心為萬法之本, 一切法由心所生.如果我們的心不執著, 就像法無自性,故而不住生死,一切世間法都是緣聚則生,緣散則滅, 生滅自然.

生活上的境遇都是自我與外境之間交互作用的結果,當我們明白世間一切事相的緣生緣滅猶如花開花謝的自然,我們便能夠心不牽掛, 無粘滯, 也就是所謂 "醒覺".

緣來時, 珍惜而不貪慕.
緣去時, 坦然而不留戀.


命運有時會和人開玩笑, 你又何必認真呢?反正我們降臨世間, 本無一物以伴之,在世上所有事物,名利, 地位,權勢,甚至生命和感情, 何嘗不是暫借的,有朝一日羽化而去,能帶走什麼?

得失褒貶, 愛恨情仇, 都是微不足道的過眼雲煙.

清祥合十

03-14-2021

--

1/27/20

CHUỘT - HÌNH TƯỢNG ĐỘC ĐÁO TRONG VĂN HỌC

Mười hai con giáp, chuột đứng hàng đầu. Kể cũng lạ?Hình dạng bé nhỏ xấu xí, phẩm cách hèn hạ đáng khinh, thế mà chuột được người xưa xếp trước cả những con vật uy mãnh như hổ, linh hiển như rồng. Đã thế, năm Tý – với biểu tượng con chuột, còn là năm đầu của một kỷ, chu kỳ 60 năm.



Muốn hiểu vì sao người xưa có quan niệm kỳ cục như vậy, phải lật chồng sách cũ tra cứu. Sách Nhĩ nhã, thiên Thích thiên ghi: Thái tuế tại tý viết khốn đốn. Xin chớ hấp tấp hiểu khốn đốn theo nghĩa đương đại, như khốn đốn là cuối tháng chạy quanh ứng tiền tiêu tạm! Phải tìm đến ngữ nguyên (sens étymologique) của nó: hỗn mang. Lại được thấy câu: Thiên khai ư tý, địa tịch ư sửu, nhân sinh ư dần. Thì ra, người xưa chọn chuột – giống vật sống lẫn lút chui rúc trong hang hốc, giữa tranh tối tranh sáng để biểu tượng cho thời kỳ đất trời hỗn mang, khi âm dương chưa định, tối sáng chưa phân.

1/1/20

Mô hình tổ chức Thụ nhân mang tính địa phương


Dec 31, 2019
Các bạn vàng thân mến,
Hôm nay ngày cuối năm 2019, SR kể lại chuyện đi tham dự Đêm họp mặt của Thụ nhân Nha Trang, 28/12/2019 để các bạn nghe "chơi" và suy gẫm "thật".

Vợ chồng SR đi Đà Lạt vào sáng 26/12 chuyến xe giường nằm lúc 6 giờ. Trời tháng này lành lạnh dễ chịu. Hôm nay không thấy mù sương, khói bụi gì cả, không như báo đài loan tin. Dọc tuyến đường cao tốc Saigon - Long Thành - Dầu Giây, cao ốc mọc lên như nấm, cỏ cây xanh tươi, hoa vàng rực rỡ. Quốc lộ 20 đi Đà Lạt đêm Noel vừa qua còn để lại đèn sao giăng mắc, hang đá và Chúa hài đồng, cây thông cao vun vút long lanh tuyết phủ .... Từ Đèo Chuối đổ lên, núi non mờ hơi sương, tiết trời lành lạnh. Các địa danh đèo Ô Cố, Phú Hiệp, dốc Lan Hanh, cua chữ C .... hình như bây giờ hiếm ai nhớ, không biết còn bạn vàng nào nhớ không? Thương hoài ngày xanh!

Vừa qua thác Datanla, loáng thoáng ánh đào của hoa anh đào. Năm nay đào nở bung, sau cơn lạnh vừa qua. Đoạn đường từ bến xe về hồ Xuân Hương và lên dốc Hòa Bình, hoa đào rực rỡ, các loài hoa đặc hữu của Đà Lạt đua nhau khoe sắc, còn dư hương của 4 ngày Festival Hoa ĐàLạt (21-24/12). Đêm 11 độ C, còn gì "sướng" hơn là 1 ly cognac cho chồng, 1 chén chè siêu (trôi) nước có nhiều gừng cho vợ!!! (Cận-Ánh Xuân ơi, Cảnh-Kim Thoàn ơi, Xuân-Xuân Lan ơi ...).

11/22/19

CẦU TRƯỜNG TIỀN




Quốc Văn Giáo Khoa Thư kể lại câu chuyện như sau :
‘‘Một người đi du lịch đã nhiều nơi. Hôm về nhà, kẻ quen người thuộc, làng xóm, láng giềng đến chơi đông lắm. Một người bạn hỏi : Ông đi du sơn du thủy, thế tất đã trông thấy nhiều cảnh đẹp. Vậy ông cho ở đâu là thú hơn cả. Người du lịch đáp lại rằng : Cảnh đẹp mắt tôi trông thấy đã nhiều, nhưng không đâu làm cho tôi cảm động, vui thú bằng lúc trở lại chốn quê hương, trông thấy cái hàng rào, cái tường đất cũ kỷ của nhà cha mẹ tôi. Từ cái bụi tre ở xó vườn, cho đến con đường khúc khuỷu trong làng, cái gì cũng gợi ra cho tôi những mối cảm tình chứa chan, kể không sao xiết được.’’

Khách du lịch đã nói thay tâm trạng người viễn xứ. Sau chiều 17/11/2019 thuyết trình, do Liên Hội Người Việt Canada và Cộng Đồng Người Việt Ottawa tổ chức, tiến sĩ Trương Công Hiếu, họa sĩ Lê Phan hướng dẫn tôi đi thăm thủ đô Ottawa. Phía sau Viện Bảo Tàng Mỹ Thuật phủ lớp tuyết trắng xóa, anh Lê Phan dẫn tôi đến ven sông, chỉ cho xem chiếc cầu sắt phía xa mà anh đặt tên là cầu Trường Tiền.

10/3/19

Niagara Thác Đổ

viết tặng anh Chung Thế Hùng


Còn hơn hai tháng nữa, tôi mới có dịp đến thuyết trình ở Ottawa nhưng Niagara thác đổ dường như đã ầm vang trong tâm tưởng. Niagara Canada khiến tôi bồi hồi nhớ lại Gougah của Đà Lạt năm xưa, tuy không hùng vĩ bằng, nhưng còn mang nguyên vẹn nét hoang sơ của núi rừng cao nguyên.

Niagara trong ký ức tôi, ngoài tiếng thác đổ, còn là bút ký của Chateaubriand. Năm 2009, Sébastien Baudoin soạn luận án tiến sĩ về ‘‘La poétique du paysage dans l’œuvre de Chateaubriand’’ nói nhiều về chất thơ trong văn Chateaubriand.

9/26/19

Tôi đi học



Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm hoang mang của buổi tựu trường..." (đoạn văn mở đầu tác phẩm Tôi Đi Học, Quê Mẹ 1941).

Đây là tập truyện ngắn đầu tay của nhà văn Thanh Tịnh, tiêu biểu cho phong cách văn xuôi nhẹ nhàng như thơ, tạo nét buồn man mác rất học trò. Áng văn bất hủ này gần 80 năm qua vẫn giữ một chỗ đứng trang trọng trong văn học Việt Nam, đặc biệt giới học sinh, sinh viên và ngay cả giáo chức.

Riêng đối với sinh viên Đà Lạt vào mỗi độ thu về khi ngày khai trường trở lại... từng đoàn sinh viên lũ lượt đổ về Viện từ khắp nơi, ngập tràn hai bên đường Bùi Thị Xuân, Phù Đổng Thiên Vương... nhất là con dốc lên trường. Cổng Viện được mở rộng chào đón mọi người, đặc biệt tân sinh viên. Một bàn chào mừng và hướng dẫn được để ngay cổng để giúp đỡ, trả lời thắc mắc.

Văn phòng Viện ở tòa nhà Đôn Hóa luôn nhộn nhịp, người ra kẻ vào. Cha Viện Trưởng và nhiều vị giáo sư luôn tươi cười chào hỏi từng người cũng như giúp bất cứ việc gì. Các bản thông báo treo tường bên hông Văn phòng được nhiều sinh viên theo dõi, ghi chép...

Rải rác khắp nơi trong Viện dập dìu sinh viên với quần áo đẹp, thời trang, trẻ trung bước nhanh đến các giảng đường trong ánh nắng chan hòa se lạnh dưới những tàn thông xòe bóng mát trên những bãi cỏ hoa lá xanh tươi, những lối đi quanh co hữu tình làm quang cảnh càng thêm đẹp và thơ mộng. Viện Đại Học Đà Lạt được mệnh danh là cơ sở đại học đẹp nhất Đông Nam Á thật xứng đáng với danh hiệu này.

Đã hơn năm mươi năm qua, trong tâm khảm các cựu sinh viên VĐH Đà Lạt vẫn còn ghi đậm hình ảnh tuyệt vời thời son trẻ trong môi trường giáo dục lý tưởng đầy tính nhân bản này. Ngày nay, khi các cựu sinh viên gặp lại nhau thường ôn lại những kỷ niệm trong sân trường, giảng đường, thư viện, đại học xá, mùa thi, bạn hữu, tình yêu, những vui buồn, những buổi văn nghệ, picnic, du ngoạn, sinh hoạt, vui chơi...

Gần đây nhiều anh chị muốn biết ngày khai giảng hàng năm của Viện được chọn như thế nào? Câu hỏi này được giáo sư Trần Long cho biết: Văn Phòng Viện chọn thứ hai cuối của tháng 9 hằng năm làm ngày khai giảng niên khóa mới. Như vậy Ngày Khai Giảng năm học mới của Viện Đại Học Đà Lạt là:


NK Ngày khai giảng Đối chiếu với CTKD

58-59: thứ hai 29 tháng 9 năm 1958 ( Mậu Tuất)
59-60: thứ hai 28 tháng 9 năm 1959 (Kỷ Hợi)
60-61: thứ hai 26 tháng 9 năm 1960 (Canh Tý)
61-62: thứ hai 25 tháng 9 năm 1961 (Tân Sửu)
62-63: thứ hai 24 tháng 9 năm 1962 (Nhâm Dần)
63-64: thứ hai 23 tháng 9 năm 1963 (Quý Mão)
64-65: thứ hai 28 tháng 9 năm 1964 (Giáp Thìn) - CTKD K1
65-66: thứ hai 27 tháng 9 năm 1965 (Ất Tỵ) - CTKD K2
66-67: thứ hai 26 tháng 9 năm 1966 (Bính Ngọ) - CTKD K3
67-68: thứ hai 25 tháng 9 năm 1967 (Đinh Mùi) - CTKD K4
68-69: thứ hai 30 tháng 9 năm 1968 (Mậu Thân) -  CTKD K5
69-70: thứ hai 29 tháng 9 năm 1969 (Kỷ Dậu) - CTKD K 6
70-71: thứ hai 28 tháng 9 năm 1970 (Canh Tuất) - CTKD K7
71-72: thứ hai 27 tháng 9 năm 1971 (Tân Hợi) - CTKD K 8
72-73: thứ hai 25 tháng 9 năm 1972 (Nhâm Tý) - CTKD K9
73-74: thứ hai 24 tháng 9 năm 1973 (Quý Sửu) - CTKD K10
74-75: thứ hai 30 tháng 9 năm 1974 (Giáp Dần) - CTKD K11


Chung Thế Hùng
Canada

12/22/18

KỂ CHUYỆN BẠN NGHE

Các bạn vàng thân mến,
Hôm nay SR sẽ kể lại cho các bạn vài nét chính trong ĐÊM HỘI NGỘ TN1-2 tại SÀI GÒN, LỄ TƯỞNG NIỆM CHA VIỆN TRƯỞNG SIMON NGUYỄN VĂN LẬP, ĐÊM GALA CỰU SINH VIÊN VIỆN ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT, về chuyến CITY TOUR và ĐÊM LỬA TRẠI TN1-2 tại ĐÀ LẠT, và một số thông tin về NGÀY TRUYỀN THỐNG CỦA VIỆN ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT.
ĐÊM HỘI NGỘ TN1-2
Đêm Hội Ngộ TN1-2 được tổ chức tại nhà hàng Continental từ lúc 17.30 giờ do Ban Đại diện TN1-2 (Trần Văn Hải, Trịnh Hiếu Tường, Nguyễn thị Việt Anh) tổ chức. Có khoảng 60 anh chị em hiện diện, trong đó rất đang ghi nhận là có mặt đa số "cụ ông cụ bà 80 trong nước và hải ngoại" (thiếu niên trưởng Nguyễn Văn Huệ), đặc biệt là Nguyễn Minh Tuấn (đang bị bệnh nặng), Trần Văn Minh (vừa bị tại nạn xe cộ).