10/31/18
10/30/18
Thu Vàng
1 - Thu Vàng
Xuân hồng Hạ đỏ Thu vàng
Mùa Đông tuyết trắng, vầng trăng khuyết dần
Tứ thời bát tiết miên man
Phất phơ tóc bạc, tần ngần vần thơ.
10/28/18
Một Tấm Lòng Nhân Hậu
Vào một ngày hè oi ả, tôi đang cặm cụi với công việc bề bộn trong tiệm may. Nghe tiếng người lao xao trước cửa, tôi vội bước ra, thì thấy hai người tuổi tầm trung niên, mới ở Việt Nam qua, đến xin việc.
Tôi mời ông bà vào văn phòng. Qua câu truyện trao đổi, tôi thông cảm cho hoàn cảnh của ông bà. Tiệm lại đang cần thêm thợ, nên tôi nhận hai người luôn. Lúc đó bà hơn tôi cả chục tuổi, nên tay chân chậm chạp, phải mất thời gian dài kiên nhẫn, tôi mới hướng dẫn cho bà cách may ráp quần áo nhanh hơn. Còn ông thì được xếp vào chân nhặt chỉ và phụ với nhóm kiểm hàng.
10/27/18
10/26/18
Cuối Thu
10/25/18
Chuyện chú A Tỷ và Tiểu Thanh
Một câu chuyện rất ly kỳ, chỉ có thể xẩy ra tại Việt Nam
ĐCV:
Đỗ Mười, cha đẻ của cải tạo tư sản Miền Nam vừa mới qua đời. Đâu đó trên mạng, người ta gọi ông là bồ tát. Chiến dịch đánh tư sản miền Nam đã khiến hàng trăm ngàn người khốn đốn, nhiều người thiệt mạng ở các vùng kinh tế mới hoặc trên đường vượt biên mà phần nhiều hệ lụy từ đây mà ra.
Chính sách của ĐCS mà ‘bồ tát’ Đỗ Mười trực tiếp chỉ huy thực hiện đã đẩy lùi nền kinh tế của miền Nam và qua đó là của cả Việt Nam lại hàng chục năm.
Dưới đây là một bài viết về văn học, nhưng thực tế những năm sau 75 và thập niên 80s thậm chí còn nhiều mảnh đời ngang trái, éo le hơn nhiều.
Chúng tôi xin đăng lại nhân lúc những tranh cãi về Đỗ Mười công và tội đang sôi nổi.
———————————-
Hồi mới vô Sài Gòn, tôi thuê căn nhà nhỏ trên kênh Nhiêu Lộc ở cùng với mấy người bạn. Đầu hẻm ở mặt tiền đường có một tiệm tạp hoá của một gia đình người Hoa. Có người gọi là tiệm chạp phô. Chắc là gọi theo tiếng Quảng..
10/24/18
10/23/18
Đức dựng nhạc kịch 'Can Đảm' về gia đình tỵ nạn Việt
BBC tiếng Việt
Lê Anh Gửi tới BBC từ BerlinBản quyền hình ảnhLe AnhImage caption Thị trấn nghèo Bleicherode, nơi diễn ra vụ trục xuất gia đình Việt Nam hồi 2004
Vào đêm 04 tháng 2/2004, cảnh sát và biên phòng Đức, dưới sự hướng dẫn của Sở Ngoại Kiều tiểu bang Thüringen, bất ngờ ập vào nhà một gia đình Việt Nam ở Bleicherode.
Họ buộc anh chị Lê Đ. và Ch. cùng ba đứa con trên dưới 10 tuổi của họ phải thu xếp ngay tư trang tối thiểu để ra phi trường, vì họ bị trục xuất về Việt Nam.
Chính quyền Bleicherode cho rằng gia đình này dù đã sống ở Đức 17 năm nhưng vẫn không có đủ lý do để ở lại.
Con Dâu Mỹ
Phi Phi
Khi chồng bà Trang là một Hạ-Sĩ-Quan của QLVNCH, hy sinh vì tổ quốc, sau một trận đánh quần thảo với CSBV tại vùng giới tuyến trong mùa Hè đỏ lửa năm 1972. Lúc đó Tường mới lên 2 tuổi. Tuy bà Trang là một phụ nữ hiền lành chất phát, nhưng trời phú cho một sắc đẹp khá mặn mà, nên sau đó có rất nhiều thanh niên đã đem lòng yêu thương bà, và thực lòng muốn xây dựng hôn nhân, nhưng bà Trang đã nhất mực từ chối khéo, tất cả những người đã để ý đến bà, và quyết định ở vậy để nuôi con thờ chồng...
Khi Tường vừa lên 5 tuổi, giống bố như đúc, bắt đầu đi học lớp mẫu giáo. Bà Trang cảm thấy có nhiều thì giờ hơn, trong lúc con còn ở tại trường. Mỗi ngày bà có thêm thì giờ để đi bỏ hàng mối kiếm lời, cộng với số lương trợ cấp tử tuất hàng tháng của chồng, nên hai mẹ con có một đời sống tương đối dễ thở, mặc dầu ở vào hoàn cảnh mẹ góa con côi. Bởi vậy bà Trang cảm thấy rất an phận với cuộc sống hiện tại.
10/22/18
Tù Mỹ Phước Tây
Nền đất sườn tràm nóc lợp đưng
Đơn sơ, giản dị cho có chừng
Trời mưa tù phải ngồi chịu trận
Ướt át tìm đâu chỗ ngả lưng …?!
Vách cũng dừng đưng rất thô sơ
Đèn đêm vừa đủ sáng lờ mờ
Cá kèo sắp lớp thành ba dãy
Chật như nêm, nằm nghiêng chân co !
10/19/18
Bạn hiền Hồ Phước Hải
Tôi gốc Bến Tre nhưng năm đệ nhất học trường Thoại Ngọc Hầu, Long Xuyên. Nhà tôi ở số 54 Trần Hưng Đạo, cách nhà Hồ Phước Hải độ 10 căn. Thân mẫu Hồ Phước Hải lúc đó là một nhà giáo kỳ cựu, nhiều người danh giá trong thành phố đã là học trò của bà. Gia đình bà rất được xóm giềng quí nể. Với đám học trò hiếu học thì Hồ Phước Hải và người anh Hồ Phước Hai ( không bỏ dấu ) là hai ngôi sao sáng trong việc học hành. Hai nhà dù cách nhau không xa mấy nhưng những gì tôi biết về Hồ Phước Hải chỉ là truyền miệng. “ văn kỳ thinh mà bất kiến kỳ hình”. Anh em Hồ Phước Hải lúc đó vào hàng trưởng bối họ ở một nơi nào đó rất xa xôi.
10/16/18
Vì sao kỵ binh Mông Cổ tung hoành cả thế giới nhưng 3 lần thảm bại ở Việt Nam?
Đầu thế kỷ 13, từ những thảo nguyên hoang vu ở Trung Á, người Mông Cổ đã cất vó ngựa chinh phạt khắp lục địa Á – Âu và tạo nên một trong những đế quốc vĩ đại nhất thế giới. Thế nhưng binh đoàn hung hãn ấy đã bất ngờ bị chặn đứng bởi quân dân Đại Việt. Điều đó quả là khiến cho người ta phải băn khoăn.
10/13/18
10/11/18
10/10/18
Bất Chiến Tự Nhiên Thành
Nguyễn thị Cỏ May
Nhân cái chết «chẳng muốn mà chết» của Trần Đại Quang, trong thiên hạ lắm người luận bàn lời sấm. Khi nói tới sấm ký, dĩ nhiên phải nhắc lời sấm của Trạng Trình, luôn luôn là những dẩn chứng đáng tin cậy hơn hết. Ngoài Trạng Trình, cũng có khá nhiều Đền Thánh nơi Thánh về, qua cơ bút, hé lộ chuyện thiên cơ nói về tình hình Việt nam, tức nói về giấc mơ, về nguyện vọng của người dân việt nam ôm ấp từ thời bị đô hộ.
Nay Cỏ May xin lạm bàn chuyện sấm vì chuyện sấm sẽ không đụng chạm tới ai, cả với người chết. Mà luận bàn chuyện sấm, đúng sai thì cũng là chuyện sấm ký. Không đúng ở đây, ở thời điểm này, biết đâu lại không đúng ở một nơi nào đó, ở một lúc nào đó ? Vì sấm là chuyện thiên cơ. Mà thiên cơ là bất khả lậu. Khi lậu là do thế gian vi phạm luật Trời.
10/9/18
10/8/18
10/7/18
Hủ tiếu mì gia
Ai đến Bạc Liêu mà chưa ăn món mì tàu thì coi như chưa biết gì về cái xứ “Dưới sông cá chốt, trên bờ Triều Châu” này.
Người Hoa quê quán Triều Châu trôi dạt về mảnh đất cực Nam này từ thời phản Thanh phục Minh ở bên Tàu, được nhà Nguyễn dung dưỡng và thâu nhận, sử dụng, phần lớn họ đã coi Việt Nam như quê hương bản quán của mình, trong đó có nhiều người tài hết lòng phụng sự quê hương mới như danh nhân Mạc Thiên Tích, danh nhân Phan Thanh Giản. Cho nên không có gì lạ khi người miền Tây Nam bộ có cách ăn uống giống với người Triều Châu bởi sự sinh hoạt hòa đồng giữa người Việt bản địa và người Hoa Minh Hương.