11/23/11

Diễn văn của Obama trước Lưỡng viện Quốc hội Úc và mối liên hệ với Việt Nam

Hình minh họa

Trong bài diễn văn Tổng Thống Hoa Kỳ đọc trước lưỡng viện quốc hội Úc ngày 17/11/2011*, tuy Ông Obama đã chú tâm đến mối tình bằng hữu giữa Úc và Mỹ, nhưng Ông đã dành một phần rất quan trọng của bài diễn văn nêu lên một số vấn đề liên quan đến tình hình an ninh chung của khu vực Biển Đông, Á Châu và mối liên đới chặt chẽ giữa phát triển kinh tế và quyền tư do dân chủ. Riêng vấn đề phát triển kinh tế kết hợp với các quyền tự do dân chủ của người dân, Ông Obama phát biểu như sau:

khi chúng ta phát triển kinh tế, chúng ta cũng cần ghi nhớ sư liên hệ mật thiết giữa sự phát triển và việc điều hành hiệu quả của nhà nước – chấp hành các qui định của pháp luật, sự minh bạch của các cấp của chính quyền và sự bình đẳng của cơ quan tư pháp.

Vì lịch sử đã chứng minh rằng, qua quá trình lâu dài, dân chủ và phát triển kinh tế luôn cùng nhau đồng hành. Thịnh vượng mà không có tự do dân chủ thì chỉ là một hình thức khác của sự nghèo khó.

Điều này mang tôi tới một lãnh vực cuối cùng mà chúng ta đang hướng tới - sự hỗ trợ của chúng ta cho các quyền căn bản của con người.

Mỗi quốc gia phải tạo ra con đường đi tới riêng cho chính mình.

Nhưng cũng có một số quyền của con người được coi là phổ quát, trong số này có thể kể quyền tự do phát biểu, tự do báo chí, tự do lập hội, tự do tôn giáo, và quyền tự do chọn những người lãnh đạo đất nước của mình.

Những quyền này không phải quyền của người Mỹ, quyền của người Úc, quyền của người Tây Phương. Những quyền này là quyền chung của con người, nhân quyền.

Những quyền này khuấy động đến lương tâm của con người, vì chúng ta đã thấy được các thể chế dân chủ đã thành công ở đây tại Châu Á.

Những thể chế khác đã được thử áp dụng trước đây- phát xít, cộng sản, độc tài cá nhân, và độc tài phe nhóm. Và những thể chế này đã thất bại vì một lý do đơn giản: các thể chế này đã quên rằng nguồn gốc tối thượng của quyền lực hợp pháp là ở lòng dân.

Đúng, dân chủ có thể rối rắm và thô bạo,và tôi biết rằng tất cả quí vị tại đây đã tận dụng nhuần nhuyển trong những buổi chất vấn và tranh luận (tại lưỡng viện Quốc Hội Úc).

Dù cho chúng ta có nhiều khác biệt tư tưởng giữa các đảng phái, chúng ta đều biết rỏ rằng thể chế dân chủ chúng ta được thụ hưởng là một hình thể chính quyền tuyệt vời nhất được nhân loại biết đến.

Do vậy, là hai quốc gia có thể chế dân chủ tuyệt vời (Úc, Mỹ), chúng ta cần lên tiếng bảo vệ cho những quyền tự do này một khi những quyền này bị hăm dọa.

Chúng ta cùng đồng hành với các các quốc gia vừa bước vào thể chế dân chủ, như Indonesia, giúp họ củng cố các cấp trong chính quyền mà từ đó xây dựng một nhà nước tốt.

Chúng ta khuyến khích một nhà nước mở, bởi vì các quyền dân chủ có được hay không sẽ tùy thuộc sự thông tin đầy đủ và sự tham gia tích cực của người dân.

Chúng ta giúp củng cố các tổ chức dân sự, vì các tổ chức này giao quyền cho dân để kiểm soát việc làm và trách nhiệm của chính quyền.

Và chúng ta cổ võ nhân quyền cho tất cả mọi người - kể cả phụ nữ, dân tộc thiểu số và văn hóa địa phương– vì khi xã hội nào tiếp thu được những tiềm năng của người dân, xã hội đó sẽ được thành công hơn, sẽ được thịnh vượng hơn và công bình hơn.

Những nguyên tắc này đã hướng dẫn chúng tôi tiếp cận được với Miến Điện, qua sự kết hợp cấm vận và thương thảo.

Hôm nay, bà Aung San Suu Kyi được hoàn toàn tự do, không còn bị quản thúc tại gia. Một số tù nhân chính trị được trả tự do và chính quyền đã bắt đầu thương thảo với các thanh phần đối lập.

Tuy vậy, các vi phạm nhân quyền vẫn còn tồn tại. Do đó chúng tôi sẽ tiếp tục nói rõ về những bước mà chính quyền Miến Điện phải thực hiện để cải thiện bang giao với Mỹ.

Đây là con đường tương lai mà chúng tôi theo đuổi trong khu vực Á Châu Thái Bình Dương – an ninh, thịnh vượng và phẩm giá nhân quyền cho tất cả người dân trong khu vực. Đó là những điều mà chúng tôi đứng ra đấu tranh. Đó là bản chất của người Mỹ chúng tôi.

Đó là những mục tiêu mà chúng tôi sẽ theo đuổi, cùng với sự tham gia của các nước đồng minh và bạn bè, và với mọi sức lực cơ bản của người Mỹ.

Do đó không còn nghi ngờ gì nữa: tại khu vực Á Châu Thái Bình Dương trong thế kỷ thứ 21, nước Mỹ sẽ toàn tâm toàn lực nhập cuộc.

Tuy nhiên, trong giai đoạn có những thay đổi to lớn và đầy bất định này, tuơng lai có vẻ dường như không chắc chắn. Xuyên qua một đại dương to lớn, chúng ta không thể lường trước được khó khăn hay trở ngại gì đang đón chờ ở nơi chân trời phía trước. Nhưng nếu mà vùng đất to lớn này và dân chúng tại đây có thể dạy chúng ta điều gì, thì đó là lòng quyết tâm đấu tranh cho quyền tự do dân chủ và sự tiến bộ mà chúng ta không có lý gì để nghi ngờ.

Đó lý do tại sao phụ nữ của nước Úc này đã đứng lên đòi hỏi chính quyền phải lắng nghe tiếng nói của họ, đã đưa đến nước Úc là quốc gia đầu tiên cho phụ nữ có quyền bầu cử ứng cử vào quốc hội và, đã có phụ nữ trở thành Thủ Tướng.

Đó là lý do tại sao dân chúng xuống đường biểu tình - từ Đề Li, Seoul, từ Manila đến Jakarta - để loại bỏ chế độ thực dân và độc tài và từ đó xây dựng nên những nước dân chủ to lớn nhất của thế giới.

Đó lý do tại sao có một quân nhân Nam Triều Tiên đứng canh tại vùng phi quân sự Nam Bắc Triều Tiên để bảo vệ người dân miền Nam, và tại sao có một thanh niên Bắc Triều Tiên dám liều mạng sống trốn qua biên giới. Tại sao những người lính đội nón xanh bảo vệ hòa bình cho một nước mới thành lập. Và tại sao những phụ nữ đã gan dạ vào các nhà chứa cứu thoát các em gái trẻ thoát khỏi cảnh nô lệ thời nay, một thảm cảnh phải cần bị tiêu diệt.

Đó lý do tại sao những thanh niên mặc áo quần bình thường, vì hòa bình, đã đối đầu với hành hung và súng đạn, và tại sao hằng ngày - từ thành phố to lớn đến những làng mạc hẻo lánh, trong số những hành động anh dũng mà thế giới chúng ta có lẽ chưa bao giớ mục kích – như một học sinh đăng tin vào một blog; một người dân ký tên vào một tuyên cáo, một người đấu tranh không chịu khuất phục, bị quản thúc tại nhà, để đòi các quyền tự do dân chủ tương tự như những gì mà chúng ta hiện đang thụ hưởng.

Thế giới luôn ngưỡng mộ và sẽ không quên những anh chị này.

Dòng lịch sử có thể ngưng và chảy, nhưng với thời gian trôi qua, các dòng lịch sử di chuyến một cách quả quyết, quyết liệt, theo một hướng duy nhất.

Lịch sử đứng về phía của các xã hội tự do, chính quyền tự do, kinh tế tự do, con người tự do. Và tương lai thuộc về những con người gan dạ quyết tâm đứng vững và đấu tranh cho những lý tưởng này, trong khu vực này và trên toàn thế giới.

Đây là câu chuyện của sự liên minh mà chúng ta ăn mừng hôm nay. Đây là tố chất của lãnh đạo mới của Mỹ. Đó là là tố chất của mối quan hệ của chúng ta. Và đây là công tác mà chúng ta sẽ cùng nhau thực hiện, cho sự an ninh, sự thịnh vượng, và phẩm giá của tất cả mọi người trong khu vực Á Châu Thái Bình Dương và trên toàn thế giới.

Xin Thượng Đế chúc phúc cho nước Úc, Thượng Đế chúc phúc cho nướcMỹ và Thượng Đế chúc phúc cho tình bằng hữu giữa hai dân tộc của chúng ta.

Cám ơn quí vị rất nhiều.


*


Qua bài diễn văn của Tổng Thống Obama, là một nước trong vùng Á châu Thái bình Dương, Việt Nam (cùng với Trung Quốc, Bắc Hàn) sẽ được chính quyền và dân chúng Mỹ đặc biệt quan tâm. Nhà nước Việt Nam hiện nay không còn có thể vịn vào bất cứ lý do gì để bám víu vào thể chế độc đảng chuyên chính lỗi thời mà phải nhanh chóng thay đổi thành một thể chế thực sự tự do dân chủ để kịp thời hội nhập cùng các nước dân chủ tự do trong khu vực Á Châu Thái Bình Dương và trên toàn thế giới.

Tổng Thống Obama rất đúng khi tuyên bố:

- Lịch sử đứng về phía của các xã hội tự do, chính quyền tự do, kinh tế tự do, con người tự do.

- Lịch sử chứng minh rằng, qua quá trình lâu dài, dân chủ và phát triển kinh tế cùng nhau đồng hành. Và thịnh vượng mà không có tự do thì chỉ là một hình thức khác của sự nghèo khó.

Hiện trạng của Việt Nam là minh chứng cho những lời phát biểu của Tổng Thống Obama.

Lãnh đạo Đảng Cộng Sản Việt Nam - Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng và Bộ Chính Trị - phải noi gương các nước trong khu vực Á Châu Thái Bình Dương, nhanh chóng trả lại quyền tự do dân chủ cho toàn dân để Việt Nam được thực sự phát triển toàn diện.

Nguồn: Danlambao

No comments:

Post a Comment