3/27/21

Nhớ cây tre

Võ Hương An

Nhà tôi ở trong Thành Nội, còn quê nội tôi là làng An-Ninh nằm bên bờ sông Bạch Yến; hai bên bờ bóng tre xanh mát suốt dòng sông.

Photo Thanh Tiên

Hồi còn bé, xe đạp đang còn hiếm — nói chi tới xe gắn máy hay hệ thống xe bus từ trung tâm thành phố tỏa ra vùng phụ cận như từ 1955 trở đi — mỗi lần có giỗ lớn, tôi theo thầy tôi hay mạ tôi cuốc bộ về quê dự đám giỗ.

 Chúng tôi ra cửa Hữu, qua đò Kẻ Vạn, qua chợ Kẻ Vạn, rồi từ đó băng qua các làng Phú Xuân, Phú Mộng để về làng. Những rặng tre hai bên đường giao ngọn, tạo thành một tàn lá che nắng tuyệt hảo.

 Ngày hè, sau khi phải đội nắng hanh hao qua những con đường sỏi đá không bóng cây, rồi được đi trong những con đường làng rợp bóng tre như thế, tự nhiên thấy tươi tỉnh ra.

Những lúc đó mà được mạ ghé vào một cái quán bên đường để tạm nghỉ chân, lại cho thêm cái kẹo gừng hay miếng kẹo đậu phụng kèm đọi nước chè xanh thì cuộc đời thấy đáng yêu ngay và hành trình lội bộ mất non nửa ngày thấy không còn đáng ghét nữa.

Một người bạn thủy chung

Cây tre của Việt Nam có mặt khắp nơi, không chỉ tạo nên cảnh quang điển hình của làng quê Việt Nam mà còn gắn chặt vào mọi mặt sinh hoạt của người dân từ lúc mới oa oa chào đời cho tới khi trăm tuổi giả từ trần thế.

3/26/21

Đà Lạt : Nơi Duy Nhất ở Việt Nam Chào Hè với 5 Sắc Hoa Phượng !

 Đỏ thắm, tím biếc, vàng kiêu sa, hồng trang nhã và trắng tinh khôi : 5 sắc hoa phượng cùng tụ hội ở thành phố Đà Lạt làm say lòng người yêu hoa mỗi dịp hè về.
Phượng vàng (có nguồn gốc từ Brasil) là một trong những loài cây khá hiếm ở Việt Nam, đã thích nghi với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của Đà Lạt – Lâm Đồng. Loài phượng vỹ này cùng họ với cây phượng đỏ; thân, lá, hoa gần giống như phượng đỏ; thời gian nở hoa cũng vào mùa hè.

ZHANG JING - NGƯỜI ĐẸP PHIÊN DỊCH

Phiên dịch viên nổi nhất Trung Quốc sau bài dịch dài 15 phút

Nữ phiên dịch Zhang Jing (張京 Trương Kinh) vào top tìm kiếm trên mạng weibo khi xuất hiện tại hội đàm Mỹ - Trung tại Alaska.

Zhang Jing (張京 Trương Kinh)

Zhang Jing trở thành tâm điểm chú ý khi phiên dịch trơn tru bài phát biểu dài 15 phút của ông Dương Khiết Trì - Ủy viên BCT Trung Quốc tại cuộc họp giữa giới chức Mỹ và Trung Quốc tại Alaska, Mỹ hôm 18/3. Video về Zhang được xem hàng triệu lần trên mạng.

Tô Vũ chăn dê - 蘇武牧羊

Hello các Bạn, hi anh X.,

Anh X. thông thạo lịch sử văn hóa Trung Quốc, anh quả là một người Trung Quốc thông. "Tô Vũ chăn dê" (蘇武牧羊) là điển tích cũng là thành ngữ, nhờ câu hỏi của anh nên tôi đọc lại Sử Ký và biết thêm về Tô Vũ.

Tô Vũ, người Tây Hán, vào khoảng năm 100 trước Công nguyên. Hán Vũ Đế phái Tô Vũ đi sứ Hung Nô, đem theo cờ tiết của triều Hán. Sang bên Hung Nô, vì làm nghịch ý vua Hung Nô (thiền vu), nên Tô Vũ bị thiền vu bắt giữ và khuyên đầu hàng. Tô Vũ thà chết chứ không mất khí tiết. Thiền vu nổi giận và lưu đày Tô Vũ đến cánh đồng hoang vu chăn dê, 19 năm chịu đủ mọi khổ cực mới trở về Hán.

3/25/21

Tiết Lập Xuân





Tiết Lập Xuân

Trở trời vào tiết lập xuân,
Tôi nghe đầu óc tay chân rã rời.
Bao nhiêu thương tích trên người,
Tươm tươm như rịn máu tươi ra ngoài.

Gối chăn bọc những chông gai,
Từng cơn nhức nhối kéo dài đêm đen.
Vục đầu tìm phút lãng quên,
Nhưng nguồn dĩ vãng lênh đênh lại về!

Lại nhìn thấy mảnh trời Quê,
Ở trong cùng cực não nề bi thương!
Núi sông qua một chiến trường,
Bạn bè gục ngã trên đường hành quân.

Những trang Liệt sĩ tuẫn thân,
Và bao chiến hữu chết dần trong lao.
Riêng mình ôm giấc chiêm bao,
Chợt mê chợt tỉnh đi vào cô đơn!

Tâm tư đối diện linh hồn,
Màn đêm trải xuống nỗi buồn dâng lên.
Cơn đau nhức đã triền miên,
Thấm vào xương tủy hiện trên thân mình!

Bả vai ghim đạn Gio linh,
Cạnh sườn còn giữ mảnh mìn Pleime,
Gẫy chân ở chiến khu Đ,
Lốt đâm cận chiến đường về Bồng sơn.

Hình hài như một quái nhơn,
Trong tôi thua thiệt uất hờn mang mang!
- "Tàn binh, bại tướng . . .
… đầu hàng !!!"
Vết thương ô nhục lại càng đau thêm!

Cõi ngoài tăm tối hơn đêm!
Xót xa thắt chặt vòng tim lần lần,
Trở trời vào tiết lập xuân,
Tôi nghe đầu óc tay chân rã rời !

Trần Quốc Bảo