11/21/20
THẰNG NGỐC
Tác giả: Đinh Công Bình
Thật ra, nó có tên do cha mẹ đặt thật đẹp. Phạm Bảo Long, con rồng quý của bố nó. Nhưng cho tới bây giờ, cái tên mà nó được người ta gọi nhiều nhất lại không phải là Long. Thay vào đó, nó đã trải qua rất nhiều tên khác nhau mà người ta đặt ra để gọi nó: Ngu, Ngốc, Mát, Tưng Tửng, Khờ, v.v…
Chẳng hiểu tại sao người ta sàng đi, sàng lại rồi ngừng ở chữ Ngốc! Ngay cả anh chị của nó cũng gọi nó là ngốc. Trong một lần bốc đồng, thằng Lân, anh nó, đã láo lếu đổi chữ “Bảo” trong tên đệm của nó thành chữ “Ngoc”, thế là nó trở thành Phạm (Ngoc) Long! Vài năm trôi qua, tiếng Việt của thằng Lân khá hơn, nên đã “đội mũ”, “đeo kiếm” để “Ngoc” chính thức trở thành “Ngốc”. Ông bà Phan, bố mẹ nó, mặc dầu cố tránh nhưng vì quen tai, lâu lâu cũng gọi nó là Ngốc.
11/20/20
Nhà vệ sinh: Những cuộc cách mạng làm thay đổi đời sống hàng tỉ người
Đại tiểu tiện là nhu cầu hàng ngày của mỗi người. Tuy nhiên câu chuyện xưa như Trái đất này lại không hề đơn giản với hàng tỉ con người. Gần một phần ba nhân loại không có điều kiện sử dụng nhà vệ sinh. Chưa kể vấn đề nhà vệ sinh không sạch, không an toàn. Kể từ năm 2013, Liên Hiệp Quốc chính thức coi ngày 19/11 hàng năm là Ngày Nhà vệ sinh Quốc tế. Mục tiêu của LHQ là tới 2030 toàn nhân loại đều được hưởng quyền sử dụng nhà vệ sinh sạch hàng ngày.
Từ hàng nghìn năm nay, mỗi nền văn minh trong quá trình phát triển đều tìm kiếm các phương thức xử lý chất thải đại tiểu tiện, đặc biệt đối với các khu vực tập trung dân cư đông đúc. Tuy nhiên, cho đến kỷ nguyên công nghiệp hóa, việc đi đại tiện trong môi trường thiên nhiên là điều phổ biến. Ngay tại châu Âu, cho đến tận cuối thế kỷ XIX, không hiếm khách bộ hành thỏa mãn nhu cầu ngay trên đường phố. Trong gia đình, giới quý tộc, thị dân sử dụng bô để đi vệ sinh. Kể từ khi kỹ sư người Anh Joseph Bramah phát minh ra bồn cầu water-closets (WC) vào cuối thế kỷ XVIII, phương tiện này đã bắt đầu được nhân rộng khắp nơi. Trong thế kỷ XX, tại các đô thị lớn, người ta xây dựng các hệ thống cống ngầm để đưa chất thải bài tiết ra xa khỏi các khu vực trung tâm. Hiện tại, đối với hàng tỉ người tại các nước phát triển, tầng lớp trung lưu ở các nước đang phát triển, bồn cầu, hố xí giật nước đã trở thành tiện nghi tối thiểu, không thể thiếu.
....
Nghe phần âm thanh:
11/19/20
Xem lại những hí họa của Chóe
Viết về hội họa có lẽ không ai có đủ “thẩm quyền” hơn các họa sĩ. Họ là những người trong nghề nên có những nhận xét chuyên môn mà những người “ngoại đạo” như tôi không thể nào có được. Muốn làm nhà phê bình hội họa lại càng khó hơn vì chưa chắc một họa sĩ tài hoa đã là một nhà phê bình xuất sắc.
Thế cho nên, bài viết này chỉ là một cái nhìn của người thưởng ngoạn những bức hí họa của họa sĩ Nguyễn Hải Chí (*) mà lâu nay ta biết đến qua cái tên Chóe trên báo chí.
Sự nghiệp hí họa của Chóe kéo dài qua hai thời kỳ, từ năm 1969 dưới thời VNCH và chấm dứt vào năm 2003 trong thời CHXHCN. 2003 là năm ông qua đời vì biến chứng của bệnh tiểu đường sau một thời gian bị lòa con mắt, đành phải “bó tay” xếp cọ. Họa sĩ mà mắt bị lòa thì cũng chẳng khác nào ca sĩ bị mất giọng.
Thế cho nên, bài viết này chỉ là một cái nhìn của người thưởng ngoạn những bức hí họa của họa sĩ Nguyễn Hải Chí (*) mà lâu nay ta biết đến qua cái tên Chóe trên báo chí.
Sự nghiệp hí họa của Chóe kéo dài qua hai thời kỳ, từ năm 1969 dưới thời VNCH và chấm dứt vào năm 2003 trong thời CHXHCN. 2003 là năm ông qua đời vì biến chứng của bệnh tiểu đường sau một thời gian bị lòa con mắt, đành phải “bó tay” xếp cọ. Họa sĩ mà mắt bị lòa thì cũng chẳng khác nào ca sĩ bị mất giọng.
Labels:
Hí họa,
Hình ảnh,
hoi hoa,
Hội họa,
nghệ thuật,
Văn hóa xã hội
Phòng ngừa bệnh Mất Dần Trí Nhớ.
Phúc trình mới nhất của chính phủ cho biết rằng thuốc bổ (supplements),hay thuốc chữa bệnh không giúp gì được cả trong việc ngăn ngừa bệnh Alzheimer, tức là bệnh mất dần trí nhớ, bệnh lú lẫn.
Đây là căn bệnh nhiều người già bị vướng phải, giống như trường hợp của cựu Tổng thống Ronald Reagan.
Nhưng nếu chúng ta đọc thật kỹ phúc trình của chính phủ, để ý đến những dòng chữ nhỏ, chúng ta sẽ tìm thấy được nhiều thông tín hữu ích trong việc gìn giữ những tế bào chất xám trong đầu không bị lão hoá.
Sự thực được báo cáo này đưa ra cho chúng ta thấy là không có hồ sơ chứng liệu nào cho biết thuốc chữa bệnh, hay thuốc bổ đem lại ích lợi cho việc chống lại căn bệnh quái ác này.
Nhưng ngược lại, phúc trình đó lại đưa ra những bằng chứng rõ ràng là nếu chúng ta chịu khó tập thể dục, tỏ ra năng động, ăn uống lành mạnh, giữ cho áp huyết thấp để máu có thể đưa lên não dễ dàng, chúng ta sẽ ngăn ngừa được bệnh mất trí nhớ.
Đây là căn bệnh nhiều người già bị vướng phải, giống như trường hợp của cựu Tổng thống Ronald Reagan.
Nhưng nếu chúng ta đọc thật kỹ phúc trình của chính phủ, để ý đến những dòng chữ nhỏ, chúng ta sẽ tìm thấy được nhiều thông tín hữu ích trong việc gìn giữ những tế bào chất xám trong đầu không bị lão hoá.
Sự thực được báo cáo này đưa ra cho chúng ta thấy là không có hồ sơ chứng liệu nào cho biết thuốc chữa bệnh, hay thuốc bổ đem lại ích lợi cho việc chống lại căn bệnh quái ác này.
Nhưng ngược lại, phúc trình đó lại đưa ra những bằng chứng rõ ràng là nếu chúng ta chịu khó tập thể dục, tỏ ra năng động, ăn uống lành mạnh, giữ cho áp huyết thấp để máu có thể đưa lên não dễ dàng, chúng ta sẽ ngăn ngừa được bệnh mất trí nhớ.
11/18/20
Tạ Ơn Rừng
Tạ ơn rừng cho ta nguồn tâm sự,
Cội rễ muôn trùng thăm thẳm hoang vu.
Suối nỉ non bản trường ca tình tự,
Vách đá vang lời vọng cổ thiên thu.
Trăng cô đơn vẫn nằm nghiêng cửa động.
Đỉnh hồng hoang còn e ấp sương mù,
Tóc liễu buông dài thướt tha gió lộng,
Tiếng thì thầm trong lòng núi âm u.
Tạ ơn rừng cho ta đường cổ tích,
Dáng xuân sơn kiều diễm tự ngàn xưa.
Nét sử vàng chói lòa sườn thạch bích!
Hồn muôn năm uy liệt chẳng phai mờ!
Rừng trải bạt ngàn, tay rừng mở rộng,
Ôm giang sơn trong lòng Mẹ Âu Cơ.
Đứng hiên ngang giữa mưa trào gió lộng,
Ru hồn thiêng từ những buổi hoang sơ
Tạ ơn rừng cho hương hoa nguồn sống,
Muôn giải đường đèo, mây lướt thênh thang.
Ánh lửa bập bùng, tiếng cồng khua động,
Hồn núi oai hùng, hồn nước mênh mang!
Ta ở nơi đây nhớ rừng nhớ núi,
Năm tháng kéo dài cuộc sống lê thê...
Một mai hoa vàng nở bên bờ suối,
Rừng thiêng ơi, ta sẽ trở về!
Trần Quốc Bảo
Cội rễ muôn trùng thăm thẳm hoang vu.
Suối nỉ non bản trường ca tình tự,
Vách đá vang lời vọng cổ thiên thu.
Trăng cô đơn vẫn nằm nghiêng cửa động.
Đỉnh hồng hoang còn e ấp sương mù,
Tóc liễu buông dài thướt tha gió lộng,
Tiếng thì thầm trong lòng núi âm u.
Tạ ơn rừng cho ta đường cổ tích,
Dáng xuân sơn kiều diễm tự ngàn xưa.
Nét sử vàng chói lòa sườn thạch bích!
Hồn muôn năm uy liệt chẳng phai mờ!
Rừng trải bạt ngàn, tay rừng mở rộng,
Ôm giang sơn trong lòng Mẹ Âu Cơ.
Đứng hiên ngang giữa mưa trào gió lộng,
Ru hồn thiêng từ những buổi hoang sơ
Tạ ơn rừng cho hương hoa nguồn sống,
Muôn giải đường đèo, mây lướt thênh thang.
Ánh lửa bập bùng, tiếng cồng khua động,
Hồn núi oai hùng, hồn nước mênh mang!
Ta ở nơi đây nhớ rừng nhớ núi,
Năm tháng kéo dài cuộc sống lê thê...
Một mai hoa vàng nở bên bờ suối,
Rừng thiêng ơi, ta sẽ trở về!
Trần Quốc Bảo
Subscribe to:
Posts (Atom)