8/20/20

Ả Rập Xê Út: Chỉ bình thường hóa quan hệ với Israel, nếu Palestine độc lập

Ngoại trưởng Ả Rập Xê Út Faycal Ben Farhane (T) và đồng nhiệm Đức Heiko Maas tại Berlin, ngày 19/08/2020. John MacDougall/Reuters


Nỗ lực của chính quyền Trump thúc đẩy cường quốc vùng Vịnh Ả Rập Xê Út bình thường hóa quan hệ với Israel, không tính đến quyền lợi của người Palestine, đã không đạt kết quả. Hôm qua, 19/08/2020, chính quyền Ả Rập Xê Út chính thức khẳng định việc bình thường hóa quan hệ song phương chỉ diễn ra, với điều kiện có một Nhà nước Palestine độc lập.

Trong một cuộc họp báo tại Berlin, ngoại trưởng Ả Rập Xê Út, ông Fayçal Ben Farhane, tuyên bố : « Cần phải có hòa bình giữa Israel và Palestine, dựa trên các cơ sở quốc tế được công nhận. (…) Một khi điều đó đạt được, thì mọi thứ mới một lần nữa có thể thay đổi ». « Các cơ sở quốc tế được công nhận » chính là kế hoạch hòa bình năm 2002 của khối các nước Ả Rập, do Ả Rập Xê Út và một số thành viên khác của Liên Đoàn Ả Rập chủ trương, nhằm giải quyết xung đột giữa Israel và Palestine. Ngoại trưởng Ả Rập Xê Út cũng lên án việc Israel sáp nhập « trái phép » đất đai của người Palestine.

Đây là lần đầu tiên Ả Rập Xê Út lên tiếng về chủ đề này, sau thỏa thuận được đánh giá là lịch sử giữa Israel và Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất hồi tuần trước, được Hoa Kỳ bảo trợ, mở ra viễn cảnh tái lập quan hệ bang giao giữa hai nước. Khi chính thức tái khẳng định lập trường truyền thống này, Ryad đã khẳng định khoảng cách rõ ràng với Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất. Theo giới quan sát, nếu như Ả Rập Xê Út và Israel có thúc đẩy các hợp tác song phương, thì các hoạt động này sẽ phải nằm trong vòng bí mật.

Với quyết định bình thường hóa quan hệ với Israel, Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất ngày càng khẳng định vị thế độc lập với cường quốc láng giềng hùng mạnh. Kể từ giờ, Bahrein và Oman, các vương quốc vùng Vịnh khác bị đặt vào thế phải quyết định chọn bên, theo Ả Rập Xê Út hay theo Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất.


Cũng hôm qua, theo Reuters, tổng thống Donald Trump tuyên bố chờ đợi Ả Rập Xê Út cũng làm tương tự như Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập, chấp nhận thỏa thuận hòa bình với Israel.

Con gái rượu là gì?

Khái niệm: Con gái rượu là biến thể của từ Nữ Nhi Hồng/女儿红 hoặc Nữ Nhi Tửu/女儿酒. Theo tập tục ngày xưa, khi con gái đi lấy chồng, sẽ được bên nhà trai mang rượu và một vài sính lễ đến để biếu. Đây cũng là quà làm lễ ăn hỏi, xin dâu. Bởi vậy, đây được xem như là rượu mừng trong ngày trọng đại của con gái. Cho nên mới ví con gái như là “con gái rượu”.



Còn ngày nay, những gia đình chỉ có cô con gái duy nhất, các ông bố thường gọi con gái “cưng” của mình là “con gái rượu”. Bởi vì các ông bố thích uống rượu, và muốn nhấn mạnh sự yêu quý con gái giống như yêu một thứ rượu quý vậy. Nói tóm lại, con gái rượu là cụm từ để diễn tả sự yêu-cưng-chiều-chuộng, mà các ông bố dành cho con gái của mình.

(– Con gái rượu tiếng Anh nghĩa là gì?
Con gái rượu trong tiếng Anh có nghĩa là: “Beloved Daughter”.)


Nguồn gốc của từ Con gái rượu

Ở vùng Thiệu Hưng – Chiết Giang – Trung Quốc. Có một vị viên ngoại, sau nhiều năm lập gia đình mà vẫn chưa có nổi 1 đứa con để nối dõi.

Nhưng ông trời không phụ lòng người, sau bao nhiêu sự cố gắng, chạy chữa khắp nơi. Cuối cùng ông cũng đã vui mừng khi vợ ông nói cho ông biết rằng mình đã mang thai.

Ông rất phẩn khởi và không kìm giấu được niềm vui này. Sau đó ông đi thông báo với bà con hàng xóm rằng, vợ ông mang thai và ông sắp có đứa con.

Ông đã chuẩn bị rất nhiều thứ và còn quyết định ủ trước hơn 20 vò rượu. Đợi sau khi em bé tròn 1 tháng tuổi, sẽ tổ chức mời bà con dân làng chung vui cùng gia đình ông.

Một thời gian sau, vợ của ông cũng hạ sinh một bé gái kháu khỉnh. Theo tập tục của dân làng, khi em bé tròn 1 tháng tuổi, sẽ cho xuống tóc và ăn mừng về niềm vui lớn này.

Một hôm, ông ngồi đếm lại những vò rượu chưa mở nắp. Thiết nghĩ, bỏ đi thì tiếc, nên ông đã chôn những vò rượu này dưới cây hoa mộc.

Theo thời gian, cô con gái của ông ngày càng lớn và càng “xinh đẹp giỏi giang”. Tới năm 18 tuổi, là tuổi con gái ông cần nên duyên vợ chồng. Bởi vậy, ông đã gã đứa con của ông cho con của một vị ân nhân mà ông đã mang ơn, ông rất kính trọng.

Vào ngày cưới con gái, đang lúc khách uống rượu giữa chừng, thì bất ngờ rượu bị hết. Ông rất lo lắng cho vấn đề này, vì đây là ngày trọng đại của gia đình ông và ngày vui của con gái.

Ngẫm nghĩ một hồi, ông sực nhớ ra mình đã chôn những vò rượu dưới gốc cây hoa mộc năm xưa. Ông quyết định đi đào chúng lên, để kịp thời đãi khách.

Thật tuyệt vời!. Vì những bình rượu được ủ lâu năm nên khi mở ra, tỏa ra mùi hương thơm thật ngào ngạt, màu sắc óng ánh, vị nồng, uống rất ngon. Bởi vậy mà khi mở rượu ra, ai nấy đều tranh nhau thưởng thức và tẩm tắc khen ngon.

Trong bữa tiệc chung vui, khi nhìn thấy loại rượu thơm ngon này và đứa con gái xinh đẹp thông minh của gia đình ông. Một vị thi sĩ đã xuất khẩu thành thơ: “Địa mai Nữ nhi hồng, khuê các xuất tiên đồng” (地埋女儿红,闺阁出仙童). Khiến tất cả những người dự tiệc đều trầm trồ khen ngợi vỗ tay tán thưởng.

Thế là kể từ hôm đó, mọi người bắt đầu gọi loại rượu này là, rượu Nữ Nhi Hồng (女儿红) hay Nữ Nhi Tửu (女儿酒).

Ngoài ra, ông cũng muốn nhắn nhủ với bên nhà trai thông điệp: “Con gái của tôi là con gái quý, tôi quý con gái như những bình rượu thơm ngon này vậy. Tôi hy vọng gia đình ông và con trai của ông nữa, hãy đối xử thật tốt với con gái tôi, hãy yêu quý nó!”.

Là một vùng có truyền thống sản xuất rượu nổi tiếng, được nhiều nơi công nhận. Sau khi nghe về câu chuyện của ông và loại rượu mà ông đã đãi khách trong bữa tiệc hôm đó. Người dân Thiệu Hưng về sau đã bắt chước ông về cách làm.

Hễ cứ có con gái sinh ra, thì làm rượu, sau đó chôn dưới đất. Tới ngày con gái lấy chồng thì đào lên cho ngày trọng đại.

Dần dần đã trở thành tập tục: “Sinh nữ tất nhưỡng nữ nhi tửu, Giá nữ tất ẩm nữ nhi hồng”. Tạm dịch: “Sinh con gái thì ủ Nữ nhi tửu, Gả con gái thì uống Nữ nhi hồng”.

Sau này, không giới hạn ở rượu Nữ Nhi hồng khi sinh con gái nữa. Mà kể cả con trai nếu được sinh ra, người ta vẫn chôn ủ rượu dưới đất. Đến ngày con đỗ Trạng Nguyên, họ sẽ đào rượu lên để tiếp đãi mọi người, rượu ở đây người ta gọi là Trạng Nguyên Hồng (状元红).

Cả 2 loại rượu này là những rượu nổi tiếng của người dân Thiệu Hưng. Nó quý vì sự tích và được cất giữ lâu năm, uống rất thơm ngon. Bởi vậy, loại rượu này thường chỉ được sử dụng trong các dịp lễ trọng đại, hoặc quà biếu sang trọng.
(Sưu tầm trên mạng)


Chuyện ở đại học xá

Vì học hành thiếu chăm chỉ nên tôi bị rớt kỳ thi khóa I của Năm Dự Bị CTKD. Để chuộc lại lỗi lầm của bản thân, trước kỳ thi khóa II hơn một tháng, tôi đã khăn gói quả mướp từ Tây Ninh trở về Đại Học Xá để có thể an tâm học hành. Tôi đã hứa với ba má tôi là tôi sẽ cố gắng học để được lên lớp, và với bản tánh hiếu thắng, tôi đã tự hứa keo này phải học sao cho đậu thì thôi. Lần này tôi được cha Linh, Giám Đốc Đại Học Xá chỉ định đến ở lầu II. Sau khi sắp xếp giường ngủ và bàn học, tôi đã bắt tay ngay vào việc học thi.

Ở cùng phòng trong dịp này, ngoài các anh bạn như : Tôn Thất Tạo, Hồ Quang Nhựt còn có vài anh bạn mà sau mấy chục năm, nay tôi đã quên tên.

Ngoài những giờ học rất căng thẳng, chúng tôi đã vui đùa, rong chơi, nhưng không bao giờ chúng tôi vi phạm giờ học mà tất cả đã đồng ý : từ 8 giờ tối đến sáng sớm ngày hôm sau.

Tất cả các bạn cùng phòng của tôi đều thuộc loại gan dạ, không ai sợ ma, sợ quỷ gì cả . . . trừ tôi. Do đó, tôi đã tích cực áp dụng một sách lược phòng thủ thật hiệu nghiệm : Nếu anh em còn thức, tôi thức . . . theo anh em. Nếu anh em đã học xong và rút . . . đi ngủ, thì tôi cũng đi ngủ luôn cho tiện. Gặp trường hợp nếu còn muốn tiếp tục học, thì tôi cố kèo nài một anh nào đó thức luôn với tôi ‘‘để học cho vui’’, mà kỳ thực ra là để khỏi ‘‘lạnh cẳng’’. Và sự kêu nài giúp đỡ kẻ yếu . . . bóng vía bao giờ cũng được các anh bạn cùng phòng chiều lòng.

Tráng niên


Một thời trấn thủ miền quan ải
Trai tráng nào biết sợ nguy nan
Một mình một ngựa men dốc núi
Cỏ lạ hoa thơm cuốn hút chàng

Yên Nhiên

8/19/20

Đảo Phú Quốc



Lời giới thiệu của người dịch
Nội dung bài chủ là quan điểm của truyền thông Cam Bốt – Dĩ nhiên, không phải là quan điểm của người dịch, một người Việt Nam muôn thuở. Tuy nhiên đây là một vấn đề 200 năm lịch sử liên quan đến hai nước Cam Bốt - Việt Nam khá ly kỳ… 

Vấn đề nhìn thấy ở đây Cam Bốt, trước thế kỷ thứ 13, từng là một vương quốc lớn và hùng mạnh (tên cũ gọi là “Khmer Empire”) có lãnh thổ khá rông lớn bao gồm 1 phần của Miến Điện, 1 phần của Lào, toàn thể nước Thái Lan, phần đất căn bản Cam Bốt và toàn phần miền Nam Việt Nam, ngày nay đã trở thành một tiểu quốc lạc hậu gần muốn diệt chủng… Chung quy chỉ vì Cam Bốt liên tục hết năm này qua năm khác có các lãnh đạo rất kém cỏi; từ hiếu sắc (Chey Chetha II) đến ngớ ngẩn (Ang Duong, Shihanouk ) và ngu muội (Pol Pot)… Cho nên ngày hôm nay, Cam Bốt chỉ còn một cách nhìn lại lịch sử của họ trong tuyệt vọng và vái trời!!! 

TVG mạn phép được phóng dịch bản tài liệu gốc Anh ngữ có rất nhiều tranh cãi, và nhân tiện cũng mời quý vị cùng đọc cho biết để rộng đường dư luận. 
TVG 
… 

Nhìn lại lịch sử Việt Nam Cận đại 

Sau khi hoàn tất thôn tính Chiêm Thành, từ năm 1613, Việt Nam đã bắt đầu mở rộng thêm lãnh thổ về phía Nam qua việc tiềm thực đất của vương quốc Cam Bốt thành các tỉnh của miền cực nam của nước Việt Nam ngày nay – Mảnh đất gồm 21 tỉnh của vương quốc Khmer (Nam Kỳ / Kampuchea Krom) kéo dài từ Saigon đến tận Vịnh Thái Lan. Sự bành trướng lãnh thổ này của Việt Nam xem như hoàn tất vào năm 1860. 

Sự bành trướng lãnh thổ của Việt Nam trên đất Cam Bốt bắt đầu mạnh mẽ từ năm 1620 khi vua Cam Bốt là Chey Chetha II (1618-1628) rơi vào cái bẫy của Việt Nam tương tự như trường hợp vua Chiêm Thành ngày trước ở vào thời điểm 1307: Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên (1613-1635) gả con gái là công chúa Ngọc Vạn cho vua Chey Chetha II của Cam Bốt để “xin phép” cho dân Việt được vào “khai phá” và làm ăn trên đất Cam Bốt (“request the permission for the Vietnamese to conduct trade in the areas”)… Qua sự can thiệp của công chúa Ngọc Vạn, năm 1623, triều đình Cam Bốt ở Udong (Cambodia Court of Udong) “thấy không có lý do gì” cần phải phản đối nên cho phép người Việt vào lập cơ sở thương mại (trading posts) ở vùng Morea (Bà-rịa) và Prey Nokor (sau này trở thành Sài gòn).

Trò chơi dân gian của người H'mong, Tây Bắc Việt Nam