Alli Shultes Phóng viên công nghệ BBC
Cô là người đầu tiên được dùng thử tính năng hẹn hò của Facebook trước khi nó được đưa ra cho công chúng.
Cô phát hiện ra rằng Airbnb đang thử nghiệm tính năng tích hợp chuyến bay vào lệnh đặt phòng để chủ nhà biết chuyến bay của khách nhà mình đã hạ cánh an toàn.
Và cô là người loan tin đầu tiên khi Instagram bắt đầu thử nghiệm ảnh thực tế tăng cường cho hình đại diện.
Các công ty công nghệ của Thung lũng Silicon muốn tạo sự bất ngờ khi họ vén màn các tính năng mới. Nhưng cách đó nửa vòng Trái Đất, một kỹ sư phần mềm tại Hong Kong đã quyết tâm hé lộ sớm những công bố của các công ty này.
Jane Manchun Wong là một blogger công nghệ và nhà nghiên cứu ứng dụng 23 tuổi nổi tiếng vì đã phát hiện ra các tính năng mới trước khi chúng ra mắt.
Bằng việc dùng kỹ thuật dịch ngược mã nguồn các ứng dụng như Facebook và Instagram, cô có thể xem trước các thay đổi vẫn đang được ẩn ở chế độ thử nghiệm. Cô chia sẻ phát hiện trên tài khoản Twitter của mình, nơi được theo dõi chặt chẽ bởi các nhà báo muốn có tin sốt dẻo - trong khi các công ty công nghệ hy vọng tên của minh sẽ không bao giờ được nhắc tới.
'Bùng nổ' trên Twitter
Săn lùng tính năng chỉ là một sở thích của cô Wong. Cô không thu được lợi nhuận từ các phát hiện của mình, mặc dù đã được các tổ chức truyền thông mời làm việc nhờ tài năng đặc biệt này.
Nhưng một số công bố của cô Wong tạo quá nhiều ảnh hưởng đến nỗi chúng có thể tác động đến thị trường chứng khoán, khiến một số người buộc tội cô giao dịch nội gián.
Khi Facebook công bố tính năng hẹn hò mới vào mùa Xuân năm ngoái, Match Group - công ty sở hữu ứng dụng hẹn hò Tindr và trang web Match.com - đã chứng kiến cổ phiếu bị sụt giảm hơn 20%.
Và vì vậy, khi cô Wong đăng ảnh chụp màn hình công khai đầu tiên của Facebook Dating vài tháng sau đó, cô đã phải đối mặt với một cơn bão bình luận trên Twitter nói rằng cô cố tình thao túng thị trường vì lợi nhuận của mình.
"Không phải ai cũng hiểu về điện toán và bảo mật thông tin, và đôi khi khi mọi người nhìn thấy thứ gì đó tôi đăng thì họ phản ứng thái quá", cô nói.
Cô Wong nói rằng những lời buộc tội khiến cô có một "sự bùng nổ" trên Twitter.
"Tôi cảm thấy rất tức giận", cô nói. "Nhưng tôi không thấy nhiều trò chọc phá. Mà cũng khó để họ tìm được điều gì để tấn công tôi."
Hacker mũ trắng
Mặc dù là một hacker, cô Wong thường cố gắng đứng về phía lẽ phải. Ngay từ khi còn nhỏ, những trò nghịch ngơm của cô có xu hướng để cho vui hơn là gây ra rắc rồi.
Cô nói với tờ South China Morning Post trong một cuộc phỏng vấn rằng một trong những vụ hack sớm nhất của cô là thao túng một lập trình tính tốc độ gõ. Bằng cách thay đổi mã JavaScript cơ bản, cô đã đứng đầu trong một cuộc thi của trường.
Cha là người đã khơi nguồn cho Wong niềm hứng thú với công nghệ - không phải vì ông khuyến khích cô viết lập trình, mà vì từ khi còn nhỏ, cô đã tự dạy mình những kỹ năng đó khi cố gắng vượt qua mật khẩu của cha cô đặt cho máy tính gia đình.
Và, giống như cha, gã khổng lồ công nghệ ở Thung lũng Silicon đang phải nâng cấp việc bảo mật của mình để tránh bị Wong tấn công.
"Kể từ khi tôi bắt đầu nhận được sự quan tâm và các công ty bắt đầu theo dõi các tweet của tôi, nhiều công ty đã cải thiện bảo mật ứng dụng của họ", cô nói với BBC.
"Đó là một trong những lý do để tôi làm điều này... các công ty sẽ cải thiện bảo mật ứng dụng để khó xâm nhập hơn."
Gây chú ý ở Thung lũng Silicon
Có thể nói rằng các phát hiện của Wong đang gây xôn xao tại các công ty công nghệ mà cô thường hack. Sau khi chia sẻ ảnh chụp màn hình trang Hẹn hò của Facebook, cô cho biết công ty này nhanh chóng có thêm một số mã khiến cô không thể chụp thêm ảnh từ điện thoại.
Bản quyền hình ảnh @wongmjane @WONGMJANE
Đôi khi các tính năng cô phát hiện nhanh chóng biến mất - đó là điều đã xảy ra với bản đồ Facebook mà cô tìm ra cho thấy địa điểm của những người bạn gần đó. Một địa chỉ web Facebook liệt kê tất cả các mạng wi-fi có sẵn công khai ở một vị trí nhất định cũng biến mất nhanh chóng sau khi cô tweet về nó.
Nhân viên đôi khi liên lạc với cô trên Twitter, khen ngợi việc bẻ khóa mã và đôi khi đưa ra lời giới thiệu để làm việc tại các công ty công nghệ của họ.
Và ngày càng thường xuyên hơn, các công ty chọn giữ kín các bản cập nhật của họ cho đến khi nhận giới thiệu tính năng mới. Theo Wong, khi Instagram công bố ra mắt nền tảng video dọc IGTV vào mùa Hè năm ngoái, họ đã không công bố mã cho đến nửa giờ trước khi thông báo.
"Tôi biết rằng họ sẽ có bài phát biểu, tôi cứ bực bội nhấn vào ứng dụng cập nhật để có bản mã mới nhất, cô nói.
"Thông thường khi các công ty thử nghiệm các tính năng mới, họ sẽ đưa các thay đổi vào phiên bản đại trà của ứng dụng và sau đó [...] bật tính năng này cho một số người dùng nhất định. Sau khi công bố chinh thức, họ mở khóa tính năng cho tất cả mọi người.
"Đối với tính năng này, họ đã sử dụng một cách tiếp cận khác - và họ nói đó là vì những người như tôi."
Đam mê ứng dụng
Wong nói rằng cô dành tới 18 giờ mỗi cuối tuần để rà soát mã nguồn. Chưa kể thời gian làm việc kiếm tiền của cô như một người săn lỗi phần mềm, báo cáo các lỗi bảo mật cho các công ty trước khi một tin tặc có thể truy cập vào phần mềm của họ.
Tại sao cô tốn nhiều thì giờ rà soát mã nguồn đến thế?
Cô Wong nói phần lớn động lực đến từ tình yêu với các ứng dụng mà cô sử dụng hàng ngày và mong muốn hiểu được những thay đổi đang diễn ra.
Khi bản cập nhật ứng dụng được phát hành, những mô tả về các thay đổi trên App Store thường chỉ đề cập đến sửa lỗi và cải tiến. "Tôi không thấy điều đó minh bạch", cô nói. "Tôi muốn bổ sung cho danh sách các thay đổi được công bố."
Cô cũng nói với BBC rằng dịch ngược mã nguồn giúp cô tìm hiểu thêm về lập trình. Cô theo học ngành khoa học máy tính tại Đại học Massachusetts Dartmouth ở Mỹ, nhưng hiện đang tạm dừng việc học.
"Khi tôi tìm ra được mô hình, sẽ chỉ mất năm phút để phá mã. Nhưng đôi khi trong quá trình đó tôi học được điều gì đó mới", Wong nói.
Cô là người đầu tiên được dùng thử tính năng hẹn hò của Facebook trước khi nó được đưa ra cho công chúng.
Cô phát hiện ra rằng Airbnb đang thử nghiệm tính năng tích hợp chuyến bay vào lệnh đặt phòng để chủ nhà biết chuyến bay của khách nhà mình đã hạ cánh an toàn.
Và cô là người loan tin đầu tiên khi Instagram bắt đầu thử nghiệm ảnh thực tế tăng cường cho hình đại diện.
Các công ty công nghệ của Thung lũng Silicon muốn tạo sự bất ngờ khi họ vén màn các tính năng mới. Nhưng cách đó nửa vòng Trái Đất, một kỹ sư phần mềm tại Hong Kong đã quyết tâm hé lộ sớm những công bố của các công ty này.
Jane Manchun Wong là một blogger công nghệ và nhà nghiên cứu ứng dụng 23 tuổi nổi tiếng vì đã phát hiện ra các tính năng mới trước khi chúng ra mắt.
Bằng việc dùng kỹ thuật dịch ngược mã nguồn các ứng dụng như Facebook và Instagram, cô có thể xem trước các thay đổi vẫn đang được ẩn ở chế độ thử nghiệm. Cô chia sẻ phát hiện trên tài khoản Twitter của mình, nơi được theo dõi chặt chẽ bởi các nhà báo muốn có tin sốt dẻo - trong khi các công ty công nghệ hy vọng tên của minh sẽ không bao giờ được nhắc tới.
'Bùng nổ' trên Twitter
Săn lùng tính năng chỉ là một sở thích của cô Wong. Cô không thu được lợi nhuận từ các phát hiện của mình, mặc dù đã được các tổ chức truyền thông mời làm việc nhờ tài năng đặc biệt này.
Nhưng một số công bố của cô Wong tạo quá nhiều ảnh hưởng đến nỗi chúng có thể tác động đến thị trường chứng khoán, khiến một số người buộc tội cô giao dịch nội gián.
Khi Facebook công bố tính năng hẹn hò mới vào mùa Xuân năm ngoái, Match Group - công ty sở hữu ứng dụng hẹn hò Tindr và trang web Match.com - đã chứng kiến cổ phiếu bị sụt giảm hơn 20%.
Và vì vậy, khi cô Wong đăng ảnh chụp màn hình công khai đầu tiên của Facebook Dating vài tháng sau đó, cô đã phải đối mặt với một cơn bão bình luận trên Twitter nói rằng cô cố tình thao túng thị trường vì lợi nhuận của mình.
"Không phải ai cũng hiểu về điện toán và bảo mật thông tin, và đôi khi khi mọi người nhìn thấy thứ gì đó tôi đăng thì họ phản ứng thái quá", cô nói.
Cô Wong nói rằng những lời buộc tội khiến cô có một "sự bùng nổ" trên Twitter.
"Tôi cảm thấy rất tức giận", cô nói. "Nhưng tôi không thấy nhiều trò chọc phá. Mà cũng khó để họ tìm được điều gì để tấn công tôi."
Hacker mũ trắng
Mặc dù là một hacker, cô Wong thường cố gắng đứng về phía lẽ phải. Ngay từ khi còn nhỏ, những trò nghịch ngơm của cô có xu hướng để cho vui hơn là gây ra rắc rồi.
Cô nói với tờ South China Morning Post trong một cuộc phỏng vấn rằng một trong những vụ hack sớm nhất của cô là thao túng một lập trình tính tốc độ gõ. Bằng cách thay đổi mã JavaScript cơ bản, cô đã đứng đầu trong một cuộc thi của trường.
Cha là người đã khơi nguồn cho Wong niềm hứng thú với công nghệ - không phải vì ông khuyến khích cô viết lập trình, mà vì từ khi còn nhỏ, cô đã tự dạy mình những kỹ năng đó khi cố gắng vượt qua mật khẩu của cha cô đặt cho máy tính gia đình.
Và, giống như cha, gã khổng lồ công nghệ ở Thung lũng Silicon đang phải nâng cấp việc bảo mật của mình để tránh bị Wong tấn công.
"Kể từ khi tôi bắt đầu nhận được sự quan tâm và các công ty bắt đầu theo dõi các tweet của tôi, nhiều công ty đã cải thiện bảo mật ứng dụng của họ", cô nói với BBC.
"Đó là một trong những lý do để tôi làm điều này... các công ty sẽ cải thiện bảo mật ứng dụng để khó xâm nhập hơn."
Gây chú ý ở Thung lũng Silicon
Có thể nói rằng các phát hiện của Wong đang gây xôn xao tại các công ty công nghệ mà cô thường hack. Sau khi chia sẻ ảnh chụp màn hình trang Hẹn hò của Facebook, cô cho biết công ty này nhanh chóng có thêm một số mã khiến cô không thể chụp thêm ảnh từ điện thoại.
Bản quyền hình ảnh @wongmjane @WONGMJANE
Đôi khi các tính năng cô phát hiện nhanh chóng biến mất - đó là điều đã xảy ra với bản đồ Facebook mà cô tìm ra cho thấy địa điểm của những người bạn gần đó. Một địa chỉ web Facebook liệt kê tất cả các mạng wi-fi có sẵn công khai ở một vị trí nhất định cũng biến mất nhanh chóng sau khi cô tweet về nó.
Nhân viên đôi khi liên lạc với cô trên Twitter, khen ngợi việc bẻ khóa mã và đôi khi đưa ra lời giới thiệu để làm việc tại các công ty công nghệ của họ.
Và ngày càng thường xuyên hơn, các công ty chọn giữ kín các bản cập nhật của họ cho đến khi nhận giới thiệu tính năng mới. Theo Wong, khi Instagram công bố ra mắt nền tảng video dọc IGTV vào mùa Hè năm ngoái, họ đã không công bố mã cho đến nửa giờ trước khi thông báo.
"Tôi biết rằng họ sẽ có bài phát biểu, tôi cứ bực bội nhấn vào ứng dụng cập nhật để có bản mã mới nhất, cô nói.
"Thông thường khi các công ty thử nghiệm các tính năng mới, họ sẽ đưa các thay đổi vào phiên bản đại trà của ứng dụng và sau đó [...] bật tính năng này cho một số người dùng nhất định. Sau khi công bố chinh thức, họ mở khóa tính năng cho tất cả mọi người.
"Đối với tính năng này, họ đã sử dụng một cách tiếp cận khác - và họ nói đó là vì những người như tôi."
Đam mê ứng dụng
Wong nói rằng cô dành tới 18 giờ mỗi cuối tuần để rà soát mã nguồn. Chưa kể thời gian làm việc kiếm tiền của cô như một người săn lỗi phần mềm, báo cáo các lỗi bảo mật cho các công ty trước khi một tin tặc có thể truy cập vào phần mềm của họ.
Tại sao cô tốn nhiều thì giờ rà soát mã nguồn đến thế?
Cô Wong nói phần lớn động lực đến từ tình yêu với các ứng dụng mà cô sử dụng hàng ngày và mong muốn hiểu được những thay đổi đang diễn ra.
Khi bản cập nhật ứng dụng được phát hành, những mô tả về các thay đổi trên App Store thường chỉ đề cập đến sửa lỗi và cải tiến. "Tôi không thấy điều đó minh bạch", cô nói. "Tôi muốn bổ sung cho danh sách các thay đổi được công bố."
Cô cũng nói với BBC rằng dịch ngược mã nguồn giúp cô tìm hiểu thêm về lập trình. Cô theo học ngành khoa học máy tính tại Đại học Massachusetts Dartmouth ở Mỹ, nhưng hiện đang tạm dừng việc học.
"Khi tôi tìm ra được mô hình, sẽ chỉ mất năm phút để phá mã. Nhưng đôi khi trong quá trình đó tôi học được điều gì đó mới", Wong nói.
No comments:
Post a Comment