4/29/18

CÁCH CHO NHÂN ÁI

ThaiNC
Sau khi vượt biển an toàn và tỵ nạn tại Thailand khoảng 6 tháng, tôi được nước Mỹ chấp thuận cho định cư. Lộ trình chuyến bay từ Bangkok đến San Francisco Hoa kỳ sẽ quá cảnh ở Tokyo, Nhật Bản.
Chuyện sau đây xảy ra khi đoàn chúng tôi già trẻ lớn bé… gần một trăm người tỵ nạn aó quần sốc xếch ngồi chờ 3 tiếng ở phi trường Tokyo đợi chuyển chuyến bay đi đến miền đất hứa.

Thời gian khá lâu nên bắt đầu cảm thấy đói. Tôi và vài người nữa trong đoàn bèn tới một gian hàng nhỏ bán bánh mì ngay trong phi trường để mua.

Lúc trả tiền, người bán hỏi có phải Vietnamese refugees?

Tôi trả lời phải.

Họ nói khỏi trả tiền, lại còn tặng thêm mỗi người một lon nước.
Tôi trở về chỗ ngồi chưa kịp thưởng thức đã thấy hai người vợ chồng chủ tiệm khệ nệ khiêng ra một khay đầy bánh mì kẹp thịt và một bình nước lọc với ly giấy tới chỗ những người tỵ nạn đang ngồi tặng cả đoàn.

Khi đưa bánh thấy trong đoàn có một bé sơ sinh, họ bèn cho người đi mua thêm bình sữa.
Hình ảnh làm tôi nhớ mãi là có một bà cụ trong đoàn vì cảm kích lòng tốt của hai người chủ tiệm, bà theo lối Việt Nam cúi đầu chắp tay xá cám ơn thật sâu.

Hai vợ chồng họ bèn nghiêm trang đứng và cùng cúi đầu trước bà cụ xá lại để trả lễ.

Tôi khi đó vẫn còn nhỏ nên hơi ngạc nhiên về thái độ lịch sự của họ.

Càng lớn lên tôi mới hiểu không dễ gì có một tấm lòng như vậy.

Hai người này tuy là người cho, nhưng họ vẫn có tấm lòng kính trọng với người nhận. Một cái cho nhân ái, vô vị lợi, không phải là cái cho bố thí của một anh nhà giàu với một người ăn xin trên hè phố.

Mấy chục miếng bánh mì chắc không phải món tiền lớn đối với họ, nhưng vẫn là một số tiền đáng kể họ phải bỏ công làm mới có.

Họ biết rằng những người Việt tỵ nạn này vài tiếng nữa thôi sẽ đi về những miền xa xôi và chắc sẽ không có cơ hội gặp lại…

nhưng họ vẫn sẵn lòng giúp đỡ không hề nghĩ đến sự đền đáp.
Một lần nữa, dù rất muộn màng, xin nghiêng mình cảm tạ tấm lòng nhân ái của đôi vợ chồng người Nhật tại phi trường Tokyo năm nào./.
(A true story)  ThaiNC

NỖI ĐAU KHÔN NGUÔI

Thi Phương

Ngày thứ hai này, những  người Việt tha hương mất nước lại sẽ có dịp kỷ niệm Ngày Quốc Hận 30-4. Lần thứ 43.

Nhắc đến Ngày Quốc Hận này chúng ta cũng cần nhớ tới Ngày Quốc Hận trước đó, 20-7-1954, sau khi Pháp thất trận trước Việt Minh tại Điện Biên Phủ (Lai Châu), Hội nghị Genève đạt đến hiệp định chấm dứt chế độ thực dân của Pháp tại Việt Nam bằng sự chia cắt đất nước tại vĩ tuyến 17 (sông Bến Hải, Quảng Trị). Trong hiệp định này, người dân Việt Nam, chính phủ của Quốc trưởng Bảo Đại và Thủ tướng Ngô Đình Diệm hầu như không có tiếng nói. Chỉ cứ thế chấp hành. Gần một triệu người miền bắc thoát được vào miền nam cho dù những người cộng sản ở Hà Nội đã tìm đủ cách ngăn chận quyền di cư của người dân theo hiệp định này. Bài hát “Về Miền Nam” của Trọng Khương nay nghe lại vẫn ngập tràn nỗi niềm xúc động khi nhớ lại một thời những chiếc tàu há mõm đưa lên bờ hàng ngàn người di cư. Tiếc thay sau đó bài hát này tuy không hẳn đi vào quên lãng của người Miền Nam, của di dân từ Miền Bắc, nhưng lại không đủ mạnh để làm thành một mặt trận đoàn kết dân tộc quyết tử với địch trong những thời điểm thử thách nhất. Sự thật, trong động thái của chúng ta trong những năm 1973-75 hầu như phần lớn đã không thấy trước một Ngày Quốc Hận nữa đang đến!

4/28/18

KHA TƯ GIÁO. Người Không Nhận Tội

Xin bấm chuột trái vào mũi tên xéo bên góc phải để mở lớn

MÙA KIẾP NẠN

Có ngày nào không là ngày Quốc Hận?!
Có đêm nào không nhớ lúc tan đàn!
43 năm! Cảnh Nước mất, Nhà tan
luôn ray rứt trong lòng người xa xứ! ..

Vai quang gánh, chân mỏi mòn lữ thứ
Bến lưu vong, khách mãi đợi con thuyền
Đất, Trời còn rấm rứt cuộc truân chuyên
Thương quê Mẹ điêu linh trong cuộc sống.

Bao dâu bể vẫn chưa nguôi hy vọng
Một ngày vui trong mắt lệ đoàn viên
Bến bờ xa nối sông núi ba miền
Thành một dãi non sông mùa thạnh trị.

Dẫu sông núi lạc vào tay ngạ quỷ
Vẫn còn đây hồn thiêng của Cha, Ông
Những người con của nòi giống Lạc Hồng
đem xương máu làm đê ngăn hiểm họa.

Xưa cung kiếm dấn thân vì chí cả
Bóng chinh y trải một gánh tang bồng
Nay nhật nguyệt từ trời xa, đất lạ
trỗi điệu Hời khóc Tử Sĩ trận vong.

Nén hương thắp muộn mùa kiếp nạn
Thay tiếng lòng tưởng niệm thuở chi binh
Chung thiên cổ xin mời nhau cùng cạn
Nghĩa đệ huynh ngàn năm mãi thắm tình.

HUY VĂN

Những kịch bản không đoạn kết–Em không còn trẻ nữa.

Trích Bản Tin số 26

Key moments from historic Korean summit

4/24/18

Tại sao tổng thống Macron tặng cây sồi cho đồng nhiệm Trump?

RFI Đăng ngày 23-04-2018 Sửa đổi ngày 23-04-2018 16:48

Nhân chuyến thăm Hoa Kỳ, tổng thống Pháp Emmanuel Macron tặng nguyên thủ chủ nhà Donald Trump một cây sồi, được chiết từ rừng Belleau, gần Château-Thierry (tỉnh Aisne, miền bắc Pháp), nơi gần 2.000 lính thủy Mỹ đã ngã xuống trong Thế Chiến I. Đây cũng là món quà mang tính biểu tượng sau quyết định rút khỏi Hiệp định Khí hậu Paris của tổng thống Trump.

Chính tổng thống Macron là người đưa ra ý tưởng trên trong một cuộc họp trù bị cho chuyến công du cấp Nhà nước. Theo một cộng sự viên của tổng thống Pháp, « quà tặng là một công cụ ngoại giao riêng biệt ».

Cây sồi vừa cho phép đề cao lịch sử chung giữa hai nước, vừa kín đáo nhắn nhủ với chủ nhân Nhà Trắng về việc cần phải bảo vệ môi trường và giảm khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính.

Đầu tiên, ý tưởng tặng cây sồi được gửi đến bộ phận lễ tân của Mỹ. Khi được chính quyền tổng thống Trump thông qua, Cơ quan Quản lý Rừng của Pháp có nhiệm vụ tìm một cây nhỏ, được lấy giống từ một cây sồi bách niên từng trải qua trận Bois Belleau thời Thế Chiến I. Rễ của cây sồi được rửa sạch sẽ để đáp ứng yêu cầu kiểm tra hải quan của Mỹ.

Cập cảng Mỹ từ 22/04/2018, cây sồi biểu tượng tình hữu nghị Pháp-Mỹ được nguyên thủ hai nước trồng tại khuôn viên Nhà Trắng vào chiều 23/04… chỉ cách nơi ông Trump từng tuyên bố rút khỏi Hiệp định Khí hậu Paris vài mét.

4/22/18

Nhạc sĩ Lê Văn Khoa ra mắt phim "Một đời cho nghệ thuật” tại Paris".

NỢ CỨT


No automatic alt text available..

Bằng Kim Lạc

Nhân cái vụ đánh thuế nhà ở có giá trị trên 700 triệu, làm tôi nhớ đến bài viết Nợ Cứt của Phạm Thế Việt. Nát lắm, nếu điều dự thảo đó thật sự xảy ra! Bởi tài sản đó là từ tích cóp của mỗi cá nhân bằng tiền lương, tiền công lao động mới có được; trong quá trình lao động trước đó, người lao động đã được thực hiện đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ về thuế.
————————————————————————–
NỢ CỨT

Ngày đó hợp tác xã ra một chiến dịch thu gom phân bắc (cứt người), mỗi gia đình một tháng phải đóng đủ mười cân, nếu không đóng đủ thì bị cắt gạo.. Thật là một chiến dịch có một không hai trong xã hội loài người. Vậy nên, khi chiến dịch ra đời, cái cầu tiêu trở nên vô cùng quan trọng và cấp thiết. Người người, nhà nhà mua xi măng mua gạch về xây cầu tiêu.

4/19/18

Chén Thuốc Rầy

Dạo:

Mẹ cam thiên cổ đăng trình,

Để nhường cho cháu con mình phần ăn.

Cóc cuối tuần:

Chén Thuốc Rầy

(Như một nén hương để được cùng anh T

tưởng nhớ tới người mẹ hiền của anh)

Con của mẹ, mẹ cầu con thứ lỗi,

Vì chiều nay khi mệt mỏi về nhà,

Con sẽ không còn thấy bóng mẹ già,

Tựa vách lá nhìn ra như mọi bữa.

4/7/18

Bài phát biểu chấn động về trà xanh, rượu vang, ngô, khoai và sai lầm khi tập thể dục

Giáo sư Tề Bá Lực vừa có bài nói chuyện về sức khỏe gây chấn động ở Trung Quốc bởi những thông tin không thể thiết thực hơn. Đây cũng là điều chúng ta cần biết sớm.
Giáo sư Tề Bá Lực là Trưởng khoa nội, Bệnh viện y học, Đại học Bắc Kinh (Trung Quốc), Tổng biên tập Tạp chí y học nước ngoài, Hội viên Hội y học Hoa Kỳ, thành viên Hội khoa học sức khỏe Trung Quốc. Dưới đây là bài trích dịch từ buổi nói chuyện mới đây của giáo sư Tề Bá Lực trong một cuộc hội thảo.
Nghiêm trọng và bất thường: Đa số đều chết do bệnh tật, rất ít người chết do tuổi già!Trải qua hơn 6 năm làm việc tại Đại học Stanford, Mỹ, tôi vừa trở về (TQ) và muốn chia sẻ với mọi người rất nhiều những điều mới mẻ.
Theo kết quả điều tra dân số ở Bắc Kinh vừa công bố, chúng ta đã giành vị trí “quán quân” về lĩnh vực sức khỏe, trở thành nhà vô địch về bệnh cao huyết áp, và cũng chiếm vị trí đứng đầu về bệnh mỡ máu cao. Thật đáng tiếc khi nói ra điều này.
Bây giờ, tỷ lệ tử vong cao nhất là nhóm người ở độ tuổi từ 30-50. Tuổi tác chính là mục tiêu đáng giá nhất của đời người, mà mắc bệnh mỡ máu cao thì rất nguy hiểm.
Thế giới đã đưa ra một tiêu chuẩn cho tuổi thọ, người sống thọ là phải có độ tuổi cao gấp 5-7 lần tính từ thời gian trưởng thành hoàn thiện. Nghĩa là phải sống được từ 100-175 tuổi mới đúng.
Vậy tại sao chúng ta không đạt được con số đó? Lý do chính nằm ở chỗ chúng ta đã không coi trọng việc chăm sóc sức khỏe, vấn đề nghiêm trọng này phổ biến ở khắp cả nước. Ngày nay, đại đa số người đều chết do bệnh tật, có rất ít người chết do tuổi già.
Vấn đề rất nghiêm trọng như vậy, rất bất thường và cực đoan, đòi hỏi tất cả chúng ta phải khắc phục càng sớm càng tốt.

4/6/18

Nghẹn Ngào Gió Muối

Kính gửi đến quý anh chị con cóc cuối tuần.

Dạo:

Dập dồn gió muối biển khơi,

Trên môi mặn chát lệ người xa quê.

Cóc cuối tuần:


Nghẹn Ngào Gió Muối

Chiều ngắc ngoải, nắng chuồi trơn tuột,

Tháng Tư về giá buốt hồn câm.

Mây loang đáy nước tím bầm,

Trùng dương vẳng tiếng khóc thầm gọi nhau.