1/28/16

NỘI CHIẾN LÀ MẶT NGOÀI CỦA KHỦNG HOẢNG

Hoàng Ngọc Nguyên


 
Cuộc bầu cử sơ bộ đầu tiên của đảng Cộng Hòa tại tiểu bang Iowa vào ngày1-2 sắp đến sẽ xác nhận một điều bất ngờ vĩ đại nhất mà người ta ngày càng tin sẽ là sự thật: cuộc đua tranh trong đảng này rốt cuộc sẽ chỉ diễn ra giữa hai người ít ai ngờ nhất, và hai người vẫn được xem là bất hảo nhất. Chẳng phải là cựu Thống đốc Jeb Bush với thế mạnh của gia đình Bush. Cũng chẳng là Thống đốc tiểu bang Ohio nhiều kinh nghiệm John Kasick. Hay các cựu thống đốc như George Pataki, Mike Hucabee, Rick Perry. Hay các thống đốc quen thuộc như Chris Christie và Scott Walker. Mà là giữa ông Donald Trump, một nhà kinh doanh đầu tư địa ốc nhiều thủ đoạn làm ăn, và Thượng nghị sĩ Ted Cruz của tiểu bang Texas, một phần tử cực đoan của Trà Hội mà không một người Cộng Hòa nào ở Thượng Viện Mỹ muốn đến gần. Ông Trump là người mà giới chính thống và bảo thủ của đảng chưa bao giờ nghĩ đến. Còn ông Cruz, cực đoan như ông thì ngay cả trong đảng người ta còn không chịu được. Huống chi người ngoài như cử tri Dân Chủ hay độc lập. Cho nên trong đảng người ta đang tranh cãi: Cruz và Trump, ai tệ hơn ai (who’s worse). Ai nguy hiểm hơn ai. Người ta hầu như đã quên tất cả 8-9 ứng cử viên còn lại. Và quên cả những vấn đề của đất nước để tập trung vào một chuyện thực tế: bầu ai bỏ ai. Bởi vậy mà những người quan sát chính trị đang đặt ra câu hỏi: Phải chăng Donald Trump đang gây ra một cuộc nội chiến trong đảng Cộng Hòa?


Trong mấy tháng qua, giới tổ chức (establishment) của đảng đã tuyệt vọng theo dõi Donald Trump khi ông tiếp tục dẫn đầu khá xa trong thăm dò, và nay họ phải chấp nhận thực tế đầy đe dọa này. Từ tuần qua, giới bảo thủ của đảng đã bị bể ra làm đôi: những người xem ông Trump là một mối đe dọa có thực cho nền tảng ý thức hệ của đảng, và những người tìm cách tập hợp lại những quan điểm của ông Trump thành một “ý thức hệ” và vận động cho quần chúng ủng hộ ông Trump lành mạnh hơn. Trong nhóm thứ hai này, có những nhà chính trị Cộng Hòa già dặn cho rằng ông Cruz, đối thủ của ông Trump, không có đủ sức là thủ lĩnh của đảng. Trong số những nhân vật “trưỏng thượng” có các ông Bob Dole (ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa năm 1996), cựu lãnh tụ phe đa số Thượng Viện Trent Lott, cựu Thị trưởng New York Rudy Giuliani, đương kim Dân biểu Peter King của New York, Thượng nghị sĩ Orrin Hatch của Utah (ông là Chủ tịch Thượng Viện “dự phòng”, có nghĩa là nhân vật thứ ba dự bị thay thế tổng thống, sau phó tổng thống Joe Biden và chủ tịch Hạ Viện Paul Ryan). Nhiều bạn đồng viện xem ông Cruz là quá ngoan cố, không giữ gìn mày mặt cho đảng, bài bác ngay cả những đồng chí của mình,  không có khả năng đoàn kết đảng. Quan điểm chung của họ là ông Cruz có chủ trương thu hẹp vai trò của chính phủ liên bang quá cứng nhắc, nên đã làm hại chiến lược của đảng trong ba năm ông ta ngồi ghế Thuợng Viện, trong khi ông Trump, tuy là một lá bài phiêu lưu, có thể là một ứng cử viên thỏa đáng mà đảng có thể làm việc được. Ông Hatch cho rằng ông Trump có thể lôi cuốn được những người mà những ứng cử viên Cộng Hòa khác trước đây đã không chiêu dụ được. Những người bảo thủ khác thì cho rằng một khi ông Trump được tín nhiệm đông đảo như thế, thì đảng phải chấp nhận và phải vận động cho ông thay vì bỏ rơi ông. Họ cho rằng một khi được đề cử, ông Trump càng phải đến gần với đảng hơn nữa để xin sự hỗ trợ. “Đó là lúc lãnh đạo của đảng có thể tác động đến ông Trump”.

Nhưng cũng có một cách giải thích khác về sự ủng hộ của một thành phần trong đảng với ông Trump. Theo một phân tích, một thành phần bảo thủ sẵn sàng “hợp tác” với ông Trump bởi vì họ không tin rằng Trump có thể thắng cử! Cho nên, trong ý nghĩ của họ, chẳng thà cho ông Trump làm mưa làm gió trong bốn tháng tranh cử cho đến khi có bầu cử chính thức, có nghĩa là họ tin rằng và chấp nhận ứng cử viên Dân Chủ nào đó sẽ vào Nhà Trắng, còn hơn là chấp nhận bất trắc là giao đảng Cộng Hòa cho ông Cruz trong thời gian ít nhất bốn năm, nếu ông ta được bầu làm tổng thống hay là người dẫn đầu trong việc đề cử năm 2020. Người ta vẫn tin rằng ông Trump, vốn là nhà kinh doanh, nên là người thực tiễn, và bởi thế, ví dụ như ông có được vào Tòa Bạch Ốc, ông vẫn giữ quan hệ tôn trọng đảng. Trong khi đó, người ta vẫn tin rằng Cruz, lâu nay vẫn bài bác tổ chức lãnh đạo của đảng để khai thác và đào sâu sự bất mãn của cử tri Cộng Hòa vời đảng, ông là ngưòi bất kể, ông ta đã sẵn sàng bán đứng, đóng cửa chính quyền bằng mọi giá, ông ta cũng sẵn sàng phá hoại đảng Cộng Hòa nếu đảng không có đường lối quyết liệt của Tea Party, chống quyền lực chính quyền liên bang như của ông ta.
Thế nhưng trong thành phần bảo thủ của đảng cũng có đông đảo những người quyết một mất một còn với ông Trump. Tạp chí bảo thủ nổi tiếng National Review, được xem là “người canh cổng” của giới chính thống từ khi ông William Buckley cho báo ra đời năm 1955, đã có một số đặc biệt với chủ đề “Chống Trump”, đưa ra những bài tham luận của gần hai mươi nhà ký mục, bình luận, sử gia và tranh đấu. Ban chủ nhiệm của tờ báo viết: “Trump là một người cơ hội chủ nghĩa chính trị, không có chủ thuyết nhất định, sẵn sàng vất bỏ những nguyên tắc tín điều bảo thủ trong đảng để chạy theo quần chúng và đề cao cá nhân". Trump có thể mô tả sự non nớt và ngây ngô chính trị của mình như một ưu điểm vì xem đó là một sự hồn nhiên, chân thật. Nhưng ông ta chỉ như là một người không có quá trình về tín dụng lại xin đi vay có thế chấp hay trong trường hợp này, xin điều hành một ngân sách 3.8 ngàn tỷ và một lực lưọng quân sự đáng sợ nhất trên trái đất”.

William Kristol, chủ bút của tạp chí bảo thủ Weekly Standard cũng đưa ra lời công kích, gọi ông Trump là “con man” (phần tử tội phạm) theo khuôn mẫu của một nhà độc tài châu Mỹ La-tinh theo đuổi chủ nghĩa dân tộc và đường lối chạy theo đại chúng thay vì xem trọng những nguyên tắc bảo thủ. Ông viết: “Phải chăng những người bảo thủ thời nay phải hòa hoãn và chấp nhận chính trị kiểu đó. Phải chăng công việc của chủ nghĩa bảo thủ ngày nay là bình thường hóa ông Trump và lý thuyết Trump”. Trong danh sách chống Trump còn có cả Mitt Romney!

Và khi cả ông Trump và Cruz đều bị chống, một số người lại quay trở lại nhìn ông Jeb Bush, nhân vật mà người ta từng tưởng là đã nắm chắc chiếc vé vào vòng trong của đảng, sẽ khống chế toàn bộ sân khấu Cộng Hòa, nhưng rốt cuộc chỉ đứng hạng năm hiện nay trong bảng tổng sắp thăm dò – thua cả ông Rubio và bác sĩ Ben Carson. Dĩ nhiên, ông Bush vui mừng khi thấy Trump bị giới Cộng Hoa chính thống đánh, nên ông phụ họa: "Trump is not a conservative." Ông Bush dĩ nhiên hiểu ông Donald Trump là đối thủ số 1, nhưng ông cũng “nhìn xa”, đang tìm cách loại dần những đối thủ khác trong danh sách 11 người đang trên đường chạy (Trump, Cruz, Rubio, Carson, Bush, Christie, Kasick, Paul, Fiorina, Huckabee và Santorum) để cuối cùng chỉ còn lại mình ông tay đôi với Trump. Và đương nhiên ông đang ngầm nhắm ông Cruz, Marco Rubio và John Kasick, ba nhân vật cùng giương cao lá cờ bảo thủ chính hiệu như Bush. Người ta nói ông Bush đang chơi “trò nguy hiểm”. Đúng hơn, ông đang tuyệt vọng, cho nên phải cầu cứu mẹ ông, bà Barbara Bush, nay đã 91. Quá tuổi cửu thập, bà vẫn phải để cho người ta phỏng vấn để có dịp nói: “Tôi tin rằng con tôi sẽ là một tổng thống tốt nhất trong hiện tình”. Bà Bush còn phê phán sự thiếu kinh nghiệm chính trị cùng một số chủ trương phiêu lưu của ông Trump. Bởi thế, ông Trump mới có dịp nói: “Đáng thương thay cho ông Bush, nay phải về nắm gấu áo mẹ!”.

Như chúng ta thấy, cuộc “nội chiến” trong đảng Cộng Hòa xem chừng đơn giản: bên này chủ trương phải ủng hộ một người đảng có thể nắm, bên kia phải hậu thuẫn một người theo chủ trương bảo thủ của đảng đến cùng. Hai bên đều là chính lưu, nhưng có những lợi ích và quan điểm vế giá trị tranh chấp với nhau.  Một số trí thức trong đảng (theo Cruz) xem phía đối nghịch (Trump) là những loại lính đánh thuê để bảo vệ lợi ích và quyền lực chính trị, bất kể những nguyên tắc có tính cách nền tảng chính thống của đảng, trong khi những người vận động hành lang, những nhà chiến lược và những người dân cử (về phe Trump) xem những trí thức này (về phe Cruz) như những nhà lý thuyết chẳng quan tâm gì đến chuyện bầu cử, xây dựng liên minh hay điều hành chính quyền.
Cuộc nội chiến chỉ đơn giản như thế, nhưng cuộc khủng hoảng thực sự còn sâu sắc hơn, trầm trọng hơn thế. Thực ra, nội chiến này chỉ là bề mặt của một cuộc khủng hoảng có tính cách lãnh đạo và phương hướng.
Vào năm 2012, khi đảng Cộng Hòa đưa ông Mitt Romney ra tranh cử và đảng vẫn thất bại trước Tổng thống Barack Obama, những nhà chiến lược Cộng Hòa có một niềm an ủi: bốn năm nữa, đảng Dân Chủ sẽ hết người, trong khi đảng Cộng Hòa có không thiếu những thượng nghị sĩ, thống đốc trẻ, có kinh nghiệm có sức hấp dẫn cử tri. Năm 2016 càng đến gần, phía Cộng Hòa càng tin thời cơ đã đến cho đảng kiểm soát hết lập pháp, hành pháp và ngay cả tư pháp (Tối cao Pháp viện). Năm 2016 nay đã đến, và đúng là bên đảng Dân Chủ thiếu (tức có, nhưng không đủ) người cho nên phải đưa ra hai ông bà già lụm cụm. Nhưng đảng Cộng Hòa cũng chỉ dư người thừa, chẳng phải thiếu mà còn không có ứng cử viên có đủ uy tín, tư cách ra tranh cử!

Đúng, vấn đề là tư cách – phẩm cách tự trọng (dignity) và chính trực (integrity) của một chính khách - là điều không có ở cả hai ứng cử viên Donald Trump và Ted Cruz; đúng, vấn đề là đảng Cộng Hòa quá hoảng sợ, tuyệt vọng cho nên cứ lúng túng mãi với hai người này mà không chịu để mắt nhìn hướng khác; đúng, cho dù họ đều hiểu rằng cả hai ngưòi này chẳng có mấy cơ may thắng cử trong một cuộc chạy đua tay đôi với bất cứ ứng cử viên Dân Chủ nào.

Người ta đã nói nhiều về con người của Donald Trump – người đạt danh hiệu “Liar of the Year” trong năm vừa qua với chuyện bịa đặt người Hồi giáo ở New Jersey ra đường cả mấy ngàn người hoan hô khủng bố Hồi giáo đánh sập Tòa Tháp Đôi ở New York. Nhưng ông không chỉ nói láo. Ông còn vô lại khi nói bà Clinton bị nhét ngập miệng (schlonged) nên thua ông Obama trong năm 2008. Ngày 23-1, cao hứng quá trước sự ưu ái bảo thủ Cộng Hòa nay dành cho mình, ông ta “xuất khẩu thành thơ”: “Cho dù ta có lỡ tay, Bắn người ngoài phố không may ra đường, Nhưng ta tin chắc mọi người, Vẫn ùn ùn dồn phiếu tạ ơn đời cho ta” (Nguyên văn: I could stand in the middle of 5th Avenue and shoot somebody and I wouldn't lose voters,).  Cách đây mấy tuần, Trump còn lên tiếng ca ngợi Sa hoàng Putin và cho rằng ông Putin chưa hề tự tay giết bất cứ nhà báo nào cả chống Putin cả. Cao hứng, Trump cũng hứa: “(Nếu đắc cử), ta đây sẽ chẳng bắn chết bất cứ nhà báo nào!”.

Nhưng điều bất kể “dignity” và “integrity” nhất của ông Trump trong tuần vừa qua chính là ông xuất hiện với bà Sarah Palin ăn mặc đỏm dáng như Lady Gaga lên sân khấu (khác biệt duy nhất là bà thì nhiều áo nhiều quần để phô trương bên ngoài, còn Lady Gaga thì bắt chước một số ca sĩ “gốc” Việt, mặc càng ít càng tốt để phô trương bên trong) trong vận động tranh cử ở Iowa. Bà nói rằng ông Trump là một tài năng chính trị mà Thượng Đế đặc biệt tạo cho nước Mỹ (a God gift), người duy nhất đủ khả năng lèo lái nước Mỹ trong tình hình đất nước nhiễu nhương và thế giới hỗn loạn ngày nay. Chúng ta đều đã biết bà Palin kể từ khi “người hùng” John McCain lỡ dại chọn bà đứng phó ra tranh cử năm 2008. Quyết định “dân chơi cầu ba cẳng” đó, theo một khảo sát chinh trị, đã làm McCain mất gần 3 triệu phiếu. Trong những năm qua, người ta còn biết thêm bà Palin về hai mặt “indignity” và “dishonesty” qua những câu chuyện về gia đình của bà – những câu chuyện tai tiếng chung quanh con gái và con trai của bà. Bà đã dọn về Scottsdale, AZ, nhưng chẳng có gì thay đổi. Năm ngoái, cả gia đình của bà đi dự một tiệc sinh nhật, và mọi người trong nhà, kể cả chồng bà, chửi nhau và loạn đả với một số khách trong hội tiệc. Mới đây, cô con gái của bà Bristol Palin, từng mở ra một quỹ cho một chương trình giáo dục các thiếu nữ trẻ cố gắng đừng mang thai (abstinence) khi gần nam giới, lại thêm một lần có bầu và lại một lần nữa làm mẹ không chồng (unwed mother). Và chỉ vài giờ trước khi bà lên diễn tuồng bên cạnh Trump, con trai lớn của bà bị bắt về tội đánh bạn gái đến mức cô nay phải bò dưới giường trốn, trong tay anh ta là một cây AR-15 (M16) khi đang say rượu, miệng lảm nhảm “Đừng nói tao không dám tự sát”. Lúc đó, bà chẳng nói gì cả, phải đợi đến ngày hôm sau, Palin mới nghĩ ra mưu kế, khi bị hỏi, bà mới nói con bà sở dĩ như thế là vì bị khủng hoảng tâm lý sau khi đi lính ở Iraq về (PTSD: Post-Traumatic Stress Disorder), và bà trách ông Obama không biết lo cho lính!  Nhà bình luận Leonard Pitts phải viết: “Bà Palin ghê gớm thật. Lợi dụng được vấn đề của con thành một cơ hội chính trị” (Palin’s willingness to use her own son in that cause is repellent. One reads little actual concern for him — or his girlfriend — in her remarks. And that is sad. What kind of mother looks at her son’s domestic-violence arrest and thinks, political opportunity? Track Palin is obviously a troubled young man. One hopes he gets the help he needs. His mom could use some, too.)
Người ủng hộ ông Trump như thế đấy, khiến cho người ta nhớ câu mèo mả gà đồng, hay nồi nào úp vung nấy.

Còn ông Cruz? Làm sao chúng ta có thể quên chuyện ông nói cha ông khi mới 15 tuổi ở La Habana, Cuba, đã là một “lãnh tụ cách mạng” sát cánh với Fidel Castro. Hay chuyện ông mượn hai khoản tiền cả một triệu đô-la của Golman Sachs và Citibank để ra tranh cử năm 2012 nhưng không khai báo trong phúc trình tài chánh vận động. Và chuyện ông chế diễu ông Trump có những biểu hiện những giá trị của dân New York khiến cho người ta càng thấy bản chất Texas đất rộng người đông, cho nên khó nhìn xa hơn tiểu bang của mình. Vấn đề là một người Tea Party, tư tưởng chính trị không đủ nhận thức tầm quan trọng của chính phủ liên bang trong thời nay, lo phúc lợi cho lớp dưới và đối phó với những đe dọa ngày càng phức tạp từ bên ngoài trong thời hậu chiến tranh lạnh trật tự quốc tế không có, một người chẳng hiểu gì chính trị toàn cầu chẳng có thể ra khỏi Texas được – không rời được Texas làm sao đến được Washington, D.C.

Cuộc khủng hoảng của đảng Cộng Hòa do đó, suy cho cùng, chính là ở chỗ họ không hiểu được đúng vấn đề của mình. Vấn đề không phải là phải lựa chọn ai đây cho đỡ tệ hơn, đỡ nguy hiểm hơn, Trump hay Cruz? Vấn đề của Cộng Hòa là phải mạnh dạn bỏ cả hai để mở ra một chương mới. Đây là điều mà quần chúng Cộng Hòa thầm lặng, không bảo thủ, không khuynh hữu cực đoan phải tìm cách nói lên!

Trong nền kinh tế thị trường của Mỹ, người bán thường cho khách hàng bonus để “mua” sự trung thành sống còn của độc giả. Để có thêm độc giả cho Nhận định Thời cuộc, tác giả mời bạn đọc xem bài báo ngắn dưới đây về vị nữ lưu Sarah Palin, cũng có thể kể là một bonus cho độc giả khó tính:

Real Time host Bill Maher had little sympathy on Friday for Sarah Palin’s attempt to use President Barack Obama to excuse her son Track’s arrest earlier this week for allegedly attacking his girlfriend.
“That’s why I’m sure his girlfriend was cowering under the bed — because of Obama,” Maher quipped. “Her daughter has had two out-of-wedlock children. I mean, does it ever occur to anybody that the Obamas are just so much better parents?”
The younger Palin was arrested on Monday and charged with domestic violence assault, as well as possessing a firearm while intoxicated and stopping his girlfriend from reporting the incident. The former Alaskan governor responded during a campaign rally for Donald Trump in Tulsa by saying that Track came back “hardened” from his military service and suffered from a lack of respect that came from Obama.
“[She] just glossed over that,” Maher noted. “Like, we accept that now. We send our sons off to stupid wars and they come back a bit different, because he beat up his girlfriend, was talking suicide.”
While Republican strategist Liz Mair attempted to give credit to Obama as a father, Maher cut in to criticize the fact that Palin was sent to Iowa fresh off of her endorsement of Trump.
“It’s the most morally sloppy going to Iowa to convince the evangelicals — the supposedly moral people — to vote?” he said. “That’s why faith sucks so bad. Because when you have the same faith as me, then whatever you do is off the table.”
Rep. Alan Grayson (D-FL) argued that Palin’s remarks were actually written out beforehand.
“Who wrote that for her, a bunch of drunk monkeys sitting at typewriters?” he asked Maher and Family Guy creator Seth McFarlane. “Who wrote that.”
“I will say that Sarah Palin is known to consume the hugest quantities of caffeinated drinks on the planet,” Mair noted.
“That’s a lot to blame on Red Bull,” author Jon Meacham responded.


No comments:

Post a Comment