11/27/14

Cảm Thán

Nhân Lễ Tạ Ơn 2014

images

Một Lễ Tạ Ơn nữa đến rồi,
Đau buồn còn vướng mãi, than ôi!
Quan tài ướm thử chui chưa lọt,
Chén rượu mời lơi nuốt chẳng trôi.
Đất nước dập vùi cơn lửa bỏng,
Non sông tuyệt vọng cảnh dầu sôi.
Thương dân tôi sống trong tù ngục,
Khổ nhục bao giờ mới chịu nguôi?

Trần Văn Lương
Cali 11/2014

11/25/14

THÀ TA PHỤ NGƯỜI HƠN ĐỂ NGƯỜI PHỤ TA?

Chu Tất Tiến.

Có hai câu chuyện để suy nghĩ:

Chuyện thứ nhất: Ngày xưa, có một làng kia đang sống yên lành thì một bầy hổ dữ từ đâu kéo đến ăn thịt người hằng đêm. Dân làng bầy mưu chống lại nhưng vì bầy hổ đông quá, càng ngày càng nhiều người chết nên mới chạy sang làng bên, cầu cứu. Dân làng bên mới đầu cũng giúp hăng lắm, sau thì thấy dân mình cũng chết, nên chán nản, bỏ đi. Bầy hổ kia thấy thế càng hung tợn, làm cho một nửa số dân phải bỏ làng chạy sang làng bên, trú ngụ. Trong đám hổ dữ, có một con hổ con, hiểu được tiếng người, thấy gia đình hổ tham lam quá, bèn đứng giữa đường, can gián. Bầy hổ dữ kia thấy bị chặn đường, bèn xúm vào cắn hổ con gần đứt lìa chân. Hổ con buồn bã, lết sang làng bên, tưởng được trị thương. Đâu ngờ, dân làng cũ thấy hổ con bò vào làng, thì giật mình. Tuy biết là hổ con không cắn được mình, nhưng vì mối thù với cha mẹ hổ, nên kiếm đủ lý lẽ để hè nhau đập hổ con một trận thừa sống thiếu chết. Bầy hổ dữ ở nhà nghe tin hổ con bị đập, bèn cười lớn: “Đáng đời mi! Ai bảo dám chống lại ta, thì đi đâu cũng chết.”

11/22/14

Ông Nội và Cháu.

“Chồng tôi là lính VNCH. Thằng con tôi là lính của quân đội Hoa kỳ. Tôi hết làm vợ lính lại làm mẹ lính,” tác giả kể. Bà sinh năm 1948. Quê quán: Biên Hòa Việt Nam, cựu học sinh Ngô Quyền. Trước 1975: Dạy học. Qua Mỹ năm 1991 theo diện HO. Bắt đầu viết từ năm 2010, có bài trên một số báo điện tử và các trang web: ngo-quyen.org; aihuubienhoa.com Hiện định cư tại Riverside, California. Bài mới kể thêm chuyện ông nội và cháu nội, trong một gia đình sĩ quan VNCH, cựu tù cải tạo.
* * *
imagesÔng nội là cựu đại úy Việt Nam Cộng Hòa, con trai là đại úy không quân Hoa kỳ, mấy người quen thân gọi đùa cháu là Captain junior. Có hôm buổi sáng ông nội ngủ dậy khệnh khạng bước ra phòng khách, thằng con đang ăn điểm tâm đứng phắt lại giơ tay lên chào "Good morning, Sir!". Ông nội giật mình đứng lại, không suy nghĩ ông nghiêm túc giơ tay lên chào. Miệng lẩm bẩm "Morning Sir!". Cả nhà cùng cười, thằng cháu nội cũng cười.
Bước ra xe, con dâu mang cái túi baby có tã, sữa, quần áo. Bà nội dìu ông nội ra, tay mang một cái giỏ. Con dâu hỏi "Mẹ mang theo gì đó?". Bà nội trả lời "Mang tã, nước và quần cho ba". Thằng con cười:
- Hai ông cháu thiệt giống nhau.

11/19/14

CUỘC BIỂU TÌNH CHỐNG TẬP CẬN BÌNH TẠI ÚC CHÂU.

Nguyễn Quang Duy

Ngày 17-11-2014, chừng 400 người Việt và chừng 300 người Tây Tạng, người Đông Turkistan, thành viên nhóm Pháp Luân Công và nhóm Trung Hoa Tự do đã biểu tình trước tiền đình Quốc Hội Liên Bang Úc Châu trình bày quan điểm nhân chuyến viếng thăm của Tập Cận Bình.

Trước Tòa Đại Sứ Trung Cộng và khách sạn Hyatt nơi phái đòan Tập Cận Bình tạm trú cũng có hằng trăm thành viên nhóm Pháp Luân Công biểu tình phản đối.

11/17/14

‘‘CÂY THỤ NHÂN CÒN GỐC, LẼ NÀO CHẲNG GẶP NHAU’’

clip_image002
Nhân năm câu thơ ‘‘Giã từ’’ của chị Kim Thoàn, bạn Phạm Chí Thành đề nghị lập ‘‘Hội Thơ Thụ Nhân’’. Thư của bạn Phạm Chí Thành làm tôi sực nhớ mới tuần trước, mấy anh em chúng tôi có dịp gặp lại nhau nhờ vần thơ năm chữ của nhà thơ Hoàng Kim Long :
Cây Thụ Nhân còn gốc
Lẽ nào chẳng gặp nhau ?
Trong hình chụp, nhà thơ họ Hoàng gieo vần thơ 5 chữ cho 5 chúng tôi: từ trái qua phải là LĐT, Phạm Chí Thành, Võ Thành Xuân, Nguyễn Minh Kính và phu nhân họ Hoàng. Chị là làn sương sớm khiến cho buổi gặp gỡ thêm tươi mát.

11/16/14

Bức tường Berlin : Những gì đã diễn ra trong ngày lịch sử 25 năm trước

Thụy My (RFI)

mediaNhững đóa hoa để tưởng niệm những người đã thiệt mạng khi vượt qua Bức tường Berlin tại Bernauer Strasse, 09/11/ 2014.REUTERS/Fabrizio Bensch

Buổi tối 09/11/1989, một lãnh đạo cao cấp của chế độ cộng sản Cộng hòa Dân chủ Đức (RDA) loan báo với thế giới là người Đông Đức có thể xuất ngoại tùy ý. Trong tâm thế sững sờ và tình trạng mơ hồ, rối rắm, Bức tường Berlin đã sụp đổ.

Sau đây là diễn biến liên tục từng giờ trong ngày lịch sử ấy.

11/15/14

NGÀY QUỐC HẬN 9-11

Hoàng Ngọc Nguyên

clip_image002

Bức tường dị hợm cắt ngang thủ đô Berlin nay chỉ còn 3 cây số kỷ niệm

clip_image004

Cái ngày lịch sử đó 9-11-1989: làm sao quên được

Ngày chủ nhật 9-11 vừa qua, tuy tình hình nơi nơi trên thế giới bộn bề, nhiều người vẫn còn nhớ đó là ngày kỷ niệm 25 năm biến cố lịch sử trọng đại của thế giới: Bức tường Bá Linh sụp đổ, người dân Đông Đức tràn qua Tây Đức tìm tự do không còn gì có thể ngăn chận được, nước Đức nhờ thế được thống nhất trong thế tuyệt hảo, chính là sự lựa chọn một cách hòa bình của người dân, không phải do sự áp đặt của bạo quyền, và cuộc chiến tranh lạnh cả 40 năm đã chấm dứt không một tiếng súng! Sau đó, các chế độ Cộng Sản trên hàng loạt nước Đông Âu đã sụp đổ không kèn không trống, và hai năm sau, Liên Xô cùng cuộc Cách mạng tháng mười của Lenin cũng đi vào lịch sử.

11/14/14

Bức tường Berlin sụp đổ vì chế độ toàn trị lung lay

Phát ngày Thứ năm, ngày 13 tháng mười một năm 2014 (RFI)

Bức tường Berlin sụp đổ vì chế độ toàn trị lung lay

Cổng Brandebourg là một trong những biểu tượng của thành phố Berlin. Các quả bóng tượng trưng cho Bức tường được thả lên trời tối 09/11/2014, biểu thị cho một hành động mở cửa biên giới mới. REUTERS/Fabrizio Bensch

    Trong tuần lễ qua, ở châu Âu – đặc biệt là ở nước Đức – mọi người hân hoan kỷ niệm 25 năm Bức tường Berlin sụp đổ (ngày 9.11.1989). Sự kiện lịch sử này, mà Thủ tướng Angela Merkel gọi là “niềm hy vọng của các dân tộc bị áp bức” mở đường cho nước Đức thống nhất trong hòa bình, Đông Âu tìm lại được tự do. Một năm sau, Liên Xô tan rã, hàng loạt các quốc gia vệ tinh lấy lại chủ quyền. Chế độ Cộng sản cáo chung, chiến tranh lạnh kết thúc nhưng hòa bình tại châu Âu đang bị đe dọa vì tham vọng địa chính trị của Matxcơva tại Ukraina.

    CHÚNG TA Ở ĐÂU?

    Thi Phương HNN

    clip_image001

    Tom Hayden và Jane Fonda

    clip_image002

    Đến tháng tư sang năm, người Việt chúng ta có dịp kỷ niệm 40 năm tròn biến cố lịch sử 30-4-1975, đánh dấu sự sụp đổ của chế độ Miền Nam và mở ra cuộc đổi đời bi thương cho hàng triệu người. Cũng sang năm, nước Mỹ sẽ có dịp kỷ niệm 50 năm - nửa thế kỷ - Mỹ quyết định can thiệp quân sự vào chiến tranh Việt Nam bằng cách đưa bộ binh chiến đấu đến chiến trường Miền Nam. Chắc chắn Hà Nội cũng sẽ rầm rộ trong ngày kỷ niệm 40 năm Miền Bắc hoàn thành cuộc chiến xâm chiếm Miền Nam để “thống nhất đất nước” dưới cùng một lá cờ chủ nghĩa xã hội. Chỉ một câu chuyện đó, mà lịch sử viết của mỗi một phía sẽ mỗi một khác. Bao giờ đây, mới thực sự có cách nhìn thống nhất phản ảnh tương đối đầy đủ sự thật của lịch sử?

    THE STUPID AMERICAN

    Hoàng Ngọc Nguyên

    clip_image002

    Có lẽ nhiều người trong chúng ta còn nhớ, chúng ta từng có Người Mỹ Thầm Lặng (The Quiet American) của Graham Greene, Người Mỹ Xấu Xí (The Ugly American) của Eugene Burdich và William Lederer. Hai tiểu thuyết này đều liên quan đến cuộc chiến tranh Việt Nam. Tác phẩm đầu tiên cho thấy người Mỹ lúng túng, chẳng hiểu gì cả về đất nước nằm ở bán đảo Đông Dương này, cho nên đã để mất miền nam trong trận chiến Đông Dương lần thứ nhất (the first Indochinese war). Tác phẩm thứ hai đã vạch rõ người Mỹ đến một vùng đất lạ mà họ không có hiểu biết bao nhiêu về văn hóa, lịch sử và chính trị của nước đó, đã thất bại trong việc chiếm lấy “the hearts and minds” của người dân bản xứ do thái độ tư tin “đồng tiền ta làm nên tất cả” cho nên kiêu ngạo và phải tháo chạy. Rất tiếc cho đến nay, Việt Nam có nhiều nhà văn lớn, nhiều giáo sư, tiến sĩ trong ngành chính trị học, sử học. Nhưng lạ thay, chưa ai viết một tác phẩm Người Mỹ Ngu Xuẩn (The Stupid American) để cho người ta hiểu được người Việt chúng ta nhận định như thế nào về người Mỹ trong cuộc chiến tranh VN clip_image004

    Robot Philae đáp xuống sao chổi đi tìm nguồn gốc sự sống

    Anh Vũ (RFI)

    media Từ Darmstadt, Cơ quan vũ trụ châu Âu ESA thông báo phi thuyền Rosetta thả robot xuống sao chổi - Airbus

      Cơ quan vũ trụ châu Âu ESA, hôm nay 12/11/2014, đã chính thức thông báo, vào lúc 9 giờ (giờ GMT) phi thuyền thăm dò không gian Rosetta đã thả robot mang tên Philae xuống bề mặt sao chổi, cách trái đất 500 triệu km. Sự kiện lịch sử trong công cuộc chinh phục vũ trụ của loài này hứa hẹn sẽ đem lại những giải đáp về nguồn gốc sự sống.

      11/13/14

      Người Việt ở Đức và sự sụp đổ của Bức tường Berlin

      Phát ngày Thứ tư, ngày 12 tháng mười một năm 2014 (RFI)

      Người Việt ở Đức và sự sụp đổ của Bức tường Berlin

      Những quả bóng được thả lên trời tại cổng Brandenburg lịch sử ở Berlin ngày 09/11/2014 trong lễ kỷ niệm 25 Bức tường Berlin sụp đổ.REUTERS/Fabrizio Bensch

        Bên cạnh những mảnh vỡ của Bức tường Berlin ngày hôm đó, 09/11/1989, đám đông hân hoan cùng nhảy với nhau trên nền nhạc Lambada, bản nhạc trong đĩa đơn đầu tiên của nhóm Kaoma, Pháp theo giai điệu Brazil. Bức tường chia cắt nước Đức suốt 28 năm đã sụp đổ. Dòng người đông đảo từ Đông Đức đổ sang, đã được người dân Tây Đức mở rộng vòng tay đón chào.

        Là một trong những người Việt hiếm hoi tại Đức hiện diện từ khi Bức tường Berlin được dựng lên và cả khi Bức tường bị sụp đổ, ông Lê Đức Dương ở cho biết hôm đó do một sự tình cờ, ông có mặt tại thành phố này.

        11/9/14

        Merkel : Bức tường Berlin sụp đổ, hy vọng của các dân tộc bị áp bức

        Thanh Hà (RFI)

        mediaKỷ niệm 25 ngày sụp đổ bức tường Berlin, 8000 quả bóng trắng được đặt dọc theo vết ngăn cũ Đông-Tây.REUTERS/Fabrizio Bensch
          Ngày 09/11/2014 nước Đức tưng bừng kỷ niệm 25 năm bức tường Berlin sụp đổ, biểu tượng của thời kỳ Chiến tranh lạnh, dẫn tới sự sụp đổ của chủ nghĩa Cộng sản và mở đường cho nước Đức thống nhất.

          11/5/14

          Mùa Thu Không Trở Lại

          UnbenanntNếu mai mốt mùa thu không trở lại,
          Ai sẽ dìu em qua cánh đồng vàng?
          Ai khắc khoải trong sương mù hoang dại?
          Để khói chiều vương vấn chuyển mùa sang?

          Nếu mai mốt mùa thu không trở lại,
          Ai khóc thầm trong vũ trụ âm u?
          Cho đêm tàn muôn vì sao khờ dại?
          Rủ nhau về một thế giới sa mù?

          11/3/14

          Giới chức giáo dục Hoa Kỳ tố cáo 21 trường đại học Hoa Kỳ mạo danh ở Việt Nam

          Mới đây, dựa trên kết quả của Hội đồng kiểm định các trường Đại học và trường học độc lập từ Mỹ, tiến sĩ Mark A.Ashwill, người Mỹ đang làm việc tại Việt Nam, đã nêu đích danh 21 trường đại học hiện có mặt tại VN không được công nhận bởi các cơ quan kiểm định giáo dục có thẩm quyền từ Hoa Kỳ. Hay nói một cách khác, Việt Nam đang bị tố cáo dựng nên 21 trường đại học, mạo danh đại học Hoa Kỳ để thu tiền bất hợp pháp.

          Nhà thơ Kiên Giang: Con tàu thơ đã đến trạm cuối cùng

          01/11/2014 05:00

          Nhắc đến nhà thơ Kiên Giang, nhiều người thuộc lứa trung niên ở miền Nam vẫn còn nhớ đến bài thơ Hoa trắng thôi cài trên áo tím do ông sáng tác năm 1958, sau đó nhạc sĩ Huỳnh Anh đã phổ nhạc bài thơ này.

          Nhà thơ Kiên Giang - Ảnh: Đào Trung Phụng

          Nhà thơ Kiên Giang - Ảnh: Đào Trung Phụng

          Giới mê cải lương thì nhớ mãi những vở tuồng: Người vợ không bao giờ cưới (tức Sơn nữ Phà Ca) hay Áo cưới trước cổng chùa và hàng trăm bài vọng cổ khác do ông là soạn giả (dưới bút danh Hà Huy Hà). Chính nhờ đóng vai Sơn nữ Phà Ca mà cô đào trẻ Thanh Nga được trao giải Thanh Tâm năm 1958 và bước lên ngôi vị “Nữ hoàng sân khấu”.

          Halloween

          Chung Thế Hùng

          unnamed

          Võ Hồng, và nỗi “cô đơn uy nghi”

          Đỗ Hồng Ngọc

          Vo-Hong1997Anh-DHNVõ Hồng là một nhà thơ. Dù ông viết truyện ngắn, truyện dài gì thì với tôi cũng đều là  thơ. Thơ xuôi. Đọc ông thấy lòng lành ra. Tuy nhiên ông cũng đã in hẳn một tập Thơ cho riêng mình.  Chân tình và mộc mạc. Đằm thắm những yêu thương.

          Trong thư gửi tôi, kèm tập thơ năm đó, ông thổ lộ: “Đọc lại văn mình moa thấy: nếu là văn xuôi thì Ngộ, còn thơ thì Ngượng. Cái gì mà yêu thương, nhớ nhung, đợi chờ… mắc cỡ thấy mồ!”. Tôi hiểu ông. Bởi vì văn thì còn đổ thừa tại bị “hư cấu” nọ kia, tại bị tâm lý nhân vật này khác, chứ thơ thì hết phương… chối cãi!