- Trong gần 3 thập niên, Israel được xem là một trong những đối tác an ninh quan trọng nhất của Bắc Kinh bằng cách cung cấp công nghệ quan trọng cho quân đội Trung Quốc để phục vụ chương trình hiện đại hóa quốc phòng.
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu (trái) gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh hôm 9/5.
Sau sự kiện Thiên An Môn vào năm 1989, Mỹ và các quốc gia phương Tây khác đã áp đặt lệnh cấm vận vũ khí đối với Trung Quốc. Do Israel là đồng minh quan trọng của Mỹ tại Trung Đông, nhà nước Do Thái đã trở thành một trong những cách để Bắc Kinh thu được các công nghệ vũ khí tiên tiến từ các cường quốc phương Tây.
Với sự trợ giúp của Israel, Trung Quốc đã có thể thiết kế các vũ khí tiên tiến khác nhau. Có thể kể đến trong số đó là các máy bay chiến đấu, máy bay không người lái, các tên lửa không đối không và tên lửa chống tăng.
Có thể lấy ví dụ, sự phát triển của máy bay chiến đấu J-10 được dựa trên thiết kế chiến đấu cơ Lavi của Israel. Các máy bay không người lái như W-30 và W-50 có lẽ không bao giờ được hoàn thiện nếu không có máy bay do thám Searcher do Israel cung cấp.
Tên lửa không đối không Python-3 do Tập đoàn quốc phòng nhà nước Rafael của Israel thiết kế cũng trở thành tên lửa không đối không PL-8, vốn được trang bị cho các máy bay chiến đấu J-8 của không quân Trung Quốc.
Để giúp Trung Quốc cạnh tranh với các máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4 của Nga, Isarel cũng cung cấp công nghệ Python-4 cho Trung Quốc. Các nhà phân tích của Mỹ còn chỉ rằng tên lửa chống tăng HJ-9 của Bắc Kinh cũng được phát triển dưới sự ảnh hưởng của hãng chế tạo vũ khí Israel TAAS.
Sau khi Thủ tướng Benjamin Netanyahu có chuyến công du Trung Quốc và gặp gỡ Chủ tịch Tập Cận Bình hôm 9/5, ông Netanyahu đã nói với hãng tin Xinhua rằng Israel sẽ tiếp tục chia sẻ các công nghệ quân sự với Bắc Kinh.
Ước tính mỗi năm, Isarel thu về khoảng 300 triệu USD nhờ bán vũ khí và công nghệ cho Bắc Kinh. Trung Quốc hiện cũng duy trì quan hệ cả với Israel và Palestine.
No comments:
Post a Comment