1/27/13

ĐƯỜNG ỐNG DẪN DẦU CỦA TRUNG CỘNG XUYÊN MIẾN ĐIỆN

TRUNG CỘNG ĐÃ THIẾT LẬP HỆ THỐNG DÂÙ TỪ ẤN ĐỘ DƯƠNG ĐẾN CÔN MINH XUYÊN MIẾN ĐIỆN - CÓ THỂ KHÁNH THÀNH GIỮA NĂM -

MỸ , ẤN , NAM HÀN,NHẬT BẢN PHẢN ỨNG RA SAO?-TIN NÓNG CHÚNG TA CẦN THEO DÕI.

ĐƯỜNG ỐNG DẪN DẦU CỦA TRUNG CỘNG XUYÊN MIẾN ĐIỆN

Nút chặn eo biển Malacca
tka23 post

Trung cộng thiết lập đường ống dẫn dầu đi qua lãnh thổ Myanmar không chỉ là vấn đề về năng lượng, mà còn là vấn đề về an ninh chiến lược.

Đài phát thanh “Tiếng nói nước Nga” vừa đăng bài viết nhan đề “Trung cộng sẽ tránh ‘đá ngầm’ do Mỹ bố trí ở eo biển Malacca”. Báo Hoàn Cầu của TC đã trích dẫn và đăng tải bài viết này.

Bài viết cho rằng, Myanmar có thể giúp Trung cộng tránh được trở ngại do Mỹ bố trí ở eo biển Malacca.

Bắc Kinh tuyên bố, đường ống dẫn dầu từ bờ biển Ấn Độ Dương đến khu vực biên giới Trung cộng -Myanmar sẽ được sử dụng từ cuối tháng 5.

Tuyên bố này được đưa ra sau khi kết thúc vòng đàm phán thứ nhất về an ninh chiến lược song phương giữa Trung cộng và Myanmar tại Nay Pyi Taw của Myanmar.

Hội nghị tham vấn lần này giữa Trung cộng và Myanmar do phía quân đội tổ chức, chủ đề đàm phán liên quan đến tình hình bất ổn ở biên giới hai nước. Ở khu vực miền bắc Myanmar, các cơ quan chính phủ đang điều chỉnh lại tình hình khu vực sinh sống của người Kachin.

Trong thời gian gần đây, tình hình khu vực này bị mất kiểm soát, phía quân đội Myanmar đã phải sử dụng đến đại bác , hơn nữa còn có một quả đạn phóng “lạc” vào khu vực cách biên giới Trung cộng không xa. Vì vậy, quân đội hai nước này đã có cuộc họp khẩn cấp.

Mỹ bố trí tàu tuần duyên tại Singapore, tạo thế chiến lược ở khu vực.

Trên thực tế, tại hội nghị tham vấn an ninh chiến lược, sự quan tâm của phía Trung cộng đối với đường ống dẫn dầu và khí đốt được cho là điều dễ hiểu. Vladimir Evseev, Giam đốc Trung tâm nghiên cứu chính trị-xã hội Nga cho rằng, xung đột lợi ích của hai nước Trung cộng và Mỹ ở châu Á đang trở nên ngày càng thường xuyên.

Evseev nói: “Mỹ xác định khu vực châu Á-Thái Bình Dương là phương tiện sinh hoạt của họ. Rõ ràng, đây là nơi tập trung quyền lợi của nhiều nước trong đó có Trung cộng và Mỹ.

Mỹ đang tìm cách phát triển quan hệ với các nước Đông Nam Á trong đó có Myanmar để kềm chế Trung cộng , xúc tiến quan hệ hợp tác với Ấn Độ. Ngoài ra, còn xây dựng căn cứ quân sự mới ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Những điều này hoàn toàn đều có màu sắc chống Trung cộng rõ rệt”. - thời báo Hoàn cầu của TC nhận định.

Vấn đề ở chỗ hỏa tiển của Trung cnộg không thể vươn tới căn cứ quân sự được thiết lập ở Darwin, Australia. Ngược lại, Lầu Năm Góc có thể sử dụng hỏa tiển và không quân tạo thành sức mạnh phong tỏa đối với eo biển Malacca. Điều này có nghĩa là, tàu chở dầu vận chuyển dầu mỏ và khí đốt từ Trung Đông và châu Phi tới Trung cộng có thể sẽ gặp phải trở ngại quân sự do Mỹ thiết lập ở eo biển Malacca.

Vì vậy, đối với Trung cộng , thiết lập đường ống dẫn dầu từ bờ biển Ấn Độ Dương của Myanmar đi qua lãnh thổ nước này không chỉ là vấn đề về năng lượng, mà còn là vấn đề về an ninh chiến lược.


Ấn Độ tăng cường quan hệ với Myanmar

Sau khi tuyên bố công trình đường ống dẫn dầu đi qua Myanmar sắp kết thúc, Bắc Kinh đã đưa ra câu trả lời rõ ràng.

Rõ ràng, Trung cộng đã có chuẩn bị rất kỹ để tranh đoạt các lợi ích ở châu Á. Lượng dầu đi qua đường ống Trung cộng -Myanmar sẽ dẫn 22 triệu tấn, lượng vận chuyển khí đốt là 12 tỷ m 3 . Bắt đầu từ tháng 6 năm nay, đường ống sẽ có thể chính thức hoạt động.

Tình hình diễn ra như vậy, với tính chất là một nước đã bãi bỏ lệnh trừng phạt kinh tế đối với Myanmar cách đây không lâu, Mỹ sẽ có phản ứng thế nào? Các đồng minh của Mỹ ở châu Á như Nhật Bản và Nam Hàn sẽ phản ứng ra sao?

Trên thực tế, hai nước này cũng có kế hoạch to lớn của họ ở Myanmar. Ngoài ra, một nước cũng đang tìm cách gây ảnh hưởng tại Myanmar là Ấn Độ sẽ thực thi những biện pháp nào?

Rõ ràng, Myanmar đã trở thành điểm xung đột mới về lợi ích địa-chính trị của khu vực châu Á. Nhìn vào tình hình hiện nay, trong cuộc chơi này, Trung cộng vẫn đang dẫn đầu, có điều tình hình này kéo dài bao lâu thì còn phải đợi xem .

Ấn Độ cũng tăng cường xây dựng căn cứ quân sự ở quần đảo

Andaman, ngay lối ra vào eo biển Malacca, tạo áp lực chiến lược.
TỔNG HỢP

No comments:

Post a Comment