1/30/21

HẾT THUỐC CHỮA?

 Hoàng Ngọc Nguyên



Cộng Hòa Thập nhân bang

Cuối cùng ngày 24-1, Hạ Viện Mỹ đã chuyển hồ sơ luận tội cựu Tổng thống Donald Trump qua Thượng Viện để nơi này, với vai trò bồi thẩm đoàn, kết luận về tội trạng và quyết định có truất bãi Trump hay không. Thượng Viện sẽ bắt đầu phiên tòa vào ngày 8-2! Như mọi người đều biết, để Thượng Viện chuẩn thuận việc luận tội này, cần có túc số 67 phiếu thuận, tức phải có 17 thượng nghị sĩ Cộng Hòa sẵn sàng bỏ phiếu chống Trump. Thượng nghị sĩ Mitt Romney của Utah đã nói Donald Trump cần bị kết tội, nhưng một Thượng nghị sĩ cũng Cộng Hòa là Marco Rubio của tiểu bang Florida, nay là quê nhà của Trump, thì cho rằng phiên tòa này là “ngu xuẩn”. Đảng Dân Chủ thì cương quyết đi tới. Tồng thống Biden đã nói rõ cần phải kết án Trump, và ông không ngại phiên tòa này có thể làm chậm việc tiến hành chương trình hành động của ông. Câu hỏi đặt ra là do nay Trump đã đi, luận tội ông ta làm gì?

Chúng ta cũng đã biết trong biến cố 6-1, đã có ít nhất 10 thượng nghị sĩ Cộng Hòa và hơn trăm dân biểu Cộng Hòa, đương nhiên tất cả đều được xem là “cuồng Trump”, đã mưu định chống lại kết quả bầu cử mà Phó Tổng thống Mike Pence công bố tại Capitol Hill – nơi xảy ra bạo loạn, là nguồn gốc của việc luận tội Trump hiện nay. Hai thượng nghị sĩ Ted Cruz (Texas) và Josh Hawley (Missouri) nay đang nổi bật trong đảng, nhất là Ted Cruz từ khi ông ta để râu rất khó coi chỉ để cho biết ông ta nhất quyết theo Trump. Thêm một người không sạch sẽ khác là Rand Paul (Kentucky). Hôm 26-2, ông ta đòi Thượng Viện biểu quyết xem luận tội Trump có “vi hiến” hay không. Rand Paul là người đứng đầu phái tà đạo “Libertarian”. Đương nhiên nay họ chống lại việc luận tội, với lý do Biden mới lên, đảng Dân Chủ mới nắm đa số, cần thời gian thu phục nhân tâm, và phải tỏ thiện chí thỏa hiệp, “hòa hợp hòa giải” với đảng Cộng Hòa đối lập bằng cách đừng đụng tới Trump. Hơn nữa, Biden cần tập trung vào việc triển khai đường lối xóa bỏ di sản của Donald Trump. Rất nhiều chính sách mới của Biden được thực hiện qua hàng loạt “sắc lệnh định hành pháp”, đang gây nhiều tranh cãi, như ngưng trục xuất di dân, ngưng xây tường, quân đội không xét “tính chuyển giới”, mở lại thị trường bảo hiểm Obamacare trên mạng, gia nhập trở lại Hiệp ước quốc tế về thay đổi khí hậu Paris... Để được sự hợp tác của Cộng Hoà, Biden phải sẵn sàng “quên quá khứ và hướng về tương lai”.

Kiếm ra được 17 phiếu Cộng Hòa hầu như là một “mission impossible” của người Dân Chủ. Ngày 26-1, Thượng Viện bỏ phiếu 55 thuận, 45 chống việc họp luận tội. Năm người Cộng Hòa đứng về phía Dân Chủ là những khuôn mặt quen thuộc: Mitt Romney, Ben Sasse, Patt Toomey, Lisa Murkowski, Susan Collins... Nhưng đến 45 người Cộng Hòa còn lại quyết chống đến kỳ cùng việc đưa Trump ra phân xử. Ngay cả Mitch McConnell cũng không dám làm điều gì ngoạn mục. Ông không còn sợ Trump nữa, nhưng phải giữ ghế bằng cách bảo vệ sự “đoàn kết” trong đảng.

Có thể nói người Cộng Hòa nói chung sợ “dứt giây động rừng”. Nay Trump đã đi rồi, các nhà dân cử Cộng Hòa có thể cũng chẳng lưu luyến gì, bởi vì trong thâm tâm, phần lớn hẳn phải biết ông cựu tổng thống này là người thế nào, từ tư cách đến sự liêm chính... Nhất là có tin ông ta đang đe dọa sẽ lập ra một đảng riêng của ông, một đảng Cộng Hòa theo Trump, như lời thằng con trai nói. Sợ các nhà dân cử “hiểu lầm” mà mạnh dạn bỏ phiếu truất bãi, Trump đã phải lên tiếng nói mình vẫn là người Cộng Hòa và đang có kế hoạch đi vận động cho các ứng cử viên của đảng trong bầu cử năm 2022 (chủ yếu là cho các con và dâu của mình).

Trump vẫn coi số phiếu ông ta đạt được trong bầu cử 74.2 triệu là chưa đủ vì “bầu cử gian lận”, nhưng chính con số này đã khiến cho các nhà dân cử Cộng Hòa hiện nay vừa sợ Trump vừa cần Trump mà không dám bỏ Trump. Trump được khoảng 47.6% số phiếu của người đi bầu, và con số 74.2 triệu tương đương với sự ủng hộ của khoảng 33% dân số trên 18 tuổi. Khá phù hợp với các kết quả thăm dò cho thấy ông ta được khoảng 35% người dân ủng hộ vững chắc (thay cho chữ “cầm chuông”). Hầu như tất cả cử tri Cộng Hòa bỏ phiếu – nô nức bỏ phiếu - cho Trump. Không phải vì Trump là Cộng Hòa mà vì Trump là Trump. Như vậy, nhà dân cử nào dám bỏ Trump?

Khi nhìn đến đám đông bạo loạn tấn công vào tòa nhà Quốc Hội Mỹ vào ngày 6-1 bất kể luật pháp và lực lượng bảo vệ an ninh, đồng thời quần chúng cuồng Trump cũng xuống đường khắp các tiểu bang trên nước Mỹ, nhiều phần tử còn có vũ trang, để phủ nhận kết quả bầu cử, những dân biểu và thượng nghị sĩ Cộng Hòa đều phải nghĩ lại và hiểu mình ở thế “khó xử”: về lý, tức lẽ phải và công bằng, Trump phải ra tòa trả lời cho những tội trạng của mình; về tình, nếu không nghĩ đến ý nghĩa của con số 74 triệu này thì năm tới kiếm phiếu ở đâu.

Cái hỏng của chính trị và dân chủ thời nay chính là thế. Người dân cử chỉ biết có cử tri của mình. Bởi thế mà một bà dân biểu Cộng Hòa tân cử, Marjorie Taylor Greene, thuộc tiểu bang Georgia có một quần chúng cực hữu bạch chủng thượng tôn mạnh, đang bị điều tra vì lên tiếng cổ vũ phải xử tử những người lãnh đạo đảng Dân Chủ. Bà Greene này, một người đi lên từ môn phái bạo lực cực hữu QAnon, chống Hồi, chống “người ngoài” (alien), chống người gốc Do Thái, đã nói “cho một phát vào đầu là xong” (a bullet to the head would be quicker). Đầu đây là đầu của bà Nancy Pelosi (Đó là lý do trong khi bà chủ tịch đang điều khiển họp khoáng đại của Hạ Viện luận tội Donald Trump, thỉnh thoảng bà lại sờ đầu). Điều thú vị là ở tiểu bang da trắng cực hữu này, Biden bất ngờ thắng Trump trong đường tơ kẻ tóc, và hai ghế thượng viện của Georgia cũng rơi vào hai người Dân Chủ trong bầu cử ngày 6-1 vừa qua. Đó chính là một cảnh báo về cận ảnh an ninh quốc gia và chính trị bất ổn của nước Mỹ: sự nổi dậy của người da trắng sẽ gặp đối kháng mãnh liệt từ quần chúng da đen, Latino, Mỹ gốc Á... hợp quần gây sức mạnh. Nội chiến đến nơi?

Một người làm chính trị thường phải hành động vì lợi ích của bốn đối tượng: đất nước (quốc gia hay tiểu bang), người dân (cử tri của đảng hay toàn dân), chính đảng (là sự lựa chọn cái áo mình mặc), và cá nhân. Đúng là một sự lựa chọn có khi cực kỳ khó khăn, đòi hỏi nhiều suy nghĩ, cân nhắc. Trường hợp lý tưởng là tất cả những lợi ích này tương hợp, đồng thuận, nhưng trên đời này làm gì có chuyện lý tưởng như thế. Đất nước này ngay từ thời lập quốc hầu như đã luôn luôn có bao nhiêu chuyện mâu thuẫn đối kháng có tính nghiệp chướng.. Mâu thuẫn đối kháng giữa lợi ích quốc gia và lợi ích tiểu bang; lợi ích của những nhóm cử tri khác nhau và lợi ích toàn dân; quyền lợi của đảng và quyền lợi đất nước; sự đối nghịch giữa hai đảng đang làm cho đất nước không ngóc đầu lên được. Và chót hết là câu hỏi vì sự nghiệp chính trị, làm sao một nhà chính trị có thể thỏa hiệp được tất cả các lợi ích thường là mâu thuẫn đối kháng trên đây, và trong trường hợp phải chọn lựa, thì phải theo ai bỏ ai.

Câu trả lời đương nhiên là Me First hiểu theo cách đơn giản nhất, nghĩa là lá phiếu của cử tri bỏ cho mình, và trong trường hợp các nhà dân cử Cộng Hòa cụ thể chính là phiếu của cử tri cuồng Trump không thể thiếu được. Bởi vậy mà chúng ta mới nghe những lời chua xót từ Dân biểu Cộng Hòa Adam Zinlinger thuộc tiểu bang Illinois. Ông là thành viên Quốc Hội liên bang từ năm 2010, khi ông mới 32 tuổi. Nay ông đang nổi bật vì là một trong số mười dân biểu Cộng Hòa tán đồng lá phiếu Hạ Viện luận tội Trump. Ông cho rằng quyết định của ông phải luận tội Trump nay đang chấm dứt sự nghiệp của ông, nhưng ông không thể làm khác đi được vì đó là vấn đề lương tâm và liêm sỉ, là sự trung thực phải có nơi con người, nhất là người làm chính trị có trách nhiệm giáo dục, dẫn dắt quần chúng. Kết tội ông Trump vào tội phản nghịch (treason), xúi giục bạo loạn cướp chính quyền trong biến cố ngày 6-1 là vấn đề bảo vệ công lý và dân chủ của đất nước để cho chế độ vững mạnh.

Nhiều nhà quan sát chính trị thời nay đã nói rằng nền dân chủ Mỹ đang bị thách đố nghiêm trọng bởi vì, suy cho cùng, ngay chính những người có trách nhiệm nhiều nhất bảo vệ dân chủ (đảng phái chính trị và các nhà dân cử tiểu bang cũng như liên bang) lại tỏ ra tắc trách, vô ý thức và thiếu hiểu biết nhất. Khi phải đứng trước những chọn lựa có tính bắt buộc phải hành động thế nào, người ta đã chọn lựa “Me First” một cách dứt khoát – theo nghĩa quyền lực và tiền tài cho mình trên hết. Bởi vậy mà trong vụ án Donald Trump hiện nay, những người Cộng Hòa đã không dám nhìn thẳng vào tội trạng tày trời của Trump, đã không nghĩ đến nhu cầu phải chỉnh đốn nền dân chủ Mỹ, đã không nói chuyện hợp tác đoàn kết với phía Dân Chủ theo lời kêu gọi của tân Tổng thống Joe Biden. Họ đang bị kẹt trong một chủ nghĩa dân túy bảo thủ (conservative populism) mà khối quần chúng mà họ cần (phiếu) và sợ (khủng bố) chính là khối người “da trắng thượng đẳng” (white supremacists) chiếm tỷ lệ đến 35-40% trong tổng dân số nước Mỹ, trong đó đặc biệt có một thành phần đang muốn đấu tranh vũ trang như kiểu militia thời lập quốc, vùng dậy để cho thấy sức mạnh lấn át của bạch chủng trong xã hội và trong chính trị đa chủng, đa văn hóa này. Ngay tại Hạ Viện cũng có dân biểu Greene tiếng nói của nhóm QAnon, cổ vũ bạo lực súng đạn chống những người “phản bội nước Mỹ” trên mạng truyền thông xã hội. Những dân biểu Cộng Hòa vẫn giữ im lặng cho dù phía Dân Chủ đòi họ phải lên tiếng.

Những tin tức tân chính quyền đưa ra trong tuần lễ cuối tháng giêng chẳng có gì hay ho.

Bộ An ninh Nội địa ngày 27-1 đã đưa ra cảnh báo trong thời gian tới đây, có thể vài tuần, có thể vài tháng, những nhóm da trắng thượng đẳng có vũ trang sẽ mở ra những vụ khủng bố trên nhiều tiểu bang – nhất là ở những tiểu bang “chiến địa” có tranh chấp về chủng tộc. Ngày 6-1 là một cột mốc. Trước đây, ít người dám nghĩ có thể xảy ra chuyện có những người Mỹ dám tấn công và chiếm đóng Capitol Hill, và làm cho dân chủ Mỹ bị tê liệt. Nay thì tất cả mọi chuyện có thể xảy ra - kề cả nội chiến mini. Nạn khủng bố bạo lực nội địa đang có hướng gia tăng. Từng nhóm nhỏ “da trắng thượng đẳng” có vũ trang đang chờ chực cơ hội để quấy phá an bình xã hội, đang đe dọa một số nhà dân cử thuộc đảng Dân Chủ và cả một số người Cộng Hòa chống Trump. Ngày nay chẳng ai nói đến khủng bố đến từ bên ngoài nữa!

Chẳng những làm ngơ trước tội trạng của Trump cũng như không quan tâm gì đến những đe dọa khủng bố nội địa, Dân biểu Kevin McCarthy, chủ tịch khối thiểu số Cộng Hòa tại Hạ Viện, người từng lên tiếng nói Trump phải chịu trách nhiệm về vụ bạo động ngày 6-1, thì ngày 28-1, lại bay đi Florida chầu chực ông Trump. Đương nhiên, chẳng phải để thỉnh ý ông Trump về những vấn đề thời đại mà Cộng Hòa phải đưa vào cương lĩnh: chống COVID-19; giúp đỡ thành phần khó khăn và phục hồi kinh tế; tăng cường vai trò lành mạnh của Hoa Kỳ trên thế giới đứng trước một trật tự quốc tế mà Trump đã phá bỏ trong bốn năm qua. Cộng Hòa chẳng quan tâm đến những chuyện này, mà trong đầu Trump, người đưa ra thuyết “Cứu Lấy Nước Mỹ” (Save America) cũng chẳng có gì để nói. McCarthy gặp Trump là để cho thấy đảng Cộng Hòa vẫn là của ông ta, đứng sau lưng ông ta, và nay muốn ông trở lại... cùng để xin ông hợp tác (đừng phá những ứng cử viên Cộng Hòa không theo ông), ủng hộ để đảng Cộng Hòa giành lại thế đa số tại Hạ Viện và Thượng Viện trong bầu cử năm 2022. Tuy nhiên, Trump đã nhấn mạnh cần loại bỏ bà Liz Cheney, nhân vật thứ ba của đảng tại Hạ Viện – bà là một trong thập nhân bang chống ông. Dĩ nhiên, ông không hề “care” bà là con gái của Dick Cheney, cựu Phó Tổng thống nổi tiếng về chủ nghĩa bảo thủ trong tám năm dưới thời George W. Bush.

Bởi thế, người ta nói khi tiễn McCarthy ra cửa, Trump đứng xoa tay, xem chừng rất thỏa mãn. Ông ta nay cảm thấy chẳng những bình chân như vại mà còn ngây ngất về những thành công không tưởng được trong mục đích phá tan hoang nước Mỹ. Đảng Cộng Hòa xem vậy mà trung thành, vẫn là của ông, hay vẫn còn sợ ông, sau thử thách lịch sử ngày 6-1 vừa qua. Và nhanh chóng bị ru ngủ trong thuyết “Save America” để “Make America Great Again” của ông. Và đúng là ông nói đúng: quyền lực của tổng thống vô hạn. Ông chẳng có gì để sợ đảng Dân Chủ nữa. Bởi vậy, ông lập một Văn phòng Đại diện Cựu Tổng Thống nhằm “tiếp tục nghị sự chính trị” (political agenda) của ông - thực ra để tiếp tục quyên tiền... Bà Melania Trump cũng bắt chước, mở một văn phòng liên lạc, mục đích không phải để tranh đấu cho những người mẫu nước ngoài vào Mỹ không gặp may mắn như bà, có thể bị trục xuất, mà văn phòng này sẽ lo cho “quyền trẻ em”. Có lẽ bà cũng nghĩ ba năm nữa Trump tranh cử trở lại, bà phải có gì đó để vận động cho chồng.

Câu chuyện kể đến đây khiến cho chúng ta có thể ngao ngán: Hết thuốc chữa!

Cái gì hết thuốc? Đảng Cộng Hòa hay dân chủ Mỹ?

Trả lời an toàn nhất: Chắc chắn là cả hai!

Anh cấp visa dài hạn cho người Hồng Kông có hộ chiếu hải ngoại

 Thụy Mi - RFI

Người biểu tình giơ hộ chiếu Anh hải ngoại và cờ Hồng Kông thời thuộc địa tại một trung tâm thương mại, để phản đối luật an ninh Trung Quốc áp đặt tại Hồng Kông. Ảnh chụp ngày 29/05/2020. AP - Kin Cheung

Anh Quốc hôm nay 29/01/2021 khẳng định muốn bảo vệ « quyền tự do và tự trị » của Hồng Kông thông qua loại visa mới có giá trị dài hạn cho các cư dân cựu thuộc địa, do Trung Quốc áp đặt luật an ninh mới.


Những người dân Hồng Kông sở hữu hộ chiếu Anh hải ngoại (BNO) kể từ Chủ nhật 31/01 có thể xin cấp loại visa này, để sống và làm việc tại Anh trong 5 năm và sau đó có thể xin nhập quốc tịch. Từ trước đến nay, họ chỉ có quyền đến Anh 6 tháng và không được làm việc.

Thủ tướng Anh Boris Johnson tuyên bố việc mở rộng này giúp chứng minh « mối quan hệ lịch sử và hữu nghị sâu sắc với người dân Hồng Kông ». Ông khẳng định muốn « bảo vệ tự do và quyền tự trị, là những giá trị mà Anh và Hồng Kông vẫn gắn bó ».

Sự thay đổi này khiến Bắc Kinh giận dữ. Chính phủ Anh đã hứa hẹn như trên từ tháng 7/2020, để phản ứng việc Trung Quốc áp đặt luật an ninh mới một cách độc đoán tại Hồng Kông, đàn áp dữ dội phong trào phản kháng. Ngoại trưởng Anh Dominic Raab hôm nay tái khẳng định luật này « vi phạm hiển nhiên và trầm trọng bản tuyên bố chung Anh-Trung Quốc » ký kết năm 1984.

Phí visa loại mới là 250 bảng Anh (280 euro), nhưng nếu muốn được hưởng dịch vụ y tế công, phải đóng nhiều hơn (3.120 bảng Anh cho người lớn, tương đương 3.500 euro).

Hiện nay có khoảng 350.000 người có hộ chiếu Anh hải ngoại, tăng gần gấp đôi kể từ khi nổ ra phong trào đòi dân chủ cách đây một năm rưỡi. Còn 2,9 triệu người Hồng Kông khác, sinh trước năm 1997, đều có thể xin cấp hộ chiếu này. Đã có 7.000 người Hồng Kông sở hữu BNO sang Anh sinh sống từ tháng 7/2020 đến giữa tháng 1/2021. Luân Đôn ước tính hệ thống mới sẽ thu hút đến 322.400 người trong 5 năm.

Bắc Kinh hôm nay loan báo sẽ từ bỏ việc công nhận loại hộ chiếu đặc biệt của Anh dành cho n
gười Hồng Kông. 

Đọc thêm:

1/29/21

Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) 2021 bắt đầu diễn ra theo hình thức trực tuyến


Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) 2021 đã được khởi động ngày 24/1 với sự kiện trao giải thưởng Crystal được tổ chức trực tuyến do đại dịch COVID-19.

Trước lễ trao giải, nhà sáng lập WEF Klaus Schwab đã đọc diễn văn khai mạc bằng thông điệp video, khẳng định 2021 sẽ là một năm thế giới thoát khỏi đại dịch một cách "linh hoạt hơn, bao trùm hơn và bền vững hơn".

Giải thưởng Crystal nhằm mục đích vinh danh các nghệ sĩ có đóng góp tiêu biểu nhằm cải thiện hiện trạng của thế giới. Năm nay kiến trúc sư người Anh gốc Phi David Adjaye và nghệ sĩ nhiếp ảnh Brazil Sebastiao Salgado là những người được vinh danh.

Theo kế hoạch, các nhà lãnh đạo thế giới đã bắt đầu hội nghị Davos trực tuyến từ ngày 25/1 thay vì hình thức truyền thống thường niên tại Thụy Sĩ. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu chìm sâu trong khủng hoảng, chương trình nghị sự của hội nghị gồm tình trạng thất nghiệp và nợ tăng cao, bất bình đẳng thu nhập gia tăng cũng như vấn đề biến đổi khí hậu.

WEF hiện kỳ vọng có thể tổ chức hội nghị thượng đỉnh theo hình thực trực tiếp tại Singapore vào tháng 5 tới.

1/26/21

Vì sao tổng thống Biden hủy bỏ Keystone XL?

25/01/2021
Jackhammer Nguyễn


Một quyết định hành pháp được tổng thống Biden ký trong những giờ đầu tiên nắm quyền là hủy bỏ dự án đường ống dẫn dầu Keystone XL (gọi tắt là Keystone), dẫn dầu thô từ Canada sang Mỹ.

Dự án Keystone là gì? Và tại sao nó lại trở thành chủ đề tranh cãi đến hàng chục năm nay? Các vấn đề môi trường lớn đến mức nào?

Keystone là gì?

Dự án Keystone được công ty năng lượng Canada TC Energy (TransCanada) đưa ra lần đầu tiên vào tháng 7 năm 2008, để vận chuyển dầu khai thác từ vùng cát dầu của tỉnh bang Alberta sang Mỹ.

Đường ống dẫn dầu xuyên quốc gia giữa Mỹ và Canada vốn đã có, nhưng dự án mới là một con đường tắt để vận chuyển nhiều hơn. Dự án dài khoảng 1700 dặm xuyên qua Alberta, Saskatchewan ở Canada và băng qua các tiểu bang Montana, South Dakota và Nebraska của Mỹ.
Đường ống Keystone XL Ảnh : Internet

Ngay sau khi dự án được công bố, các nhà bảo vệ môi trường Canada, dẫn đầu là bà Susan Casey-Lefkowitz bắt đầu cuộc vận động khổng lồ và dài hơi để phản đối. Có nhiều lý do họ đưa ra cho việc phản đối này: khai thác cát dầu sẽ tàn phá một vùng rừng lạnh mênh mông của Canada, rò rỉ từ đường ống sẽ hủy hoại nước ngầm của các nông dân Mỹ, khí thải từ việc chế biến này sẽ tăng lên rất nhiều.

Việc phản đối dự án, cho đến nay đã tập trung được hàng trăm nhóm khác nhau, các nhóm môi trường Mỹ và Canada, nông dân, thổ dân da đỏ,… và nhiều nhà khoa học, các nhóm bảo vệ hoang dã từ Texas đến Idaho…

Năm 2009, trong chuyến ra nước ngoài đầu tiên của mình đến Canada, tổng thống Obama đã được các nhà hoạt động môi trường vận động hủy bỏ dự án. Ông hứa là sẽ xem xét các quan ngại của họ.

Nhưng với sự vận động của các nhóm công nghiệp năng lượng, bộ ngoại giao Mỹ vẫn có khả năng đồng ý cấp giấy phép cho dự án. Các nhóm môi trường tiếp tục làm áp lực mạnh mẽ, mà đỉnh điểm là cuộc biểu tình trong hai tuần lễ của mùa hè năm 2011 xung quanh Tòa Bạch Ốc, dẫn đến việc bắt giữ khoảng 1200 người vì bất tuân dân sự.

Sau đó ít lâu có một cuộc biểu tình đến 12 ngàn người bao vây Tòa Bạch Ốc, đòi hủy bỏ dự án.

Các mạnh thường quân của tổng thống Obama, chỗ riêng tư và công khai, gây sức ép đòi ông hủy bỏ dự án.

Tháng 2/2013, vài ngày sau khi ông Obama bắt đầu nhiệm kỳ 2, khoảng 35 ngàn người biểu tình ở trung tâm Washington DC, phản đối dự án.

Tháng 11/2015, với sự đồng ý của cơ quan môi trường liên bang (EPA), tổng thống Obama tuyên bố chấm dứt dự án Keystone.

Bốn ngày sau khi lên cầm quyền, tổng thống Donald Trump đảo ngược quyết định của ông Obama.

Ông Trump bị các nhóm môi trường kiện và ông bị thua trong hai vụ, nhưng từng bước, với sự bãi bỏ nhiều quy định bảo vệ môi trường, ông Trump và các đồng minh thân hữu của các công ty năng lượng, lại phục hồi dần dự án Keystone, cho đến ngày 20/1/2021, nó bị tổng thống Biden chấm dứt.

Người dân tiểu bang South Dakota, Mỹ, biểu tình chống dự án Keystone XL hồi tháng 1/2019. Nguồn: AP

Môi trường, việc làm và thị trường

Muốn hiểu sự lo lắng cao độ của các nhóm môi trường, phải hiểu biết bản chất của cát dầu là gì. Đây không phải là dầu mỏ dưới dạng lỏng mà là dạng đặc có hình dáng, cấu trúc như những miếng nhựa trải đường, hay còn gọi là hắc ín. Tên tiếng Anh của nhiên liệu này là “bitumen”, một số tài liệu tiếng Việt trong nước viết là “bitum”.

Có hai cách vận chuyển nguyên liệu này, hoặc bằng xe tải hay xe lửa, khi mới đào lên. Thứ hai là sơ chế nó thành chất lỏng rồi chuyển bằng đường ống, như dự án Keystone mong muốn. Giá vận chuyển bằng đường ống rẻ hơn nhiều so với bằng đường bộ, và đó chính là lý do các công ty năng lượng nằng nặc vận động cho dự án.

Có hai điều đặc biệt nguy hiểm cho môi trường, phát sinh từ việc vận chuyển bitumen. Thứ nhất là nó nặng hơn dầu thô bình thường, khi bị rò rỉ sẽ chìm xuống nước, khó được tẩy rửa hơn so với dầu thô bình thường. Thứ hai là trong bitumen có nhiều chất rất độc, ăn mòn kim loại, hủy hoại nhanh chóng các đường ống dẫn.

Về mối nguy hiểm thứ nhất, người ta lo ngại rằng, đường ống Keystone sẽ hủy hoại bồn nước ngầm Ogallala nằm dưới lòng đất ở tiểu bang Nebraska và một số bang lân cận. Bồn nước ngầm này đang cung cấp nước uống cho hàng triệu người và tưới cho 30% đất đai nông nghiệp của Mỹ.

Về mối nguy hiểm thứ hai, hồi tháng 7/2010, giữa lúc các nhóm vận động hủy bỏ dự án đang giằng co với chính quyền Obama thì một vụ rò rỉ dầu chế biến từ bitumen xảy ra gần thành phố Kalamazoo, bang Michigan, của công ty Enbridge. Đường ống dẫn bị vỡ, tung ra hàng triệu gallon dầu bitumen. Hàng trăm người phải đi bệnh viện, và việc tẩy rửa sau đó tốn hàng tỷ Mỹ kim và nhiều năm kiện tụng, dàn xếp trong tòa án. Vụ rò rỉ này là vụ rò rỉ dầu lớn nhất trên đất liền trong lịch sử nước Mỹ.

Chính vụ Kalamazoo làm phong trào phản đối Keystone càng mạnh mẽ, kêu gọi được cả sự chú ý của những nhân vật cộng đồng như Đức Đạt Lai Lạt Ma, Đức Tổng giám mục Desmond Tutu…

Các nhóm thúc đẩy dự án đưa ra lý do là dự án khổng lồ này sẽ tạo nhiều công ăn việc làm. Theo TC Energy, nó sẽ tạo ra 119.000 công việc làm. Nhưng theo con số của Bộ Ngoại giao Mỹ được tổ chức bảo vệ môi trường Natural Resources Defense Council (NRDC, thành lập năm 1970) cho biết, có khoảng 2000 công việc được tạo nên trong 2 năm xây dựng, sau đó giảm xuống còn… 35.

Một lập luận nữa được những người ủng hộ dự án đưa ra là để cho nước Mỹ không phụ thuộc vào dầu nhập cảng từ các quốc gia không thân thiện như Venezuela, Iran. Nhưng theo tính toán của NRDC, phần lớn lượng dầu lọc từ bitumen của Keystone sẽ được xuất khẩu. Từ năm 2015 lệnh cấm xuất khẩu dầu thô của Mỹ đã bị dỡ bỏ vì thặng dư dầu khai thác từ công nghệ ép đá phiến (shale oil fracking). Ngoài ra các nguồn dầu rẻ tiền, dễ lọc cũng sẵn sàng hơn từ Brazil, Guyana, phát hiện trong những năm gần đây.

Canada là nguyên nhân chính

Nếu như việc hủy bỏ Keystone không ảnh hưởng đến an ninh năng lượng cũng như việc làm của Mỹ, thì nó có thể ảnh hưởng nhiều đến Canada, quốc gia xuất khẩu năng lượng nhiều nhất vào Mỹ và nền kinh tế của Canada phụ thuộc rất lớn vào việc xuất khẩu này, đặc biệt là tỉnh Alberta nơi có mỏ dầu bitumen.

Và đây không phải là lần đầu Canada gặp khó khăn vì nền kinh tế phụ thuộc xuất khẩu nguyên liệu này. Canada cũng đã từng phản đối việc cấm sử dụng chất asbestos có trong khoáng chất amiant, dùng làm chất cách nhiệt, giữ ấm trong nhà, vì Canada là nước sản xuất phần lớn khoáng chất này. Chất asbestos là chất gây ung thư phổi.

Cuộc gặp giữa hai lãnh đạo Mỹ và Canada là ông Biden – Trudeau sắp tới đây, được dự trù là sẽ bàn nhiều đến quyết định hủy bỏ dự án Keystone. Canada và Mỹ là hai đồng minh kinh tế và chính trị rất khắng khít.

Sau khi ông Biden ký sắc lệnh hủy dự án Keystone, có nhiều người sử dụng Facebook tiếng Việt đăng đàn phản đối hay chế giễu, trong đó có một nha sĩ ở Texas, là một ủng hộ viên nhiệt thành của ông Trump và cũng là một nhân vật cộng đồng người Việt ở đó.

Ông ta nói rằng quyết định của ông Biden giúp Tàu hưởng lợi, vì Canada sẽ ký kết khai thác dầu với Trung Cộng, mà không đưa ra dữ liệu nào củng cố nhận định của ông ta.

Có lẽ ông ta không hề biết rằng, hồi tháng 2/2020, khi dự án Keystone vẫn đang có triển vọng dưới thời ông Trump, một công ty Canada đã từng hủy bỏ dự án có tên Frontier Mine, khai thác bitumen ở Alberta, vì một lý do đơn giản: Giá dầu thấp, bán không có lời.

1/21/21

Lời Hứa Không Tròn

Kính gửi đến quý anh chị con cóc cuối tuần.

Dạo:

Trách em sao vội về trời,
Trách anh sao mãi còn nơi dương trần.

I. Cóc cuối tuần Phú Lang Sa:

La Promesse Rompue

(Cho những ai đang buồn đau vì lẻ bạn)

Que c'est loin le jour où nous deux,
Les yeux imprégnés de tendresse,
Et le cœur inondé d'ivresse,
Nous avons échangé nos vœux.

Nous nous sommes alors promis
Que, durant ce séjour sur terre,
Quoi qu'il nous advienne, ma chère,
Nous ne serions point désunis.

Mais parvient soudain ton trépas,
La vie dès lors n'est qu'un orage.
Hélas, je manque le courage
De suivre d'emblée dans tes pas.

Est-ce par toi, brisant le vœu,
Ou par moi, rompant la promesse,
Que nous devons vivre en détresse,
Toi dans les cieux, moi dans ce lieu?

Chérie, je ne sais pas pourquoi
Dieu t'a déplacée de ce monde,
Laissant cette âme vagabonde
Traînasser ici-bas sans toi.

Trần Văn Lương
Cali, 1/2021

1/19/21

Trương Vọng Trên Thiên Đường - 天堂的張望

昨天上網無意中看到一句話 "我來過, 我很乖..."内心猛然咯噔了一下.打開視頻, 原來是一部根據真實故事改編的電影:"天堂的張望".

一口氣把兩小時的電影看完,不覺已熱淚盈眶, 内心無比激動澎湃,故事裡的人和事, 一直在我腦海中縈紆盤恒,起伏不已.

張望是一個從一出生就被遺棄的孩子,好心的山民張國華從大山裡發現後抱回家撫養.父女兩人相依為生,日子雖然困苦,但父女俩安貧知足,所以生活的很幸福.

都說窮人家的孩子早當家,當别的小孩還在父母懷裏撒嬌的年齡,四,五歲的小張望就開始幫着做家務,燒菜做飯.不僅在生活上能幫着父親,在學習上也品學兼優,一直名列前茅,是學校的模範生.

每天從學校走回家,隔鄰的小孩子,都取笑張望是撿來的野孩子没有媽.但張望從來不生氣,還是笑咪咪,跳蹦蹦的走回家.委屈心裡擱,從不訴説令父親不開心的事情.

一個假日的早上,張望與父親在路上擺賣蘋果,手上的秤杆没拿住,一棍子砸在客人臉上,對方以為她故意,摑了一巴掌,把她打倒在地,鼻血直流.但小張望還在安慰父親,是我不小心打到阿姨的,肯定是被打得太疼,才會對自己動手,將來要是能夠再見到阿姨,一定向她道歉.是那一生修來的氣度,懂事到令人心痛.

所謂"君子能為善,而不能必得其福;不忍為非,而未能必免於禍."乖巧懂事的小張望也不能逃出生命的厄運. 2004年的秋天,小張望被診斷出急性白血病,龐大的醫療費像一座大山壓向父親張國華.而小張望清楚自己的家庭情况,毅然决定自願放棄治療.

回家後的當天晚上,她對爸爸説:"我喜歡秋天,我是在秋天被撿來的,如果我在秋天走了,你就把我埋在你每天砍柴的山坡上,這樣我每天就能看到你了......“這麼懂事的孩子,這麼純真的話句,聽了令人心酸.

醫院的護士小夏和她做記者的表姐小月知曉小張望的事情後,決定將之刊登於報上.事件經媒體曝光後,馬上引起社會各界關注,全國各地紛紛捐款幫助,很快便籌集七十萬醫藥費.

感受到社會愛的力量和關心,使張望變得無比堅强,她用常人難以想象的痛苦接受着椎心的治療,九次與死神擦肩而過.

但是她却因為没等到合適的骨髓移植,終於2005年8月22日病逝於成都市立醫院,年僅八歲.

彌留之際,張望對醫生説:"我死後,把我治病剩餘的錢捐給患病的窮人,把我的眼角膜捐給那位需要的小朋友..."小張望走了,却留給無數人對她的感嘆和思念.

幸福的家庭都是相似的,不幸的家庭却各有不同.人間疾苦很多,當病痛和貧窮重重落在一個年僅七歲小女孩身上,内心的絞痛令人窒息得喘不過氣來.

電影根據真實故事改編,讓這位十幾年前不幸去世的小女孩,再一次,以感人的方式出現在大衆面前,或許很多人没有聽説過她的事迹,或許很多人早已在歲月流逝中遺忘,但是在張望的影响下,社會的關懷與愛心正逐漸改變貧窮病患者一生的命運.一個人的力量微弱無光,如果將這份善意凝成火炬,經過全世界好心人的傳遞,希望能夠打開世人冷漠的心扉給需要幫助的人送去温暖與愛心.

張望從小就被父母抛棄,繼而生活困窘,後受病魔折磨,她從没有被命運善待過,短短的生命裡就過了許多關卡,在熬過人生釀的苦與難之後,依然保持對世界和他人的善意.她的豁達胸襟與不計較氣度着實令人感動.她没有接觸過佛法,却把修行中的四攝六度發揮得淋漓盡致.

其實人一生喜樂之事的底色皆是悲凉.生老病死,怨憎會,愛别離,求不得,五藴熾盛...當苦難像海浪般一波波襲來,我們能做些什麼呢?無非是看着受着熬着過着,釐清做人的本份,保持最大的善意.

遇見過欺騙,依然選擇相信;承受過傷害,依然能夠寬容;經歷了背叛,依然相信真心;看透人性的虚假,依然憧憬世界的美好.人在一次次經歷後變得通透淡然,生活本有千鈞之力,我自以笑以歌化解,當我們能從容的揮落身上的塵土,當我們能平静地等待自己的終結,那些酸澀苦辣交雜的人生經歷,都會化作一聲説不出的嘆息,揉成一曲哀而不傷,苦而不痛的驪歌.

墳前照片上的張望,笑容天真燦爛,正如墓碑上的誌銘"我來過,我很乖..."她的生命像天上的流星一樣,刷地一閃即逝,雖然短暫,却盡情發光發亮,令人讚嘆.小姑娘,請安息,天堂有您更美麗.

這兩天我重複地看了幾遍,看一次,哭一次,越看越感動.如果您也喜歡這部電影,請轉發給家人,同事,朋友,讓"小張望"純真脱俗的精神與温馨感人的故事一直傳承下去,遍地開花.

清祥感恩合十
01-18-2922