10/2/22
NGÀY ĐẠI THỌ
biết ngày sẽ trôi rất âm thầm
Thở dài khi nhớ...Ồ, thứ Bảy!
Nhìn qua khung cửa, bỗng bâng khuâng.
Thả dòng ký ức theo trăn trở
Treo tâm tư vào gió qua hiên
Một mình gặm nhấm thương và nhớ
Đến bao giờ dứt nỗi ưu phiền?!
Trầm ngâm theo mảnh hồn thu xám
Lòng không phương hướng, chẳng dư âm!
Một ngày thêm tuổi trong hoài cảm
Bềnh bồng theo cảnh tiết thu phân.
Một giấc tha phương rười rượi, nhớ
Mấy cuộc bể dâu thổn thức, buồn
Nhìn quanh đời mãi còn nặng nợ
Trông vào hồn vẫn lạnh mù sương.
Gánh quan san của đời viễn xứ
mang hành trang mưa nắng một thời
Mong cầu vòng trong mơ hiện thực
để ấm lòng trong lúc đầy, vơi.
Hôm nay trời, biển sao lạnh vắng!
Nên lòng như khói xám, sương huyền
Dường như có tiếng ai thầm lặng
gọi nhớ một thời lắm truân chuyên!
Thời gian gõ nhịp nghe rất khẽ
Điệp khúc chậm, đều cứ vọng đưa
Đã 90 tuổi! Đâu còn trẻ?!
Sao vẫn miên man chuyện Nắng, Mưa!?
Thì cũng bấy nhiêu cơn lốc xoáy
cuốn đời qua gian khó dặm trường
Thầm nhủ "Bao giờ thôi khắc khoải
Khi nào mới thấy lại quê hương?!"
HUY VĂN
( Qúy tặng Đại Đội Trưởng của tôi,
cựu Đại Úy "Vương Vũ"-Trần Văn Vương
nhân ngày Đại thọ 90 của ông )
10/1/22
Bài thơ một câu- Mãn thành phong vũ....
Phan Đại Lâm thời Tống(潘大臨), rất giỏi về thơ văn. Nhưng số phận long đong. Sau khi lạc đệ nhiều phen, lui về sống ẩn dật trong cảnh cơ hàn.
Sau đây là một
mẩu chuyện rất lý thú về bài thơ của ông chỉ có một câu nhưng vang dội một thời
trong làng thơ văn Trung Hoa đương thời.
滿城風雨近重陽* Mãn thành phong vũ cận Trùng dương
*Trùng dương còn gọi là Trùng cửu là ngày mùng 9 tháng 9 âm lịch. Năm nay, Trùng Cửu nhằm ngày 04.10.2022. Tết Trùng dương hay Trùng cửu vẫn còn được các vài xứ ở Á châu (Hàn quốc, Nhật bản , Việt Nam, Singapor .. .) tổ chức hằng năm ở nơi công cộng, trong các gia đình còn ảnh hưởng nền văn hóa Á đông. Trùng dương còn có ý nghĩa khá đặc biệt là "Tết của người già". Là ngày mà con cháu tỏ lòng hiếu kính cha mẹ, ông bà như mua tặng tấm áo mới, thăm viếng, đi dã ngoại, đi ăn nhà hàng...
Chuyện kể:
Phan Đại Lâm
có một người bạn thân Tạ Dật ở lân cận. Vì cùng cảnh ngộ nên họ thân nhau như anh
em ruột. Hai người thường trao đổi những bài thơ mình làm cho nhau xem.
Một mùa thu
nọ, Tạ Dật đã viết thư cho Lâm và hỏi: “Gần đây anh có tác phẩm nào hay không?”
Lâm trả lời: “Mọi thứ về phong cảnh mùa thu đều có thể viết thành một bài thơ
hay, nhưng thật đáng tiếc vì nó đã bị hủy hoại bởi những sự việc trần tục. Đúng
vậy. Hôm qua, tôi đang nằm trên giường không có việc gì làm, nghe tiếng gió và
mưa trong rừng cây bên ngoài, tôi cảm thấy một ý thơ tuyệt vời, vì vậy hôm sau tôi lập
tức viết lên tường:
(Khắp thành mưa
gió sắp Trùng dương).
Ai ngờ vừa viết được một câu thì chủ nhà đã cử người đến giục trả tiền nhà, cảm hứng của tôi bị tiêu tán, không viết được nữa. Vì vậy, chỉ có bài thơ một câu này, gửi nó cho bạn!"
Ít lâu sau, Phan Đại Lâm chết vì nghèo đói và bệnh tật, khi ông
qua đời chưa đầy năm mươi tuổi. Để tưởng nhớ Bạn , Tạ Dật đã viết tiếp bài thơ
này:
滿城風雨近重陽,Mãn thành phong
vũ cận Trùng dương,
無奈黃花惱意香。Vô nhại huỳnh
hoa não ý hương.
雪浪翻天迷赤壁,Tuyết lãng phiên
thiên mê xích bích,
令人西望憶潘郎。Linh nhân tây vọng
ức Phan Lang.
Tạm phỏng dịch:
Khắp thành mưa
gió sắp Trùng Dương,
Bất kể, hoa
vàng tỏa ngát hương.
Hay, sóng tuyết
chơi vơi nơi xích bích,
Phương tây gợi
nhớ đến chàng Phan.
Bài thơ “Khắp thành mưa gió sắp Trùng Dương”*cũng đã trở thành một thành ngữ nổi tiếng qua các thời đại: Mãn thành phong vũ*.
*Mãn thành phong vũ: Chỉ một sự kiện xã hội , chính trị... gây xôn xao dư luận.
(tiếng Anh: town is full of gossips)
Và cũng là đề tài tạo nguồn cảm hứng cho các thi nhân thời ấy.
Xin đọc thêm: Tiết Trùng Cửu - Đỗ Chiêu Đức
9/29/22
Tân Định, thức cả trăm năm…
Theo dấu người năm cũ
Nhà ông bạn tôi nằm trên đường Thạch Thị Thanh. Căn nhà kiến trúc Sài Gòn cũ, với thép là ý tưởng chủ đạo ở cửa chính và các ô cửa sổ. Tường trét đá rửa, chia ô vuông trang trí theo họa tiết hình học, một thứ phong cách kiến trúc Âu Mỹ khá phổ biến ở Sài Gòn mấy chục năm trước.
9/28/22
MẬT ÁNH SÁNG
Nguyễn Ngọc Tư
9/27/22
Hành Trang Tuổi Già
Cám ơn chị K. đã chia sẻ clip phim rất hay và có ý nghĩa về tuổi
già. Tôi xin mạo muội đóng góp một vài thiển kiến để cùng học hỏi.
Hành Trang Tuổi Già
Chúng ta thường có tâm lý chung là: “trẻ cậy cha, già cậy con.” Tâm lý này đã ăn sâu bén rễ trong tư tưởng của đại đa số người dân, đến nỗi nhiều người xem đó như là chuyện đương nhiên không cần bàn cãi, và đây cũng là nguồn cơn gây ra câu chuyện bi nhiều hơn hài khiến không ít người già vỡ mộng tuổi già an hưởng bên con cháu.
Sự thật là càng ngày cùng với sự phát triển của xã hội hiện đại thì số lượng người già không sống cùng con cháu mà sống riêng lại càng tăng lên. Có thể nói không phải ai cũng được con cháu kính mến đến mức sẵn sàng đón về ở chung và phụng dưỡng cẩn thận đầy đủ cho đến lúc nhắm mắt xuôi tay. Nhưng bất cứ tình huống nào, khi bước vào ngưỡng cửa tuổi già, chúng ta đều nên chuẩn bị sẵn sàng tinh thần và cả vật chất để có thể sống độc lập mà không cần phụ thuộc vào con cháu.
9/26/22
Bầu cử Quốc Hội Ý: Phe cực hữu giành chiến thắng lịch sử
Thanh Phương - RFI ngày 26.09.2022
Lãnh đạo đảng Huynh Đệ Ý, Giorgia Meloni và biểu ngữ "Cảm ơn nước Ý", trước tổng hành dinh chiến dịch tranh cử tại Roma ngày 25/09/2022. AP - Gregorio Borgia |