11/26/21

LỜI CÁM ƠN NHƯ TIẾNG LÒNG BẤT TẬN

( Gởi: Lê Văn Trữ, Cao Văn Tuấn, Trần Tỵ, Trần Thanh Xuân, Lê Diệp, Nguyễn Phong, Nguyễn Văn Hành, Trần Văn Phùng, Nguyễn Văn Phước, Hồ Viết Sành, Nguyễn Ngọc Thanh, Nguyễn Hoàng Minh, Lê Văn Chánh, Qúy "mát", Nguyễn Văn Thu, ... 1/3/37 BĐQ dù đang ở bất cứ phương trời nào. )

Năm 2021 đang đi vào những ngày tháng sau cùng của niên lịch. Trên toàn quốc Hoa Kỳ, mọi người cũng hăm hở thắp ngọn nến lòng để mừng Lễ Tạ Ơn. Đất nước này, từ lâu không còn mang ý nghĩa "tạm dung", mà ngược lại đã trở thành "vườn hoa" của người Lính già trên đường về nguồn, chờ ngày thành bụi tro để nương mây, theo gió.

Bước chân đang hướng dần về sương khói trăm năm mà lòng vẫn nặng mang những uẩn tình chưa kịp ngỏ. Không thể nào quên những tháng ngày thắm Tình Huynh Đệ, nặng Nghĩa Chi Binh! Vạn dặm xa quê mà lòng mãi hoài vọng hướng đăng trình. Nửa thế kỷ đã qua mà vẫn nhớ hoài dấu giày saut đây, đó!

Di sản cho đời, cho người, chẳng có gì ngoài nhọc nhằn, gian khó. Trái tim dẫu chưa khô cằn nhưng cũng sắp cạn dần những ký ức thuở phong sương. Đáng buồn thay! Hơn nửa đời người và sau một kiếp ly hương, mà hồn vẫn cuồng quay và chân còn rị mọ trong vũng lầy phiêu bạt.

Nhớ xưa nhịp giày Saut kiêu hùng khua vang như tiếng nhạc. Đi giữa lằn tên, mũi đạn, lướt chông gai mà chẳng chút ngại ngần. Thường xuyên đối diện với Tử Thần cũng không thoáng phân vân. Nay nhìn lại thấy mỏi mòn trong từng ngày sinh hoạt. Mới hôm nào trên bước đường phiêu bạt, tiếng " Xung Phong! " hòa đạn nổ rân trời. Đồng đội xưa giờ tan tác khắp nơi. Chiến Hữu cũng lạc loài ngay trong tăm tối của quê hương nghiệt ngã!

Tôi tuy lưu vong, nhưng dẫu sao cũng an nhàn trên đất người, xứ lạ. Bạn, đáng buồn thay, phải chịu sống lất lây giữa chốn quê nhà! Thảm trạng bây giờ có khác gì trong tù ngục bao la; khi từng ngày, từng phút, từng giây, bạn phải chịu đựng cảnh tình của một khúc phim nghẹt thở! Cứ như bạn đang oằn mình để thay chúng tôi trả từng món nợ. Nợ trần ai đã làm bạn còng lưng, ná thở giữa đời thường. Đáng buồn thay! Mà cũng bất công thay cho những người đã từng giữ biên cương, ngăn cuồng lũ, chống giặc thù xâm lấn!

Đã hơn nửa đời người, tôi an nhàn, yên phận, nhưng không một ngày nào quên gian khó thuở chi binh. Không thể quên những ngày xưa thân ái rất chí tình của lính chiến chung lưng ngoài trận tuyến. Vì kiếp nạn trên quê nhà, bạn và tôi phải cúi mặt, bó tay, rồi rưng rức chia hai nơi trời, biển. Nhìn về quê hương, tôi chỉ biết dâng lời thầm nguyện. Cầu mong mọi người- trong đó có bạn- ráng "nín thở để qua sông". Lời thành tâm tôi nói từ tận đáy lòng; lúc suy tưởng, hay trầm ngâm trong niềm thương, nỗi nhớ.

Đồng Đội ơi! Tôi tự nhủ là mình còn đang nặng nợ. Món nợ thiêng liêng, đong bằng xương máu thuở chi binh. Tiếng cám ơn có thể không diễn đạt hết nghĩa tình, bởi chính bạn là người đã chấp nhận hy sinh để cho tôi được sống. Hỡi Tử Sĩ của thanh xuân đầy biến động! Bạn thiên thu là ngọn nến soi đường, là đuốc thiêng thắp nẻo quê hương. Bạn luôn hiện hữu trong lòng tôi nơi lưu xứ hà phương, để giúp nhớ mãi về những ngày cùng dấn thân trong nghiệt oan định phận.

Chính vì vậy, lời cám ơn như tiếng lòng bất tận. Bởi khi xưa tôi đã "hà tiện" ngôn từ và quên cả tiếng tri ân, nên ngày nay dù có nói đến vạn lần, cũng không đủ ý nghĩa như lúc còn trong cuộc chiến. Khi tiễn bạn lúc tải thương, hay ngậm ngùi nhìn poncho còn thấm rĩ máu hồng, tôi không kịp nói tiếng cám ơn, mà chỉ đọc thầm một vài câu kinh nguyện, hoặc nói nhanh một lời chúc bình an là vội vã trở về với phận sự và trách nhiệm đa mang nơi chiến tuyến.

Thời gian trôi trên lữ thứ dặm trường qua dòng đời đầy biến, hiện, đã không làm nhạt phai ký ức thuở đao bình. Mà ngược lại, tuy ký ức sắp cùn mằn, nhưng quá khứ vẫn lưu trữ thời khắc đậm như in, của những chuỗi ngày sống trong cảnh bom rơi, đạn nổ. Hình ảnh cũ còn đong đầy trong não bộ, nên kỷ niệm như khúc phim tiếp diễn mãi không ngừng. Mới ngày nào hăm hở lứa thanh xuân, mà nay đã hơn nửa đời hun hút vòng quay chia bờ bến.

Nén hương lòng thắp từ nơi biệt xứ, dâng anh linh tử sĩ chốn quê nhà. Đây thân tình thay cho tiếng quân ca, gởi Đồng Đội còn trần thân nơi cố quận. Món nợ nghĩa tình chất chồng từ thuở còn bạc màu áo trận. Trả suốt đời vẫn vô tận, vô cùng. Tiếng Cám Ơn không chỉ là dấu ấn của thủy chung, mà còn- hơn bao giờ hết- nói lên lòng tri ân và niềm tin vào hồn thiêng Lạc Việt.

Tin sông núi trường tồn. Tin sử hùng lẫm liệt. Món Nợ nghĩa tình trọn kiếp chẳng hề vơi. Tiếng Cám Ơn là điệp khúc muôn đời. Nợ chồng nợ! Bạn ơi! Hãy về đây...Thượng Hưởng!
HUỲNH VĂN CỦA

( Để cùng nhớ: Cao Kim Rắc, Đặng Tri, Tâm, Bình, Thanh, Tùng, Cẩm, Minh, Trần Văn Thái, Lê Văn An, Hoàng Thanh Tú... R.I.P...)

11/25/21

Tự Trào

Xin kính chúc quý anh chị một ngày Lễ Tạ Ơn an vui như ý.
Cảm Thán Nhân Lễ Tạ Ơn 2021

Tự Trào


Gà Tây càng núng nính,
Mình lại thêm tròn trĩnh.
Muốn rủng rỉnh an nhàn,
Đâm lang bang xính vính.
Đã tâm tính nhố nhăng,
Còn khả năng xoàng xĩnh.
Chớm tấp tểnh ăn chơi,
Vợ con cười phá bĩnh!

Trần Văn Lương
Cali, Lễ Tạ Ơn 2021












******
Xin kính họa

Gà Tự Trào 

Mắc thóc, mỏ câm nính (1),
Gặp mưa, đầu ướt trỉnh (2).
Áo tơi khín rộng rinh
Móng cựa nghinh vênh vính...
Quen bướng bỉnh nhì nhằng,
Ưa lăng xăng lĩnh xĩnh.
Chờ ngày dính chảo nồi
Thôi học đòi trò... bĩnh!

-Ai Cơ- Melbourne, 11/2021

(1) nín (giọng miền Nam) (2) trĩnh (giọng miền Nam)

******
Bravo Chị và cám ơn Chị đã họa. Emoji
Bài toàn là tử vận mà chị tránh né thật khéo để hoạ được thì thật là tài.
L.

Trực tuyến : Thánh Lễ an táng Giáo Sư Gioan Phaolô VŨ QUỐC THÚC ngày 25-11-2021 tại Giáo Xứ VN Paris

Xem/Nghe (từ phút 1:05:25) lời phát biểu của TN Ngô Bích Ngọc , Phạm Trọng Khoát và Lê Đình Thông đã thay mặt Thụ Nhân các nơi: Úc Châu, Âu Châu và Mỹ Châu ... nói lời tiễn biệt GS Vũ Quốc Thúc và chia buồn cùng tang quyến.

11/24/21

Hong Kong: Nhà hoạt động sinh viên Tony Chung bị bỏ tù theo luật an ninh quốc gia

BBC tiếng ngày 24.11.2021

Tony Chung bị cảnh sát mặc thường phục bắt hồi tháng 10/2020

Một nhà hoạt động sinh viên Hong Kong bị kết án ba năm bảy tháng tù vì cho rằng lãnh thổ này nên theo đuổi độc lập khỏi Trung Quốc.

Tháng 10/2020, BBC đã đưa tin về việc nhà hoạt động sinh viên Hong Kong Tony Chung bị buộc tội theo luật mới do Trung Quốc áp đặt lên Hong Kong.

Tony Chung đã nhận tội ly khai và rửa tiền, nhưng vẫn khẳng định rằng anh "không có gì phải xấu hổ".

Chung là người trẻ nhất, 20 tuổi, bị kết án theo luật an ninh quốc gia mới ở Hong Kong cho đến nay.

Các cáo buộc liên quan đến việc Chung lãnh đạo nhóm ủng hộ độc lập Studentlocalism mà anh đã thành lập khi còn là sinh viên. Nhóm này vận động cho Hong Kong độc lập khỏi Trung Quốc.

Trước đây đó chỉ là quan điểm thiểu số, nhưng nó dần trở nên phổ biến hơn trong các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ làm rung chuyển thành phố vào năm 2019.

Chung cũng bị buộc tội sở hữu các tài liệu ủng hộ độc lập và các bài đăng trên mạng xã hội bị coi là bất hợp pháp theo luật an ninh quốc gia.

Tuy nhiên, nhiều bài đã được đăng từ trước khi luật an ninh có hiệu lực. Điều này làm suy yếu cam kết của Hong Kong rằng các quy định sẽ không được áp dụng hồi tố.

Chung bị bắt cùng với hai nhà hoạt động khác gần lãnh sự quán Hoa Kỳ vào tháng 10 năm 2020 bởi cảnh sát mặc thường phục. Những người ủng hộ nói rằng anh đang trên đường xin tị nạn chính trị tại thời điểm đó.

Thẩm phán Stanley Chan nói rằng Chung "đóng vai trò tích cực trong việc thúc đẩy nền độc lập của Hong Kong".

Johnny Patterson, giám đốc chính sách của tổ chức nhân quyền Hong Kong Watch, phát biểu trong một tuyên bố rằng quyết định này là "không cân xứng, hà khắc và tạo ra tiền lệ nguy hiểm cho những người Hong Kong trẻ tuổi khác, những người có tội duy nhất là sử dụng mạng xã hội để phản đối việc tước bỏ quyền tự do của Hong Kong".

"Ở tuổi 20, Tony Chung là người trẻ nhất bị kết án theo luật hà khắc này. Anh ấy sẽ không phải là người cuối cùng", ông nói thêm.

Trung Quốc áp đặt luật an ninh quốc gia lên Hong Kong vào tháng 6 năm 2020 sau khi phớt lờ luật của lãnh thổ này với sự đồng thuận của Đặc khu trưởng Hong Kong, Carrie Lam.

Đạo luật gây tranh cãi đã làm giảm quyền tự trị tư pháp của Hong Kong và giúp việc trừng phạt những người biểu tình và nhà hoạt động trở nên dễ dàng hơn. Luật cũng hình sự hóa việc ly khai, lật đổ và cấu kết với các thế lực nước ngoài và phải chịu mức án tối đa là chung thân.

Kể từ khi được ban hành, hơn 150 nhà hoạt động, nhà báo và chính trị gia ủng hộ dân chủ đã bị bắt theo luật, và có khoảng một nửa trong số họ bị buộc tội, AFP đưa tin.

KÍNH TIỄN BIỆT THẦY VŨ QUỐC THÚC

HÀN SĨ PHAN

Thầy họ VŨ bởi QUỐC gia thôi THÚC,
Một đời tận tụy dốc sức dựng xây,
Tạo nền tảng : mong dân Việt có ngày,
Tiến lên vững mạnh, đủ đầy no ấm.

Vườn Thụ Nhân…tình Thầy trò thấm đậm,
Đã cùng sẻ chia “ Quốc vận” lao đao.
“Kinh tế hậu chiến” kế hoạch năm nào,
Chờ hòa bình, bắt tay vào tái thiết.

Thầy là bậc danh sư đầy nhiệt huyết,
Luôn sẵn sàng đem hiểu biết giúp đời.
Nhưng Nhân định không thắng được ý Trời !
Thân lận đận, nổi trôi cùng vận nước.

Nơi đất khách lòng vẫn luôn thao thức,
Mong có một ngày quang phục Quê Hương.
Hoàn cảnh nào tâm cũng sáng như gương,
Luôn là đuốc soi đường cho hậu duệ.

Nay Thánh ý đưa Thầy rời dương thế,
Đến cõi vĩnh hằng an nghỉ nghìn thu.
Nơi tinh tuyền không gợn tí mây mù,
Nơi vĩnh cửu không hận thù rình rập.

Thụ Nhân chúng con, cùng trời cuối đất,
Chia sẻ tin buồn : Thầy mất, cho nhau.
Lòng không hẹn nhưng chung một niềm đau,
Và linh cảm…: lệ cùng trào khóe mắt.

Trong tiếc thương…với nỗi lòng se thắt,
Ngọn nến vô hình cùng thắp với nhau.
Dâng nén hương hòa quyện khúc nguyện cầu,
Xin kính cẩn cùng cúi đầu bái biệt :

VÔ VÀN THƯƠNG TIẾC
VÔ VÀN THƯƠNG TIẾC.


Thụ Nhân Đà Lạt trọng kính bái biệt
Thầy VŨ QUỐC THÚC

11/23/21

GS Vũ Quốc Thúc: " Phải chọn con đường vì dân tộc"

Bài đăng lại (Bài đã đăng ngày 16.12.2014) RFI  Phát ngày Thứ hai, ngày 15 tháng mười hai năm 2014
Nghe lại Giáo sư Vũ Quôc Thúc trả lời phỏng vấn RFI tại nhà riêng ở Nanterre, ngoại ô Paris, ngày 08/12/2014. RFI

Nghe phần âm thanh:

    Tập hồi ký của Giáo sư Vũ Quốc Thúc có tựa đề “Thời đại của tôi” ( gồm 2 cuốn “ Nhìn lại 100 năm lịch sử “ ( xuất bản năm 2009 ) và “Đời tôi trải qua các thời biến” ( xuất bản năm 2010) đã được sang tiếng Anh và vừa được xuất bản tại Hoa Kỳ.
    Đây là một sự kiện đáng chú ý bởi vì Giáo sư Vũ Quốc Thúc không những có nhiều đóng góp trong lĩnh vực giáo dục ở Việt Nam trước năm 1975, mà còn từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong chính quyền Việt Nam Cộng Hòa từ thời tổng thống Ngô Đình Diệm : Bộ trưởng Quốc gia Giáo dục, Thống đốc Ngân hàng Quốc gia, Quốc vụ khanh đặc trách Tái thiết và Phát triển...