9/18/21
Làm thế nào người giàu nhất một thời ở Trung Quốc có thể gây ra một cuộc khủng hoảng tài chính: Những điều bạn cần biết về vụ phá sản Evergrande sắp xảy ra
Tập đoàn Evergrande được thành lập vào năm 1996 bởi doanh nhân Hui Ya Kan (许家印 theo âm Quảng Đông hoặc Xu Jiayin theo bính âm tiếng phổ thông). Tập đoàn đã được niêm yết trên thị trường chứng khoán từ năm 2009. Trong những năm gần đây, Evergrande đã vươn lên trở thành nhà phát triển bất động sản lớn thứ hai trong cả nước. Giám đốc điều hành tập đoàn Xu Jiayin cũng đóng góp cho điều này. Người đàn ông 62 tuổi này đã trở thành người giàu nhất Trung Quốc do thị trường chứng khoán bùng nổ với khối tài sản 43 tỷ USD. Tài sản của Xu đã tăng thêm 30 tỷ ĐÔ la đáng kinh ngạc trong vòng một năm. Cổ phiếu của công ty đã tăng 500% trên thị trường chứng khoán Hồng Kông. Nhưng chuyến bay cao bây giờ đã được theo sau bởi vụ tai nạn.
许家印 Hứa Gia Ấn(Hui Ka Yan、Xu Jiayin) |
Lấy cống làm nhà
9/17/21
ĐI ĐÒI CÔNG LÝ
9/15/21
PHÚC AI CHƯA CHẾT MÀ TIN !
9/14/21
Châu Âu ngạt thở vì thiếu chip điện tử của châu Á
Một nhà máy của hãng xe Đức Volkswagen trong tình trạng thiếu chip điện tử. Ảnh minh họa. © AP - Jens Meyer |
Hàng loạt các nhà máy trên thế giới phải hoạt động chậm lại, công nhân bị cho nghỉ việc vì lý do « kỹ thuật », lỗi do thiếu « não bộ » của hàng tỷ máy móc điện tử, từ xe hơi, đến điện thoại thông minh, máy tính cá nhân, TV, thẻ tín dụng ngân hàng...
Châu Âu lệ thuộc đến 94 % vào chịp « nhập khẩu » bị nặng hơn cả. Trong chưa đầy một năm, các nhà máy sản xuất xe hơi ở Rennes (miền tây bắc nước Pháp), tại Sochaux (miền đông) hay ở Onnaing (miền bắc), đều đã phải tạm cho nhân viên nghỉ việc trong nhiều đợt. Nhìn rộng ra hơn tại châu Âu, các xưởng sản xuất của hãng xe Nhật Toyota chỉ hoạt động 40 % so với công suất bình thường. Lý do : nhà máy không còn chip điện tử để lắp ráp xe. Toyota không là trường hợp duy nhất. Đối thủ đáng gờm nhất của hãng xe Nhật này là tập đoàn Đức, Volkswagen cùng chung số phận. Tập đoàn sản xuất xe vận tải của Thụy Điển, Scania cuối tháng 8/2021 thông báo « ngưng sản xuất trong vòng một tuần » tại tất cả các nhà máy ở Thụy Điển, Pháp và Hà Lan.
Riêng chi nhánh của tập đoàn Peugeot tại Rennes, sau ba tuần lễ nghỉ hè trong tháng 8, nhân viên bất ngờ được kéo dài thời gian nghỉ phép ngoài ý muốn. Tổng giám đốc Emil Frey France, chuyên phân phối 28 hiệu xe khác nhau tại 250 văn phòng đại diện trên toàn quốc khẳng định : « Thời gian giao hàng bị trễ từ sáu đến 9 tháng ».
Theo thẩm định của cơ quan tư vấn Boston Consulting, hiện tượng khan hiếm linh kiện bán dẫn ảnh hưởng trực tiếp đến khoảng 8 triệu chiếc xe bán ra trên thế giới chỉ riêng trong năm nay, tương đương với gần 10 % của thị trường toàn cầu. Khoản thất thu kèm theo, ước tính lên tới khoảng 110 tỷ đô la theo thẩm định của Alix Partners, trụ sở tại New York. Vấn đề đặt ra là hiện tượng khan hiếm chip điện tử có nguy cơ kéo dài.
Trả lời đài phát thanh tư nhân Radio Classique hôm 03/09/2021, Paul Boudre tổng giám đốc Soitec, tập đoàn cung cấp nguyên liệu để sản xuất công nghệ bán dấn của Pháp, chờ đợi « cơn khát » này sẽ kéo dài thêm « từ sáu đến chín quý nữa » có nghĩa là đến cuối 2023 : « Sự khan hiếm này được xác định ở nhiều cấp trước hết là từ phía các lò đúc. Như đã biết khoản đầu tư cần thiết trong ngành được tính hàng tỷ đô la. Các dây chuyền sản xuất đã hoạt động hết công suất. Bây giờ cần bắt buộc phải xây dựng những nhà máy máy mới và cần có thời gian để cân bằng mức cung và cầu ».....
Đoc toàn bài : Châu Âu ngạt thở vì thiếu chip điện tử của châu Á
Phần âm thanh: