4/28/21

Covid: Sợ khủng hoảng như Ấn Độ, VN ráo riết chống dịch

BBC tiếng Việt - 28 tháng 4 2021, 11:48 +07


Các chuyên gia y tế cảnh báo một kịch bản tương tự như Ấn Độ có thể xảy ra tại Việt Nam, khi người dân bắt đầu bước vào kỳ nghỉ lễ kéo dài 4 ngày.

Nhiều người dự kiến sẽ đổ về các khu vui chơi, tham quan với tâm lý chủ quan do một tháng qua Việt Nam không có ca nhiễm Covid mới nào trong cộng đồng.Lo ngại tăng cao khi các nước láng giềng có chung biên giới với Việt Nam như Lào, Campuchia đang bùng phát dịch bệnh và nhiều trường hợp nhập cảnh trái phép bị phát hiện.

Trong khi đó, Sở Y tế Yên Bái xác nhận có một nhân viên khách sạn nhiễm Covid-19 sau khi tiếp xúc gần với đoàn chuyên gia Ấn Độ mới nhập cảnh trong khu cách ly tại Yên Bái. Trong đoàn chuyên gia này hiện đã có 4 người Ấn Độ xét nghiệm dương tính với Covid.



Bộ Y tế Việt Nam mới đây đã phát đi lời kêu gọi toàn dân chung tay chống dịch.

Nguy cơ từ các đường biên giới

Trong chuyến thăm tỉnh An Giang ở biên giới với Campuchia hôm thứ Hai, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết các nỗ lực phòng chống đại dịch phải được nâng lên mức cao nhất ngay từ bây giờ, theo VN Express.

Việt Nam có chung đường biên giới dài 1.137 km với Campuchia ở Đồng bằng sông Cửu Long, gần TP HCM và ở Tây Nguyên. Việc bảo vệ các khu vực biên giới giờ đây có nghĩa là bảo vệ Việt Nam khỏi đại dịch, ông Sơn nói.

Mọi người nhập cảnh vào Việt đều phải cách ly trong 14 ngày và xét nghiệm ít nhất hai lần, nhưng gần đây đã có một số trường hợp người dân nhập cảnh chui qua đường mòn hoặc qua biển từ Campuchia và sau đó xét nghiệm dương tính với virus.

Tại Phú Quốc, chính quyền đang quyết liệt chặn người nhập cảnh trái phép, ngăn dịch Covid-19 xâm nhập bằng cách siết chặt biên giới trên biển.

Do sát đường biên giới với Campuchia, những ngày qua Phú Quốc liên tiếp phát hiện nhiều trường hợp nhập cảnh trái phép.

Những người này phần lớn là người Việt Nam sang Campuchia làm ăn, sau khi dịch bệnh bùng phát ở Campuchia, họ chạy về Việt Nam bằng nhiều đường khác nhau.

Tại Nghệ An, với hơn 468km đường biên giới, 33 chốt kiên cố cùng hơn 200 cán bộ, chiến sỹ, bộ đội Biên phòng tỉnh đã cũng đã lập "hàng rào sống", canh gác ngày đêm để chống dịch Covid-19.

Nhiều tỉnh thành dừng lễ hội

Nhiều tỉnh thành ở Việt Nam tuyên bố dừng tổ chức lễ hội, bao gồm các tỉnh Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Trị.., truyền thông VN đưa tin.

Ngày 27/4, Thường trực Tỉnh ủy Thanh Hóa cho hay thống nhất dừng tổ chức lễ công bố thành lập thị xã Nghi Sơn kết hợp khai mạc du lịch biển Hải Hòa (dự kiến tổ chức lúc 20h ngày 30/4) và lễ hội du lịch biển Hải Tiến (dự kiến tổ chức tối 1/5).

Tại Bình, Ban tổ chức thông báo hoãn lễ hội Tràng An 2021. Lễ hội năm nay có chủ đề Tràng An - Kết nối các di sản, dự kiến tổ chức vào 29/4 trong quần thể danh thắng Tràng An.

Tỉnh Hà Tĩnh thông báo dừng các lễ hội, lễ khai trương, sự kiện tập trung đông người từ 12h ngày 27/4; những đơn vị không chấp hành sẽ bị xử lý nghiêm.

Tại Quảng Trị, ông Hoàng Nam, Phó chủ tịch UBND tỉnh, cho biết lễ hội Thống nhất non sông được điều chỉnh theo hướng hoãn nhiều chương trình, sự kiện trong khuôn khổ lễ hội và giảm số người tham dự.

Lãnh đạo một số địa phương quyết định dành tiền xã hội hóa dự kiến chi bắn pháo hoa để mua sắm trang thiết bị, vật tư phòng dịch.

Tình hình Covid-19 tại Việt Nam

Đến 18h ngày 27/4, Việt Nam ghi nhận tổng cộng 2.857 ca Covid-19, trong đó có 1.571 ca mắc do lây nhiễm trong nước. Các cơ sở y tế đã chữa khỏi cho 2.516 bệnh nhân Covid-19, còn 341 người đang điều trị, theo Vietnamnet.

Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe trên cả nước là 38.266 người. Trong đó, 523 người cách ly tại bệnh viện, 22.821 người cách ly tập trung tại cơ sở khác, 14.992 trường hợp cách ly tại nhà, nơi lưu trú.

Ngày 27/4, Sở Y tế Yên Bái xác nhận có 1 ca COVID-19 dương tính. Người này có tiếp xúc gần với đoàn chuyên gia Ấn Độ mới nhập cảnh trong khu cách ly tại Yên Bái. Trong đoàn chuyên gia này hiện đã có 4 người Ấn Độ xét nghiệm dương tính với Covid.

Biến chủng B.1.617 tại Ấn Độ đã được phát hiện trong hơn 1.200 trình tự gene thu thập từ ít nhất 17 nước, theo WHO.

WHO thêm biến thể tại Ấn Độ vào danh sách

nhk - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã thêm biến thể của vi-rút corona phát hiện đầu tiên tại Ấn Độ vào danh sách các biến thể cần phải được theo dõi chặt chẽ những dấu hiệu như khả năng lây lan mạnh hơn và có nhiều khả năng tấn công hệ miễn dịch của con người hơn.

WHO đã thúc giục các cơ quan y tế trên thế giới thông báo những ca lây nhiễm biến thể này.

Biến thể này được cho là một trong những lý do khiến số ca nhiễm gia tăng mạnh gần đây tại Ấn Độ. Số ca nhiễm mỗi ngày ở đây đã vượt quá con số 300.000 ca. Số người tử vong mỗi ngày vượt quá 2.000 người.

WHO cho biết cho tới nay đã xác nhận được biến thể này tại ít nhất 16 nước, trong đó có Anh, Mỹ và Singapore.

Trong báo cáo ban hành hôm thứ Ba, WHO coi đây là “biến thể cần quan tâm”. Đây là biến thể thuộc dòng B.1.617.

Tổ chức này cho biết biến thể này có 3 đột biến đặc biệt có thể tăng khả năng lây lan của vi-rút và làm giảm khả năng của kháng thể chống lại vi-rút.

Báo cáo cho biết việc phân tích các ca bệnh ở Ấn Độ cho thấy rằng biến thể này dường như làm tăng khả năng lây nhiễm.

4/27/21

CANH CẢI XẠI

Tạ Phong Tần

Cứ mỗi dịp Tết đến Xuân về, quê tôi nhà nhà cùng nhau đi sắm sửa thức ăn ngày Tết thiệt là náo nhiệt. Ngày trước người ta ăn Tết Nguyên đán dài dài từ ngày hăm chín Tết cho đến ngày hạ nêu là Mùng Bảy tháng Giêng âm lịch. Nhà nào khá giả có của ăn của để thì ăn Tết hết tháng Giêng luôn, “Tháng Giêng là tháng ăn chơi” mà, cho nên, quê tôi có câu cửa miệng “Ăn Tết hết mùng tới mền” là vậy.

Thời đó, tủ lạnh là vật dụng khan hiếm, xa lạ với dân quê tôi. Nhà nào giàu có lắm mới sắm cái tủ lạnh cỡ trung bình để trong nhà trữ thức ăn, làm nước đá. Người bình dân đi sắm Tết phải chọn lựa mua những thứ thức ăn theo chuẩn: ngon, bổ, rẻ, để dành được lâu trong điều kiện tự nhiên mà vẫn tươi ngon không hư hỏng. Thịt heo, gà vịt sống nguyên con, cá khô, mực khô, tôm khô, củ kiệu, cải muối dưa, củ cải trắng, củ cà rốt, bắp cải, trứng vịt, trứng gà, mì vàng, bún khô, khoai Tây, khoai lang, khoai mì, củ hành tím, tỏi khô…

Tháng chạp chim về

Nó hiện ra từ mí rừng phía đông. Ban đầu chỉ là một đốm đen. Ngỡ đó là con chim đầu đàn, tôi chờ đợi những con khác bay theo sau nhưng tôi ngạc nhiên:

- Con diệc này sao bay về có một mình? Thường thường nó bay về nhiều lắm, sắp thành hai hàng như mũi tên, phải không ông Tư?

- Không phải! Không phải đâu!

Ông Tư trả lời cho có chừng. Mắt ông nhướng lên, theo dõi đốm đen cô độc nọ. Ông bước tới bước lui, quay tròn vòng rồi la lên mừng rỡ:

- Nó đó mà! Tội nghiệp quá. Năm nào cũng như năm nào...

NỖI ĐAU NỐI DÀI !

NỖI ĐAU NỐI DÀI !

Chúng ta chung nỗi niềm nơi đất khách,
Có đổi đời, không rũ sạch niềm đau.
Nửa thế kỷ vẫn như mới ngày nào,
Tay buông súng, giọt lệ trào khóe mắt .

Ba mươi tháng tư lòng đau quặn thắt,
“Bởi cuộc cờ” bị áp đặt phải thua !
Nỗi bi phẫn biết nói mấy cho vừa,
Bao năm tháng chưa phai mờ tủi hận.

Rồi kế tiếp “đòn thù” bên thắng trận,
Bản thân, gia đình lận đận lao đao.
Ngước mắt nhìn lên chẳng thấy trời cao,
Ngó sang hai phía bên nào cũng “Đảng”.

4/25/21

trống vắng nhớ buồn

*
Tỉnh giấc nửa đêm buồn trống trải
Phòng thật yên vắng lặng đìu hiu
Trăng lén qua song nhìn e ngại
Một người đã mất hết thương yêu…

Gần 3 ngàn đêm trong tù ngục
Có rất nhiều lần thức trắng đêm
Lòng người chiến bại luôn đau nhục
Nằm trở trăn máu ngược về tim…