12/28/19

Nói Đi Em

NÓI ĐI EM
Nói đi Em! Vì anh đang dõi bóng
Nghe giọng Em, Nhạc, Sấm, Gió rạt rào
Trong tháp bút lời thì thào đồng vọng
Thả bàn tay: tiếng Em lại vút cao.

Giọng của Em: lời tin yêu nhiệm lạ
Đưa anh tìm một âm hưởng du dương
Vâng! Nói nữa đi Em dẫu anh vất vả
nghe từng lời khi tiếng lạc hà phương.

Dù sao chăng nữa, Em yêu! Xin hãy nói
mặc dù anh đôi lúc vẫn hoài nghi
Khi đắm mình. Vâng! Giọng Em cuốn anh đi
theo cơn sóng của bổng trầm, xa vắng.


Những âm sắc có khi buông trầm lắng
Từng lời yêu trong những lúc tự tình
Anh sẽ hiểu! Mỗi khi Em cất tiếng
Anh lắng nghe lời, giọng, tiếng huyền minh.

Cất tiếng đi Em! Anh chờ nghe giọng nói
mang lời nguyện cầu, hy vọng đặt lên ngai
Chợt thẩn thờ khi tiếng Em thầm gọi
Lướt qua hồn anh, rồi lại chắp cánh bay.
HUY VĂN ( HVC )






PARLE MOI
Paroles: Dang Thuy Chau

Musique: Nguyen Minh Triet
Parle-moi, car j’écoute, le son de ta voix
La musique et le vent et le tonnerre qui roule
J’ai pris dans ma main, un frisson de ta voix
Quand j’écarte les doigts, il reprend son envol
Elle est drôle, la voix qui rassure
Et je me retourne sur celle qui murmure
Oui, parle encore un peu, même si j’écoute
À travers les mots, la voix qui déroute.
Mais parle quand même, car si encore je doute, oh oui
Du flot qui m’emporte au fond de son lit,
Des accents sombres et des paroles qu’on se dit,
J’ai compris quand tu parles, car moi, je t’écoute.
Parle-moi, car j’écoute le son de ta voix,
La prière et l’espoir et la raison qui couronne,
J’ai surpris entre deux mots, un frisson de ta voix,
Il me frôle de ses doigts et reprend son envol..


Ước Nguyện Mùa Giáng Sinh

Thơ Tranh : ƯỚC NGUYỆN MÙA GIÁNG SINH
Thơ : Ai-Cơ
Designed by Nắng Cali.


12/26/19

BAO GIỜ ĐẾN "TẾT CONGO"?

Khi phải chờ đợi một điều gì đó quá lâu, chúng ta thường vui miệng mà bảo nhau rằng “chờ đến Tết Congo”. Vậy trên thực tế thì Congo có Tết hay không? Câu trả lời là "Có". Quốc gia này vẫn có một ngày tết truyền thống, tuy nhiên phải 50 năm mới diễn ra một lần.



Một điều thú vị là trên bản đồ thế giới có đến hai đất nước mang tên Congo cùng tồn tại. Một nước là Cộng hòa Congo (Congo Brazzaville) và nước còn lại là Cộng hòa Dân chủ Congo (Congo Kinshasa). Hai quốc gia này cùng nằm trong khối Cộng đồng Pháp ngữ, có chế độ chính trị riêng và sử dụng đồng tiền riêng. Bộ mặt kinh tế hai quốc gia này cũng hoàn toàn trái ngược nhau. Cộng hòa Congo là một nước đang phát triển, nền kinh tế tuy dựa chủ yếu vào việc khai thác và xuất khẩu dầu mỏ nhưng cũng đã có những bước tăng trưởng ấn tượng trong những năm gần đây.

12/25/19

Đêm Giáng Sinh Xưa

ĐÊM GIÁNG SINH XƯA
Tiếng ai đó thở dài trong bóng tối
thay cho lời kinh nguyện đón Giáng Sinh?!
Đêm lạnh đầy lán trại. Tù tàn binh
ngồi thổn thức, co ro, tay bó gối.

Tiếng ai đó, hay thâm u gió thổi
hòa với côn trùng tấu khúc nỉ non?!
Nhìn màn đêm, lòng ray rứt, héo hon
Mừng Đêm Thánh bằng tiếng lòng.. áo não!

Như đáy vực trùng trùng sương huyễn ảo
Lòng chơi vơi giữa rừng núi thâm u
Kiếp khổ sai trong tăm tối ngục tù
nuôi hy vọng vào nguồn ơn nhiệm lạ!

Tiếng ai đó! Trời ơi, sao buồn quá!
Nhớ gia đình, thương Cha Mẹ mong con
Nhớ người yêu, đồng đội, nhớ Sài Gòn
Nhớ kỷ niệm buồn, vui ...nhớ tất cả!

Tiếng ai đó, hay rừng khuya trút lá
xạc xào như khúc nhạc khóc nhân sinh?!
Triệu con tim thổn thức mộng an bình
Xin ơn phước lấp tràn cơn sóng đỏ.

Tiếng ai đang thì thầm, hay lời gió
mang hương lòng vượt trăm núi, ngàn sông?
Đêm huyền vi, có mơ thấy gì không
hỡi đồng cảnh: Tù tàn binh Hiệp Đức !?
HUY VĂN
( Để nhớ Nhà 2, Trại 4. Hòm thư TA14. Tổng trại1 Hiệp Đức,
Quảng Nam 24-12-1975 )

12/23/19

Tây Du Ký

Theo sách khảo cứu Pháp văn, chẳng những là một nhà sư đạo đức, Huyền Trang còn tỏ ra là một học giả uyên thâm, một nhà du thám kỳ tài, một nhà sử học uyên bác, một nhà địa lý học chơn tài, một nhà ngôn ngữ học xuất chúng, nhứt là một nhà phiên dịch giỏi không ai bằng.
Mọi người Việt Nam chúng ta, ai ai cũng đã từng được nghe kể lại, hoặc đọc truyện Ông Đường Tam Tạng đi Tây phương thỉnh kinh trong truyện Tây Du Ký Diễn Nghĩa. Trong lịch sử tiểu thuyết Trung Quốc, bộ Tây Du Ký Diễn Nghĩa có cái đặc điểm ngộ nghĩnh là trẻ nhỏ đọc thì mê theo trẻ nhỏ; người lớn đọc thì lại say sưa theo ngườì lớn. Trẻ nhỏ thì thích Tây du diễn nghĩa thần thông quảng đại, có bảy mươi hai phép biến hóa. Có Trư Bát giới chọc cười duyên dáng .... Còn người lớn thì say mê vì những ý nghĩa thâm trầm, trào lộng. (theo Vương Hồng Sển)