7/30/19

Hơn hai thế kỷ nhộn nhịp Chợ Lớn - Sài Gòn


Chợ Lớn - quận 5 được coi là huyết mạnh của Sài Gòn, là nơi cung cấp hàng hóa, nhu yếu phẩm hàng ngày của người dân. Chợ An Đông, chợ Kim Biên, chợ Bình Tây, chợ vải Soái Kình Lâm, thương xá Đại Quanh Minh, phố thuốc bắc Hải Thượng Lãn Ông… nổi tiếng không chỉ ở Sài Gòn mà khắp vùng châu thổ Cửu Long đều biết đến.

Từ đồ gia dụng, tạp hóa đến thiết bị điện tử hay vải vóc, quần áo, tất cả đều có thể tìm được trong khu Chợ Lớn sầm uất, tấp nập. Được người Hoa thành lập vào thế kỷ XVIII, hiện Chợ Lớn vẫn chủ yếu là nơi sinh sống, kinh doanh của người gốc Hoa và là một điểm du lịch không thể bỏ qua khi tới thành phố Hồ Chí Minh.

Trước khi sáp nhập với Sài Gòn vào năm 1931, Chợ Lớn là một đô thị riêng biệt, tự quản về mặt hành chính và tài chính. Ngay năm 1859, sau khi đã bình định được Gia Định (tên gọi Sài Gòn xưa), người Pháp đã từng bước mở đường nối liền hai khu đô thị, mở thêm tuyến tầu điện và cuối cùng là quy hoạch hai bên bờ rạch Chợ Lớn. Tên gọi chung « Sài Gòn-Chợ Lớn » được rút ngắn thành Sài Gòn vào năm 1956.

7/29/19

Mêkông : Mối nguy từ các đập thủy điện ở thượng nguồn


Thùy Dương (RFI)Đăng ngày 29-07-2019 Sửa đổi ngày 29-07-2019 16:08

Các đập thủy điện ở thượng nguồn gây nhiều tác động tới các loài cá trên sông Mêkông.

Trải dài hơn 4.800 km, sông Mêkông có hệ đa dạng sinh thái nước ngọt lớn thứ hai trên thế giới, chỉ sau hệ sinh thái Amazone, với 1.300 loài cá.
Tại Đông Nam Á, có 70 triệu người, thuộc hơn 100 nhóm sắc tộc sống ở lưu vực sông Mêkông, trong đó có 85% kiếm sống trực tiếp từ các nguồn tài nguyên thiên nhiên của sông Mêkông. Nói cách khác, sông Mêkông giữ vai trò sống còn đối với 60 triệu người trong khu vực.
Tuy nhiên, hiện giờ, tương lai của hạ nguồn sông Mêkông, đoạn chảy qua các nước Đông Nam Á như Lào, Thái Lan, Cam Bốt và Việt Nam, đang nằm trong tay các nhà lãnh đạo Trung Quốc. Hãng tin Anh Reuters ngày 24/07/2019 trích dẫn chuyên gia Premrudee Deoruong của tổ chức bảo vệ môi trường Laos Dam Investment Monitor tại Lào, theo đó « hiện giờ, Trung Quốc kiểm soát hoàn toàn dòng sông » và « từ nay, có một mối lo ngại là dòng sông sẽ bị các nhà khai thác đập thủy điện kiểm soát ».

7/26/19

Ước Gì

Tôi mong được nương theo cánh gió
về lối xưa đùa tóc Em bay
Bóng giảng đường, Em, con dốc nhỏ
mãi theo tôi đến tận phương này.

Ước gì được làm mây phiêu lãng
để nhởn nhơ tán, tụ đêm ngày
Mây như tóc em mềm...lãng đãng
trải tơ trời, tha thướt nhẹ bay.

Tôi mong thấy dáng Em trên phố
như thuở nào nắng ngập đường hoa
Trời viễn xứ Hạ vàng mấy độ
Thời gian trôi, nhân ảnh nhạt nhòa.

Ước gì thả mảnh hồn lữ thứ
ngược vòng quay, tìm lối quan san
chỉ để nói một lời tình tự
là tiếng yêu dù rất muộn màng!

Ước gì được một lần đối diện
như ngày nào hai đứa bên nhau
Dù đã rất mênh mông trời, biển
kỷ niệm xưa vẫn mãi đẹp màu!
HUY VĂN

Ancient Greek Philosopher Anaxagoras


Hong Kong: Bà La Sát nuốt Tôn Hành Giả

Hong Kong: Bà La Sát nuốt Tôn Hành Giả
25/07/2019
Lê Minh Nguyên

Biển người xuống đường biểu tình ở Hong Kong cuối tuần qua. Ảnh: Getty Images

GS Nguyễn Ngọc Huy khi còn sinh tiền ông thường ví việc Trung Quốc sáp nhập Hong Kong giống như việc bà La Sát nuốt Tôn Hành Giả, khi Hong Kong đã vào trong bụng Trung Quốc thì sẽ không bao giờ để TQ yên trong độc tài và cuối cùng TQ phải chịu thua Hong Kong khi phong trào dân chủ, không phải xuống đường ở Hong Kong, mà là ở Bắc Kinh bởi sinh viên và quần chúng, nhận được nguồn cảm hứng từ các cuộc biểu tình đòi dân chủ ở Hong Kong.

7/25/19

Kim Mao Trùng

Dạo:

    Chỉ vì chút "đỉnh chung" này,
Con sâu vàng cũ giờ đây đỏ màu.

Cóc cuối tuần:

 金毛蟲

金 毛 的 老 蟲,
夜 宿 野 花 中.
從 遠 肴 香 到,
其 毛 早 血 紅.
         陳 文 良

Âm Hán Việt:
 Kim Mao Trùng
Kim mao đích lão trùng,
Dạ túc dã hoa trung.
Tùng viễn hào hương đáo,
Kỳ mao tảo huyết hồng.

        Trần Văn Lương