1/3/14

Hồ Sơ Đen Của Cộng Sản Việt Nam: Thuyền Nhân


Nguyên tác: Viet Nam: Le Dossier Noir du Communisme - Tác giả: Michel Tauriac
Dịch giả: Nhà Báo Hồ Văn Đồng

Những Con Bò Sữa

"Thuyền Nhân". Cái danh từ có một âm tự mà mỗi khi chính quyền Cộng Sản ở Hà Nội nghe đến nó thì họ nghĩ đến danh từ "đồng đô la". Thế nhưng cho đến bao giờ người ta mới biết hết được những bất hạnh đã xảy ra cho danh từ đó? Mặc dù danh từ "Thuyền Nhân" xuất hiện lần đầu tiên trên tờ báo New York Times bởi ngòi bút của ký giả Henry Kamm, nhưng ai cũng biết cuộc di tản bằng đường biển của người tỵ nạn Việt Nam đã bắt đầu ngay từ khi các phương tiện bỏ chạy bằng đường bay không còn hữu hiệu nữa vì Sài Gòn đã bị Cộng Sản chiếm đóng vào ngày 30 tháng Tư năm 1975. Một trong những nhóm người đầu tiên rời khỏi Việt Nam, bằng đường biển vào ngày mất nước hôm đó, là những người tỵ nạn Cộng Sản. Họ thả xuôi theo giòng nước sông Cửu Long ra đến cửa biển Cần Thơ, một thành phố lớn nhất vùng châu thổ, trên hai chiếc tầu nhỏ và một chiếc ghe, cùng với hai mười người Mỹ và trong đó có cả Tổng Lãnh Sự Mc Namara. Cùng trong ngày hôm đó, chiếc chiến hạm Mỹ tên là Mobile, nằm ở cửa biển sông Sài Gòn, đã thấy có đến hai mươi chiếc tầu đánh cá và một chiếc tầu chở hàng cũ chứa đầy người tỵ nạn. Những người tiền phong cho cả một đám đông khổng lồ ra với hành trang tuyệt vọng.

Trung Quốc: Jang Song-theak bị lột truồng, xử tử bằng chó đói

Báo Straits Times dẫn nguồn tin từ Wen Wei Po cho biết, không giống như việc xử tử các tù nhân chính trị trước là xử bắn bằng súng máy, ông Jang bị lột trần truồng và bị ném vào một cái lồng, cùng với 5 phụ tá thân cận nhất.

Vụ xử tử nhanh chóng ông Jang Song Thaek, người chú rể quyền lực của nhà lãnh đạo Kim Jong-Un, và các quan chức cấp cao khác dường như đang phủ bóng đen lên mối quan hệ Trung-Triều.

Đếm Ngược (Countdown)

images
Sao đếm ngược để chào mừng năm mới
mà không lo tính lại cuộc đời ta?
Lên sáu mươi chắc hẳn đã về già
Hồi xuân mãi cũng đến kỳ lên lão!

KHÚC VÀNG PHAI

Khi nhớ Em tôi chỉ biết làm thơ

Để kỷ niệm tìm về theo nỗi nhớ

Chốn viễn phương, tình Em là hơi thở

Ngày như đêm, lòng chấp cánh vào mơ.

12/28/13

Việt Dzũng, Anh buồn Em...

Tập tễnh vào đời bằng đôi nạng gỗ, em xuất hiện trong sân trường Taberd như một kẻ tật nguyền chỉ có một trong hơn một ngàn học sinh. Thỉnh thoảng trong sân trường, đây đó có vài học sinh mù, được các Frere nuôi dưỡng và dắt đi học.

Học sinh Taberd quen với các học sinh mù, nhưng chua quen với học trò có đôi nạng gỗ. Đám học trò luôn chạy theo em để trêu chọc anh học trò mới bước vào lớp Onzieme (lớp một) này. Sự việc trêu chọc này làm cho các Sư huynh Trường Taberd nhức đầu. Có lúc em bị xô ngã trong trận bão cười của đám học sinh.
Lúc ấy anh đã bước vào khu Trung Học nhưng hình ảnh của em đã làm cho anh tò mò...Nhưng rồi tên học trò bụ bẫm với khuôn mặt bầu bĩnh đã dần dần thu phục được tình cảm của đám con nít phá phách. Chỉ thời gian ngắn, em đã hoà nhập chạy chơi với đám đông bằng đôi nạng gỗ. Những thằng chọc phá em nhiều nhất bây giờ lại là những người bạn yêu thương em nhất...