Một Cõi Đi Về
Ngày 20/05/2020, bạn Võ Thành Xuân viết trên TN 1-2 mấy chữ : ‘‘Nhân đây cũng xin nhắc lại Diễn Đàn Thụ Nhân luôn rộng mở để hân hạnh đón nhận bài viết dưới mọi hình thức và Lá Thư Thụ Nhân của quý anh chị và quý bạn’’.
Với lời ngỏ của chủ biên, ĐDTN khác gì tòa nhà Minh Thành năm xưa, là ‘‘một cõi’’ với cây cầu nho nhỏ bắc ngang, đón nhận bài vở của TN khắp nơi ‘‘đi về’’.
Chương XXI, sách Trung Dung viết rằng : ‘‘Tự minh thành, vị chi giáo’’. (自明誠謂之敎) có nghĩa là nhờ giáo dục (Thụ Nhân) mà trí ta sáng suốt, lòng ta thành thực. Minh Thành là tên của tòa nhà cạnh chiếc cầu son. Không những Đức Ông Nguyễn Văn Lập có công thành lập phân khoa Chính Trị Kinh Doanh, ngài còn đặt cho mỗi cơ sở trong khuôn viên Viện Đại Học Đà Lạt một tên lấy từ Tứ Thư (Luận Ngữ, Mạnh Tử, Đại Học, Trung Dung). Đây là phưong pháp giáo dục hậu đại học chỉ bằng tên gọi (valeur nominale), giúp các cựu sinh viên luôn ghi nhớ và áp dụng các châm ngôn giáo dục Thụ Nhân trong cuộc sống hàng ngày.
Tên gọi ‘‘Minh Thành’’ làm ta nhớ đến ca khúc ‘‘Một Cõi Đi Về’’ của Trịnh Công Sơn :
Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi
Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt
Trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt
Rọi suốt trăm năm một cõi đi về
Lời nào của cây lời nào cỏ lạ
Một chiều ngồi say, một đời thật nhẹ ngày qua
Vừa tàn mùa xuân rồi tàn mùa hạ
Một ngày đầu thu nghe chân ngựa về chốn xa
Mây che trên đầu và nắng trên vai
Đôi chân ta đi sông còn ở lại
Con tim yêu thương vô tình chợt gọi
Lại thấy trong ta hiện bóng con người
Nghe mưa nơi này lại nhớ mưa xa
Mưa bay trong ta bay từng hạt nhỏ
Trăm năm vô biên chưa từng hội ngộ
Chẳng biết nơi nao là chốn quê nhà
Đường chạy vòng quanh một vòng tiều tụy
Một bờ cỏ non một bờ mộng mị ngày xưa
Từng lời tà dương là lời mộ địa
Từng lời bể sông nghe ra từ độ suối khe
Trong khi ta về lại nhớ ta đi
Đi lên non cao đi về biển rộng
Đôi tay nhân gian chưa từng độ lượng
Ngọn gió hoang vu thổi buốt xuân thì.....
Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt
Trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt
Rọi suốt trăm năm một cõi đi về
Lời nào của cây lời nào cỏ lạ
Một chiều ngồi say, một đời thật nhẹ ngày qua
Vừa tàn mùa xuân rồi tàn mùa hạ
Một ngày đầu thu nghe chân ngựa về chốn xa
Mây che trên đầu và nắng trên vai
Đôi chân ta đi sông còn ở lại
Con tim yêu thương vô tình chợt gọi
Lại thấy trong ta hiện bóng con người
Nghe mưa nơi này lại nhớ mưa xa
Mưa bay trong ta bay từng hạt nhỏ
Trăm năm vô biên chưa từng hội ngộ
Chẳng biết nơi nao là chốn quê nhà
Đường chạy vòng quanh một vòng tiều tụy
Một bờ cỏ non một bờ mộng mị ngày xưa
Từng lời tà dương là lời mộ địa
Từng lời bể sông nghe ra từ độ suối khe
Trong khi ta về lại nhớ ta đi
Đi lên non cao đi về biển rộng
Đôi tay nhân gian chưa từng độ lượng
Ngọn gió hoang vu thổi buốt xuân thì.....
Phiên khúc 1 thể hiện ý nghĩa ‘‘Minh Thành’’ :
- Trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt : Nhật 日 + Nguyệt 月 = Minh 眀.
- Rọi suốt trăm năm : Bách niên chi kế mạc như Thụ Nhân (百年之計, 莫如樹人 (Quản Tử 管子 - sách Quyền Tu 權修).
- Một cõi đi về : Viện Đại Học Đà Lạt.
Phiên khúc cuối :
Ngọn gió hoang vu thổi buốt ‘‘xuân’’ thì : Trong những ngày cuối đời của Đức Ông Nguyễn Văn Lập, các bạn Võ Thành Xuân, Cao Đình Phúc, Phạm Chí Thành luôn ở bên ngài. Sau này, cả ba đều sang Mỹ định cư. Khi mới chân ướt chân ráo sang Cali, bạn Võ Thành Xuân đơn phương độc mã lập ra Diễn Đàn Thụ Nhân. Diễn đàn này ngày nay vẫn còn tồn tại.
Võ Thành Xuân
Ưu điểm của ĐDTN là :
- ‘‘đón nhận bài viết dưới mọi hình thức’’ (lời VTX).
- trình bày rất mỹ thuật.
- lưu trữ đầy đủ bài vở đã đăng
- Lá Thư Thụ Nhân gồm nhiều người viết, về một vấn đề trong sinh hoạt thường ngày.
- Vườn Thơ Thụ Nhân quy tụ các nhà thơ Thụ Nhân : Trần Văn Lương, Hoàng Kim Long, Nhan Ánh Xuân, Trần Văn Nho, Mạc Phi Hoàng v.v.
*
Tòa nhà Minh Thành với chiếc cầu son là biểu tượng của ĐĐTN. Chúng tôi có câu thơ đề tặng, thay cho đôi lời kết luận :
Chiếc cầu son
Ví dầu cầu gỗ bắc ngang
Cầu son vắt vẻo thênh thang đến trường
Ví dầu học chữ mến thương
Học câu thành thực tinh tường thẳng ngay
Ví dầu chữ ‘‘Lễ’’ đong đầy
Chữ ‘‘Văn’’ tỏa sáng đông tây đều cần (1)
Ví dầu hai chữ ‘‘Thụ Nhân’’ :
Anh em như thể tay chân đỡ đần (2).
Lê Đình Thông
---
(1) Tiên học lễ, hậu học văn (先學禮,後學文).
(2) ‘‘Sau này dù bất cứ nơi đâu, các con phải yêu thương và giúp đỡ nhau’’
(di huấn của Đức Ông Nguyễn Văn Lập).
No comments:
Post a Comment