9/29/18

Tuyển Tập Nguyễn Đức Quang : Đà Lạt Trong Niềm Nhớ


Trời Paris cuối tháng Tám vẫn còn oi bức. Câu thơ ‘‘cái nóng nung người nóng nóng ghê’’ của cụ Dương Bá Trạc chẳng sai chút nào. Vậy là chiều hôm qua, cơn gió mát cao nguyên phất phơ chợt về trong 443 trang sách của Nguyễn Đức Quang, mang theo niềm nhớ về Đà Lạt năm xưa. Người nhận sách là Lưu Văn Dân còn đi loanh quanh nghỉ hè nên nhờ tôi nhận giùm sách. Vậy là tôi có cái duyên cảm nhận mùi thơm của trang sách mới, tưởng chừng như đường hoa Lâm Viên ngày xưa.

Phần cuối sách điểm tô mấy nụ cười của các bạn Vũ Trọng Thức, Nguyễn Quang Tuyến, Nguyễn Văn Sơn, Trần Trọng Thức. Ông Sơn Râu cười quá đã sau khi xem xong ‘‘Đà Lạt Trong Niềm Nhớ’’. Hoàng Ngọc Nguyên thì viết ‘‘Còn Một Chút Gì Để Nhớ’’. Trong bộ ba viết lách khóa I : Trần Đại, Minh Hân, Hoàng Ngọc Nguyên, Nguyên làm sống lại thuở làm báo sinh viên, nhưng bút pháp già đi với năm tháng. Phan Thạnh viết thêm ‘‘Lời Trần Tình Tự Nguyện’’. Từ bốn nụ cười khóa I trong nước đến hai bài giới thiệu của hai nhà báo hải ngoại thiết tưởng là đã quá đủ.

9/28/18

Mừng chị Đặng Kim Ngọc

Mừng chị Đặng Kim Ngọc

Sinh hoạt cùng Thụ Nhân Paris

(Ngày 29/09/2018)

image.png
Phụ nữ thời nay có mấy ai
Giương cao chính nghĩa xứng anh tài
Từ bên xứ Úc sang bên Mỹ
Đáp xuống Paris bước gót hài
Chị Đặng Kim Ngọc vì đất nước
Quê hương báo đáp nặng bờ vai
Noi gương Trưng Trắc đuổi Tô Định
Sử sách sang trang một sớm mai.

Lê Đình Thông

9/26/18

Video. Họp Mặt CTKD K1&2 ngày 14.09.2018 tại San Jose

Xin bấm chuột trái vào mũi tên xéo bên góc phải để mở lớn.

Ngày Truyền Thống Thụ Nhân 2018

CHƯƠNG TRÌNH HỌP MẶT ĐÀ LẠT
3, 4 NGÀY 18-20, 21/12/2018


CHƯƠNG TRÌNH SÀI GÒN - ĐÀ LẠT 3, 4 NGÀY 18-20, 18-21/12/2018

Thứ Ba, ngày 18 tháng 12: Sài Gòn - Đà Lạt  (Ăn sáng/trưa/tối)
6:15   Xe đón tại Công viên Lê Văn Tám cổng đường Điện Biên Phủ, quận 1.
6:30  Khởi hành đi Đà Lạt 
7: 30  Dừng nghỉ -Ăn sáng (bánh mì Ba Lẹ).
8:00  Tiếp tục hành trình.
11:30  Dừng ăn trưa tại Nhà hàng Tâm Châu.
Đến Đà Lạt, nhận phòng KS 4* La Sapinette số 1 Phan Châu Trinh Dalat.
18:00  Ăn tối tại nhà hàng Cối xay gió (Moulin Rouge), góc Trần Phú- 3 tháng 2.
19:30 Dạo chơi khu Hoà Bình
20:30 về khách sạn nghỉ ngơi.

9/22/18

Tiễn Bạn Đỗ Phước

Tiễn bạn Đỗ Phước

Tới lúc chúng ta trở gót về,

Bước qua ngưỡng cửa bỏ bờ mê.

Đàn thùng đê vắng buông tay mỏi,

Điệu nhảy phố xưa duỗi gối tê.

Hoài bão câu thề chưa giữ hết,

Ước mơ mộng dệt cũng yên bề.

Khó khăn bến khổ không hề ngại,

Hẹn lại mai này ở chốn quê.



Trần Bá Lộc K8 CTKD



Thơ Họa:

     Tiễn "Cậu" Phước

Trời cao, "Cậu" đã sớm quay về,

Từ giã bạn bè, bỏ bến mê.

Hiền hậu nụ cười, giờ vẫn nhớ,

Đậm đà hương rượu, mãi còn tê.

Trăm năm, định mệnh bày hai lối,

Một thoáng, khăn tang phủ bốn bề.

Suối lệ lê thê giờ tiễn biệt,

Đau lòng kẻ mải miết xa quê.

            Trần Văn Lương

              Cali, 9/2018

9/20/18

Sách: Đà Lạt Trong Niềm Nhớ



"Tuyển Tập Văn, Thơ, Hình Ảnh, của Những Người Yêu Thương Đà Lạt".


9/8/18

Những bàn tay đã nắm

Có những bàn tay ta nắm rồi buông, và chẳng bao giờ còn nhớ lại. Có những bàn tay, nắm rồi nhớ mãi dù năm tháng đi qua.
Bàn tay bố dắt tôi chập chững bước đi. Bàn tay mẹ cầm tay tôi uốn từng nét chữ.


Những bàn tay đã nắm
image
Một lần ông xã ngồi mân mê bàn tay tôi rồi hỏi: “Nói anh nghe, bàn tay này đã nắm bao nhiêu bàn tay rồi?”
Một câu hỏi không hề dễ trả lời, thậm chí là không thể trả lời cho chính xác. Có những bàn tay ta nắm rồi buông, và chẳng bao giờ còn nhớ lại. Có những bàn tay, nắm rồi nhớ mãi dù năm tháng đi qua.

9/6/18

TRẢ LỜI CHÍNH THỨC CỦA VIỆN NGÔN NGỮ HỌC

về đề xuất cải cách chữ Việt của ông Bùi Hiền

GS.TS. Nguyễn Văn Hiệp, Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học

Hội đồng khoa học của Viện Ngôn ngữ học đã họp (mở rộng) thảo luận về đề nghị cải tiến chữ Quốc ngữ của PGS.TS Bùi Hiển, sau đó đã tổng hợp các ý kiến để báo cáo lên lãnh đạo cấp trên.

Ý kiến của Hội đồng khoa học Viện Ngôn ngữ gồm có 3 phần:
- Vài nét về lịch sử phát triển của chữ Quốc ngữ (bao gồm những điểm bất cập và những đề nghị cải tiến, sửa đổi trước đây)
- Những bất hợp lí trong đề xuất cải tiến chữ quốc ngữ của PGS.TS Bùi Hiền
- Kết luận của Viện Ngôn ngữ học

Lợi Đao

Dạo:
Can chi cãi cọ tháng ngày,
Một đao lóe sáng đoạn ngay cát đằng.
Cóc cuối tuần:

病 月 戴 愁 倚 破 雲,
學 僧 閙 論 假 和 眞.
殿 前 風 起 心 猶 動,
爐 裏 燼 寒 事 未 竣.
雙 老 捲 簾 知 得 失,
二 人 呈 話 辯 疏 親.
東 西 兩 院 爭 貓 子,
一 閃 刀 光 黑 白 分.
陳 文 良

Bản Tin số 28 - Thụ Nhân Âu Châu



9/4/18

"Ông Năm" Yersin

Vào thế kỷ thứ 19, người Việt ở Nha Trang gọi Bác sĩ Alexandre Émile Jean Yersin (1863-1943) là “Ông Năm”. Theo cấp bậc nhà binh, ông là Đại tá Quân y trong lực lượng viễn chinh của quân đội Pháp tại Đông Dương với lon mang 5 vạch, tức “quan năm”.

Yersin nhận văn bằng Tiến sĩ Y khoa khi mới 25 tuổi, sau đó ông qua Berlin (Đức) để kịp ghi danh theo học lớp vi trùng học do Bác sĩ Heinrich Hermann Robert Koch (1843-1910) giảng dạy. Giáo sư Koch là một bác sĩ và nhà sinh học nổi tiếng với việc tìm ra trực khuẩn bệnh than (1877), trực khuẩn lao (1882) và vi khuẩn bệnh tả (1883).

Tuy nhiên, nhà khoa học trẻ đầy triển vọng này không chịu hài lòng với môi trường học thuật “đỉnh cao” ở Paris. Năm 1890, Yersin quyết định rời nước Pháp để đến Đông Dương. Đó cũng là lần đầu trong đời ông thấy biển.

Trong một bức thư gửi mẹ, Yersin viết từ Đông Dương: 

“Con sẽ không buồn nếu phải rời Paris vì con thấy chán ngấy kịch nghệ, đám thượng lưu làm con kinh tởm, và đời mà không đi khám phá thì còn gì là đời!”.

9/3/18

Người Việt ở Mỹ tiễn biệt ông John McCain

VOA 1.9.2018

Sáng thứ 6 ngày 31/08, căn nhà nhỏ của bà Khúc Minh Thơ, một người bạn lâu năm của thượng nghị sĩ John McCain tại thành phố Falls Church, tiểu bang Virginia, bỗng đông đúc khác thường. Những người có mặt ở đây phần lớn được qua Mỹ định cư theo Tu chính án McCain, chương trình cho phép con cái trên 21 tuổi của những người từng làm việc cho chế độ miền nam Việt Nam được qua Mỹ định cư cùng cha mẹ.

Image result for Images McCain

Ngày 25/08/2018, sau 1 năm chống chọi với căn bệnh ung thư não, TNS John McCain đã trút hơi thở cuối cùng tại nhà riêng thuộc tiểu bang Arizona. Nước Mỹ mất đi một anh hùng chiến tranh, một TNS kì cựu, và cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ cũng mất đi một người bạn, một người ân nhân.